Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

-----o0o-----


NGUYỄN THỊ THUÝ


BảO HIểM Xã HộI BắT BUộC TRONG LUậT BảO HIểM Xã HộI Và THựC TIễN THI HàNH TRÊN ĐịA BàN THàNH PHố Hà NộI


Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 50


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội - 1

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu


Hà Nội – 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Thuý

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

Chương 1 - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 11

1.1. Khái niệm pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc 11

1.1.1. Quan niệm bảo hiểm xã hội 11

1.1.2. Quan niệm pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc 13

1.1.3. Vai trò pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc 16

1.2. Nguyên tắc pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc 18

1.3. Nội dung pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc 21

1.3.1. Đối tượng áp dụng 21

1.3.2. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc 24

1.3.3. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc 27

1.3.4. Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội bắt buộc

............................................................................................................... 36

Chương 2 - THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 42

2.1. Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc 42

2.1.1.Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 42

2.1.2. Về các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc 43

2.1.3. Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc……………………

2.1.4. Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc..

2.2.Tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội 62

2.2.1. Những kết quả đã đạt được 63

2.2.2. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc

............................................................................................................... 66

2.2.3. Nguyên nhân của tình tình trạng chậm đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội 69

2.2.4. Thực tiễn xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội 71

Chương 3 - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 74

3.1. Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc 74

3.2.Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và các vấn đề đặt ra 75

3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng 94

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt Viết đầy đủ

ASXH An sinh xã hội

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

ILO Tổ chức Lao động quốc tế

HĐLĐ Hợp đồng lao động

NLĐ Người lao động

NSDLĐ Người sử dụng lao động

TNLĐ, BNN Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới, bảo hiểm xã hội đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm và ngày càng trở thành một công cụ hữu hiệu, một khâu không thể thiếu, một bộ phận hợp thành hệ thống An sinh xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định chính sách bảo hiểm xã hội là chính sách quan trọng, có tính nhân văn sâu sắc, nhằm đảm bảo tốt hơn đời sống người lao động, góp phần tích cực vào việc ổn định, an toàn xã hội và sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Luật Bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật bảo hiểm xã hội ở nước ta trong việc điều chỉnh quan hệ bảo hiểm xã hội giữa người lao động với người sử dụng lao động, mở rộng hơn nữa các loại hình bảo hiểm xã hội. Theo đó, mở rộng hơn nữa phạm vi tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động và tăng cường vai trò của Nhà nước trong quản lý về lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Sau gần 7 năm triển khai Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội, hệ thống các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội đã đi vào cuộc sống, từng bước mở rộng đối tượng tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội, phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu an sinh xã hội của Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội cũng bộc lộ không ít các điểm bất hợp lý thể hiện trong bản thân nội dung quy định của chính sách, chế độ và việc tổ chức thực thi các quy định này trong các chế độ ốm đau, thai sản,

tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất của bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Hạn chế này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, tạo ra sự thiếu công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng. Chế tài xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội chưa đủ mạnh nên mức tuân thủ còn thấp, tình trạng nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội vẫn còn phổ biến gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động và hoạt động đầu tư sinh lời của quỹ; quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong dài hạn. Một số bất cập nêu trên đòi hỏi cần phải đánh giá một cách đầy đủ hơn chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, từ đó chỉ ra những quy định phù hợp, những vướng mắc trong thực tế thực hiện cần được nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung đáp ứng với các yêu cầu thực tế xã hội. Vì lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn Thạc sỹ Luật học của mình.

2.Tình hình nghiên cứu.

Thời gian qua, giới nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lý nói riêng ở nước ta hướng sự quan tâm, nghiên cứu đến vấn đề triển khai thực hiện các quy định trong Luật bảo hiểm xã hội. Ở phạm vi và mức độ khác nhau đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc nói chung và từng chế độ nói riêng, điển hình như:

* Đề tài nghiên cứu:

- Nguyễn Thị Kim Phụng (2006), Hoàn thiện về pháp luật BHXH ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Vụ Bảo hiểm xã hội (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc giai đoạn đến 2020, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.

* Luận án tiến sỹ:

- Nguyễn Huy Ban (1996), Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Luật học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

- Lê Thị Hoài Thu (2002), Bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội

* Luận văn thạc sỹ:

- Bùi Văn Giang (1997), Pháp luật bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Phạm Lan Hương (2012), Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

* Một số bài viết đăng trên tạp chí như:

- Ts. Lê Thị Hoài Thu (2009), “Luật BHXH từ quy định đến thực tiến áp dụng”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 02, tháng 10/2009.

- TS. Bùi Thị Lâm Hà ( 2012), “Chế độ tai nạn lao động ở Việt Nam – Những khó khăn, vướng mắc”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 01, Tháng 6/2012.

- Hồ Thị Kim Ngân ( 2014), “Một số vướng mắc khi thực hiện các chế độ BHXH ngắn hạn”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 02, Tháng 4/2014…

Nhìn chung, các bài viết, các công trình nghiên cứu nêu trên đã góp phần tạo ra những cơ sở lý luận và chỉ ra được những vấn đề thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy vậy, các công trình này khi nghiên cứu còn tản mạn, hoặc nếu viết về pháp luật bảo hiểm xã hội chưa làm rò thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc tại một địa phương cụ thể. Do vậy, Luận văn tập trung nghiên cứu và làm sáng rò thêm những vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội bắt buộc và tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội để từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022