kiện rủi ro được bảo hiểm xảy ra cho người được bảo hiểm. Do đó BHNT được hiểu như một sự đảm bảo, một hình thức tiết kiệm và mang tính chất tương hỗ. BHNT trên một phương diện nào đó còn mang tính chất bổ sung cho bảo hiểm xã hội (BHXH) khi đời sống của nhân dân đưọc nâng cao mà chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) chưa đáp ứng hết được.
BHNT đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau của con người tuỳ theo mục đích của người tham gia là gì. Trong thực tế để phân loại bảo hiểm người ta chia ra các hình thức cơ bản sau:
1. Phân loại theo rủi ro bảo hiểm
Có 3 loại hình BHNT cơ bản, sản phẩm của các công ty bảo hiểm đều
xuất phát từ 3 loại này.
1.1. Bảo hiểm trong trường hợp tử vong
Đây là loại hình phổ biến nhất trong BHNT và được chia làm 2 nhóm:
a.Bảo hiểm tử kỳ
Còn gọi là BH tạm thời hay BH sinh mạng có thời hạn. Đây là loại hình BH được kí kết bảo hiểm cho cái chết xảy ra trong thời gian đã quy định của hợp đồng. Nếu cái chết không xảy ra trong thời gian đó thì người được BH không nhận được bất kỳ một khoản tiền nào. Điều đó cũng có nghĩa là người BH không phải thanh toán số tiền BH cho người được BH. Ngược lại, nếu có cái chết xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, người BH có trách nhiệm thanh toán số tiền BH cho người thụ hưởng quyền lợi BH được chỉ định. Loại hình BH này được đa dạng hoá thành các loại hình sau:
+Bảo hiểm tử kỳ cố định
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hiểm nhân thọ và an sinh giáo dục - 1
- Bảo hiểm nhân thọ và an sinh giáo dục - 2
- Số Tiền Bảo Hiểm Và Phí Bảo Hiểm
- Thời Điểm Phát Sinh Hiệu Lực, Thời Hạn, Huỷ Bỏ, Thay Đổi,
- Ý Nghĩa Của Sản Phẩm Bảo Hiểm An Sinh Giáo Dục
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
+ Bảo hiểm tử kỳ có thể tái tục
+ Bảo hiểm tử kỳ có thể chuyển đổi
+ Bảo hiểm tử kỳ giảm dần
+ Bảo hiểm tử kỳ tăng dần
+ Bảo hiểm thu nhập gia đình
+ Bảo hiểm thu nhập gia đình tăng lên
+ Bảo hiểm tử kỳ có điều kiện
Đặc điểm
- Thời hạn BH xác định
- Trách nhiệm và quyền lợi mang tính tạm thời
- Mức phí BH thấp vì không phải lập nên quỹ tiết kiệm cho người được BH.
Mục đích
- Đảm bảo các chi phí mai táng, chôn cất
- Bảo trợ cho gia đình và người thân trong một thời gian ngắn
- Thanh toán các khoản nợ nần (như khoản vay hoặc thế chấp) của người được BH
b. Bảo hiểm trọn đời (hay còn gọi là bảo hiểm trường sinh)
Bảo hiểm trọn đời là loại hình BHNT mà thời gian bảo hiểm không xác định và số tiền bảo hiểm được chi trả cho người thừa kế khi người được bảo hiểm chết. Ngoài ra trong một số trường hợp, loại hình bảo hiểm này còn đảm bảo chi trả cho người được bảo hiểm ngay khi họ sống đến một độ tuổi nhất định(chẳng hạn 99 tuổi theo quy định của Prudential). Loại hình này thường có các loại hợp đồng sau:
+ Bảo hiểm nhân thọ trọn đời phi lợi nhuận
+ BHNT trọn đời có tham gia chia lợi nhận
+ BHNT trọn đời đóng phí liên tục
+ BHNT trọn đời đóng phí một lần
+ BHNT trọn đời quy định số lần đóng phí
Đặc điểm:
- STBH trả một lần khi người được bảo hiểm bị chết
- Thời hạn BH không xác định
- Phí BH có thể đóng một lần hoặc đóng định kỳ và không thay đổi trong
suốt quá trình bảo hiểm
- Phí BH cao hơn so với sinh mạng có thời hạn vì rủi ro chết chắc chắn
xảy ra nên STBH chắc chắn phải chi trả
Mục đích:
- Đảm bảo thu nhập để ổn định cuộc sống gia đình
- Giữ gìn tài sản, tạo dựng và khởi nghiệp kinh doanh cho thế hệ sau
1.2. Bảo hiểm trong trường hợp sống (sinh kỳ)
Thực chất của loại hình bảo hiểm này là người bảo hiểm cam kết chi trả những khoản tiền đều đặn trong một khoảng thời gian xác định hoặc trong suốt cuộc đời người tham gia bảo hiểm. Nhưng nếu người được bảo hiểm chết trước ngày đến hạn thanh toán thì sẽ không được chi trả bất kỳ một khoản tiền nào.
Đặc điểm:
- Trợ cấp định kỳ cho người được bảo hiểm trong thời gian xác định
hoặc cho đến khi chết.
- Phí bảo hiểm đóng một lần
- Nếu trợ cấp định kỳ đến khi chết thì thời gian không xác định.
Mục đích:
- Đảm bảo thu nhập cố định khi về hưu hay khi tuổi cao sức yếu.
- Giảm bớt nhu cầu phụ thuộc vào phúc lợi xã hội hoặc con cái khi tuổi
già.
- Bảo trợ mức sống trong những năm tháng còn lại của cuộc đời.
1.3 BHNT hỗn hợp
BHNT hỗn hợp là sự kết hợp giữa bảo hiểm và tiết kiệm, số tiền bảo hiểm sẽ được trả khi người được bảo hiểm bị chết hoặc sống đến đáo hạn hợp đồng và thời hạn bảo hiểm được xác định trước, trong đó bảo tức trả khi đáo hạn hợp đồng và phụ thuộc vào hiệu quả mang lại do đầu tư phí bảo hiểm mà người được bảo hiểm chọn.
Tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính khác nhau của bản thân, mỗi người đều có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm BHNT sao cho phù hợp
với mục đích của mình. Trong BHNT hỗn hợp này yếu tố rủi ro và tiết kiệm đan xen nhau vì thế nó được áp dụng rộng rãi hầu hết ở các nước trên thế giới. Đặc điểm:
- STBH được trả khi: Hết hạn hợp đồng hoặc người được BH bị tử vong
trong thời hạn bảo hiểm.
- Thời hạn bảo hiểm xác định (thường là 5 năm, 10 năm, 20 năm...)
- Phí BH thường đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt thời hạn bảo hiểm.
- Có thể được chia lãi thông qua đầu tư phí bảo hiểm và cũng có thể được hoàn phí khi không có điều kiện tiếp tục tham gia.
Mục đích:
- Đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và người thân.
- Tạo lập quỹ giáo dục, hưu trí, trả nợ
Khi triển khai BHNT hỗn hợp, các công ty bảo hiểm có thể đa dạng hóa loại sản phẩm này bằng các hợp đồng có thời hạn khác nhau, hợp đồng phi lợi nhuận, có lợi nhuận và các hợp đồng khác tuỳ theo tình hình thực tế.
2. Phân loại theo phương thức tham gia bảo hiểm
2.1 Bảo hiểm cá nhân
Là loại bảo hiểm con người thực hiện dưới hình thức người tham gia bảo hiểm là cá nhân. Thông thường loại bảo hiểm tự nguyện đều do cá nhân tham gia bảo hiểm
2.2. Bảo hiểm nhóm
Là loại bảo hiểm con người theo hình thức tập thể có kèm theo danh sách cá nhân được bảo hiểm. Ví dụ tập thể cán bộ, công nhân viên của một doanh nghiệp đều được mua bảo hiểm con người có kèm theo danh sách các cá nhân được bảo hiểm rủi ro chết hoặc bảo hiểm tai nạn bất ngờ nhằm đảm bảo an toàn sản xuất, lao động.
3. Phân loại theo thời hạn hợp đồng.
Trong bảo hiểm con người thì BHNT được sử dụng để chỉ loại hình bảo hiểm con người có tính chất dài hạn (trên 1 năm), trong BHNT có 3 loại hình
cơ bản như đã nêu ở phần 1. Bên cạnh đó còn có những sản phẩm đi kèm cho sản phẩm chính đó là sản phẩm bổ sung, có những sản phẩm có thời hạn chỉ 1 năm, hết 1 năm lại tái tục hợp đồng ví dụ như: Trợ cấp nằm viện, chi phí phẫu thuật, bảo hiểm thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn...
III.SẢNPHẨMBẢOHIỂM ANSINH GÍAO DỤCTRONGHỆ THỐNGBHNT
1.Bảo hiểm cho trẻ em trên thế giới
Trên thế giới bảo hiểm cho trẻ em xuất phát từ những nhu cầu thực tế là cha mẹ muốn đảm bảo cho con cái về mặt tài chính khi có rủi ro về thu nhập xảy ra với bản thân họ. Việc thanh toán học phí có thể thực hiện trong khi bố mẹ đang có thu nhập đủ để trả cho các chi phí này. Khó khăn phát sinh nếu khoản thu nhập chính bị đánh mất hoặc bị giảm do cha hoặc mẹ bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc chết. Có nhiều cách để cha mẹ có thể đảm bảo thanh toán học phí cho con em trong các trường hợp khó khăn đó, chẳng hạn mua bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp. Và nếu mua bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp thì hợp đồng bảo hiểm này có thể có hai dạng:
+1) Hợp đồng bảo hiểm được kí dựa trên sinh mạng của đứa trẻ tức người được bảo hiểm là đứa trẻ
+2) Hợp đồng được kí dựa trên sinh mạng của đứa trẻ và cha mẹ chúng tức người được bảo hiểm là đứa trẻ và cha hoặc mẹ chúng nhưng tất nhiên cha mẹ chúng vẫn là người chủ hợp đồng.
Ta cấn lưu ý rằng trong hợp đồng bảo hiểm trẻ em người cha, người mẹ là chủ hợp đồng (người kí hợp đồng) nhưng cha mẹ không có quyền lợi bảo hiểm đối với sinh mạng con cái họ. Bất cứ bảo hiểm nhân thọ nào vì lợi ích trẻ em đều hoàn phí trong trường hợp chết sớm xảy ra. Điều này là phù hợp bởi khả năng tự bảo vệ của trẻ em hầu như không có và nếu vẫn thanh toán số tiền bảo hiểm khi trẻ còn nhỏ sẽ có hiện tượng tránh trục lợi từ bảo hiểm.
Nếu cha mẹ chết trước khi con cái đến tuổi trưởng thành, hợp đồng bảo hiểm vẫn tiếp tục mà không phải đóng thêm phí cho đến ngày hợp đồng đáo hạn. Vào ngày kỷ niệm hợp đồng trước ngày sinh nhật lần thứ 18 sẽ có nhiều
sự lựa chọn khác nhau cho đứa trẻ. Những sự lựa chọn này bao gồm việc thanh toán ngay toàn bộ số tiền hoặc đơn bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực trên cơ sở các loại bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp và không cần bằng chứng về sức khoẻ. Nếu đứa trẻ là nữ thì có quyền lựa chọn việc chuyển hợp đồng cho người chồng trước khi kết hôn.
2. Bảo hiểm cho trẻ em tại Việt Nam (sản phẩm bảo hiểm ASGD
hay Phú tích luỹ, Phú tương lai)
Theo quyết định số 296 / TC / TCNH ngày 20 / 3 / 1996 của Bộ tài chính, khi bước vào triển khai loại hình BHNT Bảo Việt đã tiến hành triển khai 2 loại hình BH đó là BHNT có thời hạn 5, 10 năm và chương trình đảm bảo cho trẻ em đến tuổi trưởng thành. Sản phẩm “Chương trình bảo đảm cho trẻ em đến tuổi trưởng thành” là tên ban đầu, sau đó, theo quyết định số 362/1998/QĐ-BTC ngày 27/3/1998 sản phẩm bảo hiểm dành cho trẻ em của Bảo Việt được đổi thành sản phẩm An Sinh Giáo Dục. Ngoài ra, ngay sau khi thành lập, các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng đưa ra loại sản phẩm này nhưng có thể dưới tên khác (chẳng hạn sản phẩm Phú- Tích luỹ gíao dục hoặc Phú tương lai của công ty Prudential, An sinh gíao dục và An sinh gíao dục đặc biệt của công ty AIA). Về bản chất sản phẩm này thuộc nhóm bảo hiểm hỗn hợp, nghĩa là loại hình được bảo hiểm cả trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hay còn sống, yếu tố tiết kiệm và rủi ro đan xen lẫn nhau. Vì thế nó rất phù hợp với đối tượng trẻ em, bởi lẽ khi mua sản phẩm bảo hiểm này các bậc phụ huynh hoàn toàn không mong muốn rủi ro xảy ra đối với con em mình mà chỉ mong muốn đó là một khoản tiết kiệm dành cho những kế hoạch trung hay dài hạn cho con cái sau này. Đối tượng được bảo hiểm ở đây là trẻ em cho nên tính tiết kiệm được đề cao hơn tính rủi ro. Trong sản phẩm bảo hiểm này có một số đặc tính sau:
- Khi trẻ em được bảo hiểm đến tuổi trưởng thành năm 18 tuổi tức khi hợp đồng đáo hạn công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ trả số tiền đã cam kết trong hợp đồng.
- Nếu trẻ em không may bị chết thì thông thường công ty BHNT sẽ hoàn phí. Đây là nguyên tắc quan trọng để tránh trục lợi từ tham gia bảo hiểm.
- Nếu người chủ hợp đồng bảo hiểm bị chết hoặc thương tật toàn bộ vĩnh
viễn do tai nạn, thì hợp đồng bảo hiểm vẫn có thể có hiệu lực.
- Ngoài số tiền bảo hiểm, tuỳ thuộc vào kết quả đầu tư công ty bảo hiểm sẽ trả cho người được bảo hiểm một khoản lãi trích từ kết quả kinh doanh phí của nghiệp vụ này gọi là bảo tức.
-Trong thời hạn bảo hiểm khi hợp đồng có hiệu lực từ 2 năm trở lên người tham gia bảo hiểm có thể huỷ bỏ hợp đồng và nhận được một số tiền gọi là giá trị giải ước.
3. Nội dung cơ bản của sản phẩm An sinh giáo dục
3.1.Một số khái niệm
*Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm (giấy yêu cầu bảo hiểm): là mẫu đăng ký bảo hiểm do công ty bảo hiểm phát hành, người yêu cầu bảo hiểm phải điền đầy đủ và chính xác những thông tin liệt kê sẵn trên mẫu. Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm được xem là một phần của hợp đồng bảo hiểm. Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, điều khoản và các phụ lục là những bộ phận cơ bản của hợp đồng bảo hiểm.
* Người tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm): là cá nhân cư trú tại Việt Nam trong độ tuổi từ 18 trở lên, là người kê khai hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, đồng thời là người kí hợp đồng và nộp phí bảo hiểm.
*Người được bảo hiểm: Trẻ em cư trú tại Việt Nam thường trong độ tuổi từ 1 đến 13 có thể rộng hơn tuỳ công ty, là người mà công ty chấp nhận bảo hiểm sinh mạng theo hợp đồng bảo hiểm. Tên người được bảo hiểm được ghi trong giấy yêu cầu bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm
*Người thụ hưởng: Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được chủ hợp đồng (bên mua bảo hiểm) chỉ định để nhận quyền lợi bảo hiểm theo quy định của hợp đồng bảo hiểm.
*Tuổi bảo hiểm (tuổi bắt đầu bảo hiểm): tuổi dùng để tính phí
bảo hiểm là tuổi của kỳ sinh nhật vừa qua.
*Ngày kỷ niệm hợp đồng (ngày đáo niên): Là ngày kỷ niệm hàng năm của
ngày hợp đồng bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực trong thời hạn bảo hiểm.
*Năm hợp đồng: là một năm tính từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu
lực hoặc các năm tiếp theo tính từ ngày đáo niên của hợp đồng.
*Tai nạn: trong BHNT quy ước “Tai nạn là bất cứ thiệt hại thân thể nào do hậu quả duy nhất và trực tiếp của một lực mạnh, bất ngờ từ bên ngoài tác động lên thân thể người được bảo hiểm hoặc người tham gia bảo hiểm, loại trừ ốm đau hoặc bệnh tật hoặc bất kì trạng thái nào xảy ra tự nhiên hoặc quá trình thoái hoá”. Như vậy những thương tật xảy ra do ngộ độc thức ăn, cảm, trúng gió bất ngờ đối với người bảo hiểm nhưng không được coi là tai nạn bảo hiểm.
*Thương tật toàn bộ vĩnh viễn: là khi người được bảo hiểm hoặc người tham gia bảo hiểm bị mất hoàn toàn hoặc không thể phục hồi được chức năng của:
- Hai tay hoặc hai chân hoặc . . .
- Một tay, một chân hoặc hai mắt hoặc . . .
- Một tay, một mắt hoặc . . .
- Một chân, một mắt.
Hay có một cách định nghĩa khác:TTTBVV xảy ra vì lý do bệnh tật hay tổn thương cơ thể, người thanh toán phí bảo hiểm không thể tham gia vào bất cứ nghề nào hoặc bất cứ việc gì để có thu nhập. Từ đây cho
* Giá trị giải ước (hay giá trị hoàn lại): Là số tiền mà người tham gia bảo hiểm có thể nhận lại khi yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.
Hợp đồng bảo hiểm có giá trị giải ước khi có hiệu lực từ 2 năm trở lên. Giá trị giải ước ứng với mỗi năm hợp đồng vào ngày kỷ niệm của hợp đồng bảo hiểm (ngày sinh nhật, ngày hợp đồng có hiệu