Quy Định Bảo Đảm Quyền Không Bị Tra Tấn, Đối Xử Hoặc Trừng Phạt Tàn Bạo, Vô Nhân Đạo Hoặc Hạ Nhục

Điều 72 Hiến pháp năm 1992, Điều 31 Hiến pháp năm 2013 và Điều 9 BLTTHS 2003 quy định không có ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Theo đó, chừng nào chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị tạm giữ, tạm giam vẫn được coi là chưa có tội. Do vậy, trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam họ không được đối xử như người có tội. Điều này thể hiện ở quy định chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ chấp hành hình phạt tù. Quy định này thể hiện việc tôn trọng QCN của pháp luật ngay cả khi họ là người bị buộc tội. Việc tôn trọng này không ảnh hưởng đến việc điều tra, khám phá tội phạm.

Thể hiện chính sách nhân đạo, pháp luật TTHS quy định đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rò ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác [42, Điều 88, Khoản 2]. Ngoài ra, BLTTHS 2003 còn quy định những biện pháp bảo hộ của pháp luật đối với người thân thích và tài sản của người bị tạm giam cũng như tạm giữ tại Điều 90 BLTTHS. Khi người bị tạm giữ, tạm giam có con chưa thành niên dưới 14 tuổi hoặc người thân thích là người tàn tật, già yếu mà không có người chăm sóc thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam giao những người đó cho người thân thích chăm nom. Nếu họ không có người thân thích thì giao cho chính quyền sở tại chăm nom. Trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà hoặc tài sản khác mà không có người trông nom, bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam phải áp dụng những biện pháp trông nom, bảo quản thích đáng. Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết [42, Điều 90].

Trên cơ sở những quy định về việc tạm giữ, tạm giam tại BLTTHS 2003, Nhà nước Việt Nam đã cụ thể hóa việc quản lý giam giữ, các chế độ, chính sách đối với người bị tạm giữ, tạm giam bằng nhiều quy phạm pháp luật

khác, cụ thể: Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 ban hành quy chế về tạm giữ, tạm giam; Nghị định số 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam và Nghị định số 09/2011/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung chế độ ăn và khám, chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ… Quan điểm xuyên suốt trong quá trình tạm giữ, tạm giam của pháp luật đã quy định đó là: Việc tạm giữ, tạm giam phải đúng quy định của pháp luật, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam. Buồng tạm giữ, buồng tạm giam được thiết kế xây dựng kiên cố, đủ ánh sáng, bảo đảm sức khỏe của người bị tạm giữ, tạm giam, giữ vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy, phù hợp với điều kiện khí hậu của từng địa phương và yêu cầu an toàn của công tác quản lý,

tạmg giữ, tạm giam. Diện tích tối thiểu nơi tạm giữ, tạm giam là 2m2/1 người,

có bệ nằm bằng xi măng hoặc gạch men và có chiếu trải để nằm. Vì vậy, trong quá trình quản lý tạm giữ, tạm giam khi tiếp nhận người bị tạm giữ, tạm giam, trích xuất hoặc đưa ra khỏi buồng tạm giam, trả tự do cho họ, tổ chức cho họ liên hệ, tiếp xúc với những người khác đều được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, trình tự đã được pháp luật quy định, không ai bị tạm giữ, tạm giam mà không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền. Trong công tác tạm giữ, tạm giam còn quy định một số cơ quan chức năng khác được kiểm tra, giám sát công tác quản lý tạm giữ, tạm giam nhằm tránh tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của người bị tạm giữ, tạm giam.

Xuất phát từ tình hình kinh tế- xã hội của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã cố gắng dành cho người bị tạm giữ, tạm giam những điều kiện về vật chất, tinh thần, về nơi ở, đi lại, thăm gặp, nhận gửi thư quà, thông tin liên lạc với gia đình, khám chữa bệnh, quyền khiếu nại, tố cáo…

Về tiêu chuẩn ăn trong một tháng của một người bị tạm giữ, tạm giam được tính theo định lượng 17 kg gạo thường, 0,7 kg thịt và 0,8 kg cá, 01 kg muối, 0,5 kg đường loại trung bình, 0,75 lít nước mắm, 0,1 kg bột ngọt, 15 kg rau xanh và 15 kg củi hoặc 17 kg than; Một tháng không quá 3 lần người bị tạm giữ, tạm giam được nhận quà và đồ dùng sinh hoạt của gia đình, thân nhân gửi đến theo quy định. Nếu người bị tạm giữ, tạm giam thiếu hoặc không có chăn màn thì nhà tạm giữ, trại tạm giam có thể cho họ mượn, ngoài ra hàng tháng họ còn được cấp 0,2 kg xà phòng giặt, 2 tháng được cấp 1 khăn rửa mặt. Nhà tạm giữ, trại tạm giam được tổ chức bếp ăn có đủ dụng cụ cần thiết và tổ chức phục vụ ăn uống đủ tiêu chuẩn định lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định. Người bị tạm giữ, tạm giam bị ốm đau, bệnh tật, thương tích được cán bộ y tế nhà tạm giữ, trại tạm giam khám và điều trị, nếu vượt quá khả năng thì chuyển lên bệnh viện. Nhà tạm giữ, trại tạm giam được trang bị hệ thống phát thanh và được đọc báo theo quy định (cứ 20 người tạm giữ, tạm giam được cấp một số tờ báo Nhân dân hoặc báo địa phương), những nơi có điều kiện thì tổ chức cho họ xem một số chương trình truyền hình Trung ương và địa phương. Người bị tạm giữ, tạm giam được gửi và nhận thư khi được cơ quan thụ lý vụ án cho phép (vì họ đang trong giai đoạn điều tra để tránh thông cung). Người bị tạm giữ, tạm giam có quyền khiếu nại, tố cáo bằng miệng hoặc viết tay. Nhà tạm giữ, trại tạm giam phải bố trí địa điểm, giấy bút hoặc tiếp nhận khiếu nại, tố cáo bằng miệng của người đó và chuyển giao đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong 24 giờ. Người bị tạm giữ, tạm giam là nữ được cấp thêm một số tiền (tương đương 2 kg gạo tính theo thời giá thị trường ở từng địa phương) để mua những đồ dùng cần thiết cho vệ sinh phụ nữ. Đối với người bị tạm giữ, tạm giam nhiễm HIV/AIDS, việc chăm sóc và điều trị thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật. Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ phải thông báo những trường hợp bị bệnh nặng cho cơ quan thụ lý vụ án, gia đình, thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để

phối hợp chăm sóc, điều trị người bị tạm giữ, tạm giam. Người nước ngoài bị giam, giữ tại Nhà tạm giữ, Trại tạm giam được nhận sách, báo bằng tiếng nước họ mang quốc tịch khi được cơ quan thụ lý vụ án cho phép [10, Điều 29].

2.1.3. Quy định bảo đảm quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Pháp luật Việt Nam quy định quyền này tại các Điều 71, 72 Hiến pháp năm 1992, Điều 19, 20 Hiến pháp năm 2013; Điều 6,7 BLTTHS 2003 và các chương XII, XXII BLHS năm 2009 thể hiện các nội dung sau:

- Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, dùng nhục hình trong hoạt động TTHS [42, Điều 6]. Việc truy bức, dùng nhục hình trong TTHS không chỉ xâm phạm sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của người tham gia tố tụng mà còn làm cho hoạt động tố tụng bị sai lệch, ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án và từ đó dẫn đến ra phán quyết sai. Vì vậy, truy bức, dùng nhục hình là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, được xử lý nghiêm khắc, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm giữ, tạm giam cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 7

- Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản là những quyền cá nhân thiêng liêng được bảo hộ tuyệt đối trong xã hội dân chủ, tiến bộ. Trong hệ thống pháp luật quốc gia, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân luôn được bảo vệ tuyệt đối. Quyền công dân được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản được ghi nhận trong Hiến pháp nước ta. Đây là nguyên tắc Hiến định được thể hiện trong luật TTHS. BLTTHS 2003 nghiêm cấm hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân trong hoạt động TTHS nói chung và xét xử nói riêng của cơ quan, người có thẩm quyền; mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý theo pháp luật bằng các biện pháp như xử lý kỷ luật, buộc bồi thường thiệt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự [42, Điều 7].

- Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ người tham gia tố

tụng và người thân thích của họ khi tham gia tố tụng mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản. Điều này không chỉ xuất phát từ nhu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân khi tham gia tố tụng, mà còn xuất phát từ thực tiễn khi thời gian gần đây việc trả thù người tham gia tố tụng trong các vụ án nói chung, vụ án hình sự nói riêng đang xảy ra tương đối phổ biến, nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng.

- Quyền này được bảo đảm thực hiện cũng chính là một trong những nội dung kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc tạm giữ, tạm giam của VKS. Bảo đảm QCN chính là một trong những hoạt động bảo đảm thực thi pháp luật một cách công bằng, nghiêm minh và thống nhất của các cơ quan tư pháp khi tiến hành giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy, bảo đảm QCN trong tạm giữ, tạm giam là một nội dung của hoạt động tư pháp hình sự và QCN có được bảo đảm thực hiện trên thực tế hay không đã được Hiến pháp và pháp luật nước ta quy định thuộc trách nhiệm của VKS, cụ thể là kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam.

2.1.4. Quy định bảo đảm quyền không bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án

Để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, Điều 72 của Hiến pháp 1992 quy định:

Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt giam giữ, truy tố, xét xử, gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh [40, Điều 72].

Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật... Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố,

điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật [44, Điều 31].

Cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992, BLTTHS 2003 quy định: "Không ai có thể bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Tòa án" [42, Điều 9]. Như vậy, chừng nào chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội vẫn được coi là người chưa có tội. Do chưa được coi là người có tội nên các cơ quan tiến hành tố tụng không được đối xử với bị can, bị cáo như người có tội, kể cả trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất như biện pháp tạm giam.

Nguyên tắc này là một nguyên tắc quan trọng của TTHS, nó xác định cho các cơ quan tiến hành TTHS, người tiến hành TTHS phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện và đầy đủ trong hoạt động TTHS của mình. Không định kiến, không áp đặt đối với bị can, bị cáo để tránh những oan sai không đáng có. Nguyên tắc này không hạn chế quyền và trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự mà ngược lại nó đảm bảo cho các cơ quan này hoạt động đứng đắn, đáp ứng với yêu cầu xác định chính xác, xử lý nhanh chóng công minh các hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội như Điều 1 BLTTHS 2003 quy định.

Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không bị coi là có tội, tức là họ có đầy đủ các quyền công dân, do vậy các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm cho họ thực hiện đầy đủ quyền bào chữa và các quyền năng khác theo quy định của BLTTHS.

Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không buộc phải chứng minh mình vô tội, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Bản

thân người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền chứng minh mình vô tội, họ có thể sử dụng quyền này để bảo vệ mình, chứ không có nghĩa vụ phải chứng minh. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể đưa bất cứ lời khai nào, hoàn toàn không khai báo, trả lời từng câu hỏi. Nếu có nguyện vọng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể được đưa ra những chứng cứ khác (tài liệu, vật chứng), được khiếu nại về việc áp dụng các biện pháp nhằm thu thập chứng cứ bổ sung. Tuy nhiên, việc từ chối không khai báo, đưa ra những lời khai mâu thuẫn hoặc giả dối không bị coi là căn cứ để ra bản án buộc tội. Những người tiến hành tố tụng không được có thái độ định kiến là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người có tội. Vì vậy, ngoài việc thu thập chứng chứ buộc tội, người tiến hành tố tụng còn phải thu thập những chứng cứ gỡ tội, bảo đảm không để lọt tội phạm, nhưng không làm oan người vô tội.

Mọi nghi ngờ về lỗi của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do pháp luật TTHS quy định, thì phải được giải thích có lợi cho họ. Nội dung này thể hiện sự nhân đạo của BLTTHS đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

2.1.5. Quy định bảo đảm quyền bào chữa

Theo Điều 11 BLTTHS 2003 thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. CQĐT, VKSND, TAND có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của BLTTHS.

Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong TTHS nhằm đảm bảo QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Nguyên tắc này khẳng định bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Trong những trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tâm thần, người bị truy tố về tội có khung hình phạt tử hình và nếu họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ không nhờ người bào chữa thì Tòa án phải yêu cầu văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ

hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình [42, Điều 57].

Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những người hơn ai hết biết được những tình tiết liên quan tới vụ án nói chung và những tình tiết liên quan đến họ nói riêng, Vì vậy, quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa là một bảo đảm pháp lý hết sức cần thiết giúp họ có thể đưa ra những chứng cứ, lý lẽ biện minh, gỡ tội cho mình. Quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được bảo đảm thực hiện xuyên suốt quá trình tố tụng từ giai đoạn điều tra đến khi Tòa án ra bản án và bản án đó có hiệu lực pháp luật. Quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng không bị hạn chế, kể cả khi có người bào chữa cho họ thì quyền năng này vẫn được pháp luật bảo đảm. Khoản 2 Điều 217 BLTTHS đã thể hiện: "…nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa" [42, Điều 217, Khoản 2].

Người bào chữa của bị can, bị cáo có thể là luật sư, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bào chữa viên nhân dân. Người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo [42, Điều 56]. BLTTHS cũng quy định rò về thời hạn cấp giấy chứng nhận bào chữa cho người bào chữa như sau:

Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rò lý do. Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/07/2022