Vấn Đề Hoàn Trả Của Người Thtt Đã Gây Ra Oan Sai


bằng văn bản về việc khôi phục danh dự của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thụ lý vụ việc phải thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai. Việc xin lỗi, cải chính công khai được thực hiện bằng các hình thức: Trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại có sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú, đại diện của cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc, đại diện của một tổ chức chính trị - xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên; Đăng trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba số liên tiếp theo yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ.

Trong trường hợp người bị thiệt hại chết, thân nhân của họ có quyền yêu cầu khôi phục danh dự [40, Điều 51].

2.1.2.10. Vấn đề hoàn trả của người THTT đã gây ra oan sai

Theo quy định của Luật TNBTCNN, trong các lĩnh vực khác người thi hành công vụ có lỗi kể cả cố ý hay vô ý gây ra thiệt hại đều có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Riêng trong hoạt động tố tụng hình sự, người thi hành công vụ phải có lỗi cố ý mới có nghĩa vụ hoàn trả, lỗi vô ý gây ra thiệt hại không phải chịu trách nhiệm hoàn trả. Quy định này xuất phát từ tính chất phức tạp của hoạt động này và thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại cho người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.

Người thi hành công vụ ngoài việc phải hoàn trả tiền thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ xác định mức hoàn trả gồm các quy định: Mức độ lỗi của người thi hành công vụ; Mức độ thiệt hại đã gây ra; Điều kiện kinh tế của


người thi hành công vụ. Trường hợp nhiều người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thì những người đó có nghĩa vụ liên đới hoàn trả; cơ quan có trách nhiệm bồi thường chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý những người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thống nhất xác định mức hoàn trả cho từng cá nhân có nghĩa vụ hoàn trả.

- Trình tự, thủ tục quyết định việc hoàn trả: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả để xác định trách nhiệm hoàn trả, mức hoàn trả đối với người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại. Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây ra thiệt hại, thì Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả phải có sự tham gia của đại diện các cơ quan liên quan để xác định trách nhiệm hoàn trả, mức hoàn trả đối với từng người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, người có thẩm quyền quy định tại Điều 59 của Luật này phải ban hành quyết định hoàn trả. Quyết định hoàn trả phải được gửi đến người có nghĩa vụ hoàn trả, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Nguyên tắc là: Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thẩm quyền ra quyết định hoàn trả. Trong trường hợp thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường là người có nghĩa vụ hoàn trả thì thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người đó có thẩm quyền ra quyết định hoàn trả. Trường hợp người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả không đồng ý với quyết định hoàn trả thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định hoàn trả theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Thực hiện việc hoàn trả: Việc hoàn trả có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần. Trường hợp việc hoàn trả được thực hiện bằng cách trừ dần

Bảo đảm quyền con người thông qua cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự - 8


vào lương hàng tháng của người thi hành công vụ thì mức tối thiểu không dưới 10% và tối đa không quá 30% thu nhập từ tiền lương hàng tháng. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải nộp đầy đủ, kịp thời toàn bộ khoản tiền hoàn trả vào ngân sách nhà nước. Việc quản lý, sử dụng tiền hoàn trả thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự từ năm 2011 đến 2015

2.2.1. Thực trạng tình hình oan, sai làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự

Các cơ quan THTT nói chung và người THTT nói riêng được pháp luật trao cho các quyền năng nhất định trong hoạt động tố tụng. Song quyền hạn đó đồng thời cũng là trách nhiệm của những người THTT trước Nhà nước, người dân trong việc giải quyết khách quan, đúng đắn các vụ án hình sự.

Những năm gần đây, tình hình tội phạm có những diễn biến phức tạp, số vụ án, người phạm tội, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội có chiều hướng gia tăng, các cơ quan THTT đã có nhiều nỗ lực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Về cơ bản, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các CQTHTT đã khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; nhờ đó tình hình oan, sai trong TTHS được hạn chế đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu của Hiến pháp 2013 thì tình hình oan, sai trong TTHS còn nhiều hạn chế.

Theo Báo cáo kết quả giám sát về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”


của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 20/5/2015, trong thời gian từ ngày 01/10/2011 đến ngày 30/9/2014, các cơ quan THTT đã khởi tố, điều tra

219.506 vụ án với 338.379 bị can, làm oan 71 trường hợp (chiếm 0,02%). Trong đó, Cơ quan điều tra đình chỉ 31 bị can do không có sự việc phạm tội; 12 bị can do hết thời hạn điều tra không chứng minh được tội phạm; Viện kiểm sát đình chỉ 09 bị can do không có sự việc phạm tội; 19 trường hợp Tòa án tuyên không phạm tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật [59; tr.2]. Ngoài các trường hợp bị oan trên, còn tồn tại tình trạng khởi tố, điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do hành vi không cấu thành tội phạm, do miễn TNHS có dấu hiệu làm oan người vô tội như: vụ án Trần Văn Đề (Bình Phước) bị khởi tố, bắt giam về “Tội không chấp hành bản án” có dấu hiệu làm oan, vì quyết định bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật có nội dung trái pháp luật, buộc ông Đề phải làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho ông Trần Văn Năng trái Luật đất đai nên không thể thi hành bản án; Vụ Đặng Công Văn, Bùi Văn Quỳnh (Ban quản lý chợ Đồng Xoài, Bình Phước) đã thi hành quyết định xử lý hành chính, xử lý kỷ luật được hơn 03 năm sau đó bị khởi tố về “Tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” là không đúng pháp luật, có dấu hiệu làm oan vì đã xử lý hai lần cùng một hành vi vi phạm pháp luật [59, tr.2].

Ngoài con số 71 người bị oan được xác định từ 01/10/2011 đến 30/9/2014, hiện còn một số trường hợp bị oan đang được xem xét, giải quyết cho thấy tình trạng làm oan người vô tội trong hoạt động TTHS còn nghiêm trọng. Các trường hợp làm oan đều ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản của người bị oan, có một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận, mất lòng tin của nhân dân đối với công lý, giảm uy tín của cơ quan bảo vệ pháp luật như vụ 07 thanh niên bị bắt giam oan trong vụ án “Giết người”, “Cướp tài sản” xảy ra năm 2013 tại Sóc Trăng.


Một số địa phương để xảy ra nhiều trường hợp làm oan như: Sóc Trăng (07 người); Khánh Hòa (06 người); Thanh Hóa (05 người); Vĩnh Phúc (04 người); Đăk Lắc (04 người); Cần Thơ (04 người); Bến Tre (03 người); Bình Phước (03 người); Quảng Trị (02 người); Cà Mau (02 người); Đà Nẵng (02 người)... Hầu hết các trường hợp bị oan trong những năm gần đây đều được các cơ quan có thẩm quyền tố tụng qua kiểm tra, phát hiện và cơ bản được khắc phục, xử lý trong giai đoạn điều tra. Tuy nhiên, có một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà dư luận quan tâm đã xảy ra cách đây 7 – 10 năm, thậm chí 16 năm nhưng gần đây mới được phát hiện, gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi, tinh thần của người bị oan. Ví dụ:

- Vụ Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) bị kết án oan về tội giết người, cướp tài sản là do quá trình khám nghiệm hiện trường có thu giữ dấu chân nhưng không tiến hành giám định dấu vết chân này để truy nguyên cá biệt, xác định chính xác người có mặt tại hiện trường (sau này giám định lại thì không phải là dấu chân của ông Chấn mà đó chính là dấu chân của hung thủ Lý Nguyễn Chung), bỏ qua chứng cứ ngoại phạm khác rất quan trọng là tại thời điểm xảy ra vụ án có 02 nhân chứng xác nhận ông Chấn còn bấm giùm điện thoại cho người khác gọi. Sau 10 năm, hung thủ Lý Nguyễn Chung ra đầu thú thì ông Chấn mới được minh oan.

- Vụ Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) bị kết án chung thân về tội ”Giết người” và “Tội cướp tài sản”. Quá trình điều tra không có nhân chứng, không thu thập được dấu vết, vật chứng khẳng định chính xác do ông Nén để lại tại hiện trường. Ông Nén được xác định dùng dây thừng siết cổ bà Bông nhưng sợi dây mà cơ quan điều tra thu giữ được lại là sợi dây khác. Hai dấu vết chân có kích thước khác nhau thu được tại hiện trường, giám định không trùng với kích thước dấu chân của ông Nén. Các lời khai của Huỳnh Văn Nén mâu thuẫn lúc nhận tội, lúc không nhận tội trong khi ông Nén khai bị mớm cung,


nhục hình ngay từ khi bị bắt; phạm nhân Nguyễn Phúc Thành có đơn tố giác người khác phạm tội từ năm 2000 nhưng không được xem xét, giải quyết. Vụ án này, năm 2014 đã phải giám đốc thẩm, hủy án để điều tra lại từ đầu.

- Vụ Lê Bá Mai (Bình Phước) bị kết án về tội “Hiếp dâm trẻ em” và “Giết người”, sai sót trong quá trình khám nghiệm hiện trường đã không tổ chức nhận dạng nạn nhân để xác định người bị giết có phải là cháu Út hay không; thu giữ đồ vật, tài sản không có lệnh của người có thẩm quyền, việc ghi biên bản mô tả đồ vật, tài sản thu giữ thiếu chính xác, dùng từ ngữ thể hiện tùy tiện làm cho cùng một vật chứng lại có cách hiểu khác nhau. Điều tra viên ký vào biên bản lấy lời khai của nhiều cán bộ. Việc ghi lời khai nhân chứng có những chi tiết quan trọng lại không đúng với lời khai. Vụ án này không oan, nhưng quá trình điều tra ban đầu có nhiều sai sót, vi phạm này dẫn đến vụ án phải xét xử đi, xét xử lại đến 07 lần, gần 10 năm mới kết thúc, gây dư luận xã hội không tốt.

Ở giai đoạn điều tra, theo số liệu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong 03 năm từ năm 2011 đến năm 2014, cơ quan điều tra đã để xảy ra 15 trường hợp bị oan, hoạt động điều tra còn bộc lộ một số hạn chế, sai phạm trong áp dụng pháp luật. Nhiều trường hợp khởi tố, không khởi tố vụ án thiếu căn cứ, không đúng pháp luật, Viện kiểm sát các cấp đã phát hiện, hủy bỏ 240 quyết định khởi tố vụ án và 116 quyết định không khởi tố vụ án. Nguyên nhân do một số cơ quan điều tra chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật, thu thập chứng cứ không đầy đủ. Việc bắt, tạm giữ hình sự còn để xảy ra nhiều trường hợp phải chuyển xử lý hành chính, có 4.998 người bị bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính (chiếm 2,3% số người bị tạm giữ). Việc khởi tố bị can có những trường hợp chưa chính xác, thiếu căn cứ, tiềm ẩn nguy cơ làm oan, bỏ lọt tội phạm. Theo báo cáo, Viện kiểm sát các cấp đã hủy bỏ 795 quyết định khởi tố bị can; yêu cầu khởi tố 1.366 bị


can; thay đổi tội danh đối với 428 bị can. Trong 03 năm có 4.113 vụ án phải đình chỉ điều tra, chiếm 1,8% trên tổng số vụ khởi tố; có 4.925 bị can phải đình chỉ điều tra, trong đó: 54 bị can đình chỉ điều tra do đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm; 245 bị can đình chỉ điều tra do hành vi không cấu thành tội phạm; 956 bị can đình chỉ điều tra, miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 25 BLHS [59; tr.11]. Một số vụ việc cụ thể, thể hiện sai phạm của cơ quan điều tra như:

- Vụ Nguyễn Việt Hùng, Đỗ Văn Cường cùng đồng phạm ở Hải An (Hải Phòng), mỗi đối tượng đánh bạc vài chục nghìn, tổng số tiền trên chiếu bạc hơn 2 triệu đồng cũng bị khởi tố, điều tra về tội đánh bạc; Trần Văn Chiến (Vụ Bản Nam Định) có hành vi đơn giản, ném gạch vu vơ về phía bị hại đang đuổi đánh trong đêm tối, gây thương tích 04% cho bị hại cũng bị khởi tố về tội “Cố ý gây thương tích”.

- Vụ Trần Thị Bích Liên (Lâm Đồng) bị khởi tố, điều tra, bắt giam về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” với số tiền 1.705.000.000đ của các tiểu thương. Hồ sơ vụ án thể hiện bà Liên một mình đứng ra xin dự án và tổ chức thực hiện việc xây chợ Bảo Lộc. Việc bà Liên thu số tiền trên của các tiểu thương tuy có sai phạm về thủ tục tài chính, kế toán nhưng để sử dụng vào việc xây chợ Bảo Lộc, không có việc chiếm đoạt. Năm 2013 thì Viện kiểm sát phải đình chỉ vụ án. Việc khởi tố, bắt giam bà Liên về “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là không đúng bản chất hành vi khách quan, đã hình sự hóa quan hệ kinh tế.

- Vụ Đặng Công Văn, Bùi Văn Quỳnh (Bình Phước) đã thi hành xong quyết định xử lý hành chính, xử lý kỷ luật được hơn 03 năm vẫn bị khởi tố về “Tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Năm 2014 vụ án phải đình chỉ. Rò ràng, việc khởi tố, xử lý hình sự đối với các ông bà trên là sai vì đã xử lý 02 lần cùng một hành vi vi phạm pháp luật [59, tr. 7].


- Vụ ông Trần Văn Đề (Bình Phước) bị khởi tố, bắt giam về “Tội không chấp hành bản án”. Nguyên nhân do bản án sơ thẩm, phúc thẩm dân sự quyết định ông Đề phải làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho ông Năng nên ông Đề không thể thi hành bản án (theo Luật đất đai thì trách nhiệm này thuộc Ủy ban nhân dân huyện Chơn Thành). Vì vậy, việc khởi tố, bắt giam ông về tội “Không chấp hành bản án” là sai, có dấu hiệu làm oan [59, tr.7].

Ở giai đoạn truy tố: Việc áp dụng biện pháp tạm giam còn nhiều, chiếm tỷ lệ 62,74% tổng số bị can, trong đó có 495 người bị tạm giam sau đó chuyển xử lý hành chính do hành vi không cấu thành tội phạm. Trong 03 năm, Viện kiểm sát các cấp đình chỉ 1.382 vụ/2.599 bị can, trong đó đình chỉ 09 bị can không có sự việc phạm tội; 41 bị can do hành vi không cấu thành tội phạm. Còn xảy ra nhiều trường hợp Viện kiểm sát truy tố chưa đúng tội danh, điều khoản của BLHS, thiếu chứng cứ buộc tội, phải rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố. Từ 01/10/2011 đến 30/9/2014, có 629 bị can truy tố nhưng qua xét xử chưa đủ căn cứ kết tội bị cáo, có dấu hiệu bỏ lọt 186 người phạm tội; còn 18 trường hợp Viện kiểm sát truy tố bị Tòa án tuyên không phạm tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật [59; tr.15]. Vụ Dương Thế Tiến (Nam Định) bị khởi tố, điều tra về tội “Không tố giác tội phạm”, sau đó Viện kiểm sát nhân dân huyện Trực Ninh áp dụng khoản 1 Điều 25 BLHS để đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự với lý do “Dương Thế Tiến có lý lịch, nơi cư trú rò ràng, phạm tội lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, quá trình điều tra thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải do đó không cần thiết phải xử lý hình sự” là sai, có dấu hiệu làm oan, vì các đối tượng khác phạm tội quả tang mà Tiến không tham gia thì sao lại truy cứu Tiến về tội “Không tố giác tội phạm” được. Quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát nhân dân Thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) đối với bị can Văn, Quỳnh căn cứ theo khoản 2 Điều 25 BLHS vì cho rằng sau khi có kết luận thanh tra và trước khi khởi tố vụ án hình sự, các bị can

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí