Thực Tiễn Việc Giải Quyết Bồi Thường Thiệt Hại Cho Người Bị Oan Trong Tố Tụng Hình Sự Ở Việt Nam


đã bị kỷ luật buộc thôi việc, khai rò sự việc, nộp lại số tiền chiếm đoạt để khắc phục hậu quả, bản thân có nhiều thành tích…đã căn cứ vào khoản 2 Điều 25 BLHS để đình chỉ vụ án bị can là sai, có dấu hiệu làm oan [59, tr.15].

Ở giai đoạn xét xử, có 1.653 bị cáo bị cấp phúc thẩm hủy án để điều tra lại, trong đó chưa đủ căn cứ kết tội 629 bị cáo, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội 186 bị cáo, sai tội danh 110 bị cáo, áp dụng hình phạt không đúng 190 bị cáo. Có 11 bị cáo Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm xét xử theo hướng có tội. Trong số 47 bị cáo bị Tòa án sơ thẩm tuyên không phạm tội thì 43 trường hợp bị kháng nghị phúc thẩm, trong đó 32 trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy án để điều tra, xét xử lại và tuyên 14 bị cáo có tội; Tòa án cấp phúc thẩm sửa tội danh 228 bị cáo [59, tr. 17]. Có trường hợp đủ căn cứ tuyên bị cáo vô tội nhưng Tòa án không tuyên vô tội mà trả hồ sơ điều tra bổ sung để đình chỉ điều tra, ảnh hưởng tới quyền lợi của người bị oan. Vụ Vi Văn Phượng (Bắc Giang) bị kết án tử hình về tội “Giết người” (giết mẹ đẻ đã già và mù lòa). Trong vụ án này khi cơ quan điều tra đến, hiện trường còn nguyên vẹn chưa hề bị thay đổi, xáo trộn, các vật chứng, hung khí đều được thu giữ ngay nhưng lại không xem xét các dấu vết con người của Phượng như dấu tay trên con dao quắm dính đầy máu. Dấu vết máu trên chiếc áo phông cộc tay mầu trắng được kết luận giám định là máu của bà Vui, nhưng Phượng lại khai đó là máu gà do cắt tiết ngày hôm trước bắn vào chưa được làm rò. Động cơ gây án của Phượng cũng chưa được chứng minh thuyết phục, vì sao Phượng nhiều năm chăm sóc mẹ chu đáo mà lại đang tâm giết mẹ bằng dao quắm, chém nhiều nhát đến nát cả cơ thể (7-8 nhát) [59, tr. 8].

Vụ Hàn Đức Long (Bắc Giang) bị kết án tử hình về tội “Hiếp dâm trẻ em” và “Giết người”, ngoài lời khai nhận của bị can, quá trình điều tra như khám nghiệm hiện trường không thu thập được dấu vết, chứng cứ khác về


hành vi hiếp dâm, giết người; chưa làm rò thời gian chết và việc sử dụng thời gian của bị can, chứng cứ trong hồ sơ vụ án còn mâu thuẫn… năm 2014, Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, hủy án để điều tra, xét xử lại [59, tr. 8].

Tóm lại, tuy biểu hiện vi phạm ở mỗi cơ quan THTT là khác nhau nhưng hậu quả chung mà người có thẩm quyền THTT gây ra đều là những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, danh dự, uy tín, tinh thần và tự do cá nhân của người bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

Qua nghiên cứu các trường hợp oan, sai do các CQTHTT gây ra, có thể tổng kết do một số nguyên nhân sau:

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, một bộ phận người THTT thực hiện không đúng, không đầy đủ, không chính xác các quy định pháp luật tố tụng và quy chế nghiệp vụ của ngành. Việc thu thập, đánh giá chứng cứ chưa thật đầy đủ, khách quan, toàn diện; chưa bảo đảm đúng nguyên tắc “suy đoán vô tội”, từ đó có thái độ đối xử với người bị bắt, bị can, bị cáo như là người có tội; có trường hợp bảo thủ, định kiến trong giải thích và áp dụng pháp luật theo hướng bất lợi cho người bị tình nghi phạm tội. Khi thu thập chứng cứ, những người THTT mới chỉ chú ý đến độ tin cậy chứng cứ mà xem nhẹ tính hợp pháp của trình tự thu thập chứng cứ. Trong thực tiễn THTT, các hiện tượng ép cung, mớm cung, bắt giữ, giam giữ trái pháp luật... còn tồn tại chứng tỏ tính hợp pháp khi thu thập chứng cứ đã không được người có thẩm quyền THTT coi trọng đúng mức. Hậu quả nghiêm trọng của việc không tôn trọng tính hợp pháp quá trình thu thập chứng cứ là tạo ra chứng cứ phi pháp và hậu quả của nó là vô cùng nghiêm trọng dẫn đến việc kết án oan, sai người vô tội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Thứ hai, hồ sơ vụ án hình sự còn có xu hướng nặng về buộc tội; tại phiên tòa Kiểm sát viên còn tập trung vào bảo vệ cáo trạng; quá trình tranh tụng tại phiên tòa còn hình thức, một bộ phận Thẩm phán, Kiểm sát viên còn


Bảo đảm quyền con người thông qua cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự - 9

coi trọng “án tại hồ sơ” từ đó chưa chủ động tranh luận, tích cực làm rò các tình tiết mới phát sinh tại phiên tòa.

Thứ ba, việc phối hợp liên ngành trong một số trường hợp chưa đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, thiếu sự chế ước, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan tư pháp. Một số Viện kiểm sát chưa làm tốt nhiệm vụ công tố gắn với hoạt động điều tra, thực hiện không đầy đủ các thẩm quyền theo luật định; có nơi còn phối hợp nhất trí một chiều với cơ quan điều tra trong nhận định, đánh giá tính chất vụ án, ít nêu yêu cầu khởi tố, yêu cầu điều tra. Trong một số trường hợp, sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan tố tụng trung ương chưa kịp thời hoặc ý kiến khác nhau...gây khó khăn, lúng túng cho địa phương.

Thứ tư, một số địa phương còn xảy ra tình trạng còn thiếu Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Việc phân bổ Kiểm sát viên, Thẩm phán ở nhiều địa phương chưa thật sự phù hợp gây lãng phí nguồn lực. Đội ngũ Luật sư còn thiếu, tính chuyên nghiệp chưa cao. Cơ sở để bào chữa cho bị can, bị cáo chủ yếu vẫn là hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra. Chất lượng tranh tụng của luật sư bào chữa chỉ định thấp, có luật sư vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử [59, tr. 19-20].

* Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân do sự thay đổi của chính sách pháp luật và những tồn tại, hạn chế trong các quy định của pháp luật. Đối với Việt Nam, khoảng thời gian từ 1985 - 2000 và sau những năm 2000 là sự thay đổi có tính lịch sử, cách mạng của đất nước. Yêu cầu đổi mới mọi mặt của xã hội đặt ra phải sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện các quy định của pháp luật nhằm góp phần đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong điều kiện mới [59, 21].

Trong điều kiện phát triển đó, vấn đề thay đổi quy định của pháp luật, nhất là một số ngành luật liên quan đến hoạt động TTHS cũng ảnh hưởng đến kết quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.


Một trong những đặc thù tiêu biểu của BLHS 1999 là sự đan xen giữa hai chiều hướng phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam là: hình sự hóa một số hành vi nguy hiểm cho xã hội trở thành tội phạm theo quy định của BLHS 1999 hoặc tăng mức hình phạt đối với một số tội danh so với BLHS 1985 và phi hình sự hóa là việc loại bỏ ra khỏi BLHS một số hành vi vốn được coi là tội phạm trong BLHS 1985.

Sau gần 10 năm áp dụng BLHS 1999, một số quy định của BLHS còn nhiều bất cập, thiếu các hướng dẫn cụ thể về các tình tiết định tính như: “hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng; số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn; quy mô thương mại, động vật được ưu tiên bảo vệ” ... Việc phân biệt giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các vi phạm trong giao dịch dân sự, kinh tế... là căn cứ miễn trách nhiệm hình sự tại Điều 25 BLHS và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS tại Điều 46, Điều 48 BLHS chưa rò ràng.

Bên cạnh những hạn chế của BLHS, một số quy định của BLTTHS còn hạn chế, bất cập như: nguyên tắc suy đoán vô tội, bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, tranh tụng tại phiên tòa; khái niệm chứng cứ, các nguyên tắc đánh giá, sử dụng và loại trừ chứng cứ, chủ thể có thẩm quyền thu thập chứng cứ cần phải được sửa đổi, hoàn thiện. Nhiều thủ tục tố tụng còn rườm rà, phức tạp, thời hạn tố tụng chưa hợp lý, căn cứ bắt, tạm giữ, tạm giam chưa chặt chẽ... gây khó khăn cho các cơ quan THTT trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp chưa thực sự phù hợp với BLHS 1999 và thực tiễn áp dụng pháp luật.

- Nguyên nhân do điều kiện làm việc, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của cơ quan tư pháp, giám định tư pháp nhiều nơi và trên nhiều lĩnh vực còn thô sơ, lạc hậu, cơ sở giam, giữ chưa đáp ứng yêu cầu.


2.2.2. Thực tiễn việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự ở Việt Nam

Tình trạng làm oan người vô tội trong hoạt động TTHS đã gây bức xúc trong dư luận, làm giảm lòng tin của nhân dân vào các cơ quan THTT. Bên cạnh đó, những người là “nạn nhân” của hoạt động TTHS tuy đã được minh oan nhưng những thiệt hại về vật chất, tinh thần họ phải chịu đựng vẫn còn tồn tại. Kể từ khi Nghị quyết số 388 và sau này Luật TNBTCNN có hiệu lực pháp luật đã tạo cơ sở vững chắc giúp các cơ quan THTT giải quyết BTTH, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của người bị oan.

Theo Báo cáo kết quả giám sát về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật” của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 20/5/2015 đã xác định tình trạng người bị oan có yêu cầu BTTH về vật chất và khôi phục danh dự đang có xu hướng gia tăng.

Trong 03 năm từ 2011 đến 2014, Cơ quan điều tra đã thụ lý 15 đơn yêu cầu bồi thường, đã giải quyết 05 trường hợp với số tiền 452.578.000 đồng; 08 trường hợp đang giải quyết, 02 trường hợp không thuộc diện bồi thường. Viện kiểm sát các cấp thụ lý 78 đơn yêu cầu bồi thường, đã giải quyết 69 đơn: bồi thường 62 trường hợp với số tiền 11.360.264.068 đồng (trong đó 58 trường hợp thương lượng thành, 04 trường hợp khởi kiện ra Tòa án); 02 trường hợp không yêu cầu bồi thường về tiền, 05 trường hợp trả lại hoặc đương sự rút đơn yêu cầu; đang tiến hành giải quyết 09 trường hợp. Tòa án nhân dân các cấp thụ lý 22 đơn yêu cầu bồi thường, 06 đơn khởi kiện; đã giải quyết 19 trường hợp với số tiền 27.792.190.994 đồng, trả lại 03 đơn, 06 đơn đang trong quá trình giải quyết [59, tr.22].

Theo Báo cáo tổng kết 06 năm thi hành Luật TNBTCNN của Bộ Tư pháp, từ khi Luật có hiệu lực đến ngày 31/12/2015, Tòa án các cấp đã thụ lý,


giải quyết 38 vụ việc, đã giải quyết xong 32 vụ việc, với số tiền phải bồi thường là 37 tỷ 772 triệu 742 nghìn đồng (trong đó có 7 tỷ 272 triệu 247 nghìn đồng của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), 22 tỷ 977 triệu 183 nghìn đồng của ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình), còn 06 vụ việc đang giải quyết; Viện kiểm sát các cấp đã thụ lý, giải quyết đối với 113 trường hợp yêu cầu bồi thường, đã giải quyết xong 93 trường hợp, với tổng số tiền phải bồi thường là 16 tỷ 415 triệu 005 nghìn đồng, còn 20 trường hợp đang giải quyết; Ngành Công an đã thụ lý, giải quyết 11 vụ việc, đã giải quyết xong 7 vụ việc, với số tiền phải bồi thường là 2 tỷ 221 triệu 637 nghìn đồng, còn 04 vụ việc đang tiếp tục giải quyết; cơ quan tiến hành tố tụng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng đã thụ lý, giải quyết 01 vụ việc với số tiền bồi thường là 350 triệu đồng (Quân khu III).

2.2.3. Những tồn tại, vướng mắc và những nguyên nhân gây nên trong thực thi pháp luật bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự

Thực tế cho thấy, việc bồi thường cho người bị oan còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể, việc giải quyết bồi thường còn chậm, kéo dài; các cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường chưa có trách nhiệm cao trong quá trình giải quyết. Vụ việc sau đây là một ví dụ: Ngày 18/10/1981, ông Phạm Ngựu, Chủ tịch UBND xã Ninh Giang, sau khi họp tại nhà ông Huỳnh Chiếm Phái, đội trưởng Đội sản xuất thôn Phong Phú, xã Ninh Giang, huyện Ninh Hòa, tỉnh Phú Khánh (nay là phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) về thì bị bắn chết. Ngày 18/12/1981, Công an tỉnh Phú Khánh bắt giam ông Phái cùng với ba người khác để điều tra về tội Giết người. Sau hơn 13 tháng tạm giam, ngày 02/02/1983, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh ra lệnh tạm tha đối với ông Phái với lý do “bị can tuổi già, sức khỏe bị sút kém nên không cần thiết phải giam giữ tiếp” đồng thời các hoạt động tố tụng hình sự liên


quan tới ông Phái không được các cơ quan THTT tỉnh Phú Khánh thực hiện. Từ đó, ông Phái liên tục kêu oan, yêu cầu trả lại danh dự nhưng đều không được giải quyết.

Năm 2009, các con ông Phái làm đơn gửi cơ quan điều tra đề nghị cho biết kết quả giải quyết vụ án Giết người mà ông Phái là bị can đã được làm rò thế nào? Ông Phái có phạm tội không? Ngày 10/12/2009, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa mời ông Phái cùng các con đến giao một bản sao “Quyết định đình chỉ điều tra” số 337/ĐCĐT ký ngày 25/9/1984 với lý do “không đủ bằng chứng để buộc tội ông Huỳnh Chiếm Phái phạm tội giết người”. Ngày 24/12/2009, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh làm việc với chính quyền địa phương, gia đình ông Phái, thông báo ông Phái đã có quyết định đình chỉ điều tra, đồng thời yêu cầu chính quyền tạo điều kiện khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp cho ông.

Liên tiếp nhiều năm sau đó, ông Phái ủy quyền cho con trai gửi đơn yêu cầu bồi thường do bị oan nhưng không được cơ quan nào giải quyết. Trong hai năm 2011 – 2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có 03 văn bản yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa xem xét, tiến hành các thủ tục để bồi thường cho ông Phái theo quy định của pháp luật nhưng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa vẫn không thực hiện. Ngày 06/01/2014, Tòa án nhân dân thị xã Ninh Hòa có thông báo thụ lý vụ kiện. Tháng 3/2015, ông Phái qua đời, việc bồi thường thiệt hại vẫn chưa được hoàn tất.

Từ vụ việc trên cho thấy các cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra còn thờ ơ với thiệt hại của người bị oan, thiếu trách nhiệm trong việc bồi thường thiệt hại; còn đùn đẩy trách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại giữa các cơ quan tố tụng làm kéo dài việc bồi thường, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị oan, gây mất lòng tin của nhân dân vào các cơ quan thực thi pháp luật.


Việc hướng dẫn, tạo điều kiện về thủ tục, giấy tờ làm căn cứ yêu cầu bồi thường còn nhiều hạn chế. Trên thực tế có một số trường hợp bị oan chưa được tạo điều kiện về thủ tục xác nhận giấy tờ làm căn cứ yêu cầu bồi thường; việc lập hồ sơ đề nghị, thẩm định hồ sơ của các cơ quan có thẩm quyền để cấp kinh phí chi trả tiền bồi thường còn chậm so với thời hạn luật định, gây khó khăn cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường và bức xúc cho người bị oan. Vụ án sau đây là một ví dụ điển hình:

Tháng 8/2003, ông Nguyễn Thanh Chấn, trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang bắt về tội Giết người (nạn nhân là Nguyễn Thị Hoan cùng thôn). Qua hai cấp xét xử, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội tuyên bố ông Chấn phạm tội “Giết người” và xử phạt tù chung thân. Suốt quá trình bị bắt, xét xử và khi bị kết án, ông Chấn liên tục kêu oan. Bà Nguyễn Thị Chiến, vợ ông Chấn cũng đã tới nhiều cơ quan tố tụng kêu oan cho chồng. Tháng 10/2013, Lý Nguyễn Chung đã ra cơ quan đầu thú về hành vi Giết bà Nguyễn Thị Hoan vào tháng 8/2003. Ngày 04/11/2013, ông Nguyễn Thanh Chấn được Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định trả tự do sau 10 năm bị bắt. Ngày 06/11/2013, Tòa án nhân dân tối cao mở phiên xét xử tái thẩm đối với vụ án, tuyên hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm kết tội ông Nguyễn Thanh Chấn, trả hồ sơ điều tra lại.

Quá trình thương lượng bồi thường, theo quy định của Luật TNBTCNN yêu cầu gia đình ông Chấn phải có trách nhiệm cung cấp gần hơn 100 loại chứng từ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu BTTH của mình. Trên thực tế, thời gian vụ việc kéo dài, các chứng từ, hóa đơn thể hiện cho quá trình kêu oan, đi tìm công lý của gia đình ông Chấn như chứng từ thuê xe, hóa đơn chuyển phát nhanh... không thể thu thập được. Đây được xác định là điểm bất cập trong quy định của Luật TNBTCNN. Tuy nhiên, trong vụ án trên, cơ quan có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022