Bản tin đầu giờ - Kênh truyền hình thông tấn - Hiện trạng và giải pháp phát triển - 2

nhấn của Truyền hình Thông tấn, thực hiện đúng phương châm „Chuẩn xác – Kịp thời – Mọi nơi – Mọi lúc” là một việc làm khó khăn.

Bản tin đầu giờ giữ vai trò như xương sống của kênh truyền hình Thông tấn. Thời lượng của 24 bản tin thời sự chiếm 1/3 thời lượng phát sóng trong 1 ngày của kênh (tương đương với 8h/ngày). Chính vì đánh giá được tầm quan trọng của bản tin, đồng thời cũng là người gắn bó trực tiếp tham gia sản xuất, biên tập nên người viết cho rằng, việc nghiên cứu về bản tin là rất cần thiết. Kể từ khi phát sóng đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá thực trạng, ưu, nhược điểm, thành công và hạn chế của Bản tin đầu giờ, từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng…. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Bản tin đầu giờ - Kênh Truyền hình Thông tấn: Hiện trạng và giải pháp” là luận văn tốt nghiệp Cao học của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Với sự phát triển của lĩnh vực truyền hình, đã có 1 số cuốn sách, tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực này. Có thể kể đến một số cuốn sách/tài liệu như:

- Giáo trình báo chí truyền hình của PGS.TS Dương Xuân Sơn


- Truyền hình Việt Nam, một phần tư thế kỷ của tác giả Trần Lâm


- Sổ tay nghiệp vụ phóng viên báo chí phát thanh, truyền hình về để tài dân số kế hoạch hóa gia đình, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa Thông tin, 1995.

Bên cạnh đó có nhiều sách dịch từ tiếng nước ngoài như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


- Sổ tay phóng viên do Quỹ Reuters, hãng Truyền hình Reuters, Hãng Phát Thanh Anh BBC và Hãng Phát Thanh và Truyền Hình Canada CBC tiến hành.

Bản tin đầu giờ - Kênh truyền hình thông tấn - Hiện trạng và giải pháp phát triển - 2

- Viết cho phát thanh - truyền hình nguyên tắc và thực hành của Roger L. Walter, người dịch Trà My – Trà Giang.

Tính đến nay, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV có hàng chục công trình nghiên cứu về lĩnh vực truyền hình. Có thể kể đến như: Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình của đài Phát thanh, truyền hình Hà Nội” của tác giả Hoàng Ngọc

- năm 1998; Luận văn thạc sỹ “Khảo sát vai trò, hiệu quả và cách thể hiện của chương trình Nông thôn ngày nay – VTV1 – ĐTHVN (khảo sát qua 2 năm 2001 – 2002) của tác giả Nguyễn Kha Thoa - tháng 4/2002.

Tính từ năm 2001 đến nay, tại Học viện Báo chí và tuyên truyền, có 29 công trình luận văn nghiên cứu chuyên biệt về lĩnh vực truyền hình. Có thể kể đến như: Luận văn thạc sỹ “Chương trình truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài (Khảo sát kênh VTV4 của Đài truyền hình Việt Nam từ tháng 1/2004 đến tháng 6/2005)” của tác giả Nguyễn Hồng Hải – năm 2006; Luận văn thạc sỹ “Tuyên truyền bình đẳng giới trong chuyên mục phụ nữ với cuộc sống trên sóng Đài truyền hình Việt Nam (Khảo sát từ tháng 1/2004 đến tháng 4/2006) của tác giả Úy Thị Thu Huyền – năm 2006; Luận văn thạc sỹ “Định vị một kênh truyền hình (Khảo sát quá trình thành lập kênh VTV6 đài truyền hình Việt Nam) của tác giả Tạ Thị Minh Oanh – năm 2007; Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia Lào” của tác giả Houm Phaeng Vilayphone - năm 2010…

Đa số các công trình này nghiên cứu về các chương trình trên sóng của Đài truyền hình Việt Nam. Một phần nhỏ nghiên cứu về các kênh truyền hình địa phương và các vấn đề lý thuyết truyền hình.

Các công trình nghiên cứu về TTXVN lại càng ít ỏi. Có thể kể đến như: Khóa luận tốt nghiệp “Quá trình làm tin đối nội và sự thể hiện nó trên bản tin của TTXVN” của tác giả Phan Thị Hồng Yến – năm 2010; Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại của Thông tấn xã Việt Nam trong

thời kỳ hiện nay (Khảo sát bản tin Vietnam News Agency , Báo Vietnam News, Báo ảnh Vietnam Pitorial của Thông tấn xã Việt Nam từ 2002 đến tháng 6/2004)” của tác giả Đinh Thị Thanh Bình – năm 2004; Luận văn thạc sỹ “Sự tác động của toàn cầu hóa truyền thông đại chúng dối với thông tin quốc tế đối nội của Thông tấn xã Việt Nam hiện nay” của tác giả Đặng Tiến Trung – năm 2010;

Cho đến nay, bản tin đầu giờ đã có một quá trình phát triển và có tác động nhất định. Tuy nhiên, trong các tài liệu viết về báo chí, có thể khẳng định, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới kênh Truyền hình Thông tấn nói chung, và hình thức bản tin thời sự đầu giờ của kênh Truyền hình Thông tấn nói riêng.

Luận văn “Bản tin đầu giờ - Kênh Truyền hình Thông tấn: Hiện trạng và giải pháp phát triển” sẽ là một công trình nghiên cứu mới mẻ, cung cấp thông tin về bản tin đầu giờ từ góc nhìn báo chí, thông qua những trải nghiệm của phóng viên trực tiếp tham gia sản xuất bản tin.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nhằm đánh giá thực trạng của bản tin đầu giờ; phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của bản tin đầu giờ - Kênh truyền hình Thông tấn sau 3 năm lên sóng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp và có kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao chất lượng bản tin.

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Khảo sát, hệ thống hóa lý luận truyền hình về vai trò, cấu trúc, đặc trưng, đặc điểm của bản tin truyền hình.

- Đánh giá rò hơn vai trò của bản tin đầu giờ kênh truyền hình Thông tấn trong sự phát triển của kênh nói riêng và trong sự phát triển của lĩnh vực truyền hình Việt Nam nói chung.

- Khảo sát thông tin trong các bản tin của truyền hình Thông tấn cả ở bình diện tiếp nhận thông tin, cả ở bình diện cung cấp thông tin; nội dung thông tin và hình thức chuyển tải thông tin.

Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng của bản tin đầu giờ của kênh Truyền hình Thông tấn phù hợp với điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị hiện có của đài.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng các bản tin đầu giờ trên kênh Truyền hình Thông tấn.

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu nội dung và hình thức tin, bài, cũng như bố cục, kết cấu, cách thức thực hiện bản tin đầu giờ trên kênh Truyền hình Thông tấn trong thời gian 2 năm (từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2012). Mỗi ngày có 9 bản tin thời lượng 30 phút; 15 bản tin thời lượng 10 phút.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích văn bản thứ cấp: luận văn hệ thống hóa các tư liệu, văn bản pháp luâṭ , nghị định, quyết điṇ h, thông tư, chỉ thị của Đảng và nhà nước ta có liên quan đến thông tin báo chí; các văn bản, số liệu thống kê của các Bộ, ngành, đoàn thể có liên quan, các tài liệu, sách, báo của các nhà báo và các nhà nghiên cứu về lĩnh vực truyền hình, tin truyền hình.

Phương pháp phân tích nội dung: thống kê, khảo sát, phân tích bản tin thời sự đầu giờ của truyền hình Thông tấn trên các bình diện về nội dung, hình thức thể hiện, kết cấu bản tin.

Phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia báo chí, truyền hình, các nhà báo trực tiếp sản xuất chương trình bản tin đầu giờ của truyền hình Thông tấn.‌‌

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa khoa học: Bổ sung, làm phong phú thêm lý luận về truyền hình, bản tin thời sự trong truyền hình, cung cấp thêm tài liệu phục vụ đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực truyền hình.

Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần đưa ra những giải pháp để phát triển bản tin đầu giờ kênh truyền hình Thông tấn theo hướng thông tin chuẩn xác, kịp thời, phủ rộng.

“Bản tin đầu giờ - Kênh Truyền hình Thông tấn: Hiện trạng và xu hướng phát triển” là một công trình nghiên cứu bước đầu phân tích, nhận xét và đánh giá tổng quát dựa trên những tin bài trong b ản tin, thực tiễn, khách

quan. Luân

văn sẽ là cơ s ở có giá trị lý luận và thực tiễn nhất định để lãnh

đạo Trung tâm Truyền hình Thông tấn xem xét, đề ra những kế hoạch phát triển phù hợp.


7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu , Kết luân gồm 3 chương như sau:


, Tài liệu tham khảo và Phụ lục , luân


văn

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tin và bản tin thời sự truyền hình


Chương 2: Đánh giá hiện trạng bản tin đầu giờ - Kênh truyền hình Thông tấn

Chương 3: Môt

số vấn đề đăṭ ra và giải pháp nâng cao chất lươn

g , hiêu

quả thông tin của bản tin đầu giờ - Kênh Truyền hình Thông tấn


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIN VÀ BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH

1.1. Khái niệm

1.1.1. Tin tức

Tin tức được gọi là news trong tiếng Anh, còn người Trung Quốc gọi tin là Tân văn. Những từ này đều bắt nguồn từ nghĩa đen có nghĩa là mới. Tin là thể loại ra đời sớm, nó có thể được coi là thể loại đầu tiên của báo chí vì báo chí ra đời bằng chính những bản tin. Tin giữ vai trò xung kích, mũi nhọn trên các phương tiện thông tin đại chúng, song cho đến nay vẫn chưa có quan niệm chung thống nhất về thể loại này. Bởi tính chất của Tin có mặt trong tất cả các thể loại báo chí khác.

Có thể khái lược: Tin tức là những sự kiện mới đã đang và sẽ xảy ra, liên quan đến nhiều người và được nhiều người quan tâm.

Các yếu tố trong tin :


What - Chuyện gì?


Who - Ai liên quan?


When - Khi nào?


Where - Ở đâu?


How - Như thế nào?


Why - Tại sao?


Tuy nhiên, đôi khi trong báo chí hiện đại, một vài tiêu chí này được giản lược khi tin tức đang gấp và được đặt trong bối cảnh cụ thể.

1.1.2 Bản tin thời sự

Theo từ điển tiếng Việt, “Thời sự” có nghĩa là: Tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội

- chính trị, xảy ra trong thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm. Thời sự là chương trình cung cấp lượng thông tin thiết yếu, quan trọng, có liên quan tới người xem, được người xem quan tâm.

Bản tin thời sự là một chương trình truyền hình. Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bảng tư liệu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả.

Yếu tố cốt lòi của bản tin thời sự là thông tin. Mọi chức năng của báo chí (trong đó có truyền hình) đều được thực hiện thông qua con đường thông tin. Hiểu khái quát, thông tin là lượng tri thức mà người này hoặc đối tượng này muốn chuyển cho người khác hoặc đối tượng khác, là cái mà A nghĩ là B chưa biết và cần biết, B muốn biết và A muốn chuyển. Đối với báo chí, thông tin trở thành phần tri thức, tư tưởng (do nhà báo sáng tạo, tái tạo từ hiện thực) được chuyển dịch từ nhà báo đến công chúng để cung cấp kiến thức, thay đổi nhận thức và cảm biến hành vi. Nói cách khác, thông tin chính là điểm khởi đầu, gốc rễ cơ bản nhất của quá trình truyền thông, quyết định hiệu quả - kết quả so với mục đích ban đầu của người làm truyền thông.

Trong các bản tin thời sự, thông tin được thể hiện qua nhiều thể loại khác nhau như: tin tức truyền hình, phóng sự truyền hình, phỏng vấn truyền hình…

Tin tức truyền hình là thể loại thuộc nhóm thông tấn truyền hình có chức năng thông báo cập, ngắn gọn và trung thực về sự kiện, sự việc vừa xảy ra mang tính thời sự mới nhất có giá trị thông tin được nhiều khán giả quan tâm. Thể loại tin tức truyền hình được phát sóng trong phần đầu tiên của chương

trình thời sự. Các loại tin tức truyền hình gồm: Tin ngắn với thời lượng ngắn khoảng 15 giây đến 30 giây. Tin dài với thời lượng dài từ 2-3 phút tuỳ theo giá trị nội dung thông tin đối với khán giả quan tâm theo dòi. Tin tổng hợp đặt cuối chương trình thời sự có thời lượng dài và kết hợp với tin lời, tin điện thoại, tin ảnh…

Phóng sự truyền hình là thể loại chính luận truyền hình phản ánh và phân tích những sự kiện nóng bỏng nổi cộm có vấn đề đang xảy ra trong một qua trình phát sinh và phát triển để khám phá bản chất vấn đề mà khán giả quan tâm. Qua đó tác giả kiến nghị và đề suất những giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Đôi khi phóng sự truyền hình có thể để phóng viên trực tiếp xuất hiện trước ống kính để dẫn dắt, giải thích bình luận về vấn đề mà khán giả đang quan tâm.

Phỏng vấn truyền hình là thể loại thuộc nhóm thông tấn truyền hình thể hiện cuộc trao đổi hỏi - đáp giữa một hoặc nhóm người này với một hoặc nhóm người khác nhằm thu thập khai thác thông tin về một vấn đề được khán giả quan tâm một cách khách quan trung thực.

1.1.3 Bản tin thời sự đầu giờ

Cùng bản chất là bản tin thời sự, lấy thông tin làm cốt lòi, nhưng bản tin đầu giờ có cách vận hành thông tin nhanh hơn, cập nhật hơn. Thông tin xuất hiện 1 giờ 1 lần, vào tất cả các đầu giờ trong ngày.

Bản tin thời sự đầu giờ xuất hiện duy nhất ở kênh Truyền hình Thông tấn

– TTXVN. Với mục đích hướng tới xây dựng kênh truyền hình cập nhật tin tức, Truyền hình Thông tấn lấy hình thức bản tin đầu giờ là một bước đệm để chuẩn bị cả về nhân lực và vật lực.

Trước khi Truyền hình Thông tấn ra đời, VTV1 – Kênh thời sự chính luận của Đài Truyền hình Việt Nam là kênh có số lượng bản tin nhiều nhất

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí