Bội Liên. Lê Quý Đôn có sáu lần tọa đàm với Tần Triều Vu về nhiều vấn đề học thuật trải trong các tháng 8, tháng 10 và tháng 11 năm Tân Tỵ [1761] ở các tỉnh Giang Nam. Cuối tháng 12 và trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Ngọ 1762, đoàn sứ về đến phủ Thái Bình (nay là Sùng Tả) tỉnh Quảng Tây, Lê Quý Đôn có năm lần trò chuyện bút đàm học thuật với Chu Bội Liên.
Các cuộc bút đàm chủ yếu diễn ra khi dừng thuyền đợi gió hoặc chờ đợi công cán, có thể là lúc ban trưa, chiều tà hoặc buổi tối, thời gian linh hoạt không quy định hay giao ước trước. Các vị đã rải chiếu mời nhau bút đàm trực tiếp hoặc gián tiếp trao đổi các trước tác cho nhau mượn, viết lời đề tựa, bình duyệt tác phẩm, luận bàn các vấn đề học thuật quan tâm trong các trước tác và xướng họa thù tạc thơ ca với nhau. Trong đó sách Quần thư khảo biện, Thánh mô hiền phạm lục của Lê Quý Đôn, sách Độc thư kí, Thi kinh luận chú của Tần Triều Vu và một số thư từ, trình văn trao đổi là đối tượng chủ yếu trực tiếp để các vị tụ hội bút đàm.
Đoàn sứ bộ nước ta, đặc biệt Phó sứ Lê Quý Đôn đã cùng với quan lại và nhân sĩ Trung Quốc trao đổi trải rộng trên nhiều lĩnh vực học thuật như triết học, kinh học, sử học, địa lý, chế độ triều chính khoa cử và văn hóa nước ta. Trong đó chủ đề nổi bật nhất trong các buổi bút đàm là vấn đề kinh học và khảo cứu lịch sử địa lí biên cương Việt – Trung. Luận bàn về kinh học, Tần Triều Vu và Lê Quý Đôn tranh luận nhiều về Kinh Thi, so sánh học thuyết Chu Tử và Lục Cửu Uyên… Trao đổi khảo biện về lịch sử địa lí giữa Lê Quý Đôn với Chu Bội Liên đã thể hiện mối quan tâm tới lịch sử địa lí biên cương của hai vị nói riêng và phản ánh tình hình khảo chứng địa lí biên giới đang thịnh hành ở Trung Quốc bấy giờ. Việc trích dẫn rộng rãi các tư liệu, phương pháp khảo chứng rò ràng và tinh thần trọng thực bộc lộ trong các bài trình văn của Lê Quý Đôn và những trao đổi giữa họ đã phản ánh xu hướng Thực học đang phát triển thịnh hành và nổi bật trong bối cảnh học thuật đương thời Trung Quốc. Đồng thời Lê Quý Đôn đã sử dụng phương pháp khảo chứng để khảo biện và khẳng định chế độ triều chính, khoa cử và văn hiến văn hóa lâu đời của dân tộc ta. Chính con đường tiếp xúc học thuật trực tiếp từ những chuyến đi sứ Trung Quốc của Sứ thần nước ta và Sứ thần Hàn Quốc là một trong
những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của học thuật từng nước và giao lưu học thuật trong khu vực.
Chuyến đi sứ hơn hai năm giúp đoàn sứ bộ, trước hết là Bảng nhãn Lê Quý Đôn – người không ngừng học hỏi mở rộng kiến văn ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lĩnh vực gì - có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp xúc trực tiếp với học thuật đương đại của Trung Quốc, cập nhật các vấn đề học thuật nổi bật đương thời, tiếp cận nhiều các sách sử mới, kể cả các sách khoa học tiến bộ của Phương Tây. Chuyến đi sứ là cơ hội tiếp xúc với những xu hướng phát triển mới về học thuật Trung Quốc và tự hào khẳng định văn hiến văn hóa dân tộc nước ta với Trung Quốc. Chuyến đi sứ có ảnh hưởng nhiều đến các khuynh hướng trước thuật sau này của Lê Quý Đôn, giúp ông tăng thêm hứng thú say mê trước thuật, trở thành học giả uyên bác, kiến văn sâu rộng tân tiến nhất trong nước và danh tiếng ở nước ngoài.
KẾT LUẬN
Lê Quý Đôn là tác gia lớn trong thế kỉ XVIII. Trong hơn hai năm 1760 -1762, ông được triều đình Lê - Trịnh cử làm Phó sứ sang nhà Thanh tuế cống và báo tang. Đối với nhiều người từng được cử đi sứ trước và sau ông, chuyến đi sứ chỉ đơn thuần hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ bang giao, nhưng đối với Lê Quý Đôn, đây là dấu son sáng ngời có ảnh hưởng nhiều trong sự nghiệp quan trường và trước thuật của ông. Ông đã tận dụng tranh thủ cơ hội ―quan quang Bắc quốc‖ do triều đình giao phó để hoàn thành xuất sắc trọng mệnh quốc gia, phát huy tối đa tài năng ngoại giao và không ngừng tích lũy học tập tri thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Trong chuyến đi sứ hai năm, ông là người trẻ tuổi, năng nổ và tích cực nhất đoàn. Ông không chỉ chủ động trao đổi học thuật với nhiều quan lại nhân sĩ Trung Quốc, tiếp xúc với học thuật đương đại Trung Quốc mà còn là đại biểu theo khuynh hướng Thực học, thường xuyên tham gia giao lưu tranh biện những vấn đề nổi bật của xu hướng học thuật bấy giờ. Chính vì vậy Lê Quý Đôn vừa lừng danh là vị sứ giả ngoại giao tài ba vừa nổi tiếng là nhà học giả uyên bác, kiến văn sâu rộng khiến nhiều quan lại nhân sĩ nước ngoài nể phục. Đồng thời nhờ vai trò là chủ thể tích cực tham gia giao lưu học thuật của Lê Quý Đôn mà chuyến đi sứ của phái đoàn Trần Huy Mật, Lê Quý Đôn và Trịnh Xuân Thụ năm 1760 -1762 ―mang nhiều tính chất học thuật‖ nổi bật so với các đoàn sứ khác.
Có thể bạn quan tâm!
- Bút Đàm Về Lịch Sử Địa Lý Biên Cương
- Sự Coi Trọng Phương Pháp Khảo Chứng Và Bác Dẫn Tư Liệu
- Một Số Hoạt Động Giao Lưu Học Thuật Bắc Sứ Thông Lục Quyển Một Và Quyển Bốn Không Ghi Chép Được
- Thuyết Phu : Là Bộ Sách Do Đào Tông Nghi Biên S Oạn Vào Cuối Đời Nguyên Đầu Đời Minh , Gồm 100 Quyển
- Thị Giảng Duy Hoành: Tức Nguyễn Duy Hoành Phụng Mệnh Làm Chánh Sứ Cùng Với Nguyễn Trọng
- Kì Tuế Cống Năm Long Đức Thứ Tư [1735] Do Các Sứ Thần Nguyễn Trọng Thường, Vũ Huy, Vũ Duy Tể Đảm Nhận. Kì Này Dâng Lễ Vật Tiến Cống Hằng Năm Và Lễ
Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.
Chuyến đi sứ Trung Quốc năm 1760-1762 của phái đoàn Trần Huy Mật, Lê Quý Đôn và Trịnh Xuân Thụ là một trong những chuyến đi sứ tiêu biểu nhất và lưu giữ được nhiều tư liệu khảo cứu nhất trong thế kỷ XVIII. Trong đó văn bản Bắc sứ thông lụckí hiệu A.179 là cuốn nhật kí ghi lại chi tiết quá trình chuẩn bị và hành trình đường xá cùng các sự việc diễn ra trong thời gian đi sứ hơn hai năm của phái đoàn. Tác phẩm này được Lê Quý Đôn hoàn thành năm 1763, sau khi ông đi sứ về nước một năm. Văn bản lưu giữ hiện nay là bản sao chép lại vào khoảng thời gian từ niên hiệu Thành Thái [1889-1907] đến trước năm 1957 khi Viện viễn đông bác cổ Pháp di chuyển đi nước khác và ngừng thuê các nhà nho sao chép tư liệu. Tuy bị mất quyển hai, quyển ba, chỉ còn lại quyển một và quyển bốn đóng chung thành quyển thượng quyển hạ, nhưng nội dung cuốn sách ghi chép trực tiếp và chi tiết về các hoạt động của đoàn sứ, bao gồm tất cả các công việc trù bị và các sự việc lớn nhỏ trong quãng
thời gian đường về từ An Huy đến phủ Thái Bình (Sùng Tả) tỉnh Quảng Tây. Cuốn sách là tư liệu quý giá, giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử chuyến đi sứ, chế độ lễ nghi triều cống, các hoạt động bang giao, học thuật của đoàn sứ nói riêng và quan hệ giao lưu học thuật Việt – Trung thế kỉ XVIII qua con đường đi sứ nói chung.
Trong lịch sử đi sứ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc cùng một số nước Đông Á, chuyến đi sứ năm 1760 -1762 của phái đoàn Trần Huy Mật, Lê Quý Đôn và Trịnh Xuân Thụ nổi bật hơn hẳn so với các đoàn sứ trước đó bởi hoạt động trao đổi học thuật sôi nổi thường xuyên của các Sứ thần nước ta với quan lại nhân sĩ Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong đó người tham gia tích cực và tiêu biểu nhất là Phó sứ Lê Quý Đôn với quan lại Trung Quốc là Tần Triều Vu và Chu Bội Liên. Những cuộc bút đàm diễn ra trên đường đi lối về, khi chiều tà, lúc ban trưa, khi dừng thuyền đợi gió, lúc yết kiến công đường, ―rải chiếu mời nhau ngồi, dùng giấy bút để nói chuyện, tình hiếu trở nên gắn bó với nhau‖, quan hệ giao hảo càng thêm tốt đẹp, trao đổi học thuật càng sôi nổi… Hình thức các hoạt động giao lưu học thuật gồm tọa đàm trực tiếp hoặc gián tiếp trao đổi thư từ, đề tựa giới thiệu, tặng đáp thơ ca, đánh giá bình duyệt… Các ý kiến có khi tương đồng khi khác nhau, khi phản bác, lúc đồng tình… hết thảy đều được ghi chép chi tiết cụ thể trong sách Bắc sứ thông lục và một số sách khác của Lê Quý Đôn như Quần thư khảo biện, Thánh mô hiền phạm lục, Quế Đường thi tập, Kiến văn tiểu lục… Trong các cuộc bút đàm, đối tượng trao đổi trực tiếp của Lê Quý Đôn với Tần Triều Vu và Chu Bội Liên là thư từ, trình văn trao đổi qua lại và các sách Quần thư khảo biện, Thánh mô hiền phạm do Lê Quý Đôn mang theo trên đường đi sứ, sách Độc thư kí, Thi kinh luận chú của Tần Triều Vu…
Chủ đề giao lưu học thuật xoay quanh nhiều nội dung vừa phong phú vừa cụ thể. Một là trao đổi về một số vấn đề về triết học như: phạm trù Tính – Lí, phạm trù quy luật tất yếu (lí) và xu thế khách quan (thế) trong triết học lịch sử. Hai là trao đổi nghiên cứu về các vấn đề kinh học. Trong đó các vị đã bàn đến Kinh Thi, bày tỏ quan điểm về Mao thi tự và chú thích của Chu Hy, so sánh học thuyết của Chu Tử và Lục Cửu Uyên… Cả hai bên đều đưa ra nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Lê Quý Đôn khẳng định đề cao và tin cậy vào Mao Thi và các chú sớ đời Hán xác thực và gần gũi với cổ nhân. Còn Tần Triều Vu ca ngợi các chú giải đời Tống, trước hết là Tập chú của Chu Hy. Xu hướng nghiên cứu luận đàm về kinh học này chiếm vị trí chủ đạo,
phổ biến và thịnh hành nhất trong trào lưu Thực học đương thời. Ba là trao đổi hỏi han về chế độ triều chính, khoa cử nước ta. Bốn là trao đổi về văn hiến phong tục An Nam. Nhiều quan lại Trung Quốc trong đó có Chu Bội Liên cho rằng nước An Nam đến thời Giải Tấn mới có văn hóa. Lê Quý Đôn đã viết trình văn phân tích, khảo biện và khẳng định về nền văn hiến lâu đời của dân tộc. Lại thêm khi Chu Bội Liên hỏi về thuyết từ thời cổ đại còi Việt Thường đã cống chim trĩ cho nhà Chu, Lê Quý Đôn vừa mềm dẻo vừa thẳng thắn bác bỏ. Quả thực ―Lê Quý Đôn đã có thái độ rất trân trọng đối với văn hóa dân tộc và với một lòng tự hào đúng mực, ông đã góp phần khẳng đinh và đề cao truyền thống ―ngàn năm văn hiến‖ của đất nước, qua việc trước thư lập ngôn cũng như qua việc giao thiệp đàm luận với các quan chức Nho sĩ phương Băc‖. (Đinh Gia Khánh, Tổng tập văn học Viêt Nam, tập 14, 2000, tr.37). Năm là trao đổi về trao đổi về lịch sử địa lí tên gọi và diên cách cương vực Việt – Trung từ thời Tần Hán trở lại đây. Lê Quý Đôn và Chu Bội Liên trực tiếp tọa đàm sôi nổi về vấn đề này, nhưng dường như vẫn chưa đủ, mấy hôm sau, Lê Quý Đôn gửi trình văn với thái độ khiêm tốn và cầu thị, thao tác khảo chứng rò ràng, phân tích trao đổi với Chu Bội Liên về lịch sử cương vực Việt – Trung qua các đời. Những thông tin trao đổi khoa học và đậm tính học thuật đó đã phản ánh mối quan tâm về địa lí biên cương của hai vị nói riêng và xu hướng khảo chứng địa lí quan trọng và thành tựu trong trào lưu Thực học bấy giờ. Nhìn chung những nội dung trao đổi học thuật của Sứ thần nước ta với quan lại Trung Quốc trong chuyến đi sứ nằm chung trong các lĩnh vực học thuật chủ yếu của trường phái Thực học đương thời, phần nào phản ánh không khí tình hình học thuật thời Càn Long Trung Quốc nói riêng và hoạt động trao đổi học thuật giữa Sứ thần Việt Nam và quan lại Trung Quốc đương thời nói chung. Chuyến đi sứ sang Thanh của phái đoàn Trần Huy Mật, Lê Quý Đôn và Trịnh Xuân Thụ thực sự là chuyến đi sứ ―mang đậm tính học thuật‖ so với các đoàn sứ trước và sau đó, điển hình cho quan hệ giao lưu văn hóa học thuật Việt – Trung thế kỉ XVIII. Đi sứ trở thành một trong con đường giao lưu học thuật chính thống khiến các Sứ thần nước ta tiếp xúc tiếp cận với học thuật đương đại Trung Quốc đồng thời khiến các quan lại nhân sĩ Trung Quốc trân trọng và hiểu rò hơn về lịch sử địa lý và văn hiến học thuật Việt Nam, tăng cường hoạt động tiếp xúc giao lưu văn hóa học thuật Việt – Trung và khu vực, thúc đẩy học thuật các nước phát triển./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bùi Duy Tân (2007), Nguyễn Tông Quai [1693-1767] đường đi sứ-đường thơ (Người khai sáng dòng ca Nôm sứ trình), Tạp chí Hán Nôm, số 2 (81), tr3-10
2. Bùi Hạnh Cẩn (1985), Lê Quý Đôn truyện lịch sử, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 241tr.
3. Chu Xuân Giao (1994), Đi tìm căn cứ gốc cho danh xưng của tác giả “Sứ hoa tùng vịnh” Khuê hay Quai, Tạp chí Hán Nôm, số 1(18), tr39-42
4. Đàm Chí Từ (2004), Tìm hiểu những cống hiến của người Việt Nam và văn hóa của người Việt Nam đối với văn hóa Hán qua tư liệu Hán Nôm và sử liệu Trung Quốc, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (62), tr.36-43.
5. Đào Duy Anh (2003), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb VHTT, Hà Nội.
6. Đào Phương Bình (1976), Thơ: Tuyển chọn một số bài trong Quế Đường thi tập Lê Quý Đôn, Ty Thông tin Văn hóa Thái Bình, Thái Bình, 110 tr.
7. Đào Phương Chi (1999), Nét riêng của Di sản Hán Nôm trong nền văn hóa chung của khu vực, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (40), tr.92-93.
8. Đinh Công Vĩ (1994), Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 228tr.
9. Đinh Gia Khánh –Bùi Duy Tân – Mai Cao Chương (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ X, nửa đầu thề kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Đỗ Thị Hảo (2001), Hành trình đi sứ qua một số tư liệu Hán Nôm, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (48).
11. Hà Thúc Minh (1998), Lê Quý Đôn nhà tư tưởng Việt Nam, thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 151tr.
12. Hoàng Phương Mai (2009) Lược khảo tư liệu văn kiện ngoại giao gữa Việt Nam và Trung Quốc dưới triều Nguyễn, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (94).
13. Hoàng Thị Thi (2012), Bắc sứ thông lục – giới thiệu, tuyển dịch và chú giải, Khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Hán Nôm, khoa Văn học, trường ĐHKHXH&NV.
14. Hồ Sĩ Vịnh (2008), Giao lưu văn hóa thời hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 140tr.
15. Lê Quý Đôn (1976), Bắc sứ thông lục, Trịnh Ngữ dịch và chú thích, Ngô Thế Long hiệu đính, Bản dịch viết tay lưu hành nội bộ tại Thư viện VNCHN, Kí hiệu Bt.85; Bt.19
16. Lê Quý Đôn (1976), Bắc sứ thông lục, Vũ Đăng Long dịch, Tài liệu dịch đánh máy, lưu hành nội bộ khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV.
17. Lê Quý Đôn (1976), Quế Đường thi tập, Thơ: Tuyển tập một số bài trong Quế Đường thi tập, Đào Phương Bình, tuyển thơ, dịch nghĩa, dịch thơ và chú thích, Ty TTVH Thái Bình, Thái Bình.
18. Lê Quý Đôn (1977), Lê Quý Đôn toàn tập, tập 1, Phủ biên tạp lục, Phạm Trọng Điềm dịch, Nxb KHXH, Hà Nội.
19. Lê Quý Đôn, (1977) Lê Quý Đôn toàn tập, tập 2, Kiến văn tiểu lục Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, Nxb KHXH, Hà Nội.
20. Lê Quý Đôn, (1978) Lê Quý Đôn toàn tập, tập 3, Đại Việt thông sử, Ngô Thế Long dịch, Văn Tân hiệu đính và giới thiệu, Nxb KHXH, Hà Nội
21. Lê Quý Đôn, (1995) Quần thư khảo biện, Trần Văn Quyền dịch và chú giải, Nxb KHXH, Hà Nội.
22. Lý Xuân Chung (1996), Bước đầu tìm hiểu quan hệ bang giao Việt - Hàn trong lịch sử qua các thư tịch Hán văn, Thông báo Hán Nôm học.
23. Lý Xuân Chung (2007), Về văn bản thơ xướng họa giữa Nguyễn Công Hãng (Việt Nam) với Du Tập Nhất, Lý Thế Cấn (Hàn Quốc) trong chuyến đi sứ Trung Quốc năm 1718, Thông báo Hán Nôm học.
24. Lý Xuân Chung (2009), Nghiên cứu, đánh giá thơ văn xướng họa của Sứ thần hai nước Việt Nam – Hàn Quốc, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
25. Mai Văn Hải (2005), Mấy vấn đề giao lưu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 5, tr 45-57.
26. Ngô Đức Thọ - Nguyễn Hữu Mùi – Nguyễn Thúy Nga (1993), Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 -1919, Nxb Văn học, Hà Nội.
27. Ngô Đức Thọ (1997), Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại, Viện Nghiên Cứu Hán Nôm, NXB Văn Hóa, Hà Nội.
28. Ngô Đức Thọ (chủ biên) (1993), Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb. KHXH, Hà Nội.
29. Nguyễn Đức Nhuệ (2009), Cuộc tiếp xúc giữa xứ thần Việt Nam Lưu Đình Chất và Sứ thần Triều Tiên Lý Đẩu Phong đầu thế kỷ XVIII (1613), Tạp chí Hán Nôm số 5 (96), tr 20-24.
30. Nguyễn Hữu Mùi (1986), Tìm hiểu về nghề in của ta qua kho sách Hán Nôm, Tạp chí Hán Nôm số 1, tr.3-45.
31. Nguyễn Kim Sơn (1993) Về một xu hướng Thực học chung trong Nho học vùng Đông Á thế kỷ XVII-XVIII, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Nhật Bản – Việt Nam những vấn đề văn hóa.
32. Nguyễn Kim Sơn (1995), Tư liệu thư tịch cuối thể kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII và khuynh hướng Khảo chứng học, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4 -1995
33. Nguyễn Kim Sơn (1995), Thực học Minh Thanh Trung Quốc và sự phát triển theo xu hướng Thực học trong Nho học Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 2- 1995.
34. Nguyễn Kim Sơn (1995), Về sự tiếp xúc của Lê Quý Đôn với học thuật đời Thanh Trung Quốc thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 3, tr. 59-65.
35. Nguyễn Kim Sơn (1996) Những nhân tố khởi phát khuynh hướng khảo chứng học thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, Thông báo Hán Nôm học..
36. Nguyễn Kim Sơn (1996) Những xu hướng của Nho học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX và sự tác động của nó tới văn học, Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn - Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN
37. Nguyễn Kim Sơn (1998), Những chuyển biến của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Văn học số 8.