mức độ phạm tội ngày một nghiêm trọng phức tạp. Trong thời gian qua, cùng với việc xây dựng chủ trương đường lối chính sách phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Đảng và Nhà nước ta luôn giành sự quan tâm, chăm lo về mọi mặt cho trẻ vị thành niên. Phần lớn các em đáp ứng được mong mỏi của gia đình và xã hội, sống có lý tưởng, không ngừng tu dưỡng về đạo đức, nỗ lực học tập tiếp thu kiến thức nhằm cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên ở độ tuổi chưa thành niên không chịu rèn luyện, sống buông thả, đua đòi dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật.
Chính vì vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giải quyết tội phạm về người chưa thành niên là không phải chỉ đơn giản là xử một vụ án, trừng phạt một tội phạm nào đó, điều quan trọng là phải tìm ra mọi cách để làm giảm bớt những hoạt động phạm pháp và tốt hơn hết là ngăn ngừa đừng để các việc sai trái ấy xảy ra, quán triệt tinh thần đó, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 đã dành nguyên một chương riêng biệt (Chương XXXII) quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên.
Đây là cơ sở pháp lý để áp dụng khi xử lý đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng các quy định này đã nảy sinh nhiều vướng mắc và bất cập. Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự trong việc giải quyết các vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên, chúng tôi thấy, những người tiến hành tố tụng không những phải nắm vững các quy định của pháp luật, tuân thủ chặt chẽ các thủ tục tố tụng đặc biệt này mà còn phải có kiến thức nhất định về đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi chưa thành niên để phục vụ cho công tác xét xử đạt chất lượng cao.
Thanh Hoá là một tỉnh duyên hải Bắc miÒn trung có diện tích đất tự nhiên lớn, điều kiện địa lý có cả đồng bằng, miền núi và trung du, là một
trong những tỉnh có số lượng dân cư lớn. Trong những năm vừa qua hòa chung công cuộc đổi mới hội nhập phát triển của cả nước, tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có những bước phát triển tích cực, nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp được hình thành. Khu vực kinh tế vừa và nhỏ phát triển mạnh, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, diện mạo xã hội có nhiều thay đổi kể cả nông thôn và thành thị. Tuy nhiên mặt trái của nền kinh tế thị trường đã nảy sinh nhiều hành vi phạm tội mới, trong đó tội phạm do người chưa thành niên phạm tội gây ra có những diễn biến hết sức phức tạp, những hành vi trên không chỉ diễn ra ở thành thị mà nó đã lan rộng ra địa bàn vùng sâu vùng xa. Số lượng người chưa thành niên phạm tội năm sau cao hơn năm trước, tính chất mức độ hành vi phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó hoạt động xét xử đối với các tội phạm do người chưa thành niên gây ra còn bộc lộ những bất cập, hạn chế. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc một số vụ án bị tòa án cấp trên sửa hoặc hủy, quyền của người chưa thành niên phạm tội có lúc, có nơi chưa được tôn trọng và bảo vệ, tác dụng giáo dục, phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra bị hạn chế.
Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề áp dụng pháp luật của tòa án nhân dân, áp dụng pháp luật trong xét xử hình sự, nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội… tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá tạo cơ sở lý luận nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong xét xử và góp phần ngăn chặn tình trạng người chưa thành niên phạm tội một cách hiệu quả. Thực trạng ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội ở Thanh Hoá cũng còn không ít những hạn chế yếu kém. Xuất phát từ những lý
do trên và trước những đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, việc nghiên cứu sâu để ADPL xét xử đối với những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nói chung và áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân ở Tỉnh Thanh Hoá nói riêng là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật. Từ những lý do đó tác giả chọn đề tài: "Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá" làm luận văn thạc sỹ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến người chưa thành niên phạm tội và áp dụng pháp luật trong xét xử hình sự, xét xử người chưa thành niên phạm tội đã được một số nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn tiến hành, công bố trong nhiều công trình khoa học. Có một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sĩ, một số giáo trình giảng dạy, bài viết trên tạp chí và một số sách chuyên khảo đã nghiên cứu về vấn đề này.
Cụ thể có những công trình tiêu biểu sau đây:
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – Qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá - 1
- Khái Niệm Áp Dụng Pháp Luật Trong Xét Xử Sơ Thẩm Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Của Tòa Án Nhân Dân
- Đặc Điểm Áp Dụng Pháp Luật Trong Xét Xử Sơ Thẩm Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Của Tòa Án Nhân Dân
- Quy Trình Áp Dụng Pháp Luật Trong Xét Xử Sơ Thẩm Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Của Tòa Án Nhân Dân
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
- Một số sách chuyên khảo và một luận án, luận văn đề cập đến áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng pháp luật của tòa án nhân dân trong xét xử hình sự và áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội:
+ GS.TSKH Đào Trí Úc trong “Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật” đã đi sâu phân tích về áp dụng pháp luật và hoạt động xét xử của tòa án nhân dân.
+ Luận án tiến sỹ Luật học của Lê Xuân Thân về “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, 2004.
+ Luận văn thạc sỹ Luật học của Vũ Thị Thu Quyên về “Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay”, 2003.
+ Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật: “Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước Pháp quyền” do TSKH Lê Cảm và TS Nguyễn Ngọc Chí đồng chủ biên.
- Một số các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành của các tác giả:
+ Đỗ Thị Phượng: Sự cần thiết phải thành lập Tòa án Người chưa thành niên ở Việt Nam; Tạp chí Tòa án nhân dân số 21,22-11/2009.
+ Cao Thị Oanh: Hoàn thiện những quy định về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội; Tạp chí Luật học số 10/2007.
+ Nguyễn Tất Viễn: “Tòa án người chưa thành niên”, Tạp chí Vì trẻ thơ, số chuyên đề, năm 2000.
+ Lê Cảm: “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự", Tạp chí Kiểm sát số 2/2004.
+ Đặng Thanh Nga: “Khía cạnh tâm lý của tội phạm vị thành niên cần được chú ý trong điều tra truy tố và xét xử”, Tạp chí Tâm lý học số 5/2002.
+ Dương Tuyết Miên: “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Luật học số 4/2002.
+ Trần Văn Dũng: “Quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội”, Tạp chí Luật học số 5/2000.
+ Chương Minh Mạnh: “Phân loại tội phạm với việc quy định trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên”, Tạp chí Kiểm sát số 8/2002.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ lý luận chung vấn đề nhà nước và pháp luật về việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội của tòa án nhân dân nói chung và của tòa án nhân dân các cấp ở tỉnh Thanh Hoá nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau
- Những vấn đề lý luận về ADPL nói chung và ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội nói riêng.
- Thực tiễn ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội ở Thanh Hoá.
- Những tồn tại và nguyên nhân phát sinh tồn tại của việc ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội.
- Những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội.
* Về phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở lý luận về ADPL trong hoạt động xét xử luận văn chủ yếu đi sâu nghiên cứu thực tiễn ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội của Ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá từ năm 2009-2014.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Về mục đích:
Mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội; Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo ADPL đúng đắn trong xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay.
Về nhiệm vụ:
- Phân tích cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật và áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử người chưa thành niên phạm tội của tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hoá như xây dựng khái niệm, nêu lên các đặc điểm và làm rò quy trình ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế về ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội của tòa án nhân dân.
- Nêu lên những quan điểm và đề xuất những giải pháp có tính khả thi đảm bảo ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội của tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật: các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường pháp chế trong đấu tranh phòng chống tội phạm, xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhất là quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp trong Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49- NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của Triết học Mác-Lênin, kết hợp các phương pháp: thực tiễn, tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích.
6. Ý nghĩa của luận văn
Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng ADPL trong hoạt động xét xử người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu một số chuyên đề khác, trong việc giảng dạy, học tập liên quan đến hoạt động xét xử nói chung, xét xử người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hoá nói riêng.
Mặt khác nội dung của luận văn có thể sử dụng nhằm xây dựng kỹ năng nghề nghiệp, thao tác nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xét xử trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung luận văn gồm 3 chương.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.1. Khái niệm và đặc điểm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân
1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân
1.1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội
Theo Từ điển tiếng Việt thì khái niệm người chưa thành niên được định nghĩa như sau: "Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân" [28]. Theo quy định tại Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1990 thì "Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn" [15, Điều 1]. Bên cạnh Công ước về quyền trẻ em thì Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14.12.1992 cũng là một văn bản pháp luật quốc tế quan trọng đề cập đến khái niệm "người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi" như là một sự kế thừa của Công ước về Quyền trẻ em. Quy tắc Riát về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên được Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14.12.1990 mặc dù không đưa ra một cách cụ thể về khái niệm người chưa thành niên, song thông qua các quy định cũng giúp chúng ta hiểu người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, do sự phát triển của từng quốc gia khác nhau, nên khái niệm người chưa thành niên ở các quốc gia cũng khác nhau, bên cạnh việc
đưa ra khái niệm này thì Công ước về Quyền trẻ em vẫn còn những điều khoản để ngỏ cho các nước quy định về độ tuổi cho người chưa thành niên, thậm chí ngay trong một quốc gia các văn bản pháp luật cũng quy định không thống nhất về vấn đề này.
Theo pháp luật Việt Nam, từ những kinh nghiệm được thừa nhận trong quá khứ, dựa trên những thành tựu do các ngành khoa học khác mang lại cũng như tiếp thu các văn bản pháp luật quốc tế mà các nhà làm luật đã đưa ra khái niệm về người chưa thành niên, tuỳ theo từng lĩnh vực điều chỉnh của từng ngành luật, như sau: Điều 18 Bộ luật dân sự Việt Nam quy định: "Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên" [23] và Bộ luật lao động Việt Nam cũng quy định: "Người lao động chưa thành niên là người dưới 18 tuổi" [25]. Như vậy, có thể thống nhất một quan điểm là người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Quan niệm này cũng hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em ngày 20.2.1990 mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi, nhưng chỉ những người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội, còn người chưa thành niên dưới 14 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, còn người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm [20, Điều 12].
Vấn đề đặt ra là tại sao pháp luật hình sự lại quy định người chưa đủ 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự và người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm nhất định? Quy định này của Bộ luật hình sự về mặt lý luận có thể hiểu, người chưa đủ 14