Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân – Thực tiễn tại tỉnh Yên Bái - 15

KẾT LUẬN


Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn xác định chức năng, nhiệm vụ của VKSND là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để tác giả tiếp cận, nghiên cứu về vấn đề ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh Yên Bái hiện nay.

Hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân nói chung và của VKSND tỉnh Yên Bái nói riêng đã đạt được những thành tích đáng kể, góp phần ổn định chính trị, bảo vệ tài sản của Nhà nước, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân. Bên cạnh đó, hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các VAHS vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, phần nào chưa kiểm soát được tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp đặt ra.

Để góp phần khắc phục tình trạng trên và bảo đảm chất lượng hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh Yên Bái, tác giả đã sử dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, tổng hợp, so sánh… để đánh giá thực trạng của hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các VAHS tại địa phương. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật của VKSND tỉnh Yên Bái, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cải cách tư pháp hiện nay.

Cụ thể, luận văn tập trung vào các vấn đề sau:

Phân tích làm rò những cơ sở lý luận và quan điểm về về quyền công tố, thực hành quyền công tố của VKSND; ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các VAHS của VKSND. Bên cạnh đó luận văn cũng tập trung phân tích làm rò nội dung, quy trình ADPL, xác định những yếu tố bảo đảm ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các VAHS của VKSND.

Phân tích thực trạng ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các VAHS tại địa phương những năm qua, tác giả phân tích đánh giá những kết

quả đạt được và những mặt còn hạn chế, yếu kém của hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh Yên Bái, nguyên nhân của những kết quả và những tồn tại, hạn chế.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra VAHS của địa phương, tác giả đã đề xuất các phương hướng nhằm nâng cao chất lượng ADPL, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và đưa ra một số giải pháp cơ bản. Đó là những giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật và giải thích pháp luật, hoàn thiện tổ chức đối với ngành Kiểm sát và những giải pháp về bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm sát.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Kết quả đạt được trong luận văn là sự nỗ lực, cố gắng của bản thân; sự giúp đỡ của thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn luận văn này. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu và khả năng của bản thân nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân – Thực tiễn tại tỉnh Yên Bái - 15


1. Bộ Tư pháp (1999), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

2. Lê Cảm (2003), “Những vấn đề về lý luận cấp bách về cải cách tư pháp cần được triển khai nghiên cứu trong khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay”, Kiểm sát (7).

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Sự thật, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Điệp (1996), Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

12. Trần Văn Độ (1999), “Một số vấn đề về quyền công tố”, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ: Những vấn đề lý luận về quyền công tố và việc tổ chức thực hiện quyền công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội.

13. Nguyễn Minh Đức (2012), “Quyền công tố và tổ chức thực hiện quyền công tố trong nhà nước pháp quyền”, Nghiên cứu lập pháp, (3).

14. Đỗ Văn Đương (2004), “Những biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003”, Thông tin khoa học pháp lý, (3).

15. Hoàng Văn Hảo (1999), “Xã hội hóa một số hoạt động của cơ quan tư pháp nhìn từ góc độ dân chủ”, Dân chủ và pháp luật, (8).

16. Lê Thị Tuyết Hoa (2002), Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Học viện Tư pháp (2006), Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (2006), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Hồi và Lê Vương Long (Đồng chủ biên) (2008), Nội dung cơ bản của môn học Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

20. Dương Xuân Khính (2002), “Những yêu cầu và biện pháp để nâng cao trình độ và chất lượng cán bộ của VKSND”, Kiểm sát, (2).

21. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Ngô Quang Liễn (2004), “Vấn đề tăng thẩm quyền cho cơ quan tư pháp cấp huyện trong Bộ luật tố tụng hình sự”, Thông tin khoa học pháp lý, (3).

23. Nguyễn Văn Mạnh (2002), “Đảng lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”, Báo Nhân dân, ngày 16/5.

24. Vũ Mộc (1995), “Về thực hiện quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự, thực tiễn và kiến nghị”, Kỷ yếu đề tài cấp Bộ: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của tố tụng hình sự Việt Nam”, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

25. Khuất Văn Nga (2004), “Những tư tưởng mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003”, Thông tin khoa học pháp lý, (6).

26. Hoàng Phê (2001), Từ điển Tiếng Việt (2001), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

27. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Quốc hội (2003), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Quốc hội (2004), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2013), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Quốc hội (2005), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

32. Quốc hội (2011), Nghị quyết số 06/2011/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

34. Lê Minh Tâm (2002), “Về tư tưởng Nhà nước pháp quyền và khái niệm nhà nước pháp quyền”, Luật học, (6).

35. Trịnh Duy Tám (2005), “Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

36. Lê Hữu Thể (Chủ biên) (2008), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

37. Hà Mạnh Trí (2003), “Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp”, Nhà nước và pháp luật, (1).

38. Hà Mạnh Trí (2003), “Sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự nhằm đấu tranh có hiệu quả với tội phạm. Bảo vệ tốt hơn quyền tự do dân chủ của công dân”, Kiểm sát, (6).

39. Trường Đại học Cảnh sát (1999), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

40. Trường Đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

41. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

42. Lê Minh Tuấn (2004), “Những điểm mới về thẩm quyền và thủ tục tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự”, Thông tin khoa học pháp lý, (3).

43. Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

44. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Hà Nội.

45. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái (2012), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2011, Yên Bái.

46. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái (2013), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2012, Yên Bái.

47. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái (2014), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2013, Yên Bái.

48. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái (2015), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2014, Yên Bái.

49. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái (2016), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2015, Yên Bái.

50. Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Viện Khoa học kiểm sát (Chủ biên) (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Hà Nội.

51. Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Viện Khoa học kiểm sát (Chủ biên) (2006),

Sổ tay kiểm sát viên hình sự, Hà Nội.

52. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2002), “Những vấn đề lý luận về quyền công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay”, Thông tin khoa học pháp lý, (Số chuyên đề).

53. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra vụ án hình sự, Hà Nội.

54. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Quyết định 379/QĐ-VKSTC ngày 13/7/2012 về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

55. Viện Kiểm sát tối cao -Bộ Công an - Bộ Quốc phòng (2005), Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 7/9, về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội.

56. Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1994), Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

57. Viện trưởng VKSND tối cao (2013), Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, Hà Nội.

58. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí