Số Ngân Hàng Trong Mẫu Nghiên Cứu Giai Đoạn 2009 – 2019


Bảng 3.7: Quy trình kiểm định giả thuyết H2

RQ2: Thâm nhập của NHNNg ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của các

NHTM Việt Nam?


Giả thuyết


Mô hình

Phương pháp

ước tính

Hệ số hồi

quy

Dấu kỳ vọng


H2: Thâm nhập của NHNNg làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt

Nam.

Phương pháp chỉ số tài chính, Mô hình 3.4

FOLS DOLS

hoặc PLS FEM

REM


β


-

Phương pháp DEA, Mô

hình 3.6





Hồi quy Tobit


β


-

Nguồn: Tác giả tổng hợp.





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các NHTM Việt Nam - 14


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu dùng để kiểm định 2 giả thuyết nghiên cứu được phát triển trong Chương 2 liên quan đến 2 câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra trong Chương 1, và quy trình phân tích dữ liệu bảng.

Về phương pháp nghiên cứu, Mục 3.1 và Mục 3.2 đã xác định các mô hình nghiên cứu cho RQ1, RQ2. Mô hình Panzar - Rosse với biến tương tác được sử dụng để kiểm định giả thuyết H1 liên quan đến RQ1. Nghiên cứu thực hiện phân tích 2 bước: (i) xác định hiệu quả của các NHTM Việt Nam bằng phương pháp chỉ số tài chính và phương pháp DEA; (ii) các chỉ số đo lường hiệu quả của các NHTM Việt Nam được hồi quy với các biến thâm nhập của NHNNg để kiểm định giả thuyết H2 liên quan đến RQ2.


Chương này cũng thảo luận quy trình phân tích dữ liệu bảng với bước đầu tiên là việc kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu bảng. Nếu chuỗi dừng bậc 1 tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp thì nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp hồi quy FOLS, DOLS để phân tích. Trường hợp chuỗi dữ liệu bảng dừng bậc gốc và trường hợp chuỗi dữ liệu bảng dừng bậc 1 không tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp thì nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng tĩnh tuyến tính như PLS, FEM, REM để phân tích. Ngoài ra, để đảm bảo tính hiệu quả của các ước lượng, nghiên cứu thực hiện kiểm định các giả định của mô hình.

Chương tiếp theo sẽ trình bày mô tả dữ liệu nghiên cứu và kết quả phân tích hồi quy các mô hình nghiên cứu.


CHƯƠNG 4


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


Chương 3 đã xác định mô hình nghiên cứu, phương pháp ước tính, cũng như việc lựa chọn và đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu để kiểm định các giả thuyết liên quan đến 2 câu hỏi nghiên cứu đã được phát triển trong Chương 2. Chương này thực hiện mô tả dữ liệu nghiên cứu và trình bày kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến 2 câu hỏi nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu.


4.1. TỔNG QUAN MẪU DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU


Nguồn dữ liệu được dùng trong nghiên cứu này được lấy từ nguồn Orbis Bank Focus do Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cung cấp, báo cáo thường niên của SBV, và cơ sở dữ liệu về Chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới (WDI). Giai đoạn nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2019. Bảng 4.1 trình bày số lượng ngân hàng trong mẫu dữ liệu nghiên cứu.


Bảng 4.1: Các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu

STT

Ký hiệu

Ngân hàng

Ngân hàng trong nước

1

ABB

NHTMCP An Bình

2

ACB

NHTMCP Á Châu


3

AGR

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt

Nam

4

BAB

NHTMCP Bắc Á

5

BAN

NHTMCP Bản Việt

6

BID

NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

7

BVB

NHTMCP Bảo Việt

8

CTG

NHTMCP Công thương Việt Nam


Bảng 4.1: Các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu (tiếp theo)

STT

Ký hiệu

Ngân hàng

Ngân hàng trong nước

9

EAB

NHTMCP Đông Á

10

EIB

NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

11

HDB

NHTMCP Phát triển TP. HCM

12

KLB

NHTMCP Kiên Long

13

LVP

NHTMCP Bưu điện Liên Việt

14

MBB

NHTMCP Quân đội

15

MSB

NHTMCP Hàng hải

16

NAB

NHTMCP Nam Á

17

NAV

NHTMCP Quốc dân

18

OCB

NHTMCP Phương Đông

19

OEB

NHTMCP Đại Dương

20

PGB

NHTMCP Xăng dầu Petrolimex

21

SCB

NHTMCP Sài Gòn

22

SEA

NHTMCP Đông Nam Á

23

SGB

NHTMCP Sài Gòn công thương

24

SHB

NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội

25

STB

NHTMCP Sài Gòn thương tín

26

TCB

NHTMCP Kỹ thương Việt Nam

27

TPB

NHTMCP Tiên phong

28

VCB

NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

29

VIB

NHTMCP Quốc tế Việt Nam

30

VPB

NHTMCP Việt Nam thịnh vượng

Ngân hàng nước ngoài

1

ANZ

Ngân hàng TNHH Australia và New Zealand

2

CIB

Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam


Bảng 4.1: Các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu (tiếp theo)

STT

Ký hiệu

Ngân hàng

Ngân hàng nước ngoài

3

HLB

Ngân hàng TNHH Hong Leong Việt Nam

4

HSB

Ngân hàng TNHH HSBC Việt Nam

5

INB

Ngân hàng liên doanh Indovina

6

SCV

Ngân hàng TNHH Standard Characted

7

SHI

Ngân hàng TNHH Shinhan Việt Nam

8

SHV

Ngân hàng liên doanh Shinha Viet Nam

9

VID

Ngân hàng TNHH MTV Public Việt Nam

10

VRB

Ngân hàng liên doanh Việt Nga

11

VSB

Ngân hàng liên doanh Việt Thái

12

WOB

Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp.


Mẫu dữ liệu có 42 ngân hàng bao gồm 30 ngân hàng trong nước và 12 NHNNg. Trong giai đoạn nghiên cứu 2009 – 2019, do có một số ngân hàng mới được thành lập và hợp nhất hoặc do khuyết số liệu trong bộ dữ liệu Orbis Bank Focus nên dữ liệu được dùng trong nghiên cứu này là dữ liệu bảng không cân bằng. Số lượng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ở từng năm và thời gian nghiên cứu thể hiện chi tiết trong Bảng

4.2 và Bảng 4.3.


Bảng 4.2: Số ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2019


Năm


Số ngân hàng


Trong nước

Nước ngoài

Tổng số

2009

29

8

37

2010

28

9

37

2011

29

8

37

2012

30

8

38

2013

30

8

38


Bảng 4.2: Số ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2019 (tiếp theo)

Năm


Số ngân hàng


Trong nước

Nước ngoài

Tổng số

2014

29

9

38

2015

27

9

36

2016

28

10

38

2017

28

10

38

2018

29

10

39

2019

28

10

38

Nguồn: Tác giả tổng hợp.




Từ năm 2009 đến năm 2019, số lượng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu dao động từ 36 đến 39 ngân hàng. Năm 2018 có số lượng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu nhiều nhất với 39 ngân hàng, và năm 2015 có số lượng ngân hàng trong mẫu ít nhất với 36 ngân hàng. Trong đó, số lượng ngân hàng trong nước dao động từ 27 đến 30 ngân hàng, số lượng NHNNg dao động từ 8 đến 10 ngân hàng. Số lượng NHNNg trong mẫu không có năm nào đạt số lượng 12 ngân hàng là do các ngân hàng liên doanh giảm từ 5 ngân hàng năm 2009 xuống còn 2 ngân hàng năm 2016. Các ngân hàng 100% mới thành lập bị khuyết số liệu trong bộ dữ liệu Orbis Bank Focus.


Bảng 4.3: Chi tiết thời gian nghiên cứu giai đoạn 2009 - 2019

STT

Ngân hàng

Thời gian nghiên cứu

Ngân hàng trong nước

1

ABB

2009 -2019

2

ACB

2009 - 2019

3

AGR

2009 - 2019

4

BAB

2009 - 2019

5

BAN

2009 – 2014, 2018 - 2019

6

BID

2009 - 2019


Bảng 4.3: Chi tiết thời gian nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2019 (tiếp theo)

STT

Ngân hàng

Thời gian nghiên cứu

Ngân hàng trong nước

7

BVB

2009 - 2019

8

CTG

2009 - 2019

9

EAB

2009 - 2015

10

EIB

2009 - 2019

11

HDB

2009 - 2019

12

KLB

2011 - 2019

13

LVP

2009 - 2019

14

MBB

2009 - 2019

15

MSB

2009 - 2019

16

NAB

2009 - 2019

17

NAV

2009 - 2019

18

OCB

2009 – 2014, 2016- 2019

19

OEB

2009 – 2013, 2015 - 2018

20

PGB

2009 - 2019

21

SCB

2009 – 2010, 2012 - 2019

22

SEA

2009 – 2014, 2016 -2019

23

SGB

2009 - 2019

24

SHB

2009 – 2019

25

STB

2009 - 2019

26

TCB

2009 - 2019

27

TPB

2009 - 2019

28

VCB

2009 - 2019

29

VIB

2009 – 2019

30

VPB

2009 - 2019

Ngân hàng nước ngoài

1

ANZ

2010 - 2019


Bảng 4.3: Chi tiết thời gian nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2019 (tiếp theo)

STT

Ngân hàng

Thời gian nghiên cứu

Ngân hàng nước ngoài

2

CIB

2016 - 2019

3

HLB

2009 – 2019

4

HSB

2009 - 2019

5

INB

2009 – 2019

6

SCV

2009 - 2019

7

SHI

2009 – 2019

8

SHV

2009 - 2010

9

VID

2009 – 2019

10

VRB

2014 - 2019

11

VSB

2009 - 2016

12

WOB

2017 - 2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp.


Nguồn dữ liệu dùng để đo lường các biến trong các mô hình nghiên cứu được thể hiện chi tiết ở Bảng 4.4, cụ thể như sau:

Thứ nhất, dữ liệu bảng sử dụng trong Mô hình 3.2 bao gồm thu nhập của ngân hàng (R); tỷ lệ chi phí lãi trên tổng vốn huy động (w1); tỷ lệ chi phí nhân viên trên tổng tài sản ngân hàng (w2); tỷ lệ chi phí khác trên tổng tài sản ngân hàng (w3); tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản ngân hàng (LO); tổng tài sản của ngân hàng (AS) được thu thập từ nguồn Orbis Bank Focus. Các biến tương tác trong mô hình gồm biến tương tác giữa tỷ lệ chi phí lãi trên tổng vốn huy động của ngân hàng với biến giả theo tính chất sở hữu (w1*D), biến tương tác giữa tỷ lệ chi phí nhân viên trên tổng tài sản của ngân hàng với biến giả theo tính chất sở hữu (w2*D), biến tương tác giữa tỷ lệ chi phí khác trên tổng tài sản của ngân hàng với biến giả theo tính chất sở hữu (w3*D), biến tương tác giữa tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng với biến giả theo tính chất sở hữu (LO*D), biến tương tác giữa tổng tài sản của ngân hàng với biến giả theo tính chất sở hữu (AS*D) do tác giả tính toán.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí