Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống trong công việc đến sự hài lòng và kết quả công việc của các nhân viên ngân hàng tại Bình Dương - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 2.1. Mối quan hệ giữa QWL, sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc của R.Gayathiri và Lalitha Ramakrishnan (2013) 27

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của Sirgy và cộng sự (2001) 28

Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2011) 29

Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Totawar và cộng sự (2014) 29

Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Mui và cộng sự (2014) 30

Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Lee và cộng sự (2015) 31

Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu 32

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 35

Hình 4.1. Kết quả hệ số mô hình hồi quy 62


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU.

1.1 Lý do chọn đề tài.

Các nghiên cứu gần đây cho rằng yếu tố quyết định đến kết quả công việc của nhân viên ngoài năng lực chuyên môn thì chất lượng cuộc sống trong công việc cũng được xem là yếu tố quan trọng tác động đến kết quả công việc của nhân viên (Gorden, 1987). Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống trong công việc của nhân viên đến sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc ngày càng trở nên quan trọng để từ đó tìm ra mức độ ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống trong công việc đến sự hài lòng và kết quả công việc và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng và kết quả công việc.

Nhân viên là một phần của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng cũng là một tài sản quý giá của tổ chức. Các doanh nghiệp đang có xu hướng đầu tư vào nguồn nhân lực để có được lợi thế cạnh tranh và hiệu quả cao hơn (Trần Kim Dung, 2005). Nghiên cứu phương pháp quản trị nguồn nhân lực mới là một trong những phương pháp để cải thiện hiệu quả và giúp tổ chức phát triển bền vững (Luthans et al., 2008). Trong đó, mỗi nhân viên sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức. Nếu sự hài lòng và kết quả công việc của nhân viên thấp thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của tổ chức (Trần Kim Dung, 2005). Vì vậy, các doanh nghiệp cần nâng cao hài lòng với công việc và kết quả công việc của nhân viên để tạo ra một lực lượng làm việc hiệu quả hơn.

Trong việc phát triển nguồn nhân lực, nhân viên đóng vai trò quan trọng, tạo động lực cho nhân viên đóng góp khả năng và kiến thức tốt nhất trong công việc từ lâu đã là một lĩnh vực thu hút nhiều nhà nghiên cứu (Walton, 1975; Davis, 1983; Trân Kim Dung, 2005; Luthans et al., 2008). Họ cho rằng nếu ban quản lý muốn phát triển một lực lượng lao động trung thành và tận tâm, thì cần xây dựng một chính sách rò ràng. Chương trình phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả là rất cần thiết đối với sự thay đổi và phát triển tổ chức, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi trường toàn cầu (Trần Kim Dung, 2005).


Ngày nay, việc sử dụng các phần mềm được áp dụng để giảm sự phụ thuộc vào lao động và giảm chi phí từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh chi phí. Kết quả là, công nhân phải đối mặt với áp lực về khối lượng công việc, căng thẳng tăng lên để đáp ứng các mục tiêu và thời hạn, kiểm soát chặt chẽ hơn, ít tự chủ hơn và ít được đảm bảo an toàn nghề nghiệp hơn. Sự xuất hiện của các công nghệ cao và việc sử dụng kiến thức trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, đã hỗ trợ các nhà nghiên cứu tìm ra cách để nâng cao các điều kiện cuộc sống làm việc. Theo Walton (1975), nâng cao chất lượng sống là một phương pháp hiệu quả để duy trì nguồn nhân lực và tạo môi trường làm việc tốt từ đó phát huy khả năng làm việc và nâng cao kết quả công việc. Theo Sirgy et al. (2001), QWL là sự hài lòng hoàn toàn của nhân viên đến các nhu cầu trong tổ chức. Các chương trình QWL sẽ nâng cao động lực làm việc, kết quả công việc của nhân viên, trung thành với tổ chức, đạo đức kinh doanh (Lee, 2015; Leopold, 2005; Sirgy, 2001). Chính vì vậy, tổ chức cần nên tập trung nâng cao QWL để tạo ra môi trường làm việc có hiệu quả làm việc cao.

Theo Wyatt và Wah (2001), mức độ chất lượng cuộc sống công việc khu vực Đông Nam Á thấp hơn châu Âu và châu Mỹ. Điều này lý giải là do còn ít nghiên cứu về QWL trong khu vực này. Những nhà quản trị công ty tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, hạn chế sử dụng các chương trình QWL để nâng cao thỏa mãn với công việc và kết quả công việc của nhân viên.

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh tiền tệ trong lĩnh vực tài chính. Các công việc tại ngân hàng thường tương đối căng thẳng, chứa đựng nhiều rủi ro. Để làm việc trong môi trường này nhân viên cần có cả kỹ năng chuyên môn cao cũng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tốt. Do đặc thù kinh doanh tiền tệ nên công việc đòi hỏi sự cẩn trọng và đức tính trung thực, một sự sai sót nhỏ cũng có những ảnh hưởng rất to lớn. Các nhân viên đáp ứng được các yêu cầu trên được các ngân hàng rất coi trọng và đánh giá cao. Mosharraf (2000) đã phân tích các yếu tố sự an toàn của nơi làm việc, tính chất công việc, sự quan tâm của giám sát, sự căng thẳng của công việc, việc tiếp cận thông tin và phúc lợi để đo QWL trong các ngân hàng. Trong bối cảnh hội nhập và tính cạnh tranh của các ngân


hàng ngày càng tăng cao việc nâng cao kết quả công việc và tạo được sự hài lòng để nhân viên gắn bó và cống hiến cho ngân hàng là rất quan trọng. Vì vậy việc xác định mức độ ảnh hưởng của QWL đến sự hài lòng và kết quả công việc của nhân viên ngân hàng là điều rất cần thiết.

Tỉnh Bình Dương với hơn 40 chi nhánh của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước đang hoạt động nên mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng là rất cao. Hiện tượng nhân viên giỏi tại các ngân hàng thương mại cổ phẩn nhỏ bị các ngân hàng lớn lôi kéo đang diễn ra ngày càng phổ biến. Chuyện này là do các ngân hàng lớn, có thương hiệu có những chính sách về lương bổng phúc lợi cao cùng điều kiện làm việc tốt. Một vấn đề khác cũng làm các nhà quản lý ngân hàng phải suy nghĩ là việc cải thiện hiệu suất của nhân viên để đáp ứng được áp lực chỉ tiêu ngày càng tăng. Một trong các giải pháp đang được các nhà quản trị ngân hàng ở Bình Dương áp dụng là việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên thông qua các chương trình như tăng phúc lợi, giảm việc làm thêm ngoài giờ, nâng cấp các chi nhánh

…Những giải pháp đã được tiến hành nhưng chưa được nghiên cứu và đánh giá một cách cụ thể.

Chính vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống trong công việc đến sự hài lòng và kết quả công việc của các nhân viên ngân hàng tại Bình Dương”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.

o Xác định mức độ tác động của các thành phần của chất lượng sống trong công việc đến sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc của các nhân viên ngân hàng.

o Xác định mức độ tác động của sự hài lòng trong công việc đến kết quả công việc của các nhân viên ngân hàng.

o Đưa ra một số hàm ý quản trị từ kết quả nghiên cứu nhằm gia tăng sự hài lòng và kết quả công việc của nhân viên ngân hàng.


1.3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng cuộc sống trong công việc, kết quả công việc, sự hài lòng trong công việc, ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống trong công việc đến sự hài lòng và kết quả công việc.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở các ngân hàng tại Bình Dương. Đối tượng khảo sát là các nhân viên ngân hàng bao gồm những nhân viên làm việc tại các bộ phận tín dụng, giao dịch, kế toán, hành chính, công nghệ thông tin, thẩm định, hỗ trợ tại các chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn Bình Dương.

Giới hạn nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và kinh phí, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu và khảo sát các nhân viên ngân hàng tại các ngân hàng Vietcombank, Viettinbank, SHB, PGbank, Shinhanbank, VietA bank, Lienviet bank, trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu trước để xây dựng thang đo phù hợp. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn.

Nghiên cứu sơ bộ: Toàn bộ nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Bình Dương nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện bảng khảo sát. Nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính với 10 nhân viên ngân hàng để bổ sung thang đo, điều chỉnh thuật ngữ thang đo và nghiên cứu sơ bộ với mẫu 52 nhân viên ngân hàng tại nơi học viên làm việc để đánh giá thang đo sơ bộ.

Nghiên cứu chính thức: Được thực hiện trên địa bàn Bình Dương bằng phương pháp định lượng và thông qua bảng câu hỏi khảo sát với kích thước mẫu 235 nhân viên ngân hàng để kiểm định mô hình lý thuyết. Dữ liệu thu thập được phân tích thông qua công cụ SPSS 20.0.

Thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Việc kiểm định các giả thuyết thông qua phân tích tương quan, hồi quy dựa trên kết quả xử lý số liệu thống kê SPSS.


1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu.

o Xác định mức độ tác động của các thành phần QWL đối với sự hài lòng và kết quả công việc của các nhân viên ngân hàng.

o Luận văn góp phần xác định các nhân tố của chất lượng cuộc sống trong công việc có tác động tích cực lên sự hài lòng của nhân viên từ tác động lên kết quả công việc. Từ đó giúp các nhà quản lý ngân hàng đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao kết quả công việc cho nhân viên của mình.

o Đồng thời các nhân viên ngân hàng cũng hiểu rò hơn về các thành phần của chất lượng cuộc sống và tầm quan trọng của nó. Để từ đó chia sẻ, đóng góp giúp các nhà quản trị xây dựng các chương trình, chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện năng xuất làm việc.

1.6 Kết cấu của nghiên cứu.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:

o Chương 1. Giới thiệu tổng quan về lý do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.

o Chương 2. Trình bày cơ sở lý thuyết về chất lượng sống trong công việc, sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc. Từ đó, xây dựng mô hình và các giả thuyết cho nghiên cứu.

o Chương 3. Giới thiệu phương pháp thực hiện và kết quả nghiên cứu định tính. Phương pháp thực hiện nghiên cứu định lượng, phương pháp chọn mẫu và phương pháp xác định kích thước mẫu.

o Chương 4. Trình bày kết quả nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.

Chương 5. Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, các đóng góp và hàm ý cho các nhà quản trị, cũng như các hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.

Chương 2 sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương hai chia thành hai phần chính. Phần đầu làm rò khái niệm của 3 biến chính là chất lượng sống trong công việc, sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc, các lập luận để chọn thang đo cho các khái niệm. Phần tiếp theo trình bày mối liên hệ giữa các khái niệm và các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm.

2.1 Chất lượng cuộc sống trong công việc.

2.1.1 Chất lượng cuộc sống.

Chất lượng sống là một khái niệm đa hướng và phức tạp được hiểu và đo lường theo nhiều cách khác nhau (Taylor, 2003)

Theo tổ chức y tế thế giới về chất luợng cuộc sống (WHOQOL Group, 1995), chất lượng sống là nhận thức của cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống trong bối cảnh của các hệ thống văn hóa và giá trị nơi họ sinh sống, có liên quan đến mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và mối quan tâm của họ. Đó là một khái niệm rộng bị ảnh hưởng một cách phức tạp bởi sức khỏe thể chất con người, trạng thái tâm lý, mức độ độc lập, các mối quan hệ xã hội và tương tác với môi trường. Cũng theo WHOQOL Group (1998) chất lượng sống là một trạng thái tâm lý và được đánh giá chủ quan bởi cá nhân tùy theo bối cảnh văn hóa, xã hội và môi trường mà họ sinh sống.

Tác giả McDowell và cộng sự (1996) được trích trong Abdel-Khalek (2010) cho rằng chất lượng sống là chỉ số vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Trong đó, tính khách quan thể hiện ở sự giàu có của cá nhân, tài sản cá nhân, mức độ an toàn, cơ hội và tình trạng sức khỏe. Tính chủ quan là sự đánh giá của cá nhân về thành quả mà họ nhận được so với kỳ vọng đặt ra. Nó là sự thỏa mãn toàn diện của cá nhân cả về vật chất lẫn tinh thần (Chubon, 1995).

Chất lượng sống được phản ảnh thông qua nhận thức của mỗi con người về cuộc sống của họ (Rahmqvist, 2001). Nó được định nghĩa là mức độ thỏa mãn toàn diện


của con người về cuộc sống của họ (Vaez và cộng sự, 2004). Do đó, có thể hiểu chất lượng sống phản ánh một khía cạnh của sự hạnh phúc và nó tạo ra sức khỏe tinh thần, giúp mỗi cá nhân đạt được thành công trong các mối quan hệ xã hội và mục tiêu đề ra (Ghamari và cộng sự, 2013).

Chất lượng sống có bốn thành phần: Sự hài lòng cuộc sống, lòng tự trọng, sức khỏe, hoạt động chức năng (Andrews và Withey, 1976). Trong đó, sự hài lòng cuộc sống là sự đánh giá tổng quát về chất lượng cuộc sống của một cá nhân ở các khía cạnh như gia đình, bạn bè, tôn giáo, học tập và công việc (Diener và cộng sự, 1999). Cũng theo Andrews và Withey (1976), chất lượng sống thể hiện ở hai mặt là nhận thức và cảm giác. Về mặt nhận thức, đề cập đến sự thỏa mãn cuộc sống của cá nhân có liên quan đến sự đo lường chênh lệch giữa thành quả đạt được so với kỳ vọng đặt ra, giữa cái đạt được và cái đánh đổi. Về mặt cảm giác đề cập đến cảm xúc và tâm trạng của cá nhân.

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các niềm chất lượng sống



STT

Các khía cạnh khái niệm của chất lượng sống

Tác giả

Andrews và Withey

(1976)

WHOQOL

Group (1995,

1998)


Chubon (1995)

McDowell và cộng sự (1996)

Diener và cộng sự (1999)

Vaez và cộng sự (2004)

Ghamari và cộng sự

(2013)


1

Trạng thái tâm lý hoặc là nhận thức, cảm giác của con

người


X


X


X


X


X


X



2

Gắn với mục tiêu, kỳ vọng trong

cuộc sống


X


X


X


X



X


X

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống trong công việc đến sự hài lòng và kết quả công việc của các nhân viên ngân hàng tại Bình Dương - 2

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí