BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LƯƠNG MINH KHOA
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
Chuyên ngành : KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM VĂN NĂNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt - 2
- Vai Trò Của Xếp Hạng Tín Dụng Trong Quản Trị Rủi Ro
- Mô Hình Điểm Số Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Edward I. Altman
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT” là kết quả học tập và công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là chính xác và trung thực. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này.
Đề tài có sử dụng một số dữ liệu, thông tin nhạy cảm của các ngân hàng thương mại trong nước, kính mong các tổ chức tín dụng có liên quan thông cảm và hỗ trợ để đề tài được hoàn thành
Lương Minh Khoa
LỜI CẢM ƠN
Việc theo đuổi và đạt được những thành quả trên con đường học vấn là ước mơ của rất nhiều người. Đối với bản thân tôi, quá trình học tập đại học và sau đại học tại Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi tiếp thu được rất nhiều tri thức và thành tựu kinh tế của thế giới. Từ đó, tôi có thể mở rộng được nhận thức, thế giới quan và nhân sinh quan của mình, giúp cuộc sống của tôi được trải rộng và đầy cảm nhận hơn. Tôi chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô của Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, những người đã giúp tôi viết tiếp ước mơ cuộc sống.
Luận văn này được thực hiện và hoàn thành nhờ có sự hướng dẫn tận tâm và đầy trách nhiệm của người Thầy hướng dẫn. Tôi rất kính trọng và chân thành cảm ơn đến PGS. TS. Phạm Văn Năng – Nguyên Hiệu trưởng – Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tôi cũng xin cảm ơn đến anh Lê Vĩnh Khương, em Võ Trần Nhật Linh và anh Lê Tất Thành, quản trị viên trang web www.rating.com.vn, là những người đã cung cấp tài liệu giúp tôi thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, để tri ân những người đóng góp thầm lặng trong cuộc sống, tôi cảm ơn đến mẹ và vợ, những người luôn bên cạnh, động viên và hỗ trợ để tôi có thể thực hiện tiếp ước mơ của mình.
Một lần nữa, tôi trân trọng và cảm ơn đến tất cả mọi người!
LƯƠNG MINH KHOA
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………01
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ………………………………………………02
3. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu …………………….04
4. Cấu trúc luận văn……………………………………………………………….06
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài …………………………………………………06
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NHTM
1.1 Tổng quan về xếp hạng tín dụng …………………………………………..07
1.1.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng ……………………………………………….07
1.1.2 Đối tượng của xếp hạng tín dụng ………………………………………….07
1.1.3 Tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng ………………………………….09
1.1.3.1 Rủi ro tín dụng…………………………………………………………………..09
1.1.3.2 Thiệt hại từ rủi ro tín dụng…………………………………………………..10
1.1.3.3 Vai trò của xếp hạng tín dụng trong quản trị rủi ro…………………..11
1.1.4 Nguyên tắc xếp hạng tín dụng………………………………………………11
1.1.5 Mô hình xếp hạng tín dụng …………………………………………………12
1.1.6 Phương pháp xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số ……………12
1.1.7 Quy trình xếp hạng tín dụng. ……………………………………………….13
1.2 Một số nghiên cứu và kinh nghiệm về XHTD trên thế giới……….13
1.2.1 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của S&P, Moody’s và Fitch ………..14
1.2.2 Mô hình điểm số tín dụng DN của Edward I. Altman ………………16
1.2.3 Sự tương đồng giữa mô hình điểm số tín dụng của Edward I. Altman và xếp hạng tín nhiệm của Standard & Poor………………..20
1.3 Kinh nghiệm XHTD của một số NHTM tại Việt Nam……………..21
1.3.1 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của CIC …………………………………..21
1.3.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietinbank…………………………. .21
1.3.3 Hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank ……………………… .22
1.3.4 Hệ thống xếp hạng tín dụng của ACB…………………………………. .25
1.3.5 Bài học kinh nghiệm XHTD cho LienVietPostBank ……………… 27
1.4 Ý nghĩa của việc hoàn thiện hệ thống XHTD KHDN đối với
các NHTM………………………………………………………………………. 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHDN CỦA LIENVIETPOSTBANK
2.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank ……..30
2.2 Chính sách tín dụng của LienVietPostBank ……………………………31
2.3 Nguyên tắc chấm điểm và sử dụng kết quả XHTD…………………..32
2.4 Mô hình tính điểm XHTD KHDN của LienVietPostBank…………33
2.4.1 Mô hình chấm điểm XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh của LienVietPostBank………………………………………………………………34
2.4.2 Tổng hợp XHTD doanh nghiệp định kỳ tại hội sở của LienVietPostBank………………………………………………………………39
2.5 Nghiên cứu một số tình huống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của LienVietPostBank …………………………………….39
2.5.1 Nghiên cứu trường hợp thứ nhất: Doanh nghiệp đã được xếp loại A nhưng có xu hướng phát sinh nợ quá hạn ……………………..40
2.5.2 Nghiên cứu trường hợp thứ hai: Doanh nghiệp được xếp loại BBB và đã phát sinh nợ quá hạn. ………………………………………….43
2.6 Đánh giá hệ thống XHTD nội bộ KHDN của LienVietPostBank .46
2.6.1 Những kết quả đạt được………………………………………………………47
2.6.2 Những hạn chế tồn tại cần khắc phục…………………………………….48
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA LIENVIETPOSTBANK
3.1 Mục tiêu của việc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của LienVietPostBank……………………………..52
3.2 Đề xuất sửa đổi bổ sung mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của LienVietPostBank…………………….53
3.2.1 Hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp……………………………………………………………..53
3.2.2 Đề xuất sửa đổi bổ sung mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của LienVietPostBank …………………………………….55
3.3 Kiểm chứng mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của LienVietPostBank sau điều chỉnh …………………………68
3.4 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTD KHDN tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. ………………………………………….74
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………..78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC I: TIÊU CHUẨN TÍNH ĐIỂM XHTD DOANH NGHIỆP CỦA LIENVIETPOSTBANK
PHỤ LỤC II: KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM XHTD DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CP B THEO MÔ HÌNH CỦA LIENVIETPOSTBANK
PHỤ LỤC III: TIÊU CHUẨN TÍNH ĐIỂM XHTD DOANH NGHIỆP THEO HƯỚNG DẪN CỦA NHNN
PHỤ LỤC IV: TIÊU CHUẨN TÍNH ĐIỂM XHTD DOANH NGHIỆP THEO ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI BỔ SUNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC V: KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM XHTD DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CP A BẰNG MÔ HÌNH SỬA ĐỔI THEO ĐỀ XUẤT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC VI: THUYẾT THIÊN NGA ĐEN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Diễn giải
1. ACB Ngân hàng TMCP Á Châu
2. Basel Hiệp ước về giám sát hoạt động ngân hàng
3. CBĐG Cán bộ đánh giá
4. CIC Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
5. Công ty CP Công ty cổ phần
6. DN Doanh nghiệp
7. DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
8. ĐTNN Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
9. Fitch Fitch Investors Service
10. LienVietPostBank Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
11. Moody’s Moody’s Investors Service
12. NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
13. NHTM Ngân hàng thương mại
14. ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
15. ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
16. SEC Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ
17. S&P Standard & Poor’s
18. TCTD Tổ chức tín dụng
19. TMCP Thương mại cổ phần
20. Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
21. Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
22. XHTD Xếp hạng tín dụng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng Trang
Bảng 1.1: Hệ thống đánh giá tín dụng trong dài hạn của S&P và Fitch…………..14
Bảng 1.2: Hệ thống ký hiệu xếp hạng công cụ nợ dài hạn của Moody’s………………………………………………………………………………..15
Bảng 1.3: Tương quan giữa chỉ số Z” điều chỉnh của Altman với hệ thống ký hiệu xếp hạng của S&P……………………………………………….20
Bảng 1.4: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp Vietinbank……………………………………….22
Bảng 1.5: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp của Vietcombank ………………………………………………..23
Bảng 1.6: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD của Vietcombank ………………………………………………….24
Bảng 1.7: Hệ thống ký hiệu xếp hạng doanh nghiệp của Vietcombank…………..25
Bảng 1.8: Hệ thống XHTD xét duyệt của ACB………………………………………….26
Bảng 1.9: Hệ thống XHTD phân loại nợ của ACB……………………………………..27
Bảng 2.1 Tóm tắt tình hình hoạt động của LienVietPostBank trong thời gian qua ………………………………………………………………………….31
Bảng 2.2: Hướng dẫn tính toán một số chỉ tiêu phân tích tài chính trong chấm điểm XHTD DN của LienVietPostBank …………………….36
Bảng 2.3: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank………………………………………….37
Bảng 2.4: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank ……………………….37
Bảng 2.5: Hệ thống ký hiệu XHTD doanh nghiệp của LienVietPostBank…………………………………………………………………..38
Bảng 2.6: Tình hình xếp loại và nợ xấu của nhóm đối tượng doanh nghiệp nghiên cứu…………………………………………………………………..40
Bảng 2.7: Tóm tắt bảng cân đối kế toán năm 2010 của Công ty CP A……………41
Bảng 2.8: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của Công ty CP A …………………….42
Bảng 2.9: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính của Công ty CP A ……………42
Bảng 2.10: Tóm tắt bảng cân đối kế toán năm 2010 của Công ty CP B ……………44
Bảng 2.11: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính của Công ty CP B…………….45
Bảng 2.12: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD của Công ty CP B …………………………………………………45
Bảng 3.1: Thang điểm và trọng số các chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp theo quyết định 57/2002/QĐ-NHNN………………………53
Bảng 3.2: Hệ thống ký hiệu xếp hạng doanh nghiệp theo quyết định 57/2002/QĐ-NHNN………………………………………………………………..54
Bảng 3.3: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính XHTD doanh nghiệp theo đề xuất sửa đổi của đề tài …………………………………………………………56
Bảng 3.4: Chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính XHTD DN theo đề xuất sửa đổi của đề tài ………………………………….57
Bảng 3.5: Chấm điểm các chỉ tiêu thông tin phi tài chính XHTD doanh nghiệp theo đề xuất sửa đổi của đề tài……………………………….59
Bảng 3.6: Điểm tổng hợp XHTD doanh nghiệp theo đề xuất sửa đổi của đề tài……………………………………………………………………………… 66
Bảng 3.7: Đánh giá tình hình trả nợ của doanh nghiệp theo đề xuất sửa đổi của đề tài…………………………………………………………………….67
Bảng 3.8: Ma trận xếp loại khoản vay doanh nghiệp theo đề xuất sửa đổi của đề tài………………………………………………………………………….67
Bảng 3.9: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của Công ty CP B bằng mô hình sửa đổi theo đề xuất của đề tài………………………………………68
Bảng 3.10: Xác định chỉ số nguy cơ vỡ nợ của Công ty CP B bằng hàm thống kê Z-score của Altman……………………………………………..69
Bảng 3.11: Chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính của Công ty CP B bằng mô hình sửa đổi theo đề xuất của
đề tài…………………………………………………………………………………….69
Bảng 3.12: Chấm điểm các chỉ tiêu thông tin phi tài chính của Công ty CP B bằng mô hình sửa đổi theo đề xuất của đề tài ………………………70
Bảng 3.13: Điểm tổng hợp XHTD doanh nghiệp của Công ty CP B bằng mô hình sửa đổi theo đề xuất của đề tài ………………………………73
I.1: Chấm điểm quy mô DN của LienVietPostBank ……………………Phụ lục I
I.2: Xác định doanh nghiệp theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của LienVietPostBank …………………………………………….Phụ lục I
I.3: Bảng điểm chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhóm ngành Nông, lâm, ngư nghiệp theo LienVietPostBank…………………….Phụ lục I
I.4: Bảng điểm chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhóm ngành Thương mại – Dịch vụ theo LienVietPostBank …………………….Phụ lục I
I.5: Bảng điểm chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhóm ngành Công nghiệp nặng theo LienVietPostBank…………………………..Phụ lục I
I.6: Bảng điểm chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhóm ngành Công nghiệp nhẹ theo LienVietPostBank…………………………….Phụ lục I
I.7: Bảng điểm chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhóm ngành Đầu tư xây dựng cơ bản theo LienVietPostBank …………………..Phụ lục I
I.8: Bảng điểm đánh giá nhóm chỉ tiêu Trình độ quản lý và môi trường nội bộ theo LienVietPostBank …………………………………Phụ lục I
I.9: Bảng điểm đánh giá nhóm chỉ tiêu Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp theo LienVietPostBank …………………………………Phụ lục I
I.10: Bảng điểm đánh giá nhóm chỉ tiêu Quan hệ với TCTD theo LienVietPostBank ………………………………………………………..Phụ lục I
I.11: Bảng điểm đánh giá nhóm chỉ tiêu Các đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp theo LienVietPostBank ……………………………Phụ lục I
II.1: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của Công ty CP B……………..Phụ lục II
II.2: Chấm điểm Trình độ quản lý và môi trường nội bộ của Công ty CP B…………………………………………………………………Phụ lục II
II.3: Chấm điểm Các nhân tố bên ngoài của Công ty CP B …………..Phụ lục II
II.4: Chấm điểm Quan hệ với Ngân hàng của Công ty CP B…………Phụ lục II
II.5: Chấm điểm Các đặc điểm hoạt động của DN của Công ty CP B …………………………………………………………………………….Phụ lục II
III.1: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp ngành Nông, lâm, ngư nghiệp theo quyết định 57/2002/QĐ-NHNN……………………………………………………… Phụ lục III
III.2: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp ngành Thương mại dịch vụ theo quyết định
57/2002/QĐ-NHNN……………………………………………………… Phụ lục III
III.3: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp ngành Xây dựng theo quyết định 57/2002/QĐNHNN ……………………………………………………………………….. Phụ lục III
III.4: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp ngành Công nghiệp theo quyết định 57/2002/QĐNHNN ……………………………………………………………………….. Phụ lục III
IV.1: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhóm ngành Nông, lâm, ngư nghiệp theo đề xuất sửa đổi của đề tài………………………………………………………….. Phụ lục IV
IV.2: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhóm ngành Thương mại -Dịch vụ theo đề xuất sửa đổi của đề tài……………………………………………………………….. Phụ lục IV
IV.3: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhóm ngành Công nghiệp nặng theo đề xuất sửa đổi của đề tài…………………………………………………………………….. Phụ lục IV
IV.4: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính của DN nhóm ngành Công nghiệp nhẹ theo đề xuất sửa đổi của đề tài………. Phụ lục IV
IV.5: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính của DN nhóm ngành Đầu tư XD CB theo đề xuất sửa đổi của đề tài…………. Phụ lục IV
V.1: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của Công ty CP A bằng mô hình sửa đổi theo đề xuất của đề tài………………………………Phụ lục V
V.2: Xác định chỉ số nguy cơ vỡ nợ của Công ty CP A bằng hàm thống kê Z-score của Altman……………………………………..Phụ lục V
V.3: Chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính của Công ty CP A bằng mô hình sửa đổi theo đề xuất của đề tài…………………………………………………………………………….Phụ lục V
V.4: Chấm điểm các chỉ tiêu thông tin phi tài chính của Công ty CP A bằng mô hình sửa đổi theo đề xuất của đề tài………………Phụ lục V
V.5: Điểm tổng hợp XHTD doanh nghiệp của Công ty CP A bằng mô hình sửa đổi theo đề xuất của đề tài ………………………Phụ lục V Thuyết Thiên nga đen …………………………………………………… Phụ lục VI
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, thế giới đang trải qua giai đoạn suy thoái kinh tế với mức độ sâu rộng chỉ sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 mà chủ yếu bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ và khủng hoảng nợ công năm 2010, 2011 tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Euro zone).
Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ tăng trưởng ổn định sau giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Dù mức độ gia nhập WTO chưa sâu rộng, tuy nhiên, những ảnh hưởng của kinh tế thế giới vẫn có tác động khá rõ nét đến nhiều khía cạnh và phương diện của kinh tế nước ta.
Một trong những nguyên nhân của giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay là độ chính xác của các báo cáo xếp hạng định mức tín nhiệm của khách hàng vay (cá nhân, doanh nghiệp và định chế tài chính), định mức xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp và báo cáo xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Không phải chờ cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 xảy ra, người ta mới nói đến tính chính xác, khách quan và trung thực của các kết quả xếp hạng tín nhiệm được các tên tuổi lớn trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm trên thế giới công bố.
Trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt được thành lập năm 2008, là ngân hàng đầu tiên được thành lập sau 15 năm ngưng cấp phép thành lập. Do đó, thời gian hoạt động của LienVietPostBank khá ngắn so với mặt bằng “độ tuổi” chung của các ngân hàng thương mại khác. Ngay trong năm 2008, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã ban hành quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vay bao gồm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh ngh iệp và khách hàng định chế tài chính. Đến năm 2011, sau 3 năm hoạt động, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã gia tăng một cách đáng kể với tỷ lệ tương ứng là 3,14% và 2,05% tổng dư nợ vay vào ngày 30/09/2011. Các tỷ lệ trên đã vượt giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước và tỷ lệ nợ quá hạn của chính ngân hàng. Với ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu an toàn và giữ ổn định trong hoạt động tín dụng, các nhà quản trị của LienVietPostBank đã có các quy định bổ sung về hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng vay. Dù hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của LienVietPostBank có nhiều chỉnh sửa và hoàn thiện hơn so với hệ thống trước đây, tuy nhiên hệ thống XHTD nói chung và XHTD doanh nghiệp nói riêng vẫn còn một số hạn chế cần phải được hoàn thiện và bổ sung hơn.
Đề tài “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank” đã chỉ ra cách đánh giá của hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, hiện trạng và các đề xuất giúp hoàn thiện hệ thống trên.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Thế giới
Các tổ chức tín dụng và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn trên thế giới khi cấp tín dụng cho một khách hàng bất kỳ hoặc theo yêu cầu nghiệp vụ, một trong những việc đầu tiên là việc đánh giá xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng đó, bất kể khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp hay một quốc gia. Với bề dày quá trình hoạt động của mình, hệ thống và quy trình xếp hạng định mức tín nhiệm của các định chế tài chính này được cập nhật và hoàn thiện qua nhiều thập kỷ, do đó các hệ thống này đánh giá được toàn bộ các khía cạnh, triển vọng và rủi ro của đối tượng được xếp hạng.
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu trên thế giới trong đó bao gồm Fitch Ratings, Moody’s và Standard & Poor’s thường cập nhật và sửa đổi hệ thống xếp hạng tín nhiệm của mình thông qua các nghiên cứu và báo cáo khoa học của những tên tuổi lớn trong lĩnh vực này, trong đó có Edward I. Altman với chỉ số Z (mô hình điểm số tín dụng), mô hình hồi quy Probit được phát triển tiên phong bởi Frankel và Rose (1996) và mô hình cấu trúc rủi ro tổng hợp của Merton, là các mô hình đang được sử dụng hiệu quả tại nhiều nước trên thế giới để dự đoán nguy cơ phá sản và xếp hạng rủi ro tín dụng.
2.2 Trong nước
Với mục tiêu tiếp cận các chuẩn mực quốc tế như Basel trong quản trị rủi ro các ngân hàng hiện đại, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định số 57/2002/QĐNHNN ngày 24/01/2002 triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp. NHNN cũng đã yêu cầu tăng cường kiểm soát nợ xấu của các ngân hàng thương mại qua quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, thế giới đang trải qua giai đoạn suy thoái kinh tế với mức độ sâu rộng chỉ sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 mà chủ yếu bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ và khủng hoảng nợ công năm 2010, 2011 tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Euro zone).
Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ tăng trưởng ổn định sau giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Dù mức độ gia nhập WTO chưa sâu rộng, tuy nhiên, những ảnh hưởng của kinh tế thế giới vẫn có tác động khá rõ nét đến nhiều khía cạnh và phương diện của kinh tế nước ta.
Một trong những nguyên nhân của giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay là độ chính xác của các báo cáo xếp hạng định mức tín nhiệm của khách hàng vay (cá nhân, doanh nghiệp và định chế tài chính), định mức xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp và báo cáo xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Không phải chờ cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 xảy ra, người ta mới nói đến tính chính xác, khách quan và trung thực của các kết quả xếp hạng tín nhiệm được các tên tuổi lớn trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm trên thế giới công bố.