Xây dựng website thương mại điện tử Socola.com - 2

3.18:


1. Lý do chọn đề tài.

MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật máy tính và mạng điện tử, công nghệ thông tin là một trong những yếu tố mang tính quyết định trong chính phủ, tổ chức, công ty, đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ.

Mạng Internet là một trong những sản phẩm có giá trị hết sức lớn lao và ngày càng trở thành một công cụ không thể thiếu, là nền tảng chính cho sự truyền tải, trao đổi thông tin trên toàn cầu.

Giờ đây mọi việc liên quan đến thông tin đều trở nên thật dễ dàng cho người sử dụng: chỉ cần có một máy tính kết nối Internet và một dòng dữ liệu truy tìm thì gần như lập tức,… cả thế giới về vấn đề mà bạn đang quan tâm sẽ hiện ra, có đầy đủ thông tin, hình ảnh, và thậm chí có cả những âm thanh nếu bạn cần.

Bằng Internet, chúng ta có thể thực hiện được nhiều công việc với tốc độ nhanh và chi phí thấp hơn so với cách thức truyền thống. Chính vì vậy, đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) và chính phủ điện tử trên khắp thế giới, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Ngày nay, TMĐT đã khẳng định được vai trò xúc tiến và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với một cửa hàng hay shop, việc quảng bá và giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ là cần thiết. Nhu cầu xây dựng website giới thiệu, mua bán, kinh doanh socola cũng trở nên khá phổ biến. Vìngày nay, socola trở thành một phần không thể thiếu trong các ngày lễ như: Lễ tình nhân, giáng sinh, ngày quốc tế phụ nữ 8-3…. Những viên kẹo sôcôla ngọt ngào luôn là món quà đầy ý nghĩa dành tặng người yêu trong ngày lễ đặc biệt này.

Vì vậy, em đã chọn đề tài: “ Xây dựng website thương mại điện tử Socola.com”. Người chủ cửa hàng đưa các sản phẩm lên website của mình và quản lý sản phẩm đó, khách hàng có thể đặt và mua hàng trên website mà không cần trực tiếp đến cửa hàng.

Với sự hướng dẫn tận tình của thầy Ngô Lê Quân em đã hoàn thành bài đồ án tốt nghiệp này. Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự thông cảm và góp ý của quý thầy cô.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu: Tìm hiểu thương mại điện tử, áp dụng kiến thức đã được học để xây dựng thành công website Thương mại điện tử Xây dựng website thương mại điện tử Socola.com” sẽ xây dựng được một website đáp ứng các yêu cầu, dịch vụ sau:

- Cung cấp socola trong các dịp lễ: Phục sinh, giáng sinh, lễ tình nhân…

- Nhận cung cấp socola theo yêu cầu của khách hàng.

- Dịch vụ đặt socola trực tuyến.

- Tư vấn và phục vụ theo yêu cầu.

Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống của website

- Phân tích những lợi ích khi áp dụng website Thương mại điện tử vào kinh doanh

- Nghiên cứu, tìm hiểu ngôn ngữ lập trình asp.net và hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2008

- Phân tích và thiết kế hệ thống

- Xây dựng website bán sô cô la

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Hệ thống Website Thương mại điện tử của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

- Tìm hiểu chức năng của các website kinh sô cô la theo mô hình trung gian.

- Tìm hiểu quy trình và các công cụ để xây dựng website.

- Các chức năng của một website thương mại điện tử.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát hiện trạng kinh doanh qua mạng hiện nay và tình hình ứng dụng thương mại điện tử.

- Thu thập và phân tích các tài liệu,thông tin liên quan đến đề tài.

- Lựa chọn các phương pháp để giải quyết vấn đề.

- Phân tích và thiết kế hệ thống cho chương trình.

- Triển khai, xây dựng chương trình bán hoa tươi qua mạng.

- Chạy thử, kiểm tra và đánh giá kết quả đạt được.

5. Dự kiến kết quả

- Một quyển báo cáo chi tiết về quy trình xây dựng website sử dụng công nghệ ASP.net.

- Chương trình thử nghiệm Xây dựng được website kinh doanh sô cô la trực tuyến

6. Ý nghĩa khoa học thực tiễn

Phần lý thuyết sẽ cung cấp một cách tổng quát về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin cũng như TMĐT, Kinh doanh điện tử.

Nội dung đồ án gồm 4 phần:

Chương I: Tổng quan về cơ sở lý thuyết.

Chương II: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin của Website TMĐT. Chương III: Chương trình Demo website.

Chương IV: Kết luận và hướng phát triển.

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử

Tổ chức Thương mại Thế giới: “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”.

1.1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử

So với các hoạt động Thương mại truyền thống, TMĐT có một số điểm khác biệt cơ bản sau:

- Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.

- Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.

- Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.

- Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.

1.1.3. Các loại hình giao dịch trong thương mại điện tử

Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C... Sau đây là các loại hình giao dịch TMĐT:

Bảng 1.1 Các loại hình giao dịch TMĐT


Chủ thể

Doanh nghiệp

(Business)

Khách hàng

(Customer)

Chính phủ

(Government)

Doanh nghiệp (Business)

B2B thông qua Internet,

Extranet, EDI

B2C bán hàng qua mạng

B2G thuế thu nhập và thuế doanh thu

Khách hàng

(Customer)

C2B bỏ thầu

C2C đấu giá trên

Ebay

C2G thuế thu nhập

Chính phủ (Government)

G2B mua sắm công cộng

G2C quỹ hỗ trợ trẻ em, sinh viên, học

sinh

G2G giao dịch giữa các cơ quan chính

phủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Xây dựng website thương mại điện tử Socola.com - 2


Trong các loại hình giao dịch TMĐT trên thì 2 loại hình: B2B và B2C là 2 loại hình quan trọng nhất:

B2B (Business To Business): Là mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp.

B2C (Business To Customer): Là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Cả hai hình thức thươnng mại điện tử này đều được thực hiện trực tuyến trên mạng Internet. Tuy nhiên, giữa chúng tồn tại sự khác biệt. Trong khi TMĐT B2B được coi là hình thức kinh doanh bán buôn với lượng khách hàng là các doanh nghiệp, các nhà sản xuất thì TMĐT B2C lại là hình thức kinh doanh bán lẻ với đối tượng khách hàng là các cá nhân.

Trên thế giới, xu hướng TMĐT B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong việc lựa chọn chiến lược phát triển của các công ty kinh doanh trực tuyến.

Trong TMĐT B2B, việc giao dịch giữa một doanh nghiệp với một doanh nghiệp khác thường bao gồm nhiều công đoạn: Từ việc chào bán sản phẩm, mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cho đến đàm phán giá cả, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán...Chính vì vậy mà các giao dịch này được coi là phức tạp hơn so với bán hàng cho người tiêu dùng. TMĐT B2B được coi như là một kiểu “phòng giao dịch ảo”, nơi sẽ thực hiện việc mua bán trực tuyến giữa các công ty với nhau, hoặc có thể gọi là phòng giao dịch mà tại đó các doanh nghiệp có thể mua bán hàng hóa trên cơ sở sử dụng một

nền công nghệ chung. Khi tham gia vào sàn giao dịch này, khách hàng có cơ hội nhận được những giá trị gia tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ hậu mãi, dịch vụ cung cấp thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, các chương trình thảo luận trực tuyến và cung cấp kết quả nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với từng mặt hàng cụ thể.

1.2. TỔNG QUAN VỀ WEBSITE BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN

1.2.1. Kinh doanh bán hàng trực tuyến

Bán hàng trực tuyến là một kênh bán hàng hiệu quả và cũng có những đặc thù khác biệt so với các kênh phân phối truyền thống. Mục tiêu bán hàng trực tuyến là làm sao có thể làm cho đối tượng truy cập mục tiêu của Website có thể ra quyết định mua hàng ngay trên mạng, chấp nhận thanh toán qua mạng và được phân phối hàng ngay sau khi thanh toán. Và trước khi đưa mục tiêu này vào Website “Socola.com”, chúng tôi phải cân nhắc thêm:

- Hàng hoá, dịch vụ của mình có phù hợp với kinh doanh trên mạng hay không?

- Đối tượng khách hàng mục tiêu tại địa phương, thị trường mục tiêu của mình có thể chấp nhận hình thức mua hàng trên mạng hay không?

- Khi thị trường đã sẵn sàng, chúng tôi phải chuẩn bị:

- Đầy đủ thông tin về sản phẩm hay dịch vụ mà người dùng có thể hiểu rõ để ra quyết định mua hàng.

- Có phương thức thanh toán phù hợp.

- Có khả năng phân phối hàng đúng hẹn.

- Có hệ thống quản lý các thông tin đặt hàng, thanh toán, giao hàng… đầy đủ.

- Có nhân lực xử lý các đơn đặt hàng trực tuyến, phản hồi kịp thời cho khách hàng.

1.2.2. Hỗ trợ khách hàng trực tuyến.

Tuỳ tính chất của sản phẩm và dịch vụ của Website “Socola.com”, chúng tôi có thể cân nhắc mức độ của việc đặt mục tiêu hỗ trợ khách hàng trực tuyến qua Website của mình.

- Cung cấp thông tin hỗ trợ.

- Cung cấp chương trình tương tác giữa khách hàng và bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty qua: E-mail, Chat, Instant Messenger, Web.

- Nhân viên hỗ trợ qua Web.

1.2.3. Lợi ích của website bán hàng trực tuyến

- Mở rộng thị trường: Tìm kiếm và tiếp cận với nhà cung cấp và khách hàng và đối tác trên khắp thế giới...

- Giảm chi phí:

Chi phí sản xuất, tạo lập, duy trì, phân phối, lưu trữ và sử dụng thông tin trên giấy.

Chi phí giao dịch: Mặc dù khoản dịch vụ ngân hàng cho việc giao dịch bằng séc giấy là không lớn, nhưng nếu thanh toán qua internet có thể giảm đến 80% .

- Cải thiện hệ thống phân phối:

Giảm gánh nặng lưu trữ hàng hóa.

Giảm độ trễ trong phân phối hàng hóa

- Có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ và tiến hành giao dịch mà không cần quan tâm đến thời gian.

- Có quyền lựa chọn nhờ khả năng chủ động về thông tin → được tiêu dùng sản phẩm với giá thấp.

- Vận chuyển, phân phối sản phẩm, dịch vụ với tốc độ ngày càng được cải tiến, nhất là sản phẩm số hóa.

- Khách hàng có thể tham gia trực tuyến vào các phiên đấu giá, mua/bán, sưu tầm các món hàng quan tâm tại bất kì đâu trên thế giới.

- Thông qua TMĐT khách hàng trao đổi kinh nghiệm mua bán, giao dịch trên mạng, trong việc sử dụng những sản phẩm.

- Trên đường đua dành lấy sự thỏa mãn của khách hàng, khi đó khách hàng sẽ có nhiều cơ hội mua được hàng hóa chất lượng, giá rẻ và chính sách khuyến mãi hấp dẫn.

1.2.4. Hạn chế của website bán hàng trực tuyến

Hạn chế về kỹ thuật

- Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy;

- Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng.

- Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển.

- Cần có các máy chủ đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư.

- Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao.

- Thực hiện các đơn đặt hàng trong website đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí