Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet, Lào - 2

tiện lưu trữ, quản lý các loại dữ liệu thông tin trên một cách khoa học, hệ thống để có thể xử lý và khai thác chúng dễ dàng và có hiệu quả.

Bởi vậy đó là lý do học viện thực hiện lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet, Lào

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet CHDCND Lào cụ thể là dữ liệu về tài nguyên du lịch, tuyến du lịch và một số dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.

- Thiết kế lập trình hệ thống quản lý, hỗ trợ sử dụng và đưa ra các bài toán về tìm kiếm thông tin phục vụ mục đích du lịch.

3. Nội dung nghiên cứu

-Thu thập, chỉnh lý, số liệu, tài liệu bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Savannakhet.

- Điều tra, cập nhật bổ sung, chuẩn hóa và biên tập những dữ liệu thu

được.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS cụ thể là các dữ liệu về điều kiên tự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

nhiên, và kinh tế xã hội có liên quan và ảnh hưởng tới hoạt động du lịch để từ đó đưa ra các bài toán hỗ trợ nhằm phục vụ công tác định hướng phát triển du lịch

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu thực địa: Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng để đi khảo sát, điều tra nghiên cứu thực tế nhằm thu thập được các số liệu chính xác về tài liệu, số liệu, dữ liệu liên quan để phục vụ vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê và phân tích hệ thống: Nhằm tập hợp, kế thừa các tài liệu đã có, phân tích đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để phục vụ phát triển du lịch.

- Phương pháp đánh giá tổng hợp trên quan điểm hệ thống: Sử dụng trong việc đề xuất hướng khai thác, sử dụng và phát triển du lịch.

- Phương pháp hệ thông tin địa lý (GIS): Đây là phương pháp quan trọng và được khai thác sử dụng nhiều nhất để ứng dụng các chương trình, phần mềm thích ứng cũng nhưng công nghệ GIS mới để xây dựng cơ sở dữ liệu (lưu trữ, khai thác và cập nhật ...)

5. Bố cục luận văn

Phần Mở đầu

Chương 1.Cơ sở lý luận chung

1.1. Cơ sở lý luận về du lịch

1.2. Những vấn đề về cơ bản về cơ sở dữ liệu trong GIS 1.3.Quy trình xây dựng CSDL trong GIS

Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội tỉnh Savannakhet

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.3. Đánh giá các nguồn lực và thực trạng du lịch tỉnh Savannakhet.

2.4 Định hướng và phát triển du lịch tỉnh Savannakhet


Chương 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet

3.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu

3.2. Giao diện, các chức năng của hệ thống cơ sở dữ liệu GIS Savannakhet

3.3.Chức năng hỏi đáp, tìm kiếm thông tin phục vụ định hướng, phát triển du lịch.

Kết luận và kiến nghị Phụ lục

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Cơ sở lý luận về du lịch

Ngày nay, du lịch là một hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế xã hội của mỗi người. Du lịch đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên do sự khác nhau về hoàn cảnh và góc độ nghiên cứu nên có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch.

1.1.1. Định nghĩa về du lịch

Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc tế các Tổ chức Lữ hành chính thức: “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”

Theo I.I.Pirogonic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá”.

Theo Luật Du lịch Việt Nam (44/2005/QH11): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”.

1.1.2. Tài nguyên du lịch

Theo Khoản 4 (Điều 4 - Chương I - Luật Du lịch Việt Nam): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.”

Như vậy, tài nguyên du lịch là tiền đề phát triển các hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch càng phong phú đa dạng thì các hoạt động du lịch càng phát triển. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.

1.1.3. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

*Các thành phần tự nhiên

- Địa hình: Các vùng núi có phong cảnh đẹp; các hang động, các bãi biển, các di tích tự nhiên

- Khí hậu: Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe của con người, tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc an dưỡng, chữa bệnh; tài nguyên khí hậu phục vụcho việc triển khai các hoạt động du lịch

- Thủy văn: nước mặt: sông, hồ, suối, thác nư ớc, các vùng ngập nước ngọt, các vùng nước ven biển; các vùng nước ven biển có bãi cát đẹp hoặc ven các hồ, sông có môi trường trong sạch thường được khai thác để phát triển các loại hình thể thao, bơi lội, lặn biển, tắm biển, đua thuyền, lướt ván, ..các thác nước cũng tạo nơi có phong cảnh đẹp và hấp dẫn du khách; các điểm nước khoáng, suối nước nóng

- Sinh vật:

+ Bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật sống trên lục địa và dưới nước vốn có sẵn trong tự nhiên và do con người thuần dưỡng, chăm sóc, lai tạo.

+ Tài nguyên sinh vật thường được khai thác thích hợp tập trung ở các vườn quốc gia, các khu rừng, di tích lịch sử văn hóa, các khu bảo tồn (khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài và nơi cư trú, khu bảo tồn cảnh quan), một số hệ sinh thái đặc biệt và các điểm tham quan sinh vật.

*Các cảnh quan du lịch tự nhiên

Chỉ có một số cảnh quan có sự đa dạng, đặc sắc về các dạng tài nguyên có cảnh quan đẹp, có sức hấp dẫn du khách mới tạo nên cảnh quan du lịch tự nhiên, và tùy theo đặc điểm, quy mô mà có thể chia chúng thành các điểm du lịch tự nhiên hoặc các khu du lịch tự nhiên.

*Tuyến du lịch, điểm du lịch

- Tuyến du lịch: Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.

- Điểm du lịch: Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.

Các khu, tuyến, điểm du lịch có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Chúng tạo nên sức thu hút về du lịch, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, tạo ra giá trị mới về kinh tế và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương và ngành du lịch, đóng góp vào ngân sách và ngày một tăng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm và giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thông qua việc tổ chức du lịch với các dịch vụ khác nhau, nâng cao thể trí cho khách du lịch góp phần tái tạo lại sức lao động xã hội và nâng cao dân trí cho khách du lịch. Củng cố và phát triển tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong cộng đồng và giữa nhân dân bản với khách du lịch nước ngoài. Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, môi trường, yêu đất nước, tôn trọng những giá trị về văn hóa lịch sử, kiến trúc, thờ tín.

Khu, tuyến, điểm du lịch có những mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc vào nhau hết sức khách quan. Sự tác động của con người vào mối quan hệ phụ thuộc vào nhau của khu, tuyến, điểm du lịch nếu theo phương pháp tiếp cận khoa học dựa trên quy hoạch chiến lược phát triển dựa trên cân đối cung cầu du lịch, đầu tư hợp lý, cân bằng sẽ tất yếu cho một kết quả khả quan, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và mức sinh lợi cao.

1.1.4 Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

- Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể:

Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể thực chất là những di sản văn hóa, hấp dẫn du khách có thể bảo tồn, khai thác vào mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.

+ Di sản văn hóa thế giới vật thể

+ Các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng cấp quốc gia và địa phương

+ Các cổ vật và bảo vật quốc gia

+ Các công trình đương đại.

- Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể

Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể là di sản văn hóa phi vật thể có giá trị hấp dẫn du khách có thể bảo tồn, khai thác vào mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Tài nguyên du lịch bao gồm: Di sản văn hóa thế giới truyền miệng và phi vật thể, các lễ hội truyền thống, nghềvà làng nghề thủ công cổ truyền, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán, thơ ca và văn học, văn hóa các tộc người, các phát minh sáng kiến khoa học, các hoạt động văn hóa, thể thao, kinh tế - xã hội có tính sự kiện.

1.2. Những vấn đề cơ bản về cơ sở dữ liệu

1.2.1. Tổng quan về GIS

*Định nghĩa về GIS

Hệ Thông tin địa lý (GIS) là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược). Hiện nay, những thách thức chính mà chúng ta phải đối mặt - bùng nổ dân số, ô nhiễm, phá rừng, thiên tai - chiếm một không gian địa lý quan trọng. Hiện nay, GIS là một công cụ được các cá nhân, tổ chức, trường học, chính phủ và các doanh nghiệp sử dụng nhằm hướng tới các phương thức mới giải quyết vấn đề.

Lập bản đồ và phân tích địa lý không phải là kỹ thuật mới, nhưng GIS thực thi các công việc này tốt hơn và nhanh hơn các phương pháp thủ công cũ. Trước khi có công nghệ GIS, chỉ có một số ít người có những kỹ năng cần thiết để sử dụng thông tin địa lý giúp ích cho việc giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định.

Ngày nay, GIS là một ngành công nghiệp hàng tỷ đô la với sự tham gia của hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới. GIS được dạy trong các trường phổ thông, trường đại học trên toàn thế giới. Các chuyên gia của mọi lĩnh vực đều nhận thức được những ưu điểm của sự kết hợp công việc của họ và GIS. Từ năm 1980 đến nay đã có rất nhiều các định nghĩa được đưa ra, tuy nhiên không có định nghĩa nào khái quát đầy đủ về GIS vì phần lớn chúng đều được xây dựng trên khía cạnh ứng dụng cụ thể trong từng lĩnh vực. Có ba định nghĩa được dùng nhiều nhất :

- GIS là một hệ thống thông tin được thiết kế để làm việc với các dữ liệu trong một hệ toạ độ quy chiếu. GIS bao gồm một hệ cơ sở dữ liệu và các phương thức để thao tác với dữ liệu đó.

- GIS là một hệ thống nhằm thu thập, lưu trữ, kiểm tra, tích hợp, thao tác, phân tích và hiển thị dữ liệu được quy chiếu cụ thể vào trái đất.

- GIS là một chương trình máy tính hỗ trợ việc thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu bản đồ.

Với suy nghĩ của một số nhà Địa lý thì cho rằng GIS là công cụ để mô phỏng lại sự vật và hiện tượng diễn ra trên trái đất theo không gian và thời gian.

*Các thành phần của GIS

Cấu trúc chung của GIS bao gồm các hợp phần cơ bản như sau: dữ liệu địa lý, người điều hành, phần cứng, phần mềm (hình 1.1)

Hình 1 1 Mô hình tổ chức của GIS Phần cứng Phần cứng là hệ thống máy 1

Hình 1.1: Mô hình tổ chức của GIS

*Phần cứng:


Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.

Là các máy tính điện tử: PC, mini Computer, MainFrame … là các thiết bị mạng cần thiết khi triển khai GIS trên môi trường mạng. GIS cũng đòi hỏi các thiết bị ngoại vi đặc biệt cho việc nhập và xuất dữ liệu như: máy số hoá (digitizer), máy vẽ (plotter), máy quét (scanner), máy định vị toàn cầu (GPS)…

*Phần mềm:

Hệ thống phần mềm GIS rất đa dạng. Mỗi công ty xây dựng GIS đều có hệ phần mềm riêng của mình. Tuy nhiên, có một dạng phần mềm mà các công ty phải xây dựng là hệ quản trị CSDL địa lý. Dạng phần mềm này nhằm mục đích nâng cao khả năng cho các phần mềm CSDL thương mại trong việc: sao lưu dữ liệu, định nghĩa bảng, quản lý các giao dịch do đó ta có thể lưu các dữ liệu đồ địa lý dưới dạng các đối tượng hình học trực tiếp trong các cột của bảng quan hệ và nhiều công việc khác.

Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS là:

+ Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý

+ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS)

+ Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý

+ Giao diện đồ hoạ người - máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng

*Dữ liệu:

Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ liệu theo không gian và dữ liệu phi không gian liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS (Database Management System) để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí