việc chung cho mọi người trong doanh nghiệp, không cần chỗ làm việc riêng cho cá nhân cụ thể.
1.2.4 Lựa chọn mô hình và khoảng trống để nghiên cứu cho Luận văn
Sau khi xem xét ba mô hình văn hóa nêu trên bao gồm: Mô hình ba lớp văn hóa doanh nghiệp của Edgar H. Schein; Mô hình văn hóa đa chiều của Geert Hofstede; Mô hình nghiên cứu các phương diện văn hoá của Trompenaars. Tác giả quyết định lựa chon mô hình nghiên cứu của Trompenaars để phân tích sâu thêm và đi vào phân tích cũng như đánh giá các phương diện văn hóa của VPBank để đề xuất những cải tiến phù hợp. Mô hình nghiên cứu của Trompenaars được lựa chọn với các lý do sau:
- Nghiên cứu của Trompenaars là một trong những nghiên cứu được thực hiện gần đây nhất, chính vì thế được thừa hưởng về cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây;
- Việc điều tra khảo sát được thực hiện dựa trên cách thức người trả lời có ý định xử lý vấn đề do tình huống đặt ra một cách tiếp cận thú vị và mới mẻ ở Việt Nam;
- Trompenaars đã có định vị các phương diện văn hoá theo quốc gia, dự kiến trong nghiên cứu này sẽ đưa thêm các yếu tố như giới tính và chức vụ trong một tổ chức để định vị các giá trị văn hóa, vì vậy nghiên cứu này có thể đóng góp thêm vào việc mở rộng nghiên cứu sẵn có của Trompenaars.
Sau khi xem xét các kết quả nghiên cứu sử dụng mô hình các khía cạnh văn hóa của Trompenaars, tác giả nhận thấy như sau:
- Trong nghiên cứu Đỗ Hữu Hải [4], khi đưa ra bộ tiêu chí nhận diện văn hóa, trong đó mô hình Trompenaars tác giả Đỗ Hữu Hải đã đưa ra được các chiều chi tiết của 07 khía cạnh văn hóa theo mô hình Trompenaars như nêu ở phần trên. Tuy nhiên trong các nghiên cứu của tác giả Đỗ Hữu Hải chưa đưa ra được cách thức áp dụng với mô hình Trompenaars vào trong doanh nghiệp đặc biệt là chưa áp dụng nó vào xem xét từng bộ phận trong doanh nghiệp.
- Trong nghiên cứu của Trương Thị Nam Thắng [21], nghiên cứu được thực hiện với mục đích chính là đo lường định lượng xu hướng văn hoá của Việt Nam sử dụng bộ câu hỏi của Trompenarss từ đó giúp định vị Việt Nam trong bản đồ về
xu hướng văn hoá các nước trên thế giới đã được Trompenarss thực hiện trước đó, từ đó có thể đưa ra các hướng dẫn mang tính khái quát cho các nước khi muốn kinh doanh tại Việt Nam, cũng như các doanh nhân Việt Nam khi tham gia kinh doanh với các đối tác đến từ nền văn hoá khác. Trong nghiên cứu này tác giả Trương Thị Nam Thắng chỉ tập trung vào sáu (6) phương diện văn hoá trừ thái độ với thời gian, vì lý do câu hỏi khó đo lường trong mẫu điều tra. Nghiên cứu được thực hiện thông qua điều tra trên hơn 500 người trả lời tại Hà Nội, sử dụng một bảng hỏi chuẩn ngoài các câu hỏi chung, có các câu hỏi bao trùm 6 phương diện văn hoá mà nghiên cứu hướng tới. Các câu hỏi được hình thành dưới dạng 6 tình huống và các lựa chọn hành vi có thể, từ đó người trả lời có thể lựa chọn xu hướng hành vi của mình. Kết quả của nghiên cứu này không khác xa so với kết quả của nghiên cứu mà Trompenaars đã thực hiện và đưa ra kết luận trước đó, tuy nhiên cách thức xây dựng bảng hỏi và phương pháp thu thập dữ liệu là gợi ý để tác giả dựa vào và áp dụng cho luận văn của mình.
Từ những phân tích và tổng kết toàn bộ khung lý thuyết ở trên, tác giả nhận thấy chưa thấy có đề tài nào đề cập đến việc nghiên cứu các khía cạnh văn hóa theo mô hình Trompenaars để xác định giá trị văn hóa của các bộ phận khác nhau trong môi trường đa văn hóa với sự tham gia của các cán bộ quản lý, nhân viên là người nước ngoài như ở VPBank. Đặc biệt các nghiên cứu mới chỉ tập trung xem xét đến yếu tố quốc tịch, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến các yếu tố nhân khẩu học khác như: giới tính, chức vụ, tuổi tác vv.. Hơn nữa đối với trường hợp cụ thể của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng cũng chưa có đề tài nghiên cứu nào tập trung vào nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng này và đưa ra các giải pháp về văn hóa doanh nghiệp phù hợp và đặc thù cho VPBank. Từ các khoảng trống nghiên cứu được phát hiện ở trên trong luận văn này tác giả sẽ dự kiến áp dụng các khía cạnh của Trompenaars vào trong từng bộ phận tại VPBank và việc xem xét các bộ phận sẽ không chỉ giới hạn ở yếu tố Quốc tịch mà còn nghiên cứu các yếu tố nhân khẩu học khác nhằm phát hiện ra sự tương quan giữa giá trị văn hóa của một số nhóm đối với một số phương diện văn hóa.
1.3 Kết luận chương
Phần đầu của chương này đã trình bày các khái niệm về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời trong phần này cũng đã chỉ ra các đặc điểm của VHDN và đưa ra các tác các tác động của VHDN đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Phần tiếp theo của chương đưa ra các mô hình nghiên cứu văn hóa chủ yếu hiện nay bao gồm 03 mô hình:
- Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Edgar H. Schein đã đưa ra có 03 cấp độ của văn hóa doanh nghiệp bao gồm: cấu trúc hữu hình; những giá trị tuyên bố; những quan niệm chung.
- Mô hình văn hóa đa chiều của Hofstede, tập trung xem xét văn hóa kinh doanh trong mối quan hệ với văn hóa dân tộc
- Mô hình các phương diện văn hóa của Trompenaars, bao gồm 07 phương diện: chủ nghĩa phổ biến/chủ nghĩa đặc thù; chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể; xu hướng ít biểu lộ cảm xúc/dễ biểu lộ cảm xúc; xu hướng rõ ràng/không rõ ràng; xu hướng thành tích/nguồn gốc; Thái độ với thời gian; Thái độ với môi trường.
Trong các mô hình đưa ra ở trên, tác giả lựa chọn mô các khía cạnh văn hóa doanh nghiệp của Trompenaars để nghiên cứu văn hóa của VPBank. Đồng thời từ các công trình nghiên cứu đã có tác giả cũng chỉ ra các khoảng trống nghiên cứu, từ đó tác giả xác định được hướng và ngách nghiên cứu cụ thể cho luận văn này.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU
2.1 Xác định vấn đề
Trong thời gian qua VPBank phát triển rất mạnh với đội ngũ tăng lên nhanh chóng, trong đó có sự tham gia của nhiều cán bộ người nước ngoài trong hàng ngũ của VPBank, do đó VPBank đang hình thành nên một môi trường đa văn hóa và có tính quốc tế hóa cao. Điều này dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng về văn hóa của VPBank, trong quá trình ấy các nhóm và các có những sự xung đột văn hóa nhất định. Vậy đâu là giải pháp của VPBank. Chính vì vậy nghiên cứu đề tài: “Văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank” nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu : « Đâu là các khía cạnh văn hóa doanh nghiệp của VPBank? Đâu là tiêu chí phân nhóm phù hợp có sự ảnh hưởng trực tiếp lên các khía cạnh văn hóa của VPBank? Cần có giải pháp gì để hoàn thiện VHDN tại ngân hàng này? » là hết sức cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2.2 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
Dựa trên mô hình nghiên cứu văn hóa của Trompenaars, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp quan sát, phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp suy luận logic để tìm ra các khía cạnh đặc trưng văn hóa của VPBank, cụ thể:
- Phương pháp quan sát : Quan sát thái độ hành vi của cán bộ quản lý và nhân viên khi họ tham gia trong quá trình giao tiếp với nhau và thái độ ứng xử của họ đối với các sự kiện của ngân hàng. Kết quả này giúp ta thử nghiệm và nhận biết được các đề xuất cải tiến về văn hóa doanh nghiệp nào là phù hợp với tổ chức.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: nhận định môi trường bên trong và bên ngoài của VPBank từ đó xác định điểm mạnh và điểm yếu, các cơ hội cũng như nguy cơ làm căn cứ để định hướng hoàn thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại VPBank bền vững.
- Phương pháp suy luận logic: kết quả phân tích và các thông tin tổng hợp,
đánh giá để đề ra các giải pháp thích hợp.
- Phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi: xây dựng các biểu mẫu bảng hỏi sẵn có và gửi tới các đối tượng lựa chọn để thu thập số liệu, dữ liệu thu
thập được từ các bảng hỏi sẽ là tiền đề để thực hiện các phân tích định lượng và định tính.
- Phương pháp phân tích định lượng: sau khi dữ liệu điều tra đã được thu thập, các dữ liệu này sẽ được đưa vào các mô hình phân tích định lượng để tìm ra những sự liên quan giữa các yếu tố.
2.3 Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu
2.3.1 Các nguồn dữ liệu
- Dữ liệu sơ cấp: ý kiến, quan điểm của nhân viên, quản lý, lãnh đạo làm việc ở VPBank về các khía cạnh văn hóa trong doanh nghiệp mình như tổ chức, quản lý, lãnh đạo cùng với mức độ gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp.
- Dữ liệu thứ cấp: là nguồn thông tin tham khảo liên quan đến các chủ đề về văn hóa công ty; hành vi tổ chức của các nhà nghiên cứu, học giả trên thế giới.
2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.3.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Trong bối cảnh nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài rất đa dạng, phong phú thì điều quan trọng để các nhà nghiên cứu có thể thu thập được các thông tin cần thiết là vấn đề xác định thư mục nghiên cứu và chủ đề nghiên cứu. Như vậy với đề tài được lựa chọn, các vấn đề liên quan đến văn hóa của doanh nghiệp như triết lý kinh doanh, biểu tượng, khả năng thích ứng,.. hay các nghiên cứu của các học giả trên thế giới về vấn đề văn hóa công ty sẽ là nguồn dữ liệu thứ cấp để tham khảo. Bên cạnh đó, những đặc trưng văn hóa của một vài công ty hay tổ chức của Việt Nam cũng sẽ hữu ích để người nghiên cứu có cơ sở tạo lập cái nhìn tổng quan về hệ thống tiêu chí nhận diện văn hóa trong doanh nghiệp.
Với việc xác định những tài liệu liên quan cần thu thập như trên, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu trên một số các phương tiện như sau:
- Đối với sách: Dựa vào Tổng mục lục sách do từng nhà xuất bản phát hành hoặc thống kế để biết được những đầu sách liên quan đến vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Các tác giả và tên sách của từng nhà xuất bản được liệt kê một cách định kì theo tháng, quý và phổ biến theo năm. Tổng mục lục sách sẽ phản ánh số sách phát hành từng năm của
từng nhà xuất bản ở trong nước và trên thế giới, do đó, nguồn thông tin ở đây sẽ luôn được cập nhật. Bên cạnh Tổng mục lục sách, người nghiên cứu có thể dựa vào Tổng mục lục ở các vấn đề của sách để tìm kiếm dữ liệu. Khác với tổng mục lục về sách, tài liệu này cung cấp mục lục các vấn đề xuất hiện trong hàng ngàn cuốn sách được xuất bản hàng năm. Tác giả dựa vào những dữ liệu này để tìm kiếm thông tin mình cần cho cuộc nghiên cứu.
- Đối với tạp chí: Dựa vào Tổng mục lục các tạp chí và Hướng dẫn cho người đọc về tạp chí. Tổng mục lục các tạp chí sẽ liệt kê các bài báo đã được đăng tải của từng tạp chí hoặc của nhiều loại tạp chí trong suốt cả năm do vậy người nghiên cứu sẽ lựa chọn ra những bài báo có tiêu đề liên quan đến văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hướng dẫn cho người đọc về tạp chí lại là một bản mục lục về các bài váo của tạp chí được tập hợp theo từng chủ đề, vì vậy nó sẽ giúp ích cho tác giả tìm kiếm thông tin từ các tạp chí theo định hướng của mình.
- Đối với tài liệu liên quan đến VHDN của VPBank: tác giả sử dụng các tài liệu được công bố chính thức trên trang web www.vpbank.com.vn, ngoài nguồn tư liệu trên tác giả tham khảo các tài liệu từ hệ thống cung cấp văn bản trực tuyến dành riêng cho các cán bộ VPBank trên địa chỉ eoffice.vpb.com.vn.
- Đối với dữ liệu hỗn hợp khác và dữ liệu từ nguồn Internet: tác giả dựa vào những bản luận án tiến sĩ, thạc sĩ của các nhà khoa học có liên quan đến vấn đề văn hóa tổ chức/doanh nghiệp hoặc các tài liệu, công trình khoa học của trường đại học. Ngoài ra, một nguồn thông tin phong phú và cập nhật có thể được khai thác từ Internet bằng việc tìm kiếm trực tuyến.
2.3.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Một cách tổng quan nhất thì việc thu thập dữ liệu sơ cấp thường được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn. Đây là phương pháp mà theo đó những nhà nghiên cứu đặt ra các câu hỏi cho đối tượng điều tra và thông qua sự trả lời của họ để nhận được thông tin mong muốn. Trong cuộc điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài này, tác giả cũng lựa chọn phương pháp phỏng vấn để giúp thu được thông tin cần thiết.
Việc điều tra phỏng vấn được thực hiện trực tiếp đối với đối tượng phỏng vấn hoặc bằng hình thức gửi thư điện tử cho đối tượng với mẫu câu hỏi đã được thiết kế liên quan đến các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ của luận văn này tác giả sử dụng hình thức gửi thư điện tử cho đối tượng điều tra. Để đạt được tỷ lệ phản hồi mong muốn, đảm bảo nguồn dữ liệu cần thiết, trước khi tiến hành gửi bảng câu hỏi đi, tác giả đã gửi thông báo trước cho đối tượng để nhắc nhở họ về việc thực hiện trả lời phiếu điều tra trong thời gian tới. Bên cạnh đó, vì không thể trực tiếp giải đáp mọi thắc mắc trong bảng câu hỏi cho người được phỏng vấn nên có hướng dẫn trả lời cụ thể cho mỗi câu hỏi. Trong quá trình nhận phiếu phản hồi, tác giả theo dõi liên tục để xác nhận số phiếu đã hoàn thành để gửi lời cảm ơn tới đối tượng được điều tra đồng thời có những hành động nhắc nhở tới những người chưa trả lời phiếu để làm sao thu được kết quả như mong muốn đặt ra.
Để có thể đảm bảo dữ liệu thu được đủ lớn để đưa vào mô hình phân tích, tác giả đã gửi thư tới 100 đối tượng khác nhau và đặt mục tiêu thu được được 60 trong tổng số bảng câu hỏi phát ra là 100 tương ứng với tỷ lệ hồi đáp dự kiến khoảng 60%.
Thiết kế bảng hỏi
Để thu thập các dữ liệu sơ cấp, không thu thập được qua khảo cứu tư liệu, luận văn sử dụng các bảng hỏi để khảo sát, phỏng vấn đối với cán bộ quản lý của các DN.
Bảng hỏi khảo sát được thiết kế bao gồm 2 phần chính:
Phần A: Thông tin chung về DN, tổ chức, đơn vị được điều tra
Phần này cung cấp các thông tin chung về DN, tổ chức được điều tra bao gồm các yếu tố như :
- Thông tin cá nhân: Giới tính; Tuổi; Trình độ chuyên môn, học vấn; Chức vụ hiện tại; Đơn vị công tác
- Một số thông tin khác…
Phần B: Khảo sát văn hóa doanh nghiệp tại doanh nghiệp
Phần này bao gồm những câu hỏi liên quan đến các khía cạnh văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp được điều tra gồm: Tính phổ biến/tính cụ thể;Tính cá nhân/tính tập
thể; Sự biểu lộ /Ít biểu lộ cảm xúc; Rõ ràng/Không rõ ràng; Sự thành đạt /Nguồn gốc; Thái độ với Thời gian; Thái độ với Môi trường. Những tiêu chí được đưa vào khảo sát trong phần này dựa vào mô hình nghiên cứu văn hóa của Trompenaars thông qua nhìn nhận của cán bộ công nhân viên.
Bảng 2.1: Danh sách các khía cạnh văn hóa
Giá trị văn hóa của khía cạnh | |
Chủ nghĩa phổ biến và chủ nghĩa đặc thù | Chủ nghĩa phổ biến |
Chủ nghĩa đặc thù | |
Chủ nghĩa cá nhân hay Chủ nghĩa tập thể | Chủ nghĩa cá nhân |
Chủ nghĩa tập thể | |
Dễ biểu lộ và ít biểu lộ cảm xúc | Ít biểu lộ cảm xúc |
Dễ biểu lộ cảm xúc | |
Rõ ràng và không rõ ràng | Rõ ràng |
Không rõ ràng | |
Thành tích và nguồn gốc | Thành tích |
Nguồn gốc xuất thân | |
Thái độ với thời gian | Thái độ |
Thời gian | |
Thái độ với môi trường | Sự kiểm soát từ bên trong |
Sự kiểm soát từ bên ngoài |
Có thể bạn quan tâm!
-
Văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Vpbank - 2
-
Tác Động Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Tới Sự Phát Triển Của Doanh Nghiệp
-
Phân Tích Các Phương Diện Vhdn Theo Mô Hình Trompenaars
-
Phân Tích Thực Trạng Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Vpbank
-
So Sánh Các Chỉ Tiêu Tài Chính Của Vpbank Với Các Ngân Hàng Khác
-
Crosstab Giữa Giới Tính Và Sự Biểu Lộ/ít Biểu Lộ
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
2.4 Mô tả phương pháp điều tra, tính toán và phân tích số liệu
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, cuộc nghiên cứu được thực hiện như sau:
- Lý thuyết áp dụng: Sử dụng mô hình lý thuyết của Trompenaars với (07) bảy khía cạnh văn hóa của doanh nghiệp: Chủ nghĩa phổ biến/chủ nghĩa đặc thù; Chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa cộng đồng; Xu hướng trung lập/cảm xúc; Xu hướng cụ thể/phổ biến; Xu hướng thành tích/quy gán; Thái độ với thời gian; Thái độ với môi trường.