Vận dụng UCP 600 để giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế tại một số ngân hàng thương mại - 2

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với ngững quy định đề ra trong thư tín dụng (Nguyễn Thị Thu Thảo, 2012).

Từ thực tiễn sự phát triển của thương mại quốc tế hiện nay, yêu cầu một phương thức thanh toán mới vừa đảm bảo được quyền lợi của người mua và người bán đồng thời lại phát huy được thế mạnh của ngân hàng- một trung gian tài chính có uy tín và có tiềm lực kinh tế lớn? Phương thức ấy phải đảm bảo rằng người bán chắc chắn sẽ thu được tiền khi đã giao hàng theo đúng quy định trong hợp đồng, đồng thời cũng phải đảm bảo rằng khi người mua trả tiền thì chắc chắn người mua sẽ nhận được hàng đúng theo yêu cầu của hợp đồng mua bán.

Một phương thức thanh toán hữu hiệu nhất, an toàn nhất cho cả người mua, người bán đồng thời lại có thể phát huy được thế mạnh của ngân hàng đã ra đời. Đó chính là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (documentary credit)

Theo điều 2 UCP600 (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ) “Tín dụng là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, là không thể huỷ bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành để thanh toán khi xuất trình phù hợp” (Nguyễn Thị Thu Thảo, 2012).

Định nghĩa trên có thể hiểu một cách đơn giản như sau: về bản chất, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu phát hành thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Để có thể thực hiện việc thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì trước hết người nhập khẩu (người trả tiền) phải làm đơn yêu cầu ngân hàng phát hành thư tín dụng.

1.1.2. Thư tín dụng L/C


Thư tín dụng (Letter of credit- L/C): là một bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) theo yêu cầu của người nhập khẩu tiến hành mở và chuyển đến cho chi nhánh hay đại lý của ngân hàng này ở nước ngoài (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) một L/C cho người hưởng lợi (người xuất khẩu) cam kết sẽ thanh toán một số tiền nhất định trong phạm vi thời hạn quy định, với điều kiện người hưởng phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với nội dung, điều kiện quy định trong thư tín dụng (Phan Thị Thu Hà, 2014).

- Người yêu cầu phát hành thư tín dụng: Đó chính là người nhập khẩu: Người nhập khẩu hàng hoá hoặc là người nhập khẩu uỷ thác cho một người khác.

- Ngân hàng phát hành thư tín dụng: Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

- Người hưởng lợi thư tín dụng: Là người xuất khẩu: Người xuất khẩu hay bất cứ người nào mà người hưởng lợi chỉ định.

- Ngân hàng thông báo: Là ngân hàng ở nước người hưởng lợi

Vận dụng UCP 600 để giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế tại một số ngân hàng thương mại - 2


1.1.3. Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng L/C


(Phan Thị Thu Hà, 2014)


Hình 1.1. Quy trình thanh toán thư tín dụng của Ngân hàng thương mại


Các bước cụ thể bao gồm:

(1) Hợp đồng ngoại thương đựơc ký kết giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu

(2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phát hành yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.

Thông thường khi làm đơn xin mở thư tín dụng, người nhập khẩu phải cung cấp cho ngân hàng các giấy tờ cần thiết tuỳ theo yêu cầu của ngân hàng phát hành, thông thường gồm những giấy tờ sau: hợp đồng ngoại thương, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá (nếu là hàng hoá thuộc đối tượng chịu hạn ngạch xuất nhập khẩu)

1.1.4. Đặc trưng cơ bản của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

a. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức có liên quan đến ba quan hệ hợp đồng

Hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu:

Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa người mua và người bán, trong đó người bán có trách nhiệm giao hàng đúng và đủ còn người mua có trách nhiệm trả tiền. Trong hợp đồng mua bán, các bên tham gia thoả thuận phương thức thanh toán tiền hàng: chuyển tiền, nhờ thu, ghi sổ, tín dụng chứng từ. Khi lựa chọn tín dụng thư làm phương thức thanh toán tiền hàng thì thư tín dụng sẽ được mở. Có thể nói hợp đồng mua bán hàng hoá làm cơ sở cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

Mặc dù thư tín dụng ra đời trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu nhưng thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Bất cứ sự dẫn chiếu nào tới điều khoản trong hợp đồng mua bán đều không được coi là một phần cấu thành của tín dụng thư và không được ngân hàng xem xét đến.

Hợp đồng dịch vụ giữa người yêu cầu phát hành thư tín dụng (người nhập khẩu) và ngân hàng phát hành:

Muốn thanh toán bằng phương thức tín dụng thư thì trước hết thư tín dụng phải được mở. Để thư tín dụng được mở thì người nhập khẩu hàng hoá (người trả tiền) phải làm đơn (Đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng) gửi đến ngân hàng phát hành xin mở L/C. Căn cứ vào đó, ngân hàng phát hành sẽ phát hành một thư tín dụng cho ngưòi hưởng lợi hưởng, và người nhập khẩu sẽ phải chịu một khoản lệ phí để mở L/C.

Thực chất, đây chính là một hợp đồng dịch vụ giữa ngân hàng và người xin phát hành L/C. Theo đó, ngân hàng dùng uy tín và khả năng tài chính của mình để đảm bảo thanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất trình phù hợp và thu phí từ người nhập khẩu. Và khi đó, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ do người xuất khẩu xuất trình trước khi quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán.

Thư tín dụng:

Thư tín dụng được ra đời trên cơ sở hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa ngân hàng phát hành và người nhập khẩu. Thư tín dụng hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Thậm chí trong trường hợp thư tín dụng có dẫn chiếu đến hợp đồng mua bán thì các ngân hàng cũng không coi hợp đồng mua bán như là một bộ phận cấu thành nên thư tín dụng. Do vậy, các ngân hàng thường khuyên khách hàng của mình không nên dẫn chiếu hợp đồng mua bán vào thư tín dụng. Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng để làm đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng. Người xuất khẩu căn cứ vào các điều kiện của thư tín dụng tiến hành giao hàng và lập chứng từ trên cơ sở yêu cầu của thư tín dụng. Do đó người xuất khẩu khi nhận được thư tín dụng phải kiểm tra kỹ các điều khoản của thư tín dụng, nếu có điều khoản nào chưa phù hợp phải yêu cầu người nhập khẩu tiến hành sửa đổi thư tín dụng cho phù hợp trước khi thực hiện giao hàng. Người xuất khẩu phải lập đầy đủ các chứng từ phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng và xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn quy định. Sau khi kiểm tra chứng từ, nếu thây hoàn toàn phù hợp với các quy định của thư tín dụng, ngân hàng phát hành thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu.

Như vậy thư tín dụng là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành đối với người xuất khẩu. Nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở. Điều 4a UCP600 nêu rõ: “Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của tín dụng. Các ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả trong tín dụng có bất cứ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng như thế. Vì vậy sự cam kết của một ngân hàng để thanh toán, thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác trong tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc các biện hộ của người yêu cầu phát sinh từ quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng.”

b. Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉ căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hoá:

Có thể nói trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, người nào nắm chứng từ sở hữu hàng hóa thì người đó là người có quyền sở hữu đối với hàng hoá. Vì chỉ cần nắm chứng từ là có thể đi nhận hàng. Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các bên giao dịch cũng chỉ căn cứ vào chứng từ để xem rằng xuất trình đó đã phù hợp hay chưa? để quyết định việc có thanh toán hay chấp nhận thanh toán không? Chính các chứng từ xuất trình là căn cứ duy nhất để các ngân hàng quyết định trả tiền hay từ chối thanh toán cho người hưởng lợi, đồng thời cũng là căn cứ duy nhất để người nhập khẩu hoàn trả hay từ chối trả tiền cho ngân hàng. Nếu người xuất khẩu xuất trình được các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các quy định của thư tín dụng thì sẽ được ngân hàng trả tiền.

Ngân hàng không có lý do gì để từ chối thanh toán tiền hàng khi người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Bởi vì như đã nói ở trên, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành thư tín dụng đối với người xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định trong thư tín dụng. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về tên hàng, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trạng thái, bao bì, việc giao hàng, giá trị hay sự hiện hữu của hàng hoá mà bất cứ chứng từ nào đại diện. Cũng tương tự như vậy, nếu bộ chứng từ ngân hàng xuất trình để đòi tiền người nhập khẩu hợp lệ thì ngưòi nhập khẩu sẽ trả tiền cho ngân hàng, còn nếu không thì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán. Trong trường hợp đó, rủi ro sẽ hoàn toàn thuộc về ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải kiểm tra kỹ bộ chứng từ xuất trình trước khi chấp nhận thanh toán cho nhà xuất khẩu.

Như vậy, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các chứng từ có một tầm quan trọng to lớn, nó tượng trưng cho giá trị hàng hoá mà người xuất khẩu đã giao và là căn cứ cho người xuất khẩu đòi ngân hàng thanh toán tiền hàng, đồng thời nó cũng là căn cứ duy nhất để nhà nhập khẩu dựa vào đó quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán đối với ngân hàng phát hành.

II. UCP 600 và ISBP 681


1. Sự cần thiết phải ra đời UCP 600 và ISBP 681


UCP 600 ra đời là kết quả tất yếu xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn.

a. Về mặt lý luận:

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 12/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí