Ứng dụng mô hình tái định giá để đo lường rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank - 10

PHẦN III: KẾT LUẬN


1. Kết quả đạt được


Qúa trình tự do hóa sản xuất cùng với xu thế hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam vừa tạo điều kiện cho các NHTM có nhiều cơ hội kinh doanh, tạo động lực cho ngân hàng trong việc cạnh tranh nhưng cũng để lại nguy cơ về rủi ro lãi suất rất cao. Bởi vì lãi suất là một đại lượng biến động liên tục, nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng. Ngân hàng không thể tự xác định mức lãi suất mà lãi suất này do thị trường quy định. Ngân hàng chỉ có thể điều chỉnh sự hoạt động của mình theo sự biến động của lãi suất thị trường. Do đó, công tác quản trị rủi ro lãi suất ở ngân hàng là hết sức khó khăn và phức tạp. Các NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Công thương nói riêng cần phải chú trọng đến công tác quản trị rủi ro lãi suất. Khi lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của ngân hàng qua đó tác động đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Khóa luận tốt nghiệp này đã giải quyết được tương đối tốt các mục tiêu nghiên cứu ban đầu đặt ra: khóa luận đã trình bày được những cơ sở lí luận về lãi suất trong nền kinh tế, tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro lãi suất, đặc biệt là các mô hình đo lường rủi ro lãi suất hiện nay. Dựa trên những cơ sở lí luận đó và những diễn biến lãi suất Việt Nam giai đoạn 2011-2014, khóa luận đã ứng dụng mô hình tái định giá tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và đã đo lường được nguy cơ rủi ro lãi suất của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2014. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với sự ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2014. Từ đó, khóa luận đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao công tác quản trị và hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

2. Hạn chế của nghiên cứu


Những kết quả của nghiên cứu tuy đã giải quyết được tương đối những yêu cầu đặt ra ban đầu nhưng chắc chắn chưa giải quyết một cách hoàn toàn mỹ mãn

yêu cầu của đề tài. Hơn nữa, mô hình tái định giá vẫn còn rất nhiều nhược điểm như sự thay đổi lãi suất không những ảnh hưởng lên thu nhập của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản có và tài sản nợ nhưng mô hình tái định giá chỉ đề cập đến giá trị ghi sổ của tài sản mà không đề cập đến giá trị thị trường của chúng. Việc thực hiện đề tài này còn phải chấp nhận nhiều giả định của mô hình tái định giá do đó kết quả cuối cùng còn nhiều thiếu sót là điều không thể tránh khỏi.

3. Hướng phát triển của đề tài


Do những hạn chế nhất định về mặt thời gian cũng như kiến thức nên đề tài chỉ sử dụng mô hình đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong công tác quản trị rủi ro lãi suất để đo lường rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Đề tài có thể tiếp tục được phát triển theo hướng kết hợp mô hình tái định giá với mô hình thời lượng hoặc mô hình kì hạn đến hạn để đo lường rủi ro lãi suất. Việc kết hợp 2 mô hình sẽ phát huy được những ưu điểm, hạn chế nhược điểm của từng mô hình và bổ sung cho nhau qua đó có thể đo lường một cách chính xác nhất về rủi ro lãi suất tại ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Phan Thị Thu Hà (2013), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.

[2] Nguyễn Thị Ngọc Trang (2011), Quản trị rủi ro tài chính, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, Lưu hành nội bộ.

[3] Nguyễn Văn Tiến (2011), Tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê.

[4] Trần Thị Xuân Hương (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh

[5] Phạm Đỗ Nhật Vinh (2010), Hướng tới khuôn khổ quản trị rủi ro lãi suất, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 48.

[6] Phòng tuyên truyền báo chí-Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), Diễn biến lãi suất nhìn từ góc độ điều hành.

[7] Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2011-2014), Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html

[8] Hoàng Minh Tiến (2012), Vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việ Nam, Tóm tắt luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[9] Lê Thì Thùy Trang (2014), Vận dụng mô hình tái định giá để phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Quân đội, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế.

[10] Hà Thị Diệu Linh (2007), Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

[11] Mã Thị Nam Chi (2008), Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng TMCP Việt Nam-Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

[12] https://voer.edu.vn/pdf/936b02c7/1

[13] Nguyễn Tiến Công, Quản lí rủi ro lãi suất ở ngân hàng thương mại, https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/13/quan-ly-rui-ro-lai-suat-o- ngan-hang-thuong-mai.html


PHỤ LỤC


Năm 2011


Bảng cân đối kế toán


ĐVT: Tỉ đồng


Tiền mặt, vàng bạc, đá quý

3714

Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước

12101

Tiền, vàng gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác

65452

Chứng khoán kinh doanh

543

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác

20

Cho vay khách hàng

290398

Chứng khoán đầu tư

67449

Góp vốn đầu tư dài hạn

2924

Tài sản cố định

3746

Tài sản có khác

14257

Tổng tài sản

460604

Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước

27294

Tiền vàng gửi và vay các tổ chức tín dụng khác

74408

Tiền vàng gửi của khách hàng

257136

Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác

0

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro

36825

Phát hành giấy tờ có giá

11089

Các khoản nợ khác

24969

Tổng nợ phải trả

431721

Tổng vốn chủ sở hữu và lợi ích cổ đông thiểu số

28883

Tổng nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và lợi ích cổ đông thiểu số

460604

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Ứng dụng mô hình tái định giá để đo lường rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank - 10

Báo cáo kết quả kinh doanh

ĐVT: Tỉ đồng


Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự

55775

Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự

(35727)

Thu nhập lãi thuần

20048

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

1923

Chi phí từ hoạt động dịch vụ

771

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ

1152

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng

383

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh

11

Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư

(501)

Thu nhập từ hoạt động khác

1191

Chi phí hoạt động khác

(167)

Lãi thuần từ hoạt động khác

1024

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần

257

Chi phí hoạt động

(9078)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng

13296

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

(4904)

Tổng lợi nhuận trước thuế

8392

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

(2133)

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

6259

Năm 2012


Bảng cân đối kế toán


ĐVT: Tỉ đồng


Tiền mặt, vàng bạc, đá quý

2511

Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước

12234

Tiền, vàng gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác

57708

Chứng khoán kinh doanh

275

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác

74

Cho vay khách hàng

329683

Chứng khoán đầu tư

73417

Góp vốn đầu tư dài hạn

2816

Tài sản cố định

5277

Tài sản có khác

19535

Tổng tài sản

503530

Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước

2785

Tiền vàng gửi và vay các tổ chức tín dụng khác

96851

Tiền vàng gửi của khách hàng

289105

Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác

0

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro

33227

Phát hành giấy tờ có giá

28669

Các khoản nợ khác

19088

Tổng nợ phải trả

469690

Tổng vốn chủ sở hữu và lợi ích cổ đông thiểu số

33840

Tổng nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và lợi ích cổ đông thiểu số

503530

Báo cáo kết quả kinh doanh

ĐVT: Tỉ đồng


Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự

50661

Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự

(32241)

Thu nhập lãi thuần

18420

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

1855

Chi phí từ hoạt động dịch vụ

(577)

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ

1278

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng

362

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh

34

Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư

516

Thu nhập từ hoạt động khác

1331

Chi phí hoạt động khác

(145)

Lãi thuần từ hoạt động khác

1186

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần

166

Chi phí hoạt động

(9436)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng

12526

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

4358

Tổng lợi nhuận trước thuế

8168

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

(1998)

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

6170

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2023