Tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đồng bằng sông Cửu Long - 2

Hoạt động kinh tế của người Chăm ở ĐBSCL khá đa dạng, một số ít là đánh cá, chài lưới trên sông Hậu và các sông nhánh. Một số người Chăm dệt thủ công các loại vải, và buôn bán dạo hàng vải các loại. Một số ít người Chăm khác lai sản xuất nông nghiệp gieo trồng lúa nước, các loại hoa màu, cây ăn trái.

Người Chăm ở ĐBSCL vẫn giữ hình thức cư trú kiểu các paiây Chăm (làng Chăm) giống như ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Đó là các cụm dân cư bố trí dọc Sông Hậu và các chi lưu. ở đây người Chăm sinh sống trên những ngôi nhà sàn có sàn khá cao, tránh được nước ngập mùa lũ. Hồi giáo là tôn giáo duy nhất và hầu hết của người chăm ở ĐBSCL. Các nghi lễ và giáo lý Hối giáo ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt cuộc sống của họ, đặc biệt trong việc quản lý các palây.

Vai trờ người đàn ông chăm ở An Giang được đề cao hơn so với đàn ông Chăm Trung Bộ. Mỗi pa/ay chăm An Giang thường có một thánh đường và nhiều nhà nguyện nhỏ. Đàn ông Chăm An Giang tuân thủ nghiêm ngặt các qui định, nghi lễ theo kinh Koran và giáo luật Hơi giáo. Các vị chức sắc Hồi giáo, thường tham dự công việc quản lý và điều hành các palây Chăm.

4.Dân cư


Theo số liệu tổng cục thống kê năm 2011. Dân số đồng bằng sông Cửu Long trung bình là 17330,9 ( nghìn người ), Mật độ dân số là 427 người/ km2

5.Kinh Tế


Nông nghiệp:

Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước.[4] Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang , Kiên Giang , Long An , Đồng Tháp , Sóc Trăng , Tiền Giang . Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước . Bình quân lương thực đầu người gấp 2.3 lần so với lương thực trung bình cả nước . Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước . Ngoài ra vùng này còn trồng mía , rau đậu , xoài , dừa , sầu riêng , cam , bưởi ... Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh .Nuôi nhiều ở Bạc Liêu ,Cà Mau ,Sóc Trăng,Vĩnh Long.Trà vinh Sản lượng thủy sản chiếm 50 % nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau , Kiên Giang , An Giang . Đặc biệt là Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

bắt nhiều nhất 239219 tấn thủy sản ( năm 2000 ) , An Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng 80000 tấn thủy sản ( năm 2000 ) .Nghề nuôi trồng tôm cá xuất khẩu đang phát triển mạnh . Tôm cá tập trung rất gần bờ và dễ nuôi nên đánh bắt rất thuận tiện

Nghề rừng cũng giữ vai trò quan trọng , đặc biệt trồng rừng ngập mặn ven biển Cà Mau , đảo Phú Quốc , quần đảo Thổ Chu , hòn Khoai . Vì đây là nghề giữ vai trò trong việc bảo vệ môi trường , sinh học , các loài sinh vật và môi trường sinh thái đa dạng .

Tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đồng bằng sông Cửu Long - 2

Công nghiệp:


Phát triển rất thấp . Chế biến lượng thực chiếm nhiều nhất của cả vùng . Cần Thơ là trung tâm của cà vùng bao gồm các ngành : nhiệt điện , chế biến lương thực , luyện kim đen, cơ khí , hóa chất , dệt may và vật liệu xây dựng .Thành phố Cần Thơ còn có sân bay góp phần giao lưu hàng hóa , khách du lịch trong và ngoài nước

6. Tiềm năng phát triển du lịch :


Đồng bằng sông Cửu Long còn có nhiều rừng ngập mặn ở Bạc Liêu, Cà Mau chủ yếu là đước với diện tích 150.000ha, còn ở Kiên Giang chủ yếu là rừng chàm. Rừng U Minh có diện tích 170.000ha (cây cao tới 3-4m, có 14 loại cây có tinh dầu, 30 loại thân gỗ, 24 loại cây làm phân xanh, 14 loại làm thức ăn cho người, gia súc, 5 loại làm thuốc, 21 loại cho hoa để nuoii ong mật)

Với địa hình đồng bằng đất phù sa, khí hậu mang tính chất cận xích đạo, hệ thống kênh rạch dày đặc, đã tạo cho vùng tây nam bộ có nguồn tài nguyên phong phú, mang lại những sắc thái riêng để phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch sông nước...

Trên cạn có 366 loài chim sống tại các sân chim nổi tiếng như Ngọc Hiền, Cái Nước, Vĩnh Lộc ( Bạc

Liêu, Cà Mau ), vườn cù lao đất Bến Tre, U Minh ( Cà Mau ).


Vùng có 4 VQG là U Minh Thượng, Phú Quốc ( Kiên Giang) , Tràm Chim ( Đồng Tháp ) , Đất Mũi (

Cà Mau)


II.Tồng quan các tỉnh trong vùng.


1.Tỉnh Long An :


Dân số: 1.446,2 nghìn người (2010)

Diện tích: 4.493,8 km²

Tỉnh lỵ: Thành phố Tân An.

Các huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng.

Dân tộc: Việt (Kinh), Khmer, Hoa, Tày…


Lịch sử :

Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở An Sơn, đông bắc tỉnh các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách đây 3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ sắt cách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hóa Óc Eo với 12.000 hiện vật, đặc biệt là quần thể Cụm di tích Bình Tả. Đây là quần thể di tích văn hóa Óc Eo - văn hóa Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7. Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm chính trị, văn hóa và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp. Ngoài các khu di tích lịch sử văn hóa kể trên, Long An còn có 40 di tích lịch sử cách mạng và nhiều công trình kiến trúc cổ khác. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhân dân Long An đã tham gia các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực đánh các đồn bót của người Pháp. Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để biểu dương tinh thần của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Điều kiện tự nhiên :


Địa lý


Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài : 137,7 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai.

Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4492.4 km2, chiếm tỷ lệ 1,3% so với diện tích cả nước và bằng 8,74% diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tọa độ địa lý : 105030' 30 đến 106047' 02 kinh độ Đông và 10023'40 đến 11002' 00 vĩ độ Bắc.

Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svay Rieng của Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km.

Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang. Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.

Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh.


Khí hậu


Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam

Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.

Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 -27,7 oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC.

Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 –1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minhxuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.

Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82%. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm 9.700 -10.100oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4oC.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.

Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.

Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.

Dân cư :


Theo tổng cục thống kê năm 2011 dân số trung bình của tỉnh Long An là 1449.6 mật độ dân số trung bình là 323 người/ km2.

Dân tộc :

Long An đông dân, chủ yếu là người Việt (Kinh) và đồng bào gốc Khmer ở phía tây tỉnh. Long An có

4 tôn giáo được đông người theo là đạo Phật, Kitô, đạo Cao đài và đạo Tin lành.


Kinh Tế : Nông nghiệp

Nông nghiệp Long An từ lâu đã nổi tiếng với nhiều sản phẩm như: gạo tài nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, dưa hấu Long Trì, dứa (khóm hoặc thơm) Bến Lức, đậu phộng Đức Hoà, mía Thủ Thừa.....Đặc biệt, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ lực, Long An đã có các giống lúa OM, OMCS, IR, VNĐ... chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, nhưng sức cạnh tranh hàng nông sản với các nước trong khu vực nói chung vẫn thấp.

Những năm qua, với nhiều cố gắng, tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp gắn liền phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu như vùng lúa cao sản ở Đồng Tháp Mười, vùng lúa đặc sản ở các huyện phía Nam, vùng mía nguyên liệu, đậu phộng và bò sữa, vùng rau màu ở các huyện giáp thành phố Hồ Chí Minh.

Ngành chăn nuôi của tỉnh cũng có những lợi thế nhất định, nhưng vẫn sản xuất với quy mô nhỏ, chưa đáp ứng đủ tiêu dùng. Chi phí sản xuất ngành chăn nuôi cũng khá cao. Các nhà máy giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm có quy mô và công suất nhỏ, công nghệ và thiết bị cũ, lạc hậu dẫn đến khả năng cạnh tranh kém.

Nông sản hàng hoá của tỉnh tuy phong phú về chủng loại, sản lượng khá nhưng sản xuất còn manh mún, năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng chưa ổn định. Mặc dù bước đầu đã hình thành được các vùng nông sản tập trung nhưng sản xuất còn phân tán, vận chuyển khó, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công nghiệp chế biến.

Công Nghiệp


Long An là một tỉnh công nghiệp nổi bật trong vài năm gần đây. Luôn đứng trong top 10 về chỉ số cạnh tranh và vốn đầu tư nước ngoài FDI. Công ngiệp đã tồn tại từ khá lâu được biết đến với những sản phẩm: Dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng... Công nghiệp chiếm khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh.

Tập trung chủ yếu ở: Đức Hoà, Bến Lức, Tân An, Cần Đước, Cần Giuộc. Riêng 5 huyện, thành phố này đã chiếm hơn 70% sản lương công nghiệp của tỉnh.

Các năm qua Long An tập trung phát triển Công nghiệp chủ yếu là Đức Hoà, Bến Lức tập trung nhiều khu công nghiệp lớn bậc nhất cả nước. Mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển hanh và đồng bộ cũng là một thế mạnh của nền Công nghiệp Long An.

Một vài khu công nghiệp lớn: Đức Hoà 1, Xuyên Á, Tân Đức (huyện Đức Hoà), các KCN Thuận Đạo, Vĩnh Lộc 2, Thạnh Đức, Nhựt Chánh (huyện Bến Lức), các KCN Tân Kim, Long Hậu (huyện Cần Giuộc), các KCN Cầu Tràm (huyện Cần Đước). Trong các KCN đã đi vào hoạt động và một số KCN đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) của giai đoạn 2 là Đức Hoà 1, Xuyên á, Tân Đức, Thuận Đạo và Long Hậu. Quý 3/2011, KCN Thuận Đạo mở rộng đi vào hoạt động, tiến hành mời gọi đầu tư với tổng quy mô gần 800 ha.

Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Long An xếp ở vị trí thứ 3/63 tỉnh thành.

Ngư nghiệp


Giai đoạn 2001 - 2005, ngành ngư nghiệp tỉnh Long An đạt tốc độ phát triển khá cao, bình quân 20,2%/năm. Thủy sản phát triển mạnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và cải thiện đời sống cư dân, tham gia xóa nghèo. Bên cạnh hình thức nuôi quảng canh, đã xuất hiện nhiều mô hình thâm canh - bán công nghiệp và công nghiệp đạt hiệu quả cao. Tỉnh đã thành công trong nuôi tôm sú vùng hạ và đang từng bước phát triển tôm càng xanh và cá nước ngọt ở vùng Đồng Tháp Mười, tạo ra hướng đi mới trong ngành ngư nghiệp.

Theo thông tin từ Website Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại thời điểm 29-03-2010, tổng diện tích nuôi tôm của tỉnh là 2.381 ha. Tôm sú có tổng diện tích thả nuôi là 2.049 ha: huyện Cần Đước 1.304 ha, huyện Cần Giuộc 231 ha, huyện Châu Thành 460 ha, huyện Tân Trụ 54,5 ha. Tôm thẻ chân trắng có tổng diện tích thả nuôi đến thời điểm trên là 328 ha; trong đó, huyện Cần Đước 156 ha, huyện Cần Giuộc 159 ha, huyện Châu Thành 7,5 ha và huyện Tân Trụ 5,5 ha. Tôm càng xanh có tổng diện tích thả nuôi khá ít, chỉ đạt 4 ha.

Lâm nghiệp


Giai đoạn 2001 - 2005, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tỉnh tăng bình quân khoảng 5,9%/năm. Rừng tập trung phát triển mạnh, bình quân mỗi năm trồng mới khoảng 6.340 ha. Năm 2005, diện tích rừng của tỉnh đạt 68.748 ha, tăng 24.270 ha so với năm 2000. Tỷ lệ che phủ tính trên diện tích rừng và cây lâu năm tăng từ 15,45% năm 2000 lên 20,53% năm 2005. Những năm qua, tỉnh Long An đã được Chính phủ chọn để triển khai các dự án trồng rừng dưới sự tài trợ và hợp tác của Tổ chức phát triển quốc tế JAICA (Nhật Bản).

Tính đến ngày 11-01-2010, toàn tỉnh có trên 60.000 ha rừng tràm, phần lớn đang ở độ tuổi khai thác chế biến gỗ. Đây là một trong những thuận lợi lớn về nguồn nguyên liệu cho dự án nhà máy chế biến ván ép của tập đoàn lâm nghiệp Sumitomo (Nhật Bản). Dự án có công suất 250.000 m3 ván ép mỗi năm với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD, sử dụng 20 ha đất tại khu công nghiệp Phú An Thạnh ở huyện Bến Lức được xem là dự án lớn nhất trong ngành chế biến và sản xuất ván ép tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 11-2011.

Thương mại - Dịch vụ


Giai đoạn 2001 - 2005, ngành Thương mại - Dịch vụ của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 8,5%/năm. Mạng lưới thương mại trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển rộng khắp, bước đầu đảm bảo tương đối việc giao lưu hàng hoá. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng 11,3%/năm; kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm tăng 19,8%, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, hạt điều, sản phẩm may mặc, vải...; kim ngạch nhập khẩu bình quân hàng năm tăng 22,6%, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu. Cửa khẩu quốc gia Bình Hiệp được hình thành bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng hoá với Campuchia và các nước trong khu vực.

Thương mại nội địa tháng 07-2010 của tỉnh tăng 0,4% so với tháng trước. Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tháng 07-2010 trên địa bàn tỉnh ước tính là 1.455 tỷ VNĐ, tăng 0,4% so với tháng 06-2010 và tăng 26% so với tháng 07-2009; tính chung 7 tháng của năm 2010 ước tính là 10.282,7 tỷ VNĐ, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh tháng 07-2010 ước tính là 130,1 triệu USD, tăng 01,5% so với tháng 06-2010 và tăng 39,7% so với tháng 07-2009; tính chung 7 tháng của năm 2010 là 764 triệu USD, tăng 39,8% so với 7 tháng năm 2009. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của 7 tháng năm 2010 bao gồm: gạo 221.790 tấn, tăng 29,9% so với 7 tháng năm 2009; hạt điều 8.749 tấn, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm may mặc 156,3 triệu USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2009; sản phẩm giày dép 148,9 triệu USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm trước; hàng thủy sản chế biến 51,7 triệu USD, tăng 14,9% so với 7 tháng của năm 2009.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 07-2010 ước tính là 106 triệu USD, tăng 01,9% so với tháng 06-2010 và tăng 50,1% so với tháng 07-2009; tính chung 7 tháng của năm 2010 là 584,9 triệu USD, tăng 19% so với 7 tháng năm 2009. Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.

Tiềm năng phát triển du lịch :

Long An hấp dẫn khách du lịch chủ yếu do giá trị nhân văn của nền văn hoá Óc-Eo, một nền văn hoá

đã hình thành và phát triển trên châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau Công nguyên do tiếp nhận tinh hoa văn hoá Ấn Độ. Gần 20 di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hoá Óc Eo đã được phát hiện với 12.000 hiện vật đã thu thập. Ngoài ra Long An có trên 40 di tích lịch sử cách mạng, công trình kiến trúc và danh lam thắng cảnh quan trọng như: cụm di tích Bình Tả (Đức Hoà), di tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức (thị xã Long An), di tích đồn Rạch Cát, ngôi nhà trăm cột.

2.Tỉnh Tiền Giang


Diện tích: 24842 km2

Dân số:1677 nghin người(2010)

Tỉnh lỵ: thành phố Mỹ Tho

Các huyện, thị: thị xã Gò Công, huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo,Gò Công Tây, Gò

Công Đông, Tân Phước, Tân Phú Đông

Dân tộc: Việt, Hoa, Khmer, Tày….


Lịch sử :


Thời phong kiến


Trước thế kỷ XVII, đất Tiền Giang thuộc Chân Lạp.Vào đầu thế kỷ XVII, Jayajettha II lên ngôi ở Chân Lạp, để tạo ra một thế lực và liên minh mới đối trọng với nước Xiêm, ông tìm đến chúa Nguyễn qua cuộc hôn nhân với công chúa Ngọc Vạn. Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng gắn bó. Khi Batom Reachea trở thành vua Chân Lạp (nhờ sự hỗ trợ của chúa Nguyễn), người Việt được phép đến định cư ở các vùng đất thuộc lãnh thổ nước này.

Từ thế kỷ XVII, vùng Tiền Giang được người Việt - từ miền Trung và miền Bắc, trong đó phần lớn là từ vùng Ngũ Quảng - đến khai hoang và định cư. Năm Nhâm Tý (1772), chúa Nguyễn Phước Thuần quyết định thành lập tại Mỹ Tho một đơn vị hành chánh mang tính quân quản là đạo Trường Đồn.

Đứng đầu đạo Trường Đồn có một quan võ cấp Cai cơ (hoặc Cai đội), một quan văn cấp Thư ký và lực lượng tinh binh, thuộc binh. Lỵ sở đạo Trường Đồn đặt tại giồng Kiến Định (nay là khu vực thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành).

Năm Kỷ Hợi (1779), Nguyễn Phúc Ánh làm Nhiếp Quốc chính, cắt bớt địa giới các dinh Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ, kết hợp với đạo Trường Đồn để lập dinh Trường Đồn. Đặt các chức Lưu thủ, Ký lục, Cai bạ (toàn các quan văn) cai trị. Lỵ sở dinh Trường Đồn cũng đặt tại giồng Kiến Định như cũ. Dinh Trường Đồn được thành lập trên cơ sở là một “đạo” nên không có “phủ” mà chỉ có một “huyện”, đó là huyện Kiến Khương, gồm các thuộc Kiến Hưng, Kiến Hòa và Kiến Đăng.

Tháng giêng năm Canh Tý (1780), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi chúa. Năm sau, Nguyễn Phúc Ánh đổi tên dinh Trường Đồn thành dinh Trấn Định, dời lỵ sở về thôn Mỹ Chánh (Mỹ Tho). Từ đó, Mỹ Tho trở

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2022