Tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đồng bằng sông Cửu Long - 3

thành trung tâm chính trị, hành chính, quân sự, văn hoá và kinh tế của một vùng. Đời Gia Long (1802), đơn vị dinh được đổi thành trấn. Lúc bấy giờ ở Nam kỳ có 5 trấn: Biên Hoà, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Long và Hà Tiên; lại đặt thêm thành Gia Định thống lĩnh 5 trấn này. Đất Tiền Giang bấy giờ thuộc trấn Định Tường. Trấn Định Tường có phủ Kiến An gồm ba huyện Kiến Hưng, Kiến Hoà và Kiến Đăng.

Năm Đinh Mão (1831), Minh Mạng đổi đơn vị “trấn” thành đơn vị “tỉnh” và bắt đầu xây dựng chế độ phong kiến theo mô hình trung ương tập quyền, xóa bỏ cấp “thành”, đặt ba tỉnh kiêm nhiếp, ba tỉnh phân hạt: tỉnh Gia Định kiêm nhiếp tỉnh Biên Hoà (phân hạt), tỉnh Vĩnh Long kiêm nhiếp tỉnh Định Tường (phân hạt), tỉnh An Giang kiêm nhiếp tỉnh Hà Tiên (phân hạt).

Thời Pháp thuộc


Thời Pháp thuộc, Pháp bỏ tỉnh và phủ huyện để thành lập các hạt tham biện, đất Tiền Giang thuộc hai tham biện Mỹ Tho và Gò Công. Năm 1899, lại đổi hạt tham biện thành tỉnh. Tỉnh Mỹ Tho có 3 trung tâm hành chính là Châu Thành, Cai Lậy và Chợ Gạo. Sau một thời gian, tỉnh Gò Công bị giải thể, thành lập quận Gò Công cùng với các quận mới là Cai Lậy, An Hoá, Cái Bè, Bến Tranh, Châu Thành, Chợ Gạo đều thuộc tỉnh Mỹ Tho.

Thời Việt Nam Cộng hòa đến nay


Thời Việt Nam Cộng Hoà, chính quyền Sài Gòn thành lập tỉnh Định Tường gồm đất của hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công thời Pháp và thành lập tỉnh Gò Công mới. Trong thời kỳ này, chính quyền cũng đổi tên các quận của tỉnh Mỹ Tho trước đó. Năm 1976, thành lập tỉnh Tiền Giang trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Định Tường và Gò Công trước đó.

Trước năm 1994, Tiền Giang có 8 đơn vị hành chánh trực thuộc là: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây.

Ngày 11 tháng 07 năm 1994, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 68/CP, về việc thành lập huyện Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của các huyện Cai Lậy và Châu Thành. Huyện Tân Phước có diện tích là 32.991,44 ha, dân số là 42.031 người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Ngày 21 tháng 01 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 09/2008/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây để mở rộng thị xã Gò Công và thành lập huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Theo đó, thành lập huyện Tân Phú Đông thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở điều chỉnh 8.632,88 ha diện tích tự nhiên và 33.296 nhân khẩu của huyện Gò Công Tây (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Tân Thới, Tân Phú, Phú

Thạnh, Tân Thạnh); 11.575,43 ha diện tích tự nhiên và 9.630 nhân khẩu của huyện Gò Công Đông

Tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đồng bằng sông Cửu Long - 3

(bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Phú Đông và xã Phú Tân).


Huyện Tân Phú Đông có 20.208,31 ha diện tích tự nhiên và 42.926 nhân khẩu, có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Phú Đông, Phú Tân, Tân Thới, Tân Phú, Tân Thạnh và Phú Thạnh. Sau khi điều chỉnh, tỉnh Tiền Giang có 248.177,21 ha diện tích tự nhiên và 1.707.432 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông, thị xã Gò Công và thành phố Mỹ Tho.

Điều kiện tự nhiên :


Địa lí


Tiền Giang nằm trong tọa độ 105°50’–106°45’ đông và bắc. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Long An, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long, phía đông giáp Biển Đông. Được chính phủ quy hoạch là một trong 8 tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120 km. Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả ĐBSCL, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Tỉnh lị là thành phố Mỹ Tho, các huyện thị là thị xã Gò Công và các huyện :Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và Tân Phước. Tiền Giang hình thành trên hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công cũ giáp với các tỉnh Long An, Đồng Tháp,Bến Tre phía đông là Biển Đông.

Khí hậu


Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9oC; tổng tích ôn cả năm 10.183oC/năm.

Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11

(thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8).


Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%.

Gió : có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6m/s.

Dân tộc :


Cộng đồng dân cư tại Tiền Giang gồm các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, các dân tộc khác đã từng sinh sống ở Việt Nam và người nước ngoài.

Dân cư :


Dân số 1.670.216 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009), mật độ 706 người/km². Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 72,9% dân số. Mật độ dân số ở thành thị khá cao nhưng chiếm cao nhất vẫn là trung tâm TP Mỹ Tho, TX Gò Công và thị trấn Cai Lậy.


Cai Lậy 305.906 người Cái Bè: 287.035 người

Châu Thành: 259.408 người Mỹ Tho: 181.367 người Chợ Gạo: 182.177 người

Gò Công Đông: 140.275 người Gò Công Tây: 124.889 người Gò Công: 94.367 người

Tân Phước: 56.417 người Tân Phú Đông: 40.430 người


Kinh tế :


Là 1 trong 8 tỉnh, thành phố thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm phía nam. Thu nhập bình quân đầu người 866 USD/người/năm ở nông thôn và 1350 USD/người/năm ở thành thị (2008).

Năm 2007, Tiền Giang vươn lên đứng thứ 12 trong 64 tỉnh, thành cả nước về Chỉ số Năng lực Cạnh tranh. Cùng với việc 'nhảy vọt' 21 thứ hạng so với năm 2006, môi trường đầu tư của tỉnh đã được nhiều doanh nghiệp đánh giá tốt, có sức hấp dẫn cao. Số liệu minh chứng cho nhận định trên: trong năm 2007 toàn tỉnh có thêm 358 doanh nghiệp thuộc khối kinh tế dân doanh với số vốn đăng ký 1.664 tỷ đồng và có 222 doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành nghề với vốn đăng ký bổ sung là 421 tỷ đồng;

như vậy, tổng năng lực tăng thêm của khối doanh nghiệp dân doanh trong năm 2007 là 2.085 tỷ đồng, gấp 2,6 lần tổng mức huy động đầu tư của kinh tế dân doanh năm 2006, chiếm xấp xỉ 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động được trên địa bàn tỉnh (con số này của năm 2006 là 1/8), tính ra quy mô đầu tư mới của doanh nghiệp là 4,6 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần quy mô đầu tư bình quân của doanh nghiệp dân doanh trong năm 2006... Rõ ràng, chưa có năm nào trong hơn thập niên gần đây mà đầu tư của tư nhân lại có sự đột biến cực lớn như thế. Từ đó đã góp phần tạo mức tăng khá cao của khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh trong năm 2007 lên đến trên 49%.

Các khu công nghiệp trong tỉnh


Khu công nghiệp Mỹ Tho (79,14 ha): TP Mỹ Tho Khu công nghiệp Tân Hương (197 ha): H.Châu Thành Khu công nghiệp Long Giang (600 ha): H.Tân Phứơc

Khu công nghiệp tàu thủy Xoài Rạp (600 ha): H.Gò Công Đông


Khu công nghiệp Bình Đông (1000 ha):TX Gò Công


Khu công nghiệp dầu khí Tiền Giang (1000 ha): H.Gò Công Đông


Dự án các khu công nghiệp tập trung giai đoạn 2010-2015 có quy mô lớn như: KCN Đông Nam Tân Phước, KCN Bình Xuân, KCN tập trung ở Bắc Gò Công, cụm công nghiệp Tam Hiệp(Châu

Thành), Long Định, CCN Bình Phúở TT. Bình Phú Cai Lậy, CCN Hòa Khánh (Cái Bè), CCN Bắc Mỹ Thuận(Hòa Hưng -Cái Bè)... Và hơn 10 cụm công nghiêp có quy mô lớn như: CCN An Thạnh, CCN Tân Mỹ Chánh, CCN Bình Đức, CCN Bình Xuân,... phân bố rộng khắp tất cả thị thành trong tỉnh.

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, tỉnh đã có nhiều giải pháp về cơ chế chính sách, về đầu tư hạ tầng, đào

tạo nghề... nhằm tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và có sức hấp dẫn.


Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng ĐBSCL, vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là 2 vùng kinh tế đang phát triển mạnh. Do nằm giữa 2 vùng kinh tế, nên Tiền Giang rất thuận lợi trong việc tiếp cận với nhiều dự án, lĩnh vực ngành nghề đầu tư, tiếp thu kiến thức khoa học, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, quản lý, điều hành sản xuất...

Tiền Giang đã và đang hình thành là một tỉnh công nghiệp có tốc dộ phát triển cực mạnh với tốc độ tăng trưởng khá cao đứng vào hạng nhất nhì trong khu vực với nhiều KCN, CCN tập trung với quy mô lớn và làm ăn có hiệu quả như: KCN Mỹ Tho, KCN Tân Hương, KCN Long Giang, KCN đóng tàu

thủy Xoài Rạp,... và nhiều CCN tập trung có quy mô rộng đến trăm hecta như: CCN-TTCN Tân Mỹ Chánh, CCN khu vực Bình Đức, CCN An Thạnh,....

Tiềm năng phát triển du lịch :


Là tỉnh có tiềm năng hàng đầu về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến đạt hơn 331.500 lượt.


Thế mạnh chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: Gò Thành (thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm-Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ và đền chùa: lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ, ...

Các điểm du lịch như: khu du lịch sinh thái Mekong Lodge, nhà cổ Đông Hòa Hiệp, vườn cây ăn quả ở

cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công.


Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) là một trong hai chợ nổi nổi tiếng ở miền Tây Nam bộ (chợ nổi Phụng Hiệp - Cần Thơ và chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang), có từ khoảng thế kỷ XVIII. Chợ nằm ở nơi giáp ranh giữa 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang, nơi được hình thành bởi cù lao Tân Phong, xưa là Cồn Cù, thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ (hợp thành bởi 6 hòn đảo xinh xắn có tổng diện tích 2.430 ha). Tân Phong như hòn ngọc xanh giữa dòng sông Tiền đầy ắp phù sa, nổi tiếng với những vườn chôm chôm quả to và ngọt.


3.Vĩnh Long


Diện tích: 1.479,1 km²

Dân số: 1.026,5 nghìn người (2010)

Tỉnh lỵ: Thị xã Vĩnh Long

Các huyện: Long Hồ, Mang Thít, Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Tân. Dân tộc: Việt (Kinh), Khmer, Hoa, Gia Rai.


Lịch sử :


Tỉnh Vĩnh Long xưa nguyên là đất Tầm Đôn - Xoài Rạp (đất Tầm Đôn còn gọi là xứ Tầm Đôn, vị trí trung tâm của Tầm Đôn xưa thuộc khu vực của TX Vĩnh Long cũ, nay thuộc khu vực TP Vĩnh Long )

Tỉnh Vĩnh Long ngày nay là một phần của Long Hồ Dinh, được hình thành từ năm 1732, bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần củaCần Thơ.

Năm 1732, Chúa Nguyễn thứ bảy là Ninh vương Nguyễn Phúc Trú (1696-1738) đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới làDinh Long Hồ, Châu Định Viễn, tức tỉnh Vĩnh Long ngày

nay. Lỵ sở của dinh Long Hồ lúc mới thành lập đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, được gọi là đình Cái Bè. Đến năm Đinh Sửu (1757) thì chuyển đến xứ Tầm Bào (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là Thành Phố Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng tại xứ Tầm Bào là thủ phủ của một vùng rộng lớn.

Nhờ đất đai màu mỡ, giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm…, dinh Long Hồ trở thành một trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, Chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây nhiều đồn binh như Vũng Liêm, Trà Ôn... Đến giữa thế kỷ 18, dinh Long Hồ là thủ phủ của vùng đất phía nam và là đại bản doanh của quân đội chúa Nguyễn có nhiệm vụ phòng thủ, ổn định và bảo vệ đất nước. Sử cũ còn ghi: Vào năm Canh Dần 1770, tại vùng đất này, lưu thủ dinh Long Hồ đã chặn đánh tan tác quân Xiêm Lado Chiêu Khoa Liên cầm quân, tiêu diệt 300 tên địch, làm tan vỡ âm mưu xâm chiếm nước Việt của chúng. Nơi đây, trong khoảng 10 năm (1776-1787), cũng từng là chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây

Sơn với quân (chúa Nguyễn và Nguyễn Ánh), từ trận đầu tiên là trận tập kích Long Hồ của Nguyễn Lữ. Năm 1784, tại sông Mang Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh thắng trận Rạch Gầm-Xoài Mút, làm liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện đại bại.

Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Ánh đổi dinh Long Hồ, châu Định Viễn thành dinh Vĩnh Trấn.

Năm Mậu Thân (1788), sau khi lấy lại đất Nam Bộ từ tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đem 2 đạo Long Xuyên và Kiên Giang của trấn Hà Tiên nhập vào dinh Vĩnh Trấn.

Thời nhà Nguyễn, năm Quý Hợi (1803), Gia Long (Nguyễn Ánh) cắt đất dinh Long Hồ xưa lập thành dinh Hoằng Trấn. Năm Gia Long thứ 7 (1808), Vĩnh Trấn, Hoằng Trấn được đổi làm trấn Vĩnh Thanh thuộc tổng trấn Gia Định, đồng thời thăng châu Định Viễn làm phủ với 3 huyện: Vĩnh Bình, Vĩnh An và Tân An. Năm 1810, lại cắt 2 đạo Kiên Giang và Long Xuyên về trấn Hà Tiên như cũ. Năm 1813, Gia Long lập thêm huyện Vĩnh Định thuộc trấn Vĩnh Thanh. Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh là quan Hiệp trấn Vĩnh Thanh, với chức phó là quan Tham Hiệp. Các quan Trấn thủ Vĩnh Thanh gồm: Nguyễn Văn Thoại,...

Năm Minh Mạng thứ 4 (1823), Minh Mạng chia huyện Tân An thành 2 huyện Tân An và Bảo An thuộc phủ mới lập tên là Hoằng An. Năm 1832, Minh Mạng đổi tên trấn Vĩnh Thanh thành Vĩnh Long, lấy thêm 2 huyện Tuân Nghĩa, Trà Vinh của phủ Lạc Hóa thành Gia Định nhập vào Vĩnh Long và đổi

trấn thành tỉnh Vĩnh Long (chữ Hán:永隆). Nhưng đồng thời, lại cắt các huyện Vĩnh Định, An Định và

đạo Châu Đốc sang tỉnh An Giang. Cùng năm 1832, Minh Mạng cho lập thêm huyện Vĩnh Trị thuộc phủ Định Viễn tỉnh Vĩnh Long. Đặt chức tổng đốc Long-Tường để thống lĩnh 2 tỉnh Vĩnh Long

và Định Tường, cùng với các chức Án sát và Bố chính lo các công việc thuộc chức năng của Bộ Hình

và Bộ Hộ ở cấp tỉnh, giúp cho Tổng đốc. Quần đảo Côn Lôn (tức Côn Đảo) thuộc tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn.

Năm 1833, tỉnh Vĩnh Long bị quân Lê Văn Khôi nổi dậy chiếm đóng, nhà Nguyễn phải điều binh đánh dẹp, cuối cùng án sát Vĩnh Long làDoãn Uẩn lấy lại được tỉnh thành (thành Long Hồ) từ tay quân của Khôi.

Năm 1837, Minh Mạng lập thêm ở Vĩnh Long 1 phủ Hoằng Trị và 2 huyện (Bảo Hựu, Duy Minh).


Năm Tự Đức thứ 4 (1851), nhà Nguyễn bỏ phủ Hoằng An, gộp các huyện của phủ này vào phủ Hoằng Trị. Thời vua Tự Đức cho đến khi Pháp chiếm Vĩnh Long (1851-1862), tỉnh Vĩnh Long gồm 3 phủ với 8 huyện (ngoài ra còn có thêm quần đảo Côn Lôn).

Phủ Định Viễn, này có thể là đất thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang:


Huyện Vĩnh Bình gồm 8 tổng với 75 làng xã, phía Tây giáp huyện An Xuyên tỉnh An Giang, phía Nam giáp huyện Vĩnh Định tỉnh An Giang nhà nguyễn, phía Đông giáp huyện Vĩnh Trị.

Huyện Vĩnh Trị gồm 6 tổng với 43 làng xã, phía Tây giáp huyện Vĩnh Bình, phía Nam giáp huyện Tuân Nghĩa phủ Lạc Hóa, phía Đông giáp huyện Trà Vinh phủ Lạc Hóa, phía Bắc giáp huyện Tân Minh phủ Hoằng Trị.

Phủ Hoằng Trị, này có thể là đất thuộc các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre:


Huyện Bảo Hựu gồm 6 tổng với 42 làng xã, phía Tây giáp huyện Kiến Đăng tỉnh Định Tường, phía Nam giáp 2 huyện Tân Minh và Duy Minh, phía Đông giáp huyện Bảo An, phía Bắc giáp huyện Kiến Hưng tỉnh Định Tường. Đất huyện Bảo Hựu nay là đất thuộc tỉnh Vĩnh Long hiện đại.

Huyện Tân Minh gồm 6 tổng với 41 làng xã, phía Tây giáp huyện Vĩnh Bình phủ Định Viễn, phía Nam giáp huyện Vĩnh Trị phủ Định Viễn, phía Đông giáp huyện Duy Minh, phía Bắc giáp huyện Bảo Hựu. Đất huyện Tân Minh nay là đất thuộc tỉnh Vĩnh Long hiện đại.

Huyện Bảo An gồm 5 tổng với 27 làng xã, phía Tây giáp huyện Bảo Hựu, phía Nam giáp huyện Duy Minh, phía Đông giáp biển Đông(cửa biển Ngao Châu của sông Hàm Luông), phía Bắc giáp huyện Kiến Hòa tỉnh Định Tường. Đất huyện Bảo An có thể nay thuộc tỉnhBến Tre (huyện Ba Tri,...).

Huyện Duy Minh gồm 5 tổng với 34 làng xã, phía Tây giáp huyện Tân Minh, phía Nam giáp huyện Trà Vinh phủ Lạc Hóa, phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc giáp 2 huyện Bảo Hựu và Bảo An. Đất huyện Duy Minh có thể nay thuộc tỉnh Bến Tre (huyện Thạnh Phú,...).

Phủ Lạc Hóa, ngày nay là đất tỉnh Trà Vinh: (khoảng vùng đất các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần [2]).

Huyên Tuân Nghĩa nguyên là đất Mang Thít xưa, gồm 5 tổng với 76 làng xã, phía Tây giáp Vân Châu tỉnh An Giang nhà Nguyễn, phía Nam giáp rạch Cái Trưng tỉnh An Giang nhà Nguyễn, phía Đông giáp biển Đông (cửa biển Cổ Chiên), phía Bắc giáp huyện Trà Vinh và huyện Vĩnh Trị phủ Định Viễn. Đất huyện Tuân Nghĩa có thể nay là khoảng các huyện phía Nam tỉnh Trà Vinh (, Duyên Hải, Trà

Cú, Cầu Ngang,...).


Huyện Trà Vinh gồm 6 tổng với 70 làng xã, phía Tây giáp huyện Vĩnh Trị phủ Định Viễn, phía Nam giáp huyện Tuân Nghĩa, phía Đông giáp sông Cổ Chiên, phía Bắc giáp huyện Duy Minh phủ Hoằng Trị. Đất huyện Trà Vinh có thể nay là khoảng các huyện thị phía Bắc tỉnh Trà Vinh (thành phố Trà Vinh, Càng Long,...).

Quần Đảo Côn Lôn (Côn Đảo) cũng thuộc sự quản hạt của tỉnh Vĩnh Long.


Điều kiện tự nhiên:


Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp về phía bắc, Bến Tre về phía đông, Trà Vinh về phía đông nam, Hậu Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ về phía tây và nam..

Dân tộc :


Vĩnh Long có 3 dân tộc chính : Việt, Khmer, Hoa. Người Khmer trong tỉnh tuy chiếm tỉ lệ nhỏ (2%), nhưng nơi đây vẫn mang đậm nét truyền thống văn hóa lễ hội của người Khmer.

Kinh tế :


Vĩnh Long là tỉnh trồng lúa và cây ăn quả.


Tỉnh có 119.000 ha đất nông nghiệp, sản lượng lương thực 950.000 tấn/năm. 90% hộ gia đình làm nghề nông. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Vĩnh Long xếp ở vị trí thứ 54/63 tỉnh thành.

Vĩnh Long nổi tiếng khắp Việt Nam với đặc sản bưởi Năm Roi.


Vĩnh Long là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Năm 2010, Vĩnh Long là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 9 ở Việt Nam. Về công nghiệp Tỉnh Vĩnh Long hiện nay có 3 khu, tuyến CN là: KCN HÒA PHÚ (huyện Long Hồ), KCN BÌNH MINH (huyện Bình Minh) và tuyến CN CỔ CHIÊN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2022