Tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đồng bằng sông Cửu Long - 7

Khi mặt trời khuất sau rặng cây phía xa xa thì cũng là lúc “thành phố nổi” lên đèn. Ban đêm chợ nổi đèn đóm sáng trưng trông như sao sa. Có những chiếc ghe treo những chiếc đèn lồng nhonhỏ ở trước mũi thuyền trông thật sinh động.

Đến với chợ nổi Cái Bè, du khách sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị và khám phá nhiều điều mới lạ

của chốn sông nước miền Tây.


Hội Vàm Láng( hội Nghi Ông):


Thời gian: 10/3 âm lịch.

Địa điểm:Lăng ông Nam Hải, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Đối tượng suy tôn: Cá Ông.

Đặc điểm: Rước sắc Thần, lễ xô giàn thí, cúng thủy lục, lễ nghinh ông trên biển với hàng trăm tàu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

thuyền trang hoàng lộng lẫy, hát cải lương.


Tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đồng bằng sông Cửu Long - 7

Lăng Ông Nam Hải là lăng thờ cá Ông tọa lạc tại xã Kiểng Phước huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Tương truyền rằng vào thế kỷ 18, trong cuộc chiến chống phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh nhiều phen thất bại. Sau một lần bị quân Tây Sơn đánh tan tác, Nguyễn Ánh gom quân xuống thuyền chạy về phía Nam. Đến cửa sông Soài Rạp thì sóng nổi lên thuyền gặp nạn, thuyền Nguyễn Ánh được cá Ông dìu vào bờ, Nguyễn Ánh thoát nạn. Sau khi lên ngôi vua (1802), ông muốn tỏ lòng tri ân, phong cho cá Ông tước “Nam Hải Ðại Tướng Quân”, rồi lệnh cho các nơi như Cần Giờ (Gia Ðịnh), Kiểng Phước (Gò Công), Vĩnh Luông, (Vĩnh Long) … là những nơi gần chiến thuyền của ông cập bờ, phải xây cất đình thần và thờ phụng “Nam Hải Ðại Tướng Quân” – vị thủy tướng mà ông mang ơn. Hiện nay sắc Thần còn được thờ một cách tôn kính tại đình làng Kiểng Phước.


Lăng thờ cá Ông ở Vàm Láng cũng như một số nơi khác, vừa mang chức năng tín ngưỡng, vừa là nơi

mang chức năng thế tục, là nơi vui chơi giải trí trong những ngày hội của cư dân làm nghề đánh cá.


Hội Vàm Láng (Hội Nghinh Ông) là lễ cúng cá Ông, là lễ hội cầu ngư: cầu cho biển lặng gió hòa, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt, an khang. Từ sáng ngày 9 tháng 3 âm lịch dân vùng biển Gò Công và khách thập phương hoan hỉ kéo về Vàm Láng (thuộc huyện Gò Công Ðông) dự lễ hội Nghinh Ông.

Ðoàn rước có trên 50 người cùng 2 xe ngựa đến đình Kiểng Phước. Ban khánh tiết hội Nghinh Ông tổ chức rước sắc Thần, cúng an vị và thỉnh sắc. Nhạc lễ được cử hành theo phong tục xưa, kèn trống vang lên cho đến khi sắc Thần được rước về lăng.

Buổi chiều, lễ cúng thủy lực, có các phẩm vật dưới biển, trên đất để dâng lên các Thần. Nhạc lễ phục

vụ cho đến khi hết nghi lễ cúng.

Buổi tối, trong ánh đèn đủ màu, cờ hoa rực rỡ, lễ cúng vong linh thiên vị trước giàn thí. Cúng xong là

đến lễ xô giàn thí.

Rạng sáng ngày 10 tháng 3 âm lịch, hơn 70 tàu có đặt hương án và được trang hoàng cờ đèn rực rỡ. Thanh niên trai tráng ăn mặc tươm tất đếu đứng sẵn trên tàu. Tiếng trống từ Lăng Ông Nam Hải đổ hồi báo hiệu cho mọi người biết rõ lễ nghinh Ông sắp được tiến hành.

Ban khánh tiết, các bô lão, đội nhạc lễ cổ truyền và đội lân rước long đình có bài vị thủy tướng lên một chiếc tàu lớn, được trang trí cờ và đèn rực rỡ. Ðội lân múa trên tàu, tiếng trống lân rộn rã vang trên bến, báo cho tất cả tàu thuyền nổ máy, chuẩn bị xuất phát.

Cả một vùng biển ầm ầm trong tiếng trống, tiếng kèn, tiếng máy và đặc nghẹt tàu thuyền, khung cảnh thật hoành tráng.

Khi đoàn tàu tiến ra biển, trên chiếc tàu lớn có đặt mâm heo quay, xôi, bánh trái. Ðội nhạc lễ gồm 10 người, trong đó có 4 cô đào thày và 6 nhạc công (1 trống hầu, 1 trống cái, 1 đờn cò, 1 bạt lớn, 1 đầu đường và 1 kèn) diễn trước long đình. Tàu đi chừng 8km thì làm thủ tục rước Ông (tức Nghinh Ông) và chờ Ông lên “vọi”.

Theo quan niệm của cư dân vùng biển: thì năm nào gặp Ông lên vọi thì năm ấy được mùa. Nếu chưa gặp Ông lên vọi thì chờ một chú cá lớn nào đó lên vọi để hình dung về “Ông”. Và như thế cũng dâng tràn niềm hạnh phúc về một năm đánh cá sẽ đại thắng.

Khi tưởng tượng ra Ông lên vọi, đội lân múa để nghênh đón. Nhang đèn, rượu, trầm hương được dâng lên, chủ lễ đứng ra khấn vài thỉnh mời Thủy tướng. Các bô lão cúi lạy. Ðội nhạc lễ biểu diễn một cách cung kính. Tàu đi đủ vòng cho đúng thủ tục, rồi quay về bến.

Ðoàn tàu trở về, cờ hoa rực rỡ. Chiếc tàu có long đình nổi trống, đi vào các bến để chúc sự tốt lành cho các đội tàu. Bên các bờ rạch, nhà nhà đều đặt bàn hương án ngoài trời, với đầy đủ hương hoa, lễ vật, khói nhang nghi ngút.

Tàu trở về lăng. Trên bờ lại có sẵn một đội lân nghênh đón. Long đình, lư hương, mâm heo quay, bánh

trái được long trọng đưa vào lăng làm lễ an vị.

Từ lúc này đến phần Hội, đoàn hát bội diễn các tích tuồng xưa. Dân làng thả sức xem hát, ăn uống, vui chơi suốt 2 ngày nữa. Trong mấy ngày lễ hội, tại Vàm Láng, diễn ra nhiều trò chơi, nhiểu cuộc thi thể thao như: bóng chuyền, kéo co, bơi lội… làm cho không khí ngày hội thêm vui tươi, huyên náo.

Trại rắn Đồng Tâm


Vị trí: Trại rắn Đồng Tâm cách Tp. Mỹ Tho khoảng 9km.


Đặc điểm: Là một trung tâm nuôi rắn lấy nọc xuất khẩu, kết hợp trồng cây dược liệu và nghiên cứu điều trị rắn cắn cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long.

Tiền thân là Xí nghiệp 408, Trại rắn Đồng Tâm còn có tên gọi Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu Quân khu 9. Không những là nơi điều trị bệnh nhân bị rắn độc cắn mà trại rắn Đồng Tâm còn là điểm tham quan độc đáo, nằm trong tour du lịch Mỹ Tho - cù lao Thới Sơn - trại rắn Đồng Tâm. Tại đây, du khách tận mắt chiêm ngưỡng hàng trăm loại rắn khác nhau, từ những loài rắn hiền lành (rắn nước, rắn gáo,...), đến các loài rắn độc (hổ ngựa, rắn hổ cạp nong, hổ mai gầm,...), những loài động vật quí hiếm như trăn, cá sấu, ba ba, cáo, gấu...

Hiện mỗi năm có khoảng 30 - 40 ngàn du khách quốc tế và trong nước đến tham quan nơi đây. Để ngày càng thu hút khách du lịch, Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Tiền Giang đang phối hợp cùng trại rắn Đồng Tâm đầu tư nâng cấp toàn khu trại rắn, trồng cây xanh, bổ sung nhiều con thú quí hiếm khác...

Dự kiến, khi hoàn thành mỗi năm trại rắn sẽ đón khoảng 10- 15 ngàn lượt du khách đến tham quan.


Du lich sinh thái miệt vườn Cái Bè:


Vị trí: Miệt vườn Cái Bè nằm dọc theo bờ bắc của sông Tiền, thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.


Đặc điểm: Được bao bọc bởi nhiều kênh rạch nên Cái Bè quanh năm như đắm mình trong phù sa màu mỡ của miền châu thổ.

Nhờ vậy, mảnh đất trù phú này đã tạo điều kiện để người dân trồng chuyên canh cây ăn trái cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, Cái Bè không chỉ là vựa trái cây lớn vào bậc nhất ĐBSCL mà còn là điểm dừng chân tham quan của nhiều du khách quốc tế. Đặc biệt, từ khi cầu Mỹ Thuận được khai thông. Cái Bè như gặp vận hội mới để phát triển du lịch sinh thái vườn.

Hiện nay, toàn huyện Cái Bè có gần 15.000ha vườn trồng cây ăn trái với nhiều chủng loại (chiếm hơn 1/3 diện tích cây ăn quả của Tiền Giang) như: sầu riêng tứ quý, sầu riêng sữa hạt lép có nguồn gốc từ Cái Mơn (Bến Tre), bưởi Năm Roi, giống được đem về từ Bình Minh (Vĩnh Long), bưởi đường núm, bưởi đường hồng, bưởi da láng... Nhãn thì nhãn long, nhãn tiêu da bò cho hai vụ trái/năm, cam có nhiều loại, nhưng cam sành và cam mật là hai giống cam ngon nhất. Đặc biệt là các loại nổi tiếng như: xoài cát Hoà Lộc, xoài bưởi, xoài thơm... và một số loại xoài ghép có mùi vị thật độc đáo như: xoài bưởi ghép, xoài sầu riêng ghép...

Ngoài ra, còn nhiều loại cây ăn quả khác như: sapôchê, ổi, táo, quýt, mít, mận, hồng đào... So với các miệt vườn ở miền Tây, miệt vườn Cái Bè thuộc hạng “phong phú vào bậc nhất”, trái cây có 4 mùa, mùa nào thức ấy nên du khách đến Cái Bè dù ở mùa nào cũng đầy ắp nhiều loại trái cây chín thơm ngon. Tham quan Cái Bè, du khách được đi trong màu xanh dịu vợi của miệt vườn châu thổ Cửu Long. Người dân nơi đây hiền lành, chất phác, chân tình và hiếu khách…

Khu du lịch sinh thái vườn của bác Hai Cống (khu du lịch vườn tư nhân đầu tiên ở Cái Bè) nằm trong khuôn viên khá rộng với nhiều loại cây ăn trái, đặc biệt là xoài cát Hòa Lộc chính gốc đã nổi tiếng từ bao đời nay. Các loại cây kiểng cổ thụ hàng trăm năm tuổi, giàn hoa lan với nhiều chủng loại về giống và màu sắc thật đẹp mắt, khu nhà ăn dùng cho khách đoàn, khách gia đình, có hồ câu cá, có những phòng ngủ ấm áp; có võng để du khách nằm nghỉ ngơi… Tất cả đều được chủ nhân bố trí một cách hài hòa, sử dụng chất liệu gỗ, mây, tre, lá… tạo nên một bức tranh mang đậm nét đặc trưng của vườn quê sông nước.

Nhà vườn còn phục vụ các món ăn thuần túy Nam Bộ rất độc đáo như: cá tai tượng chiên xù, cá lóc rút xương dồn thịt cuốn bánh tráng, gà hầm sả ăn với rau mồng tơi, vịt nấu cháo ăn với rau muống, lẩu mắm cá hú với bông lục bình... hay những món ăn mang hương vị của thời khẩn hoang như cá lóc nướng trụi. Cháo cá lóc ăn với rau đắng... Các món ăn ở đây ngon, đậm đà, khung cảnh thật hữu tình. Khi đến tham quan những nhà vườn Cái Bè, được hòa mình vào nếp sinh hoạt của người dân nơi đây, du khách sẽ được thư giãn, hòa mình với thiên nhiên cảm nhận được tính cách, tâm lý của con người phương Nam để rồi sẽ có những cảm xúc và ấn tượng khó quên khi đã một lần đặt chân đến nơi này.

Chè Sơn Quy


Theo Quốc lộ 50, từ TP.HCM về Gò Công (Tiền Giang), đến đoạn Tân Trung – Lăng Hoàng Gia, du khách sẽ bắt gặp nhiều quán chè nằm san sát hai bên đường. Đó là “quê hương” của món ăn đặc sản nức tiếng vùng này, đó là chè Sơn Quy.

Sơn Quy là địa danh do vua Tự Đức đặt, thay cho tên cũ là Gò Rùa (giồng đất cát có hình con rùa), cách nội ô Thị xã Gò Công khoảng 4 cây số. Đây từng là lãnh địa của gia tộc Từ Dũ Thái Hậu - vợ vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức – nơi có làng nghề đóng tủ thờ đã nổi danh và món mắm tôm chà (ngày nay gọi là mắm tôm Huế) ngon tuyệt mà Hoàng Thái Hậu thường cho thuyền buồm mang ra Huế cho vua ngự thiện. Và không hiểu có mối duyên tơ nào khác, vùng đất này cho đến giờ vẫn còn là vùng nông thôn hẻo lánh, nơi đây, còn có món chè gia truyền gắn liền với địa danh Sơn Quy – từng là đại bản doanh của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định.

Theo ông Tư Lình - một trong những chủ quán nổi tiếng, sống bằng nghề này từ hơn 40 năm nay: “Chè Sơn Quy làm rất công phu. Để tạo hương vị riêng, mỗi gia đình có cách thức chế biến hơi khác nhau. Thông thường, muốn có chè bán từ sáng, người ta phải “cụ bị” (thức dậy sớm) từ 3 giờ khuya. Dù vậy, mỗi đợt thành phẩm không quá hai chục ly”. Nhiều người còn cho biết thêm, bán chè này không được “nôn ăn” hay nấu chảo đụng như những loại khác. Vậy mà không cần tiếp thị ồn ào hay tiếp viên xinh đẹp mời chào, vào những tháng từ giáp Tết cho tới ra Giêng, có gia đình tiêu thụ tới ba trăm ly chè trong một ngày.

Bí quyết gắn liền với nồi cơm nên ít ai chỉ vẽ tỉ mỉ. Song, qua tìm hiểu và quan sát thực tế, được biết: chè Sơn Quy được pha chế bằng một số loại vật liệu cơ bản như đường cát trắng, đậu xanh quết nhuyễn cùng đậu thạch để nguyên hạt. Đậu thạch trái to như đậu ngự dành cho vua ăn nhưng nó trồng bằng đất cát pha của vùng này - được “rim” theo kiểu nào đó. Ngoài ra còn có thành tố quan trọng khác là đậu phộng rang “áo” bột củ năn, trong như hột lựu… Mỗi thứ đều để riêng. Khi dùng, người ta cho từng loại với những tỉ lệ nhất định, xong rưới lên một ít nước cốt dừa. Ăn nóng hay lạnh tùy theo sở thích. Khi dùng, nhai chậm rãi, thỉnh thoảng bắt gặp những “hạt lựu” và đậu tạo cảm giác lạ miệng.

Chè Sơn Quy không đơn thuần là món ăn chơi của các nam thanh nữ tú đi vãn cảnh, mà với nhiều

thành phần bổ dưỡng, nó còn được người địa phương dùng làm bữa điểm tâm.


Du khách có dịp về Gò Công, ngang qua Sơn Quy, hãy nên ghé chơi và thưởng thức món chè này.


Hủ tiếu Mỹ Tho:


Hủ tiếu là món ăn lâu đời của người Tàu, được người dân Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) cải biến theo khẩu vị riêng, nổi tiếng cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.

Hủ tiếu Mỹ Tho có những thành phần chính như thịt, bánh bột, nước súp. Song lại khác rất cơ bản với

hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế…


Chẳng hạn, hủ tiếu Mỹ Tho không ăn với xà lách, dấm, rau ghém mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương. Tuy nhiên, điều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người “bén mùi” kể từ thập niên 60 là nhờ sự hoàn thiện từ khâu hột gạo làm ra cọng bánh tới nồi nước lèo với tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho, như: Phánh Ký, Tuyền Ký, Nam Sơn… cùng các lớp thợ nấu sau này.

Nhiều người cho biết, hủ tiếu ngon nhất phải là loại làm bằng gạo Gò Cát (đặc sản như Tàu Hương, nàng thơm chợ Đào). Đây là vùng trồng lúa thơm địa phương của xã Mỹ Phong, ngoại thành Mỹ Tho. Cũng cần nói thêm, gạo Gò Cát làm bún, bánh tráng, bánh nghệ nức tiếng ở Mỹ Tho gần 50 năm nay. Nhưng hủ tiếu ngon phải là bánh khô, khi nấu trụng sơ nước sôi, tươm mỡ hành phi, cọng hủ tiếu trong bóng và bắt mắt.

Đó chỉ là một khâu quan trọng, còn hơn - kém nhau tùy thuộc vào nồi nước lèo, ngón gia truyền thường không ai chịu hé răng. Theo vợ chồng anh Ba Châu – thợ nấu, đồng thời là chủ tiệm hủ tiếu đang làm ăn thịnh hành ở đường Trưng Trắc (phường 1, TP Mỹ Tho) - thì: chất ngọt của nồi hầm hủ tiếu Mỹ Tho làm bằng xương ống, thịt và khô mực loại một nướng, cùng một số vật liệu, gia vị đặc trưng, được các đầu bếp gia giảm theo khẩu vị khách hàng của mình. Vì vậy, dù hàng quán khu vực

cầu quay Mỹ Tho tuềnh toàng, thực khách cũng cứ nườm nượp. Thậm chí, trong cẩm nang của nhiều

hãng du lịch lữ hành quốc tế, đã giới thiệu hẳn tên những hiệu ăn nổi tiếng của nơi đây.


Hồi trước hủ tiếu Mỹ Tho ngoài thịt, lòng còn có con tôm chẻ đôi bày trên mặt, trông rất ngon mắt.

Giờ để giá thành hạp túi tiền của số đông, người ta thế bằng cục sườn.


Dân nấu hủ tiếu Mỹ Tho có lối tiếp thị rất khéo. Họ bày bếp núc trên một chiếc xe di động, dựng ngoài hiên nhà để khách từ xa có thể nhìn thấy. Đồng thời với lối bày trí kiểu như vậy, mỗi lần giở nồi hầm chan bánh, hương thơm xông ngào ngạt, mời gọi khách làm không ít người đi ngang qua… “cầm lòng không đậu”.

Hiện ở Tiền Giang có hai “ông trùm” làm nghề hủ tiếu khô, "hùng cứ" mỗi người một phương, bỏ mối cùng kinh là lò Bảy Hưng ở TP Mỹ Tho và lò Tám Thảo ở Thị xã Gò Công. Dân địa phương “quở”: hủ tiếu của họ làm tốn gạo vùng này!

Ngày Tết, mặc dù nhà nào cũng ngán ngẫm chuyện thịt cá, dưa hành, nhưng các quán hủ tiếu Mỹ Tho thì mở cửa suốt, như khu vực vườn hoa Lạc Hồng, cặp theo sông Tiền, chiều 30 chợ hoa vừa dứt, quảng trường nơi đây được chia lô cho dân bán hủ tiếu dựng lều phục vụ khách đi đường đến hết mồng 5 Tết mới giải tỏa.

Hủ tiếu Mỹ Tho là món ăn đặc sản đậm đà tính dân tộc, luôn gợi nhớ đối với những ai đã từng tri âm tri kỷ với đất Mỹ Tho. Thật hiếm có món ăn nào làm theo cách thức của dân Nam bộ lại vừa miệng cả giới Tây, Tàu.

c.Vĩnh Long


Khu du lịch vinh sang:


Khu du lịch Vinh Sang nằm ở đầu Cù lao An Bình, dọc theo bờ sông Cổ Chiên, đối diện thành phố Vĩnh Long, thuộc ấp An Thuận, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Tại Khu du lịch Vinh Sang, với trò chơi cảm giác mạnh đó là câu cá sấu từ 5 năm tuổi trở lên, du khách tự mình nhử mồi và câu cá sấu, giúp người chơi có thể hình dung cả một hành trình khai phá thiên nhiên của vùng đất Nam Bộ cách đây vài trăm năm còn rất hoang sơ "dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um".

Tại đây còn có một đàn đà điểu Châu Phi với hơn 60 con trưởng thành. Đây là loài chim to lớn nhất thế giới được nuôi dưỡng và phát triển ngay giữa đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Giữa thiên nhiên tươi mát của miền Tây Nam Bộ du khách thoả thích cưỡi đà điểu chạy tung tăng trên bãi cát. Đây là một dịch vụ rất được ưa chuộng.

Ngoài những trò chơi hấp dẫn, cảm giác mạnh đó, du khách còn có thể tham gia chèo xuồng, giăng lưới, chài cá hoặc be mương tát cá... những con cá nước ngọt tươi rói sẽ càng hấp dẫn hơn khi du khách tự tay mình chế biến món cá nướng thưởng thức ngay tại vườn, hoà mình vào nếp sống dân dã của người dân miền sông nước. Du khách còn được thưởng thức những làn điệu dân ca mượt mà qua loại hình Đờn ca tài tử. Chắc chắn những hoạt động này sẽ mang lại cho du khách cảm giác thoải mái giữa một không gian thật an bình.

Nếu có thêm thời gian du khách hãy nghỉ qua đêm tại đây với các phòng nghỉ ở bè nổi trên sông Cổ Chiên. Vật liệu nhà nghỉ được làm từ gỗ dừa, phòng đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn khách sạn ngay giữa khung cảnh gần gũi với thiên nhiên.

Các hoạt động khác như: tắm sông - trượt nước, các trò chơi dân gian, đi xe đạp dạo quanh đường làng xuyên qua những vườn cây trái trên Cù lao An Bình... chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những cảm giác thật khó quên trong những ngày nghỉ giữa miền quê sông nước Cửu Long.


Không chỉ vậy, Vinh Sang còn mang đến những món ăn vô cùng lạ và ngon miệng được chế biến từ

thịt cá sấu và thịt đà điểu.

Từ khu du lịch Vinh Sang, du khách đi bằng tàu du lịch vào sâu trong các con rạch nhỏ, tham quan những làng nghề truyền thống nổi tiếng của miệt vườn Nam Bộ nằm ven sông. Du khách được thưởng ngoạn nghề làm kẹo dừa truyền thống của người dân cù lao An Bình ngay tại đây, thưởng thức những viên kẹo dừa thơm ngọt. Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan lò sản xuất gốm đỏ - một làng nghề truyền thống, nổi tiếng và đặc thù chỉ có ở Vĩnh Long.

Khu du lịch Vinh Sang đang trở thành là một trong những điểm du lịch hấp dẫn ở phía Nam Việt Nam, thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Đến với khu du lịch, du khách sẽ có dịp tìm hiểu về mảnh đất và con người vùng sông nước Cửu Long, nhận được những dịch vụ tốt, tham gia các trò chơi ngoài trời và lại gần với thiên nhiên.

Cù Lao An Bình và Bình Hòa Phước


Vị trí: Cù Lao An Bình và Bình Hòa Phước nổi giữa sông Tiền, đối diện với thị xã Vĩnh Long, Cù Lao gồm bốn xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh và Ðồng Phú, thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Đặc điểm: Cù lao rộng khoảng 60km2, đất đai màu mỡ và trù phú, nước ngọt quanh năm, dân cư trồng nhiều cây ăn trái như: chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng, sapôchê...

Vườn cảnh Bonsai của ông Sáu Giáo tại ấp Bình Thuận xã Hoà Ninh với hàng trăm loài cây cảnh: mai

vàng, mai chiếu thuỷ, lài... xung quanh nhà là vườn nhãn và ao nuôi cá tai tượng, loại cá thịt ngon. Nhà sàn ông Mười Ðầy: nhà sàn cất bằng gỗ trên rạch Ninh Hoà, phía sau nhà là vườn nhãn, bưởi, sapôchê. Nhà ông Mười Đầy là một trong sso điểm tham quan ở cù lao này.

Ngôi nhà xưa ông Hai Hoàng được xây cất theo kiến trúc Pháp có sân rộng và phía sau là vườn chôm

chôm và nhãn. Ðây là nơi ăn trưa và nghỉ đêm của du khách.

Các vườn trái cây đặc sản khác Vườn chôm chôm ông Chín Hoán, vườn chôm chôm ông Chín Cần, vườn nhãn tiêu ông Tám Hổ, và vô số các vườn trái cây khác.

Vườn bưởi trên cù lao Mỹ Hoà huyện Bình Minh, cách Vĩnh Long 30km, chuyên trồng bưởi năm roi,

loại bưởi ngon nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.


Văn Thánh Miếu


Vị trí: Khu di tích nằm ở phường 4 thị xã Vĩnh Long, cạnh sông Tiền Giang.

Đặc điểm: Văn Miếu là điểm son của đất Vĩnh Long - xứ sở địa linh nhân kiệt.


Đây cũng là một trong số rất ít văn miếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Công trình được xây dựng từ năm 1864.

Nơi đây thờ Khổng Tử trong ngôi nhà cổ kính ba gian hai chái, chứng tỏ sự phát triển và ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo đến cư dân các tỉnh Nam Bộ.

Bên cạnh Văn Miếu là Văn Xương thờ các thần văn học và danh sỹ như Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản... những người có công đối với nền giáo dục của nước nhà.

Tại đây có những bi ký ghi lại quá trình xây dựng và phát triển quần thể di tích.


Chùa Tiên Châu


Vị trí: Chùa nằm trên cù lao An Bình thuộc xã An Bình, huyện Long Hồ, đối diện với thị xã Vĩnh Long, bên kia bờ sông Cổ Chiên.

Đặc điểm: Chùa Tiên Châu do Hoà thượng Đức Hội lập vào khoảng thế kỷ 19 trên một khu đất rộng, thoáng mát. Chùa còn có tên là chùa Di - Đà hay Tô Châu.

Chùa Tiên Châu hiện nay giữ được quy mô của năm Kỷ Hợi (1899), gồm bốn nóc: tiền đường, chánh điện, trung đường và hậu tổ. Các khu vực vừa kể làm theo kiểu tứ trụ, được nới rộng theo kiểu ngang dọc nhờ các kèo đấm, kèo quyết. Bộ giàn trò bằng gỗ quý, mái ngói âm dương, xung quanh đóng vách bổ kho.

Nội điện chùa Tiên Châu được trang trí đẹp đẽ. Giữa tứ trụ là một khánh thờ, bên trong có một pho

tượng Phật Di Đà bằng đất sét lớn.

Hai bên là khánh thờ thần Già Lam, khánh thờ Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập Điện Minh vương, Ngọc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2022