Khoảng Cách Tương Quan Sfn. Tất Cả Các Khoảng Cách Đều Dựa Trên Điều Chế 16-Qam Với Khoảng Bảo Vệ Là ¼ Trong Cofdm

hơn.


Hình 3 2 Mạng DVB H dùng chung bằng cách phân lớp 3 2 mạng phát DVB H 3 2 1 Các 1


Hình 3.2. Mạng DVB-H dùng chung bằng cách phân lớp


3.2. mạng phát DVB-H


3.2.1. Các cell DVB-H


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 50 trang tài liệu này.

Hệ thống DVB-H có thể được xây dựng bằng các mạng đơn tần hoặc các mạng đa tần phụ thuộc vào phạm vi mà hệ thống bao phủ.

Một vùng nhỏ có thể được bao phủ bởi 1 cell DVB-H chứa 1 máy phát và 10- 20 repeater. Các repeater phải bao phủ những vùng khuất do nguyên nhân địa lý. Repeater là một máy phát nhỏ với anten có độ lợi cao để thu các tín hiệu từ máy phát chính. Do những yêu cầu SFN, cấu hình mạng ở trên không thể mở rộng ra xa khỏi một phạm vi cố định, do độ trễ thời gian trong khi thu từ máy phát chính sẽ dẫn đến kết quả là tín hiệu bị phát lại sẽ trễ nhiều so với thời điểm phát của máy phát chính.

Số repeater trong 1 cell DVB-H được xác định dựa vào công suất của máy phát chính cũng như chiều cao tháp. Một tháp có độ cao tương đối có thể làm giảm các vùng bóng (vùng khuất) (shadow areas) và số repeater.

3.2.2. Mạng đơn tần SFN (Single frequency networks)


Những vùng rộng (như 1 thành phố hay vùng có bán kính khoảng 50km) có thể

được bao phủ bằng 1 SFN. 1 SFN bao gồm một số cell DVB-H, mỗi cell có một máy phát và một số repeater (khoảng 10-20). Các máy phát nhận tín hiệu ở dạng luồng truyền dẫn MPEG-2 bắt nguồn từ IPE (Hình).

Hình 3 3 Các mạng đơn tần trong DVB H Dùng 1 mạng IP để phân bố tín hiệu cho 2


Hình 3.3. Các mạng đơn tần trong DVB-H


Dùng 1 mạng IP để phân bố tín hiệu cho tất cả các máy phát trong vùng khảo sát. Do đó tất cả phía máy phát sẽ nhận tín hiệu giống nhau, tín hiệu này được dán nhãn thời gian bởi đồng hồ dựa trên GPS. Tại mỗi máy phát, bộ điều chế COFDM sẽ thực hiện đồng bộ tín hiệu bằng cách tham khảo thời gian GPS để tất cả máy phát có thể truyền tín hiệu thời gian tương tự nhau mặc dù vị trí địa lí của chúng khác nhau. Hình sau thể hiện mối tương quan về các khoảng cách SFN với 3 chế độ phát 2K, 4K và 8K.

Hình 3 4 Khoảng cách tương quan SFN Tất cả các khoảng cách đều dựa trên 3

Hình 3.4. Khoảng cách tương quan SFN. Tất cả các khoảng cách đều dựa trên điều chế 16-QAM với khoảng bảo vệ là ¼ trong COFDM

Khi có nhu cầu về hoạt động mạng đơn tần SFN, tất cả các máy phát hoạt động ở cùng tần số và phải phát cùng dữ liệu bit ở cùng thời điểm. Một mô-đun SFN phải được trang bị trên bộ điều chế DVB-H (hay cũng là bộ điều chế DVB-T) để cung cấp việc đồng bộ thời gian và tần số này.

Để đồng bộ tần số, tất cả các bộ điều chế DVB-T trong các mạng SFN được bắt đồng bộ đến một tần số chuẩn. Cách dễ dàng và rẻ tiền nhất là sử dụng một đồng hồ chuẩn 10Mhz lấy từ máy thu GPS.

Để đồng bộ thời gian, môđun tùy chọn SFN “chích” các gói MIP (Multiframe Information Packet) từ dòng MPEG2 TS đầu vào và xử lý thông tin nhãn thời gian chứa trong các gói đặc biệt để phát trễ chèn vào dòng TS, vì vậy tất cả các máy phát sẽ được đồng bộ chính xác về thời gian.

3.2.2. Mạng đa tần MFN (Multifrequency networks)


Khi phạm vi bao phủ lớn (như toàn bộ một quốc gia khoảng vài trăm km), nguồn của một tín hiệu từ 1 IPE là không thực tế do có xảy ra trễ thời gian khi chuyển giao tín hiệu tới tất cả các máy phát. Trong trường hợp này, các máy phát bên ngoài một phạm vi chỉ định sẽ dùng các tần số khác nhau. Tùy theo địa hình, có thể cần năm hay hay khe tần số để bao phủ hết một quốc gia. Vì vậy thường thì người ta dùng vệ tinh để phân bố tín hiệu do có thể bao phủ hết hàng triệu máy phát ngay cả các vùng ở xa.


CHƯƠNG 4. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI DVB-H Ở VIỆT NAM


4.1. Tình hình triển khai DVB-H ở Việt Nam


4.1.1. Sơ lược tình hình triển khai


Trên thế giới và cả ở Việt Nam, việc tích hợp nhiều tính năng trên một thiết bị đã trở thành một trong những xu hướng chính của công nghệ. Và điện thoại di động, với vai trò là một thiết bị có tính cá nhân cơ động đã phát huy ưu thế của mình và được lựa chọn để trở thành một trong những chiến lược phát triển của xu hướng này. Sau các tính năng thiên nhiều về giải trí như nghe nhạc, chụp ảnh thì truyền hình di động có thể coi là xu hướng mới nhất, đồng thời cũng đáp ứng một cách khá toàn diện nhu cầu của người sử dụng. Đó là giải trí và thông tin.

S-Fone – mạng ĐTDĐ CDMA đầu tiên của Việt Nam đã triển khai dịch vụ TV trên ĐTDĐ vào quí IV/2006. Sự kiện đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng bởi những lợi ích cũng như tính di động của dịch vụ. Tuy nhiên tính đến thời điểm này, rất ít người sử dụng dịch vụ này. Những nguyên nhân khiến Mobile TV của S-Fone chưa phổ dụng tại Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy: chính sách cước chưa hợp lí với người dùng Việt Nam và cách tính cước quá phức tạp; chỉ có một model ĐTDĐ sử dụng được dịch vụ này; chất lượng đường truyền đôi khi không được tốt… Nhưng nguyên nhân chính có lẽ vẫn là giá cước, nhiều người dùng cho rằng với mức cước khoảng 5.000 đồng/phút như hiện nay thì Mobile TV sẽ còn quá xa vời. Thậm chí ngay cả việc S-Fone đã “cải thiện” mức cước này bằng cách phát hành gói cước dữ liệu (chỉ dùng cho dữ liệu không thoại) thì cước Mobile TV của S-Fone là 1.200 đồng vẫn bị nhiều người cho là quá cao.

Hình 4 1 Mobile TV của S Fone Bên cạnh đó hiện nay truyền hình di động VTC dựa 4

Hình 4.1. Mobile TV của S-Fone


Bên cạnh đó, hiện nay, truyền hình di động VTC dựa trên chuẩn DVB-H là một trong những công nghệ được ghi nhận là xu hướng hiện đại nhất trong việc cung cấp

các dịch vụ truyền hình di động cho các thiết bị cầm tay.

Từ tháng 11/2006, các thuê bao của ba mạng di động GSM có thêm một tiện ích – xem truyền hình số qua điện thoại di động. Dịch vụ này được nhiều người dự báo là sẽ bùng nổ trong vài năm tới.

được biết VTC mobile là công ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ truyền hình di động dựa trên tiêu chuẩn DVB-H và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công dịch vụ này theo chuẩn DVB-H.

VTC đưa ra dịch vụ mới nhằm lấp khoảng trống về nhu cầu xem truyền hình cho những người hay di chuyển. Với dịch vụ do VTC cung cấp, ở đâu có sóng di động GSM và sóng truyền hình số di động, người dùng có thể xem được truyền hình. Mức phí thuê bao sẽ tương đương hoặc rẻ hơn phí xem truyền hình cáp. VTC sẽ khóa mã các chương trình truyền hình di động, người dùng sẽ phải đăng kí sử dụng và trả phí bằng hình thức mua thẻ cào trả trước. Cụ thể là chi phí hòa mạng cho khách hàng mới tham gia là 500.000 đồng, đối với gói thuê bao tháng 90.000 đồng/gói, ngoài ra để xem chương trình đặc sắc dành riêng cho mạng truyền hình di động – dịch vụ theo yêu cầu khách hàng chỉ phải trả thêm 2.000 đồng/ngày.

Như vậy, các thuê bao Vinaphone, Mobifone, Viettel dùng loại máy có hỗ trợ xem truyền hình đi trong vùng phủ sóng truyền hình số di động sẽ có cơ hội xem truyền hình ở bất cứ nơi đâu.

Ngoài xem nội dung, máy di động còn hỗ trợ người xem các tính năng ưu việt như: lưu lại các chương trình đã phát theo ý thích, hoặc tham gia các chương trình tương tác giải trí, nhắn tin dự đoán, bình chọn, tham gia các trò chơi của truyền hình.

Hiện nay trên thế giới đã có năm hãng sản xuất điện thoại di động cung cấp các loại máy hỗ trợ xem truyền hình là Nokia, Samsung, Motorola, Sony Ericsson, LG. Tại Việt Nam, VTC đã kí thỏa thuận với Nokia để phát sóng truyền hình số trên điện thoại Nokia N92 với giá trên thế giới khoảng dưới 1.000 USD. Việc đầu tư ban đầu máy đầu cuối như vậy là khá cao so với các loại máy đang bán tại thị trường Việt Nam, song đối với phân lớp khách hàng dùng điện thoại Smartphone hoặc PDA thì mức giá này là chấp nhận được.


Hình 4 2 Các mẫu điện thoại di động DVB H đầu tiên Hình 4 3 Nokia N92 Tại 5


Hình 4.2. Các mẫu điện thoại di động DVB-H đầu tiên


Hình 4 3 Nokia N92 Tại Việt Nam sau khi chính thức cung cấp dịch vụ ra thị 6


Hình 4.3. Nokia N92

Tại Việt Nam, sau khi chính thức cung cấp dịch vụ ra thị trường, VTC đặt kế hoạch sẽ có 500.000 thuê bao trong ba năm đầu. Phía VTC tỏ ra rất lạc quan khi cho rằng tiềm năng phát triển truyền hình di động tại Việt Nam là rất lớn, và đây sẽ là loại hình giải trí phổ biến trong tương lai. VTC dự báo có khoảng 50% người dùng điện thoại di động có nhu cầu sử dụng truyền hình di động, 5% thuê bao di động sẽ là khách hàng tiềm năng sau khi triển khai dịch vụ, và tốc độ tăng trưởng thuê bao hàng năm vào khoảng trên 50%.

4.1.2. Mô hình triển khai dịch vụ truyền hình di động chuẩn DVB-H của VTC


Để các kênh truyền hình có thể hiển thị rò nét với chất lượng cao trên các thiết bị xem truyền hình di động và đi kèm với nó là các tiện ích tương tác đặc thù, các luồng tín hiệu chứa nội dung phải được đóng gói, truyền tải và giải mã trong một quy trình khép kín, đồng bộ. Đó là một trong những thế mạnh vượt trội của chuẩn công nghệ truyền hình di động DVB-H.

Đầu tiên, nội dung các kênh truyền hình (VTC1, VTC2, VTC3, VTCM, BBC,…) sẽ được tự động sửa đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn DVB-H. Sau đó những nội dung này sẽ được đưa tới “hệ thống quản lý truyền hình di động (VTC MOBILE TV)” và được chuyển trực tiếp tới module “đóng gói dịch vụ”(IP Encapsulator & IP Encapsulator Mangager). Tại đây, nội dung các chương trình được đóng gói lại thành dòng dữ liệu IP và dòng tín hiệu IP này tiếp tục được mã hóa theo một cách thức đã được ngầm định sẵn. để giải mã được dòng IP này cần phải có khóa giải mã chương trình (sẽ được giải thích ở phần sau). Ở quy trình tiếp theo, dòng IP tiếp tục được đóng thành các gói MPE-FEC (nhằm tác dụng sửa các gói tin bị lỗi xảy ra khi truyền tải). Các gói MPE-FEC này liền sau đó được đưa vào các lát cắt thời gian (time slice - có tác dụng tiết kiệm năng lượng cho các thiết bị thu). Cuối cùng các gói tin này tiếp tục được nén thành dòng truyền tải MPEG-2, sẵn sàng truyền ra “mạng phát hình DVB- H”. Tín hiệu được đưa ra máy phát sóng kỹ thuật số DVB-H để phát quảng bá giống như truyền hình số mặt đất.

Toàn bộ các thao tác trong quy trình “đóng gói dịch vụ” đều nằm dưới tầm kiểm soát của khối “quản lý dịch vụ” (Broadcast Service Manager - BSM). Khối BSM này sẽ điều khiển khối “đóng gói dịch vụ” để khối này có thể nhận đúng những dòng tín hiệu của các kênh chương trình được đưa vào cũng như cách thức mã hóa các gói IP. Đồng thời với quy trình đó, BSM sẽ phát ra khóa giải mã chương trình và đưa tới khối

“quản lý thuê bao” (Broadcast Account Manager - BAM), sẵn sàng chuyển tới thiết bị di động để giải mã dòng tín hiệu các nội dung phát sóng. Ngoài ra, BSM còn tạo ra một hướng dẫn dịch vụ điện tử ESG (Electronic Service Guide) gửi tới khối “đóng gói dịch vụ”. Khối này sẽ đóng gói các tín hiệu ESG theo một cách riêng và chuyển tới máy phát để phát kèm các luồng tín hiệu chính nhằm giúp khán giả có thể trực tiếp truy cập thông tin về các kênh dịch vụ, lịch phát sóng, các thông tin mô tả chương trình, các dịch vụ giá trị gia tăng kèm theo chương trình hay liệt kê về giá của các gói dịch vụ truyền hình...

Hình 4 4 Mô hình triển khai dịch vụ truyền hình di động theo chuẩn DVB H Vậy 7


Hình 4.4. Mô hình triển khai dịch vụ truyền hình di động theo chuẩn DVB-H


Vậy là dòng tín hiệu sau khi ra khỏi khối “đóng gói dịch vụ” sẽ được phát quảng bá qua các máy phát hình DVB-H (giống như tín hiệu truyền hình số mặt đất nhưng đích đến là các thiết bị di động cầm tay). Tại các thiết bị thu và giải mã sóng truyền hình di động (điện thoại di động có chức năng xem truyền hình), khán giả đã có thể xem được các chương trình cũng như sử dụng các dịch vụ miễn phí. đối với các dịch vụ phải trả phí thì người dùng sẽ mua dịch vụ bằng cách gửi yêu cầu mua dịch vụ từ thiết bị di động của mình tới hệ thống “quản lý thuê bao” BAM của VTCmobile thông qua đường truyền của mạng điện thoại di động mà họ đang sử dụng. Như trong hình vẽ miêu tả, thiết bị cầm tay di động sẽ gửi yêu cầu mua dịch vụ thông qua kết nối GPRS của “mạng điện thoại di động” (được cung cấp bởi Vinaphone, Viettel, Mobifone), tại đây, những yêu cầu đó tiếp tục được bộ phận quản lý mạng điện thoại di động gửi tới

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/07/2022