Đánh Giá Về Thực Trạng Pháp Luật Và Thực Tiễn Thực Hiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Thương Mại


vậy là bởi vì, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định và các bên tham gia hợp đồng không biết trước vào thì điểm ký hợp đồng nên bắt buộc phải thực hiện quyết định đó, dẫn đến vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thì về nguyên tắc, các bên hoàn toàn không có khả năng lường trước hậu quả vi phạm hợp đồng nên việc bắt họ phải chịu TNBTTH do vi phạm hợp đồng là điều không thỏa đáng.

Ngoài việc quy định các trường hợp được miễn TNBTTH do vi phạm hợp đồng, nhà làm luật cũng quy định bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm; đồng thời phải thông báo ngay bằng văn bản cho bê n kia (bên bị vi phạm) về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải BTTH136.

2.5. Đánh giá về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

2.5.1. Những kết quả đạt được

Ở mức độ khái quát, tác giả luận án cho rằng pháp luật về TNBTTH do vi

phạm HĐTM có những ưu điểm chính sau đây:

2.5.1.1. Chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam được xây dựng phù hợp với thông lệ chung theo pháp luật của nhiều nước trên thế giới và tiêu chuẩn quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại theo các tiêu chuẩn quốc tế là rất cần thiết. Việc áp dụng tư duy lập pháp từ hệ thống pháp luật của các quốc gia phát triển, có bề dày lịch sử thương mại là nền tảng để doanh nghiệp Việt Nam hoạt động và phát triển theo các tiêu chuẩn mang tính quốc tế, từ đó không bị bỡ ngỡ khi mở rộng hoạt động ra thị trường ngoài nước. Về mặt lập pháp, nhiều quy phạm trong LTM năm 2005 đã đáp ứng được tiêu chuẩn này. Ví dụ, về nguyên tắc BTTH do vi phạm HĐTM, theo quy định của pháp luật Việt Nam là thiệt hại cần được bồi thường toàn bộ. Điều 360 BLDS năm 2015 – TNBTTH do vi phạm nghĩa vụ quy định rõ: Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Trong LTM năm 2005, mặc dù không được quy định một cách trực tiếp, nhưng yếu tố “toàn bộ” được


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

136 Xem: Điều 295 Luật Thương mại 2005.


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 17

thể hiện thông qua quy định tại khoản 1 Điều 302, thông qua việc bên vi phạm hợp đồng phải BTTH “do” hành vi vi phạm gây nên. Trong các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế như Bộ nguyên tắc Unidroit về HĐTM quốc tế, BTTH là biện pháp khắc phục được quy định tại Mục 4 Chương 7 UPICC. Theo đó UPICC ghi nhận nguyên tắc nền tảng của BTTH là bồi thường toàn bộ. Trong Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa (CISG), Điều 74 CISG không trực tiếp ghi nhận nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại mà đưa ra nguyên tắc BTTH áp dụng chung cho cả bên mua và bên bán, tuy nhiên, bên bị thiệt hại có thể yêu cầu bên gây thiệt hại phải bồi thường “một khoản tiền tương ứng với những tổn thất, gồm cả lợi nhuận bị mất mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu…là hệ quả của hành vi vi phạm hợp đồng”. Như vậy, có thể nói nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại đã được ghi nhận trong Công ước CISG thông qua việc ghi nhận thiệt hại được bồi thường áp dụng chung cho cả bên mua và bên bán không chỉ bao gồm tổn thất thực tế mà còn bao gồm cả lợi ích bị mất, cách tiếp cận của khoản 1 Điều 302 LTM năm 2005 là tương tự đối với Điều 74 Công ước CISG.

Về các căn cứ phát sinh TNBTTH do vi phạm hợp đồng, pháp luật hợp đồng Việt Nam tương đồng với hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới khi lựa chọn sử dụng khái niệm vi phạm hợp đồng để chỉ đến mọi hành vi không thực hiện đúng hợp đồng, cho dù là không thực hiện một phần, không thực hiện toàn bộ, chậm thực hiện hay có khiếm khuyết trong việc thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, pháp luật hợp đồng Việt Nam còn quy định các trường hợp vi phạm hợp đồng cụ thể.

Đối với các thiệt hại được bồi thường, pháp luật Việt Nam ghi nhận thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng bao gồm thiệt hại thực tế và khoản lợi bị mất (khoản 2 Điều 302 LTM năm 2005), các văn bản pháp lý quốc tế về luật hợp đồng cũng được xây dựng với tư duy tương tự, trong đó không chỉ cho phép BTTH đối với thiệt hại trực tiếp mà còn cho phép BTTH đối với thiệt hại gián tiếp nếu thiệt hại này thỏa mãn điều kiện về tính chắc chắn và tính có thể dự đoán trước được (khoản lợi đáng lẽ được hưởng). Điều này được thể hiện rõ thông qua quy định của Điều 74 Công ước CISG: “Khoản tiền BTTH do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là một khoản tiền tương ứng với những tổn thất mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu, bao gồm cả khoản lợi bị mất. Khoản BTTH này không được cao hơn tổn thất mà bên vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào thời điểm ký kết hợp đồng, có xét đến những sự kiện thực tế mà bên này biết hoặc đáng lẽ phải biết là hệ quả có thể xảy ra của hành vi vi phạm hợp đồng. Rõ ràng hơn, Điều 7.4.3 UPICC và


Điều 9:501 PECL cũng thừa nhận điều này và rộng hơn là “các hệ thống pháp luật Châu Âu cho phép BTTH đối với những tổn thất tương lai miễn là những tổn thất này không có mối liên hệ quá xa với hành vi vi phạm hợp đồng”137,138. Ngoài ra, pháp luật thương mại Việt Nam nói chung và LTM năm 2005 nói riêng còn tiếp thu tư duy lập pháp của các hệ thống pháp luật tiên tiến thế giới ở nhiều mặt, cho thấy nỗ lực và thành quả của các nhà lập pháp trong việc đưa pháp luật Việt Nam tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.

2.5.1.2. Việc áp dụng pháp luật thương mại về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại được thực hiện một cách hiệu quả

Việc áp dụng các quy định của pháp luật thương mại về BTTH do vi phạm HĐTM có hiệu quả hay không, theo người viết, thể hiện qua việc các cơ quan xét xử (mà tiêu biểu là Tòa án), có gặp nhiều khó khăn khi vận dụng các quy định của pháp luật để đưa ra phán quyết hay không. Qua các số liệu thống kê trên thực tế, công tác xét xử các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại được tiến hành khá thuận lợi. Ở cấp tỉnh, thành phố, trong giai đoạn 2012 - 2016, TAND TP. Hà Nội đã thụ lý 6.700 vụ án, và có xu hướng tăng qua từng năm. Án kinh doanh thương mại chủ yếu là các tranh chấp trong đầu tư tài chính, ngân hàng, mua bán hàng hóa, trong đó có nhiều vụ án liên quan đến BTTH do vi phạm hợp đồng. TAND TP. Hà Nội đã giải quyết 5.832 vụ, đạt tỷ lệ 87%139. Ở cấp Trung ương, theo số liệu thống kê từ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, trong giai đoạn 2016 -2017, tổng số vụ án kinh doanh thương mại thụ lý tại các tòa án cấp sơ thẩm là 10.088 vụ, đã giải quyết được 8.898 vụ, tổng số vụ án kinh doanh thương mại thụ lý tại các tòa án cấp phúc thẩm là 1.018 vụ, đã giải quyết 1.003 vụ. Ngoài ra, tỷ lệ phán quyết kinh doanh thương mại bị kháng cáo, kháng nghị ở mức thấp, đạt xấp xỉ 10% đối với án sơ thẩm bị kháng cáo và 8,5% với bản án phúc thẩm bị kháng nghị140. Tỷ lệ giải quyết tranh chấp ở mức cao và tỷ lệ kháng cáo, kháng nghị thấp cho thấy sự hiệu quả trong công tác xét xử án kinh doanh thương mại nói riêng và sự thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật thương mại nói chung.

Dưới góc độ doanh nghiệp và thương nhân nói chung, pháp luật thương mại còn tạo điều kiện thuận lợi để các bên tranh chấp vận dụng và đưa ra phương án thỏa


137 Samuel L. Bray (2016). The System of Equitable Remedies, UCLA Law Review. Volume 63.

138 John Y. Gotanda (2006). Damages in lieu of performance because of breach of contract. Villanova University School of Law.

139 Tòa án nhân dân TP Hà Nội (2016), Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011 -2016 của TAND TP Hà Nội, số

497/BC-VP.

140 Đoàn Văn Thắng (2017), Chuyên đề Thực trạng, giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng kiểm sát giải quyết án kinh doanh thương mại, lao động.


thuận giải quyết tranh chấp mà không cần phán quyết của Tòa án. Tỷ lệ án kinh doanh thương mại được Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự ở mức cao, đạt 32,5%141. Những số liệu thống kê một lần nữa cho thấy sự thuận lợi trong việc vận dụng các quy định của LTM nói chung và các quy phạm liên quan đến BTHH do vi phạm HĐTM nói riêng.

2.5.2. Những khó khăn, vướng mắc trong thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

Ngoài những kết quả đạt được, việc thực thi pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc sau đây:

2.5.2.1. Quy định về giá trị tổn thất trực tiếp không được vận dụng

Khoản 2 Điều 302 LTM năm 2005: “Giá trị BTTH bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”, LTM đã chỉ ra các loại thiệt hại được bồi thường gồm tổn thất thực tế và khoản lợi bị mất. Tuy nhiên, khái niệm tổn thất trực tiếp hầu như không được vận dụng trên thực tế mà chỉ vận dụng khái niệm tổn thất thực tế, bản thân cụm từ “trực tiếp” nằm sau cụm từ “thực tế” không mang nhiều ý nghĩa. Qua phân tích các vụ tranh chấp tại Chương này, HĐXX chỉ tập trung chỉ ra những thiệt hại nào được coi là thiệt hại thực tế chứ không hề nhắc đến thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp, việc này đã khẳng định sự không cần thiết của khái niệm tổn thất trực tiếp trong LTM năm 2005.

2.5.2.2. Chi phí hạn chế thiệt hại không được quy định trong Luật Thương mại năm 2005

Trong LTM năm 2005, Điều 305 quy định về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại như sau: Bên yêu cầu BTTH phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu BTTH không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị BTTH bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc hạn chế thiệt hại cũng có thể được thực hiện mà còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của bên bị thiệt hại. Ví dụ, nguyên đơn và bị đơn có ký hợp đồng với nội dung: nguyên đơn cho bị đơn thuê đầu máy lai dắt tàu biển ở cảng. Sau một thời gian thực hiện hợp đồng, bị đơn yêu cầu thanh lý hợp đồng, đây là hành vi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, gây ra vụ tranh chấp. Khi yêu cầu BTTH, nguyên đơn yêu cầu bồi thường khoản thiệt hại


141 Đoàn Văn Thắng, Tlđd.


“khoản lợi trực tiếp” là khoản thu trong các tháng mà đầu máy phải nằm chờ tại cảng thay vì kéo tàu như quy định của hợp đồng. Tòa án đã cho rằng, lẽ ra nguyên đơn trong thời gian đầu máy nằm chờ có thể đưa đầu máy đi tìm việc khác để hạn chế thiệt hại đối với khoản lợi đáng lẽ được hưởng142. Sau đó, vì cho rằng nguyên đơn không áp dụng biện pháp hạn chế tổn thất nên Tòa án đã giảm bớt giá trị bồi thường cho nguyên đơn.

Đối với những hành vi hạn chế tổn thất giản đơn, không phát sinh chi phí mà chỉ bằng hành vi đơn phương của bên bị thiệt hại, sẽ không khó để hạn chế tổn thất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nghĩa vụ hạn chế tổn thất sẽ kéo theo nhiều chi phí khiến bên bị thiệt hại ít nhiều phải cân nhắc, trong vụ việc nêu trên, Tòa án cho rằng nguyên đơn lẽ ra nên đi tìm việc khác trong khi bị đơn không thuê đầu máy, nhưng bản thân hành vi “đi tìm việc khác” trong trường hợp này là một việc làm tốn chi phí, bao gồm thuê nhân công, bảo hiểm, xăng dầu, khấu hao phương tiện...tóm lại, nếu việc hạn chế tổn thất phát sinh chi phí thì ai sẽ chịu những chi phí đó? Đây là vấn đề mà LTM chưa đề cập đến.

2.5.2.3. Chi phí phát sinh do hành vi vi phạm không giải quyết thống nhất

Trong thực tế, phát sinh một số vấn đề liên quan đến các tranh chấp BTTH do vi phạm hợp đồng nhưng pháp luật vẫn chưa quy định rõ và thực tiễn xét xử không thống nhất, ví dụ: chi phí luật sư, khi giải quyết tranh chấp về BTTH có coi là thiệt hại vật chất được bồi thường không? Theo một số tác giả143, những chi phí tư vấn hay tố tụng phát sinh do không thực hiện đúng hợp đồng được bồi thường nếu đó là những chi phí hợp lý. Trong một số bản án, chi phí này được HĐXX chấp nhận, ví dụ, Công ty Kexim và doanh nghiệp Thắng Lợi ký hợp đồng thuê tài chính nhưng doanh nghiệp Thắng Lợi đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên Công ty Kexim đã chấm dứt hợp đồng. Về hệ quả pháp lý, theo Hội đồng Thẩm phán, “Tòa cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của Công ty Kexim; buộc doanh nghiệp Thắng Lợi phải bồi thường cho Công ty Kexim giá trị tổn thất thỏa thuận và chi phí luật sư; thu hồi, phát mãi tài sản thuê để thanh toán tiền còn thiếu; trong trường hợp sau khi thu hồi, phát mãi tài sản thuê, nếu số tiền thu không đủ thanh toán số nợ thì công ty Kexim có quyền yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp là có căn cứ, đúng pháp luật”144. Tuy nhiên, có quan điểm của một số HĐXX khác với quan điểm của Hội đồng thẩm phán, ví dụ,


142 Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, Bản án phúc thẩm số 214/2007/KDTM – GĐT ngày

05/11/2007.

143 Đỗ Văn Đại (2017), Các biên pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam.

144 Quyết định số 02/2008/KDTM-GĐT ngày 10/1/2008 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.


trong vụ việc tranh chấp hợp đồng mua bán thép, HĐXX cho rằng, “Xét yêu cầu bồi thường chi phí luật sư của nguyên đơn thì thấy pháp luật không có quy định bắt buộc nguyên đơn phải thuê luật sư, việc thuê luật sư là tự nguyện xuất phát từ chính yêu cầu của công ty. Do công ty tự nhận thấy không am hiểu kiến thức pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho mình nên đã thuê luật sư. Hành vi vi phạm hợp đồng....không là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại phải thuê luật sư …. nên yêu cầu bồi thường chi phí thuê luật sư của nguyên đơn không có căn cứ và không được chấp nhận”145.

Ngoài chi phí luật sư, các chi phí tương tự khác như chi phí đi lại, chi phí thuê nhân công để giải quyết hậu quả của hành vi vi phạm cũng được các Tòa án áp dụng không thống nhất.

2.5.2.4. Sự không rõ ràng liên quan đến khái niệm “vi phạm cơ bản”

Quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện các chế tài quy định tại Điều 308, 309, 312, 313 LTM năm 2005. Tuy nhiên, quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng đã bộc lộ một số bất cập ngay chính từ những thuật ngữ được sử dụng trong khái niệm này. LTM năm 2005 không giải thích, không có quy định trực tiếp nào liên quan đến giải thích “thiệt hại” cũng như không đưa ra bất cứ dẫn chứng mức độ thiệt hại như thế nào thì sẽ cấu thành vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. LTM năm 2005 cũng không có quy định về việc thiệt hại có yêu cầu phải là tổn thất thực tế, hư hỏng hay mất mát như căn cứ phát sinh TNBTTH hay không? Cách xác định mục đích của việc giao kết hợp đồng được thực hiện ra sao? Hiện nay chưa có hướng dẫn chính thức nào về việc áp dụng pháp luật trong trường hợp này.

Ngoài khái niệm chưa thực sự rõ ràng, trên thực tế còn tồn tại sự không thống nhất giữa thuật ngữ “vi phạm cơ bản hợp đồng” và “vi phạm nghiêm trọng hợp đồng” trong các văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay, trong các quy định pháp luật thực định của Việt Nam đang tồn tại 2 thuật ngữ là “vi phạm cơ bản” và “vi phạm nghiêm trọng”. Ngoài thuật ngữ “vi phạm cơ bản ” xuất hiện trong LTM năm 2005, chúng ta còn có “vi phạm nghiêm trọng” xuất hiện ở 30 Bộ luật, Luật và 21 Pháp lệnh146. Bất cập này đã dẫn đến thực tế là cơ quan tài phán đã có nhầm lẫn giữa “vi phạm nghiêm trọng” và “vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng” khi giải quyết tranh chấp. Trong vụ tranh chấp giữa nguyên đơn (người mua Việt Nam) và bị đơn (Ngườ i bán Trung Quốc), theo đó nguyên đơn đã ký với bị đơn hợp đồng mua bán, bị đơn đồng ý bán cho nguyên đơn lô theo góc phổ thông Q325, theo tiêu chuẩn GB9787-


145 Tòa án nhân dân huyện Mỹ Hào – Hưng Yên, Bản án sơ thẩm số 01/2013/KDTM-ST ngày 23/1/2013.

146 Đỗ Văn Đại, Tlđd .


1988, xuất xứ Trung Quốc, số lượng 750MT+_10% (dung sai do người bán chọn), đơn giá 445 USD/MT CFR FO cảng Hải Phòng – Việt Nam theo Incoterms 2000, giao hàng từng phần, thanh toán bằng L/C không hủy ngang. Quyết định của Trọng tài tuyên rằng “Theo quy định tại Điều 56 LTM Việt Nam năm 2005, Bên mua có nghĩa vụ chấp nhận thanh toán theo quy định của L/C đã mở (bộ chứng từ không có dấu hiệu không phù hợp) và nhận hàng. Nhưng nguyên đơn đã không thanh toán và không nhận hàng là một vi phạm nghiêm trọng hợp đồng đã ký147. Tương tự, vụ tranh chấp giữa nguyên đơn (người mua Việt Nam) và bị đơn (người bán Hoa Kỳ, Trọng tài quyết định “Trong thực tế, sau khi bị SGS Việt Nam từ chối giám định, Nguyên đơn đã tự mình yêu cầu ngay Vinacontrol giám định mà không thông báo cho Bị đơn biết. Lý giải của nguyên đơn về vấn đề này là không thể chấp nhận được. Với trình độ của công nghệ thông tin như hiện nay thì việc thông báo, thậm chí trao đổi và quyết định một vấn đề có thể tính bằng phút. Như vậy, về hính thức, nguyên đơn đã vi phạm nghiêm trọng điều khoản về giám định của hợp đồng”148.

Hai vụ tranh chấp trên cho thấy, cơ quan tài phán dường như chưa quen với thuật ngữ “vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng” mà quen dùng “vi phạm nghiêm trọng”. Bên cạnh đó, cơ quan tài phán sử dụng LTM để xem xét nghĩa vụ và vi phạm nghĩa vụ của các bên nhưng khi kết luận vi phạm lại sử dụng thuật ngữ “vi phạm nghiêm trọng” không có trong LTM.

2.5.2.5. Khó khăn khi chứng minh thiệt hại trong một số trường hợp

Như đã phân tích ở đầu Chương, việc xác định thiệt hại được bồi thường không quan trọng bằng việc thu thập chứng cứ để chứng minh thiệt hại được bồi thường trong quá trình tố tụng. Tuy nhiên, trên thực tế còn tồn tại những trường hợp bên bị thiệt hại rất khó chứng minh được thiệt hại, tiêu biểu là những thiệt hại liên quan đến uy tín, thương hiệu, cơ hội kinh doanh... Ví dụ: trong vụ việc tranh chấp giữa Công ty D và Công ty N ở đầu Chương, việc nghi ngờ sản phẩm sữa của Công ty D kém chất lượng mặc dù chưa được kiểm chứng qua các quyết định của cơ quan chức năng, nhưng việc Công ty N phụ trách phân phối sản phẩm này thực tế đã khiến cho Công ty N tổn hại nghiêm trọng về uy tín với các kênh phân phối trong đó có các trường học. Những thiệt hại mang tính thực tế như chi phí tổ chức, nhân lực... không khó để chứng minh, tuy nhiên, những thiệt hại liên quan đến việc các đối tác của công ty không tiếp tục hợp tác, hoặc thiệt hại liên quan đến uy tín công ty trên thị

147 Phòng Thương mại và Công nghiệp (2007), Các quyết định trọng tài quốc tế chọn lọc, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

148 Phòng Thương mại và Công nghiệp, Tlđd, tr.14.


trường phân phối sữa là rất lớn. Tổn thất của công ty do đó không thể cứu vãn và không thể chứng minh trước HĐXX.

2.5.3. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong thực thi pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

Theo tác giả, nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong thực thi pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM thuộc hai nhóm sau:

Thứ nhất, do sự chưa hoàn thiện của quy phạm pháp luật. Như đã phân tích ở trên, việc áp dụng pháp luật trên thực tế còn phát sinh nhiều vướng mắc có nguyên nhân trực tiếp từ sự chưa hoàn thiện của các quy phạm pháp luật dân sự và pháp luật thương mại. Khi nghiên cứu xây dựng pháp luật, các nhà lập pháp Việt Nam mặc dù đã cố gắng tiếp thu những thành tựu của các nước tiên tiến kết hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, nhưng khó có thể tránh khỏi việc quan hệ pháp luật không dự liệu hết được những tình huống thực tế, cũng như quan hệ pháp luật không theo kịp với sự phát triển của quan hệ thương mại. Trải qua nhiều năm thực thi, nhiều khái niệm trong LTM năm 2005 dẫn đến vướng mắc khi áp dụng như: Vi phạm cơ bản hoặc tổn thất thực tế, trực tiếp; hay những quy định chi tiết liên quan đến nghĩa vụ và chi phí hạn chế thiệt hại... chưa được sửa đổi, bổ sung; còn tồn tại những điểm không thống nhất giữa pháp luật thương mại và pháp luật dân sự trong khi quan hệ giữa hai ngành luật này là quan hệ mang tính nền tảng, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Thứ hai, có sự không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan giải quyết tranh chấp về BTTH do vi phạm HĐTM. Về sự không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan giải quyết tranh chấp, có thể thấy nguyên nhân sâu xa chính là việc thiếu những hướng dẫn áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban thường vụ Quốc hội (với nhiệm vụ giải thích pháp luật) hay Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (trong việc ban hành đường lối xét xử về án lệ trong các trường hợp cụ thể). Mặc dù trong thời gian qua, việc công nhận và sử dụng các án lệ đã được tiến hành hiệu quả trên quy mô rộng nhưng việc nghiên cứu và ban hành án lệ vẫn chưa bao quát hết được các vướng mắc phát sinh trên thực tế liên quan đến pháp luật thương mại nói chung và pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM nói riêng, nhất là các án lệ liên quan đến Vi phạm cơ bản và Căn cứ phát sinh TNBTTH.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022