Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 2

Chương 1‌‌

KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN


1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999

1.1.1. Khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bộ luật hình sự 1999 quy định 13 điều tại chương XIV về các tội xâm phạm sở hữu. Khoa học luật hình sự đã đưa ra khái niệm chung đối với các tội xâm phạm sở hữu như sau: "Các tội xâm phạm sở hữu là hành vi của người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân"[37].

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong các tội phạm này, vì vậy khái niệm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải thỏa mãn khái niệm chung của các tội xâm phạm sở hữu, đồng thời phải thỏa mãn các dấu hiệu đặc thù riêng. Khoa học luật hình sự đã đưa ra khái niệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: (Tội) lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản người khác bằng thủ đoạn gian dối. Tuy nhiên khái niệm trên mới chỉ để cập đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở khía cạnh khái quát nhất. Căn cứ vào quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm [7].

Ta thấy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội xâm phạm sở hữu, với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác, kẻ phạm tội phải sử dụng thủ đoạn gian dối, làm cho người bị hại tưởng giả là thật, tự nguyện đưa tài sản cho kẻ phạm tội.

Từ đó có thể đưa ra khái niệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, được thực hiện bằng thủ đoạn gian dối.

Tuy nhiên khái niệm trên chỉ khái quát về tội phạm, muốn hiểu cặn kẽ về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải xem xét qua các dấu hiệu pháp lý đặc trưng bao gồm: Khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 2

1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

* Khách thể

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.

Những quan hệ xã hội được luật hình sự Việt Nam bảo vệ là những quan hệ xã hội được xác định trong Điều 1 và Điều 8 của Bộ luật hình sự, đó là: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tự do, tài sản, các quyền cũng như lợi ích hợp pháp của công dân.

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu về tài sản, đây là quan hệ xã hội chủ yếu mà hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm hại, không giống một số các tội xâm phạm sở hữu khác như tội cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản… ngoài quan hệ sở hữu thì quan hệ nhân thân cũng là khách thể của các tội phạm này.

Quan hệ sở hữu là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản được tôn trọng và bảo vệ. Quan hệ xã hội này bị tội phạm

gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thông qua việc làm biến đổi tình trạng bình thường của những đối tượng vật chất (tài sản) là một bộ phận của quan hệ sở hữu [45].

Theo Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005, tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản [5].

Tài sản là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể thuộc bất cứ hình thức sở hữu nào được pháp luật thừa nhận và phải được thể hiện dưới dạng vật chất vì những gì không thuộc về thế giới vật chất sẽ không thể là đối tượng của hành vi chiếm đoạt. Vì vậy, quyền về tài sản không phải mọi trường hợp đều là đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ví dụ như bản di chúc về quyền thừa kế tài sản của một người, nhưng những giấy tờ thể hiện quyền về tài sản như hóa đơn lĩnh hàng…lại có thể là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp nhất định.

Cần lưu ý nhiều vật có thực do tính chất và công dụng đặc biệt không được coi là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà là đối tượng của hành vi phạm tội khác, ví dụ: Các chất ma tuý, các loại vũ khí quân dụng… hành (Điều194, Điều 230 Bộ luật hình sự 1999).

Pháp luật nói chung cũng như Luật hình sự nói riêng luôn luôn bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và chỉ bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp, nên về nguyên tắc tài sản được Luật hình sự bảo vệ phải là tài sản hợp pháp. Nhưng điều đó không có nghĩa những hành vi xâm phạm tài sản bất hợp pháp của công dân khác không bị coi là phạm tội. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, dù tài sản đó là tài sản bất hợp pháp, vẫn bị coi là trái pháp luật và có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, pháp luật hình sự xử lý người phạm tội lừa đảo để bảo vệ quyền sở hữu và để đảm bảo trật tự an toàn chung của xã hội.

* Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội phạm là biểu hiện bên ngoài của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản nhất. Các biểu hiện khác như hậu quả

của tội phạm, công cụ, phương tiện… cũng chỉ thể hiện khi có hành vi khách quan.


cứu là:

Những nội dung của mặt khách quan mà luật hình sự quan tâm nghiên


- Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội;

- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa

hành vi và hậu quả;

- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…).

Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm. không có mặt khách quan thì cũng không có các yếu tố khác của tội phạm và do vậy cũng không có tội phạm. Việc nghiên cứu những tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm vì thế có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.

Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có các dấu hiệu đặc trưng sau:

Thứ nhất, dấu hiệu hành vi

Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội là nội dung cơ bản nhất và được biểu hiện dưới hai hình thức hành động là việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm và hành vi phạm tội bằng không hành động là việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm nhằm tránh nguy cơ gây thiệt hại cho xã hội.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm hai hành vi thực tế: hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.

- Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật.

Xét về mặt khách quan, hành vi lừa dối là hành vi đưa ra những thông tin giả. Về mặt chủ quan, người phạm tội biết đó là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật. Hành vi lừa dối là biểu hiện cụ thể của thủ đoạn gian dối.

Về thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có nhiều hình thức thực hiện khác nhau. Việc nghiên cứu các hình thức thực hiện này không có ý nghĩa trong việc định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng xem xét hình thức thực hiện có giá trị lớn trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm này.

- Hành vi chiếm đoạt: Được hiểu là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình.

Như vậy, hành vi chiếm đoạt xét về mặt khách quan là hành vi làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó. Xét về mặt thực tế là quá trình vừa làm cho chủ tài sản mất tài sản, vừa làm cho người chiếm đoạt có được tài sản đó. Quá trình này xét về mặt pháp lý không làm cho chủ sở hữu mất quyền sở hữu mà chỉ làm mất khả năng thực tế thực hiện các quyền cụ thể của quyền sở hữu.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản coi là hoàn thành khi có hậu quả xảy ra, kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Coi là chiếm đoạt được:

+ Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hành vi chiếm đoạt được là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã giao nhầm tài sản cho người phạm tội.

Ví dụ: A muốn chiếm đoạt chiếc xe máy của B nên đã hỏi mượn xe của B với lý do phải vào bệnh viện gấp vì mẹ bị tai nạn. B tưởng thật nên đồng ý cho mượn. Mượn được xe, A đem đến hiệu cầm đồ đặt lấy 5 triệu

đồng để ăn tiêu, sau đó bỏ trốn. Như vậy, A đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và hành vi chiếm đoạt được là hành vi nhận xe của B.

+ Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hành vi chiếm đoạt được là hành vi giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản (nhận thiếu, nhận sai loại tài sản được nhận) hoặc không nhận.

Ví dụ: A nhờ B chuyển cho C 50 triệu đồng. Lúc giao nhận tiền giữa B và C, B đã dùng thủ đoạn gian dối để khiến C tưởng rằng mình đã nhận đủ 50 triệu đồng và không ngần ngại ký giấy nhận tiền. Khi về đến nhà, C mới phát hiện ra số tiền mà C nhận được từ B chỉ có 40 triệu đồng, C đã nhận thiếu mất 10 triệu đồng. Như vậy, B đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và hành vi chiếm đoạt được là hành vi giữ lại số tiền 10 triệu đồng đáng lẽ phải giao cho C.

Hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối tạo điều kiện cho hành vi chiếm đoạt được thực hiện một cách công khai, dễ dàng.Trong thực tế có những biểu hiện gian dối nhằm mục đích khác không phải là hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Ví dụ: Đối tượng A vào một cửa hàng văn phòng phẩm, giả vờ hỏi mua rất nhiều mặt hàng và yêu cầu người bán hàng đóng gói những mặt hàng đó vào thùng cactông, trong khi người bán hàng mải chọn và đóng gói hàng hóa, A đã nhanh tay chiếm đoạt 02 chiếc máy tính cá nhân cất vào túi xách của mình. Sau đó A nói dối là quên tiền ở nhà, yêu cầu người bán hàng để nguyên số hàng đã đóng gói vào một chỗ, chờ A về nhà lấy tiền sẽ quay lại lấy hàng. Chờ mãi không thấy A quay lại, người bán hàng mở thùng cactông ra kiểm tra mới phát hiện bị A chiếm đoạt tài sản. Trong vụ án này A có thực hiện hành vi gian dối để cho chủ sở hữu mất cảnh giác, không tập trung quản lý tài sản nhằm dễ dàng chiếm đoạt tài sản, nhưng hành vi chiếm đoạt là lén lút, che giấu không cho chủ sở hữu biết, đây là hành

vi khách quan của tội trộm cắp tài sản. Không phải hành vi gian dối nào cũng là biểu hiện khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước, sau đó mới diễn ra việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà tùy từng trường hợp cụ thể thủ đoạn gian dối đó có thể là hành vi che giấu tội phạm hoặc là hành vi phạm tội khác như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Thông thường hành vi chiếm đoạt xảy ra kế tiếp ngay sau hành vi lừa dối. Nhưng cũng có trường hợp giữa hai hành vi này có khoảng cách nhất định về thời gian.

Tuy nhiên có những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, nhưng được Bộ luật hình sự quy định thành tội phạm độc lập thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bị truy cứu về tội phạm tương ứng khác.

Ví dụ: Hành vi gian dối trong việc cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng … để gây thiệt hại cho khách hàng là hành vi phạm tội lừa dối khách hàng (Điều 162 Bộ luật hình sự năm 1999).

Xét thấy hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tương tự với hành vi khách quan của nhiều tội phạm khác. Vì vậy, để định tội danh chính xác phải đặt hành vi khách quan trong mối liên hệ với các yếu tố khác, nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố của cấu thành tội phạm [21].

Thứ hai, dấu hiệu hậu quả

Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự.

Thiệt hại gây ra cho khách thể được thể hiện thông qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất, nghĩa là trong cấu thành tội phạm có phản ánh dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc, có những trường hợp hậu quả chưa xẩy ra vẫn có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ví dụ trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt phạm vào điểm a khoản 3 hoặc điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự. Hậu quả của tội phạm được phản ánh trong cấu thành tội phạm thông qua thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt, chính vì vậy việc xác định tài sản là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc, đây là dấu hiệu định lượng để xác định cấu thành cơ bản hoặc cấu thành định khung tăng nặng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999) quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt ở mức

500.000 đồng là mức nguy hiểm đáng kể làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể: Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 500.000 đồng trở lên luôn cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 500.000 đồng thì phải kèm theo dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP [9] hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 thì các dấu hiệu định tội trên được giải thích như sau:

- Gây hậu quả nghiêm trọng: Hậu quả ở đây không phải là hậu quả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm thông qua thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt, mà là hậu quả gián tiếp do tội phạm gây ra. Đây là trường hợp do thực hiện hành vi phạm tội đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về vật chất hoặc tinh thần cho người bị hại hoặc cho xã hội. Thông thường hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị coi là gây hậu quả nghiêm trọng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Làm chết một người.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí