trong việc lập báo cáo kiểm toán; thẩm định tính hợp pháp của các nhận xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong dự thảo báo cáo kiểm toán; việc viện dẫn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật trong kết luận, kiến nghị kiểm toán; những nội dung cần phải làm rõ để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc đưa ra các nhận xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị kiểm toán; các kết luận, kiến nghị cần bổ sung để đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Trưởng đoàn kiểm
toán lập báo cáo trình Kiểm toán trưởng
Kiểm toán trưởng
xét duyệt và trình LDnh đạo KTNN
LDnh đạo KTNN
xÐt duyƯt
Hội đồng cấp Vụ thẩm định
Phòng Tổng hợp thẩm định
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức kiểm toán ngân sách nhà nước do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện - 13
- Tổ chức kiểm toán ngân sách nhà nước do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện - 14
- Tỷ Lệ Mẫu Kiểm Toán Đơn Vị Dự Toán Cấp I Thuộc Nstw Tính Theo Số Đơn Vị
- Tổ chức kiểm toán ngân sách nhà nước do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện - 17
- Tổ chức kiểm toán ngân sách nhà nước do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện - 18
- Tổ chức kiểm toán ngân sách nhà nước do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện - 19
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Vụ Pháp chế thẩm định
Vụ Tổng hợp thẩm định
Hình 2.4. Trình tự xét duyệt báo cáo kiểm toán NSNN
Lãnh đạo KTNN tổ chức thông qua dự thảo báo cáo và kết luận về những vấn đề cần hoàn thiện. Dự thảo báo cáo kiểm toán sau khi được chỉnh sửa được gửi cho đơn vị kiểm toán tham gia trước khi đoàn kiểm toán tổ chức hội nghị thông qua báo cáo kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán được hoàn chỉnh sau cuộc họp thông qua với địa phương, bộ, ngành sẽ được lãnh đạo KTNN ký công văn phát hành và gửi cho bộ trưởng, bộ (cấp bộ), chủ tịch UBND tỉnh; HĐND tỉnh (cấp tỉnh); Bộ Tài chính; Uỷ ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội, Uỷ ban TW về phòng, chống tham nhũng. Kể từ năm 2006, ngoài báo cáo đầy đủ, KTNN còn gửi công văn cho bộ trưởng, chủ tịch
UBND tỉnh về một số kiến nghị nổi bật trong báo cáo kiểm toán.
Riêng Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN được gửi tới từng Đại biểu Quốc hội vào khoảng thời gian cuối tháng 3 đến trung tuần tháng 4, trước khi kỳ họp Quốc hội diễn ra, Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN là căn cứ quan trọng để Quốc hội thảo luận, xem xét và phê chuẩn quyết toán NSNN. Kể từ năm 2006 KTNN đã tổ chức công khai kết quả kiểm toán năm và họp báo công khai một số cuộc kiểm toán, trong đó có lĩnh vực NSNN.
Quá trình thực hiện lập, xét duyệt và gửi báo cáo kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán NSNN còn một số điểm yếu như sau:
Một là, Việc thẩm định báo cáo kiểm toán của từng cuộc kiểm toán NSNN ở cấp KTNN khu vực, KTNN chuyên ngành thực hiện chất lượng chưa cao, còn mang tính hình thức dẫn tới khối lượng công việc dành cho các bộ phận tham mưu, giúp việc lDnh đạo KTNN còn lớn. Việc bố trí hai đơn vị cùng thẩm định báo cáo kiểm toán là Vụ Tổng hợp và Vụ Pháp chế dẫn đến chồng chéo trong nhiệm vụ chuyên môn. Nhiều dự thảo bỏo cỏo kiểm toỏn NSNN chưa cú sự ủầu tư về thời gian và trớ tuệ, thiếu tớnh tổng hợp, khỏi quỏt, ý kiến ủỏnh giỏ, nhận xột thiếu sắc bộn, thuyết phục; một số kiến nghị khụng cú tớnh khả thi, thậm chớ chưa phự hợp với phỏp luật. Kiểm soỏt chất lượng bỏo cỏo kiểm toỏn NSNN tại ủơn vị cơ sở khụng tốt ủó gõy ỏp lực, mất nhiều thời gian khi xột duyệt bỏo cỏo kiểm toỏn; thời gian chỉnh sửa, phỏt hành bỏo cỏo bình quân của một cuộc kiểm toán ngân sách còn dài [28, tr.6], sau 65 ngày kể từ khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị, trong khi đó quy định của Luật KTNN chỉ là 45 ngày, trường hợp đặc biệt không quá 60 ngày.
Một số đoàn kiểm toán NSNN vẫn chậm trễ trong lập và trình báo cáo phát hành, xử lý thiếu dứt điểm sau khi báo cáo kiểm toán được xét duyệt; vẫn còn tình trạng thiếu kiên quyết, chưa chủ động xử lý kết quả kiểm toán ở đoàn kiểm toán, KTNN chuyên ngành và khu vực theo phân cấp và chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hai là, Hệ thống mẫu biểu, báo cáo kiểm toán NSNN tuy đã từng bước được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, song đến nay vẫn còn nhiều nội dung phải cụ thể hóa
và hoàn chỉnh. Hệ thống mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán được ban hành năm 2007 đã có bước tiến dài trong việc quy định mẫu báo cáo kiểm toán cho từng cấp ngân sách, tuy nhiên các tiêu chí tổng hợp kết quả kiểm toán chưa được quy định cụ thể và hợp nhất nên dẫn đến việc tổng hợp còn mất nhiều thời gian. Hơn nữa việc chưa xây dựng được mẫu báo cáo ngắn để công khai, mẫu báo cáo kiểm toán năm; các tiêu chí tổng hợp kết quả kiểm toán chưa được quy định cụ thể và hợp nhất nên việc thực hiện trong những năm qua chưa được thống nhất về cả hình thức và nội dung.
Ba là, Quy trình kiểm toán NSNN hiện hành mới chỉ dừng lại ở việc đề cập một số nội dung trong báo cáo kiểm toán, chưa thiết kế theo hướng các bước của trình tự lập và các nội dung cần thực hiện, nhất là công khai kết quả kiểm toán;
Bốn là, Thực hiện công khai rộng rãi báo cáo kiểm toán NSNN chưa được thực hiện đầy đủ. Việc công khai kết quả kiểm toán NSNN chủ yếu mới dừng ở mức độ công khai kết quả kiểm toán NSNN tổng thể hàng năm. Các cuộc kiểm toán NSNN riêng lẻ hoặc kết quả kiểm toán tại các đơn vị sử dụng NSNN, các doanh nghiệp, các dự án đầu tư chưa được công khai một cách rộng rãi để công chúng có thể tiếp cận với kết quả kiểm toán.
KTNN đã thực hiện công khai báo cáo kiểm toán năm và một vài cuộc kiểm toán được dư luận xã hội quan tâm, tuy nhiên chưa công khai trong toàn xã hội báo cáo tóm tắt kết quả kiểm toán của từng cuộc kiểm toán NSNN theo kế hoạch hàng năm để một mặt, bảo đảm tính minh bạch của NSNN, mặt khác tạo nên sức ép nâng cao chất lượng kiểm toán NSNN và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị trong quản lý và sử dụng NSNN. Theo quy định tại Điều 13 Khoản 1 Luật NSNN: “Dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán quyết toán NSNN, ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ phải công bố công khai”, tuy nhiên hiện nay KTNN chưa tổ chức công khai kết quả kiểm toán theo các biên bản kiểm toán tại các doanh nghiệp, các huyện, xã, sở, đơn vị trực thuộc...để phục vụ việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và nhân dân đối với hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách của các đơn vị được kiểm toán. Công chúng chỉ được tiếp cận đối với báo cáo tóm tắt kết quả kiểm toán
năm, tóm tắt kết quả kiểm toán của từng cuộc kiểm toán hầu như chỉ được một vài chức danh chủ chốt tại đơn vị được kiểm toán tiếp cận. Nghị định của Chính phủ quy định về công khai kết quả kiểm toán ban hành trong năm 2008 lại quy định nghĩa vụ công khai kết quả kiểm toán tại các đơn vị dự toán cấp III, các đơn vị sự nghiệp… là trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán, điều này có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận rộng rãi của công chúng đến kết quả kiểm toán.
2.3.2.4. Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
Công tác kiểm tra việc thực hiện kiến nghị của KTNN đối với kiểm toán NSNN nằm trong kế hoạch tổng thể kiểm tra thực hiện kiến nghị hàng năm do lãnh đạo KTNN phê duyệt và có độ trễ khoảng 1 năm so với thời gian tiến hành kiểm toán. Hàng năm, căn cứ vào báo cáo của các địa phương, các bộ, ngành... về việc thực hiện kết luận kiến nghị kiểm toán, các KTNN khu vực, KTNN chuyên ngành đề xuất kế hoạch kiểm tra thực hiện kiến nghị (trọng tâm kiểm tra tại những đơn vị có sai phạm lớn, hoặc sai phạm mang tính trọng yếu) gửi Vụ Tổng hợp thẩm định và đề xuất lãnh đạo KTNN phụ trách phê duyệt. KTNN khu vực và KTNN chuyên ngành chủ động bố trí thời gian, nhân sự tham gia kiểm tra việc thực hiện kiến nghị với quy mô đơn vị đã được phê duyệt và gửi báo cáo tổng hợp kiểm tra thực hiện kiến nghị để Vụ Tổng hợp theo dõi và lập báo cáo trong toàn ngành.
Quá trình kiểm tra thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán trong kiểm toán NSNN còn một số vấn đề sau:
Một là, Việc lập kế hoạch kiểm tra thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán NSNN của một số đơn vị còn chậm; việc theo dõi tình hình thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán của các đơn vị không mang tính thường xuyên, liên tục, chưa thiết lập được cơ chế đôn đốc đối với từng đối tượng kiểm toán [29, tr.7]. KTNN chưa yêu cầu các đơn vị cung cấp bằng chứng về việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán; chưa tổng hợp các kiến nghị kiểm toán NSNN từng năm thành một hệ thống dữ liệu để theo dõi, kiểm soát việc thực hiện kiến nghị theo các tiêu thức: đã thực hiện, chưa thực hiện, nguyên nhân. Do vậy, có những kiến nghị của nhiều
năm vẫn chưa được kiểm tra, xác định rõ kết quả thực hiện;
Hai là, Việc tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán NSNN của KTNN để báo cáo Quốc hội, Chính phủ chưa được chú trọng và chưa được theo dõi sát sao. Mặc dù lãnh đạo KTNN đã phê duyệt kế hoạch kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ngay từ đầu năm nhưng nhiều KTNN chuyên ngành và khu vực chậm triển khai công tác này dẫn đến việc chưa tổ chức theo dõi, đôn đốc thường xuyên việc thực hiện kiến nghị kiểm toán. Mặc dù tất cả các biên bản, báo cáo kiểm toán đều xác định rõ thời hạn đơn vị được kiểm toán phải báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán về KTNN, nhưng nhiều đơn vị được kiểm toán không thực hiện công việc này;
Ba là, Về thực chất, KTNN chưa thực hiện công khai kết quả thực hiện kết luận và kiến nghị của KTNN. Sau khi KTNN thực hiện kiểm tra và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kết luận và kiến nghị của KTNN, báo cáo này hầu như chỉ được sử dụng trong nội bộ KTNN. Các KTNN chuyên ngành, khu vực và các đoàn kiểm toán NSNN chưa tổ chức trao đổi về kết quả thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán. Các kiến nghị chưa được tổng hợp thành kinh nghiệm để hướng dẫn các KTV;
Bốn là, Nhà nước chưa có các chế tài quy định xử lý cũng như chưa giao cho cơ quan có thẩm quyền nào xử lý đối với các trường hợp không thực hiện kết luận và kiến nghị của KTNN. Luật KTNN đã có quy định về bắt buộc thực hiện kết luận và kiến nghị của KTNN nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể cho vấn đề này, điều này đã ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hoạt động KTNN nói chung và NSNN nói riêng.
2.3.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán Ngân sách nhà nước
Tổ chức bộ máy kiểm toán NSNN nằm trong cơ cấu chung của cơ quan KTNN. KTNN Việt Nam là cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. KTNN không thuộc Chính phủ cũng như không thuộc Quốc hội mà độc lập với cả hai cơ quan này, đây là một điều kiện quan trọng
tạo nên sự độc lập của KTNN và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tổng KTNN do Quốc hội bầu và có nhiệm kỳ là 07 năm, dài hơn so với nhiệm kỳ Quốc hội. Cơ chế bổ nhiệm người đứng đầu KTNN có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của KTNN. Bên cạnh đó, Tổng KTNN có quyền tự quyết định kế hoạch kiểm toán năm, trong đó có lĩnh vực NSNN và báo cáo Quốc hội và Chính phủ trước khi thực hiện. Luật KTNN cũng quy định riêng về bảo đảm hoạt động, nguồn nhân lực cho hoạt động của cơ quan KTNN, đây cũng là một trong những điều kiện cơ bản để bảo đảm sự độc lập khách quan cho hoạt động của cơ quan KTNN nói chung và kiểm toán NSNN nói riêng.
Để thực hiện kiểm toán NSNN các cấp, cơ cấu tổ chức kiểm toán NSNN của KTNN Việt Nam được tổ chức phù hợp với tổ chức phân cấp quản lý NSNN. KTNN Việt Nam được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, các KTNN chuyên ngành, các KTNN các khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Đứng đầu KTNN là Tổng KTNN, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của cơ quan KTNN thực hiện theo nhiệm vụ và kế hoạch thống nhất. Các KTNN khu vực có trụ sở tại một số địa phương có vị trí trung tâm của từng vùng theo địa giới hành chính làm nhiệm vụ kiểm toán NSĐP trên địa bàn được phân công nhưng không lệ thuộc về mặt tổ chức cũng như hoạt động vào các chính quyền địa phương.
Các đơn vị KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực được phân công nhiệm vụ kiểm toán cụ thể, đi sâu vào chuyên môn đặc thù của từng ngành nghề, của các tổ chức xã hội, bảo đảm hiệu quả, chất lượng của hoạt động kiểm toán NSNN. Liên quan đến lĩnh vực NSNN, bộ máy tổ chức của KTNN Việt Nam hiện có gồm:
Một là, Các KTNN chuyên ngành: Luật KTNN quy định các KTNN chuyên ngành là đơn vị trực thuộc KTNN, thực hiện kiểm toán theo chuyên ngành đối với cơ quan, bộ, ngành, tổ chức ở TW. Hiện nay, KTNN có 7 KTNN chuyên ngành, ngoài các nhiệm vụ cụ thể được phân công, các KTNN chuyên ngành đều có nhiệm vụ tham gia với Vụ Tổng hợp về việc trình ý kiến về dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW và quyết toán NSNN. Các KTNN chuyên ngành được phân công
nhiệm vụ như sau:
KTNN chuyên ngành I có chức năng giúp Tổng KTNN thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính đối với các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với một số lĩnh vực khác theo sự phân công của Tổng KTNN (kể cả báo cáo quyết toán NSNN của các cơ quan Đảng và các doanh nghiệp của Đảng có sử dụng NSNN).
KTNN chuyên ngành II, III có chức năng giúp Tổng KTNN thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động trong việc quản lý, sử dụng NSNN của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan TW khác. KTNN Chuyên ngành II kiểm toán các bộ, ngành thuộc khối tổng hợp, kinh tế và nội chính. KTNN chuyên ngành III kiểm toán các đơn vị thuộc khối khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá-xã hội, thể dục, thể thao, thông tin-tuyên truyền; khối tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp có sử dụng NSNN; các hội, liên hiệp hội, tổng hội và các tổ chức khác được NSNN hỗ trợ một phần kinh phí.
Các đơn vị này có chức năng giúp Tổng KTNN kiểm toán, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán NSNN của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (trừ các cơ quan do KTNNN chuyên ngành I đảm nhận) và các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp có quản lý và sử dụng NSNN ở TW; kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong quản lý, sử dụng NSNN và tài sản công của các đối tượng kiểm toán.
Trong lĩnh vực kiểm toán NSNN, KTNN chuyên ngành chủ yếu kiểm toán các báo cáo sau: Kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN của các bộ, ngành TW chủ yếu là kiểm toán nguồn kinh phí thường xuyên, nguồn kinh phí đầu tư XDCB, nguồn kinh phí khác của NSNN trong các lĩnh vực hoạt động quản lý hành chính nhà nước, hoạt động sự nghiệp kinh tế, văn hoá, xã hội của các cơ quan dân chính Đảng và an ninh, quốc phòng. Kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN hàng năm của Chính phủ do Bộ Tài chính lập, được tổng hợp từ báo cáo quyết toán thu - chi do các bộ, ngành thuộc NSTW và NSĐP thực hiện. Báo cáo Quyết toán NSNN trước
khi trình Quốc hội phê duyệt được KTNN kiểm toán xác nhận, đánh giá tính đúng đắn, hợp pháp của số liệu, tài liệu và phân tích đánh giá tính tuân thủ, chấp hành nghị quyết của Quốc hội về quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN theo đúng mục đích, đúng chính sách, chế độ... Kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN gồm: kiểm toán báo cáo quyết toán thu NSNN (được tổng hợp trên cơ sở báo cáo quyết toán thu ngân sách của các tỉnh, thành phố); kiểm toán báo cáo quyết toán chi NSNN (được tổng hợp từ báo cáo quyết toán ngân sách của các bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể, xã hội thuộc Chính phủ và Báo cáo quyết toán chi ngân sách của các tỉnh, (thành phố). Nhiệm vụ này trước đây do KTNN chuyên ngành II đảm nhận, hiện nay nhiệm vụ này được Tổng KTNN giao cho Vụ Tổng hợp chủ trì thực hiện. Vụ Tổng hợp còn được giao nhiệm vụ chuẩn bị ý kiến của KTNN về báo cáo quyết toán NSNN hàng năm để Tổng KTNN trình Quốc hội.
Các nhiệm vụ liên quan đến NSNN như tham gia với Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo quyết toán NSNN; tham gia thực hiện hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính-ngân sách, giám sát việc thực hiện NSNN và chính sách tài chính Tổng KTNN đều giao cho Vụ Tổng hợp thực hiện.
Ngoài việc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách các cấp, kiểm toán NSNN còn liên quan đến kiểm toán việc quản lý, sử dụng nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở và các dự án của Chính phủ chi cho sự nghiệp kinh tế, xã hội. Nhiệm vụ này do KTNN chuyên ngành IV, V thực hiện. KTNN chuyên ngành IV còn có nhiệm vụ chuẩn bị ý kiến của KTNN về các dự án, công trình giao thông thuỷ lợi và hạ tầng kỹ thuật quan trọng quốc gia, KTNN chuyên ngành V còn có nhiệm vụ chuẩn bị ý kiến của KTNN về các dự án, công trình công nghiệp, dân dụng quan trọng quốc gia để Tổng KTNN trình Quốc hội.
Đối với nhiệm vụ kiểm toán các DNNN và các tổ chức tiền tệ, tín dụng; KTNN chuyên ngành VI thực hiện nhiệm vụ kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; KTNN chuyên ngành VII thực hiện nhiệm vụ kiểm toán khối ngân hàng