3.1 đánh giá kháI quát về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp sông đà 11-3
Kế Toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu rất quan trọng trong công tác kế toán ở doanh nghiệp xây lắp. Việc tập hợp đầy đủ chính xác các thông tin, tạo điều kiện cung cấp chính xác thông tin thích hợp cho lãnh đạo của doanh nghiệp để lãnh đạo đưa ra những quyết định quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn, kịp thời, hiệu quả góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xây lắp trên thị trường.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu giá thành vào hoạt động quản lý cần phải tổ chức đúng, đầy đủ giá thành sản phẩm mà Xí nghiệp sản xuất giúp cho doanh nghiệp phản ánh đúng tình hình kết quả tài chính và phản ánh chính xác phần chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra, tránh cho doanh nghiệp khỏi tình trạng hạch toán sai về kết quả kinh doanh. Do vậy công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với việc công tác tăng cường quản lý nói riêng và quả lý kinh tế trong doanh nghiệp nói chung.
Thời gian thực tập vừa qua tại Xí nghiệp, đứng ở góc độ là một sinh viên thực tập và được tìm hiểu các phần hành kế toán và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 11-3, cũng như thông qua kiến thức em đã được học, đã được làm em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 11-3 như sau.
3.1.1 Ưu điểm
Xét một cách toàn diện thì bộ máy Kế Toán của Xí nghiệp đã đảm bảo yêu cầu về cung cấp thông tin cho lãnh đạo một cách kịp thời và chính xác, việc phân công từng phần kế toán cho nhân viên kế toán của phòng đã giúp cho việc tổ chức công tác kế toán có hiệu quả, tránh sự chồng chéo trong công việc, ngoài ra tại Xí nghiệp có đội ngũ kế toán có trình độ cao và nhiệt tình, trung thực với công việc. Mặt khác hệ thống sổ sách báo cáo tương đối đầy đủ và được sắp đặt một cách rất có khoa học. Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được kế toán cập nhật đầy đủ, kịp thời phục vụ tốt nhất cho lãnh đạo cũng như nhà quản lý kinh tế.
Việc phân loại chi phí sản xuất theo 4 khoản mục về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quản lý sản xuất, tạo điều kiện cho việc theo dõi quản lý những chi phí ở các tổ đội. Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của Xí nghiệp là những sản phẩm xây lắp mang những đặc điểm riêng đó là thời gian thi công dài, giá trị lớn, quá trình thi công phức tạp vì trải qua nhiều giai đoạn thi công xây lắp, do vậy mà Xí nghiệp đã xá định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình, Xí nghiệp tập hợp đối tượng như vậy theo em là hợp lý và có tính khoa học, hơn nưa nó phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như đặc điểm tổ chức quản lý của Xí nghiệp, đồng thời đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho công tác chỉ đạo sản xuất, quản lý giá thành và việc phân tíc hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp có hiệu quả.
Công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cũng được tổ chức rất khoa học và hợp lý do vậy mà giúp cho việc tính giá thành kịp thời và chính xác. Vì đối tượng tính giá thành tại Xí nghiệp là những công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, mỗi công trình, hạng mục công trình nhận thầu được coi là một đơn đặt hàng, điều này coi là rất hợp lý đối với công trình, hạng mục công trình đang thi công của Xí nghiệp bởi vì theo phương pháp này việc tính chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không cần đợi đến kỳ hạch toán nên đáp ứng được kịp thời về số liệu cần thiết cho công tác quản lý ( Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng chính là chi phí của các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành ).
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói chung cũng như việc tổ chức công tác kế toán nói riêng tại Xí nghiệp vãn còn một số tồn tại chưa được khắc phục.
3.1.2 Một số tồn tại cần được hoàn thiện trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp Sông Đà 11-3
Có thể bạn quan tâm!
- Đồng Chí Ngô Đình Khương – Trưởng Ban ( Kế Toán Trưởng )
- Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp
- Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Toàn Doanh Nghiệp.
- Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sông đà 11-3 – công ty cổ phần sông đà 11 - 10
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
Về chi phí nhân công trực tiếp
Xí nghiệp không thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân nghỉ phép vào chi phí nhân công trong kỳ, điều này phản ánh không đúng, không chính xác chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm của Xí nghiệp.
* Về chi phí bảo hành công trình
Xí nghiệp không hạch toán chi phí bảo hành công trình vào chi phí sản xuất trong kỳ mà coi đây là một khoản phải thu và hạch toán vào TK131 “ Phải thu của khách hàng” điều này đã không phản ánh đầy đủ chi phí thực tế phát sinh của công trình và không thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành.
Tuy Xí nghiệp đã sử dụng phần mềm kế toán vào công việc nhưng công tác hạch toán vẫn còn nhiều bất cập như, chương trình không đặt định khoản trước các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên, mà kế toán khi vào sổ nhật ký chung phải tự định khoản rồi sau đó chương trình kế toán máy mới tự động chạy vào các sổ cái và sổ chi tiết, các bảng biểu báo cáo.
Về chi phí sửa lớn
Hiện nay, Xí nghiệp không tiến hành lập dự toán về chi phí sửa chữa lớn, mà khi máy móc thiết bị cần sửa chữa lớn thì toàn bộ chi phí sửa chữa đó được hạch toán vào chi phí sử dụng máy thi công và tính vào giá thành công trình đang thi công có sử dụng máy móc thiết bị đó. Như vậy sẽ làm cho việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công trình, hạng mục công trình đó không được chính xác.
3.2 một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sông đà 11-3- công ty cổ phần sông đà 11
3.2.1 Việc hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép
Trên bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của Xí nghiệp không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất để tính vào chi phí nhân công trực tiếp theo kỳ. Trong đó việc giải quyết chế độ cho công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép thường tập trung vào các tháng mùa mưa hoặc các ngày nghỉ lễ, tết. Vì vậy tiền lương nghỉ phép của công nhân cũng tập trung vào những ngày này, do vậy mà gây khó khăn trong việc bố trí kế hoạch sản xuất và làm biến động chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm và sẽ đẩy gía thành của sản phẩm lên. Do đó để đảm bảo chi phí không biến động lớn giữa các kỳ sản xuất, Xí nghiệp nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trược tiếp sản xuất như : Hàng tháng tiến hành lập dự toán và xác định tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân và sau đó ban nghiệp vụ tổng hợp gởi cho ban tài chính kế toán, từ đó
ban tài chính kế toán tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.
Mức trích trước có thể được xác định như sau :
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp = sản xuất
Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch
Tiền lương chính thực tế của công nhân sản
* xuất trực tiếp trong tháng
3.2.2 Việc hạch toán chi phí bảo hành công trình
Theo quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC- hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp, khi trích trước chi phí bảo hành công trình trong kỳ thì kế toán hạch toán vào TK 641- chi phí bán hàng. Hiện nay theo thông tư số 105/2003/TT-BTC hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 khi trích trước chi phí bảo hành công trình kế toán ghi vào TK627- chi phí sản xuất chung.
Tại Xí nghiệp Sông Đà 11-3 chi phí bảo hành công trình do bên A dữ lại chứ không phải Xí nghiệp dữ nên Xí nghiệp coi đây là một khoản phải thu và hạch toán vào TK131- Phải thu của khách hàng. Do vậy mà đã không phản ánh đầy đủ chi phí thực tế phát sinh của công trình, cũng như không thực hiện theo đúng chế độ trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy Xí nghiệp nên hoạch toán khoản chi phí bảo hành công trình như sau:
- khi trích trước chi phí bảo hành công trình ( số dự phòng phải trả về bảo hành công trình ) kế toán hạch toán :
Nợ TK627 – chi phí sản xuất chung Có TK352 – dự phòng phải trả
- khi phát sinh sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp, kế toán ghi Nợ TK621,622,623,627
Có TK111,112,152,214,334…..
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp, kế toán ghi Nợ TK154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK621,622,623,627
- khi sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp hoàn thành kế toán ghi Nợ TK352 - dự phòng phải trả
Có TK154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Hết thời hạn bẩo hành công trình, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, phải hoàn nhập số trích trước về chi phí bảo hành còn lại, kế toán ghi
NợTK 352 – dự phòng phải trả Có TK771 – thu nhập khác
3.2.3 Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn
Chi phí sửa chữa lớn ở Xí nghiệp Sông Đà 11-3 gồm chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và chi phí sửa chữa lớn máy thi công và đây là khoản chi phí cũng tương đối lớn, tuy nhiên thực tế Xí nghiệp không trích trước khoản chi phí sửa chữa lớn mà Xí nghiệp tính trực tiếp vào từng công trình, hạng mục công trình, tính như thế này sẽ phát sinh chi phí sửa chữa lớn trong khi đó TSCĐ và máy thi công được sử dụng cho nhiều công trình. Do vậy để đảm bảo tính chính xác giá thành và thuận lợi cho việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công trình, hạng mục công trình Xí nghiệp nên trích trước chi phí sửa chữa lớn đối với TSCĐ và máy thi công. Tài khoản để kế toán sử dụng TK241(3) – sửa chữa lớn TSCĐ
- Căn cứ vào kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn và chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK623,627,641,642 Có TK335
- Khi chi phí thực tế sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh Nợ TK241(3) – sửa chữa lớn TSCĐ
CóTK111,112….
- Khi công trình hoàn thành NợTK335
Có TK241(3)
- Trong trường hợp trích trước chi phí sửa chữa lớn, cuối niên độ sử lý chênh lệch giữa khoản đã trích trước và chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh theo quy định hiện hành của cơ chế tài chính.
+ Nếu số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được ghi giảm số chi phí.
NợTK335 CóTK623,627,641,642
+ Những chi phí thực tế phát sinh về sửa chữa lớn TSCĐ mà lớn hơn số trích trước thì số chênh lệch sẽ được ghi vào chi phí.
NợTK623,627,642… CóTK335
3.2.4 Về phần mềm kế toán máy UNESCO
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phần mềm kế toán khác nhau và UNESCO là phần mềm kế toán đang được Tổng Công Ty Sông Đà áp dụng cho tất cả các thành viên trực thuộc. Tuy nhiên tính ưu việt của phần mềm kế toán này không được cao, do vậy mà gây khó khăn trong công tác hạch toán những nghiệp vụ kinh tế phát sinh có yếu tố mới như : Các khoản công nợ, chi tiết về thuế, vật tư…
Khi kế toán nhập dữ liệu vào máy vẫn phải nhập định khoản bằng tay, do vậy mà làm cho tốc độ cập nhật có thể xảy ra những sai sót trong quá trình hạch toán. Tuy các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, song cũng rất ít xuất hiện các nghệp vụ mới mà chủ yếu là lặp lại nhiều lần do vậy mà Xí nghiệp cần phối hợp với nhà cung cấp phần mềm kế toán để đưa ra các định khoản mặc định sãn trong chương trình để giảm bớt thao tác của kế toán nhằm tránh những sai sót không cần thiết và đảm bảo tính chính xác cao ,có hiệu quả trong công việc.
Kết luận:
Hạch toán kế toán là một trong những công cụ quan trọng trong công tác quản lý của Công Ty Cổ Phần Sông Đà nói riêng cũng như của các doanh nghiệp nói chung. Để doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hoá về lợi nhuận thì các doanh nghiệp nói chung cũng như Xí nghiệp Sông Đà 11-3 nói riêng cần vận dụng công cụ đó một cách phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý của Xí nghiệp. Bất cứ doanh
nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải quan tâm đến vấn đề là làm thế nào để giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, vì vậy mà kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có một vị trí hết sức quan trọng trong cấc doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp xây lắp.
Trong thời gian thực tập, tìm hiểu tại Xí nghiệp. Với sự giúp đỡ của các Thầy Cô Giáo nhất làThầy Giáo Thái Bá Công, Ban tài chính kế toán tại Xí nghiệp Sông Đà 11-3 đã giúp đỡ em để lựa chọn và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài “ Tổ Chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Xí nghiệp Sông Đà 11-3- Công Ty Cổ Phần Sông Đà 11”
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kế Toán Tài Chính ( chủ biên:GS-TS Ngô Thế Chi, PGS Nguyễn Đình Đỗ – Nhà xuất bản Tài Chính )
2. Hệ thống Kế Toán Doanh Nghiệp- Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán ( NXB Tài Chính )
3. Giáo trình kế toán quản trị ( chủ biên:PGS – TS Vương Đình Huệ, TS Đoàn Xuân Tiên )
4. Hệ thống Kế Toán Doanh Nghiệp xây lắp ( NXB TàI Chính )
5. Chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực số 15- hợp đồng xây dựng
6. Thông tư số 23/2005/TT-BTC Hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực
7. giáo trình Kế toán hạch toán Kế Toán ( PGS – TS Nguyễn Hữu Ba – NXB Tài Chính )
8. Một số tài liệu thực tế tại xí nghiệp Sông Đà 11-3- Công ty Cổ Phần Sông Đà 11
9. Tham khảo một số luận văn khoá trước
Nhận xét của người hướng dẫn khoa học:
Họ Và Tên người Hướng Dẫn Khoa học: Thạc Sỹ Thái Bá Công Sinh Viên Thực hiện: Hoàng Văn Luy
Lớp 33S1
Khoa: Kế Toán Tài Chính
Tên Chuyên Đề: “ Tổ Chức Công Tác Kế Toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại xí nghiệp sông đà 11-3 – công ty cổ phần sông đà 11”
Nhận Xét Chuyên đề :…………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………… Điểm:……………………………………………………………………………… BằngSố…………………………………………………………………………… BằngChữ:…………………………………………………………………………… Người Nhận Xét:
* Lời mở đầu:
Mục lục
Chương 1:
Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản suất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
1.1 Đặc điểm của sản xuất xây lắp - Yêu cầu của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.1.1 Đặc điểm của nghành xây lắp
1.1.2 Yêu cầu của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.