chuyên về tín dụng ngân hàng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đưa ra ý kiến đánh giá về các biến quan sát trong 6 nhân tố: “Tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động mở rộng của ngân hàng đối với CD CCKT ”, “Tiêu chí đánh giá năng lực khách hàng vay vốn ngân hàng đối với CD CCKT”, “Tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước mở rộng của ngân hàng đối với CD CCKT ”, “Tiêu chí đánh giá qui trình vay vốn của ngân hàng đối với CD CCKT”, “Thông tin tín dụng của ngân hàng đối với CD CCKT” và “Tiêu chí đánh giá phương thức cho vay của ngân hàng đối với CD CCKT” tác động tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Danh sách các chuyên gia (Phụ lục 1). Bao gồm 2 bước sau:
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi thô (phụ lục 2) dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trong lý thuyết, các tiêu chí đánh giá và số liệu thu thập được cùng với các nghiên cứu về tác động tín dụng ngân hàng có liên quan.
Bước 2: Chọn lọc và hiệu chỉnh dựa trên đóng góp ý kiến của chuyên gia.
Nhóm thảo luận, phỏng vấn gồm 10 chuyên gia nhằm đánh giá mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi, qua đó ghi nhận ý kiến ban đầu cũng như các mong muốn của họ đối với tác động tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bảng câu hỏi được thiết kế gồm hai phần chính: Phần 1 thông tin cá nhân của người được phỏng vấn; Phần 2: Đo lường 6 nhân tố tác động đến Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với CD CCKT TP. HCM theo các câu hỏi khảo sát [2], [9].
3.4.2.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính và điều chỉnh thang đo
Sau khi tham khảo các ý kiến của chuyên gia, bảng câu hỏi khảo sát nhân tố tác động đến mở rộng TDNH với CD CCKT TP. HCM được điều chỉnh và mã hóa như sau:
Mỗi nhóm nhân tố là thành phần đo lường sự tác động đến mở rộng TDNH với CD CCKT TP. HCM, được thể hiện bằng các biến độc lập. Biến phụ thuộc.
Bảng 3.17: Thang đo các nhân tố tác động đến TDNH với CD CCKT TP. HCM
Câu hỏi của các biến quan sát | Ký hiệu | |
1. Tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động của TCTD | NLTD | |
1 | Quản trị điều hành | NLTD1 |
2 | Vốn | NLTD2 |
3 | Sản phẩm TD | NLTD3 |
4 | Trình độ công nghệ | NLTD4 |
2. Tiêu chí đánh giá năng lực khách hàng vay vốn | NLKH | |
5 | Vốn tự có | NLKH1 |
6 | Trình quản trị điều hành | NLKH2 |
7 | Qui mô san xuất kinh doanh | NLKH3 |
8 | Tài sản đảm bảo. | NLKH4 |
3. Tiêu chí đánh giá chính sách Nhà nước | CSNH | |
9 | Chính sách chuyển DCCCKT | CSNN1 |
10 | Chính sách tín dụng ưu đãi | CSNN2 |
11 | Chính sách tín dụng ưu đãi | CSNN3 |
12 | Chính sách ưu đãi của nhà nước | CSNN4 |
4. Tiêu chí đánh giá qui trình vay vốn tín dụng | QTCV | |
14 | Hồ sơ thủ tục | QTCV1 |
15 | Kỳ hạn vay vốn | QTCV2 |
16 | Thời gian duyệt khoản vay | QTCV3 |
16 | Thời gian giao dịch | QTCV4 |
5. Tiêu chí đánh giá thông tin tín dụng | TTTD | |
17 | Kênh thông tin chức thức chưa hiệu quả | TTTD1 |
18 | Sử dụng vốn TD sai mục đích | TTTD2 |
19 | Thông tin không trung thực | TTTD3 |
20 | Chưa hiểu đầy đủ SPTD | TTTD4 |
6. Tiêu chí đánh giá phương thức cho vay | PTCV | |
21 | Cho vay trực tiếp | PTCV1 |
22 | Cho vay qua tổ nhóm | PTCV2 |
23 | Cho vay bảo lãnh | PHTC3 |
7. Mở rộng tín dụng với chuyển dịch CCKT (Biến phụ thuộc) TDCCKT | ||
24 | Hệ thống TCTD đủ điều kiện để cung ứng vốn cho chuyển dịch CCKT | TDCCKT1 |
25 | Hoạt động của các TCTD đang phát triển an toàn, mạnh mẽ | TDCCKT2 |
26 | Các hoạt động của TCTD tập trung đảm bảo vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế | TDCCKT3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
- Màng Lưới Tổ Chức Và Quy Mô Hoạt Động Của Các Tổ Chức Tín Dụng Trên Địa Bàn Mạng Lưới Hoạt Động:
- Huy Động Và Cung Vốn Của Các Tctd Trên Địa Bàn Tp. Hcm
- Tổng Hợp Độ Tin Cậy Cronbach Alpha Của Các Thang Đo Tín Dụng Ngân Hàng Với Cd Cckt
- Điều Chỉnh Mô Hình Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Mở Rộng Tín Dụng Ngân Hàng Với Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
Tin tưởng hoạt động của TCTD sẽ phát triển tốt hơn trong tương lai | TDCCKT4 |
Nguồn: tác giả tổng hợp
Qua bảng trên cho thấy, thang đo các nhân tố tác động đến mở rộng TDNH với CD CCKT TP. HCM, gồm 6 nhóm yếu tố độc lập, với 23 biến quan sát.
3.4.2.3. Thang đo mức độ tác động đến TDNH
Khi thảo luận nhóm với các chuyên gia, thang đo mức độ tín dụng ngân hàng với chuyển dịch CCKT cũng có sự cải biến cho phù hợp với tình hình thực tế của thành phố Hồ Chí Minh.
Thang đo mức độ tác động tín dụng ngân hàng với chuyển dịch CCKT và biến phụ thuộc với 4 biến quan sát và được mã hóa như bảng sau:
Bảng 3.18: Thang đo mức độ tín dụng ngân hàng với chuyển dịch CCKT mã hóa
Câu hỏi của các biến quan sát | Ký hiệu | |
Mở rộng tín dụng với chuyển dịch CCKT (Biến phụ thuộc) TDCCKT | ||
1 | Hệ thống mở rộng TCTD đủ điều kiện để cung ứng vốn cho chuyển dịch CCKT | TDCCKT1 |
2 | Hoạt động của các TCTD đang phát triển an toàn, mạnh mẽ | TDCCKT2 |
3 | Các hoạt động của TCTD tập trung đảm bảo vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế | TDCCKT3 |
4 | Tin tưởng hoạt động của TCTD sẽ phát triển tốt hơn trong tương lai | TDCCKT4 |
Nguồn: tác giả tổng hợp
3.4.3. Nghiên cứu định lượng
3.4.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Theo Cooper và Schindler (1998), lý do quan trọng khiến người ta sử dụng phương pháp là tính tiết kiệm về chi phí và thời gian. Về mặt này thì phương pháp chọn mẫu phi xác suất vượt trội so với chọn mẫu xác suất. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Cành (2007) cho rằng chọn mẫu phi xác suất là dễ phác thảo và thực hiện nhưng nó có thể cho kết quả sai lệch bất chấp sự phán đoán của người nghiên cứu, do ngẫu nhiên nên có thể chúng không đại diện cho tổng thể [9].
Từ các ưu nhược điểm của phương pháp chọn mẫu phi xác suất này, để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cũng như tính hiệu quả về mặt chi phí, thời gian, ... Luận án đã
tiến hành lựa chọn hình thức chọn mẫu phi xác suất thuận lợi là các chuyên gia và khách hàng đang làm việc, giao dịch tại TCTD TP. HCM để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu và phù hợp với điều kiện của tác giả.
Qui mô mẫu:
Kích thước mẫu thường tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng trong nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau.
Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, số tham số và phân phối chuẩn của câu trả lời. Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn, một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng như trên đã nêu là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được, việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi và nhiều quan điểm khác nhau. Maccallum và đồng tác giả (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về con số tuyệt đối mẫu tối thiểu cần thiết cho phân tích yếu tố {1}. Trong đó, Gorsuch (1983) và Khlin (1979) đề nghị con số đó là 100 còn (Guilford năm 1954) cho rằng con số đó là 200 {3}. Comrey và Lee (1992) thì không đưa ra một con số cố định mà đưa ra các con số khác nhau với các nhận định tương ứng: 100 là tệ {2}, 200 là khá, 300 là tốt, 500 là rất tốt, 1000 hoặc hơn là tuyệt vời {4}. Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về cỡ mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa cỡ mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng đối với phân tích các yếu tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa vào trong phân tích yếu tố và nên từ là 4 hay 5 lần số biến quan sát.
Tổng hợp các quan điểm nêu trên, để đơn giản cho việc phân bổ mẫu và đảm bảo các điều kiện về kích thước mẫu tối thiểu, cũng như các vấn đề về thời gian, chi phí thì cỡ mẫu của Luận án là 360 người được hỏi.
Mẫu trong nghiên cứu chính thức được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, Bảng câu hỏi được gửi tới những người đang làm việc quản lý các ngân hàng, và giao dịch với đối tác quản lý của TCTD trong lĩnh vực hoạt động TDNH với CD CCKT và với các đối tượng quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang cần nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng đang giao dịch tại ngân hàng.
3.4.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Thiết kế Bảng câu hỏi nhằm:
- Tìm hiểu mong đợi của mở rộng TCTD đối với CD CCKT TP. HCM;
- Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến mở rộng TDNH với CD CCKT;
- Kiểm định các yếu tố tác động đến mở rộng TDNH với CD CCKT;
Bảng câu hỏi được xem như công cụ dùng để thu thập dữ liệu; bao gồm một tập hợp 23 câu hỏi về thang đo đo lường các nhân tố tác động đến mở rộng TDNH với CD CCKT TP. HCM và 4 thang đo xác định mức độ mở rộng TDNH với CD CCKT TP. HCM.
Các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo logic nhất định.
- Phần mở đầu: Có tác dụng gây thiện cảm để tạo nên sự hợp tác của người trả lời lúc bắt đầu buổi phỏng vấn.
- Câu hỏi định tính: Có tác dụng xác định rõ đối tượng được phỏng vấn;
- Câu hỏi khởi động: Có tác dụng gợi nhớ để tập trung vào chủ đề mà Bảng câu hỏi đang hướng tới;
- Câu hỏi đặc thù: Có tác dụng làm rõ nội dung cần nghiên cứu;
- Câu hỏi phụ: Có tác dụng thu thập thêm thông tin về đặc điểm mẫu nghiên cứu (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,…)
- Thiết kế việc trình bày Bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi được thiết kế trình bày với cấu trúc như trên và được gửi đi thuận tiện cho việc hỏi, lưu trữ và thống kê.
- Điều tra thử để trắc nghiệm Bảng câu hỏi: Sau khi thiết kế Bảng hỏi được gửi trước cho một số đối tượng điều tra, để điều tra thăm dò trước và xin ý kiến họ một lần nữa và cũng để hiệu chỉnh Bảng hỏi lần cuối cùng trước khi triển khai toàn bộ.
Bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức định lượng được hình thành (Phụ lục 2.)
3.4.3.3. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu
Việc thu thập dữ liệu sơ cấp được tiến hành bằng cách tiếp cận chuyên gia đang làm việc và khách hàng quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang giao dịch với TCTD và thực hiện phỏng vấn họ về các vấn đề liên quan đến các yếu tố tác động đến mở rộng TDNH với CD CCKT TP. HCM và thông qua Bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước. Tiếp theo là các dữ liệu được lấy trực tiếp từ các báo cáo, thống kê tại TCTD, NHNN TP. HCM và các kênh thông tin khác.
Các Bảng câu hỏi khảo sát sau khi thu thập sẽ được xem xét tính hợp lệ.
Những phiếu trả lời hợp lệ sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu trên phần mềm SPSS 20.0. Thông qua phần mềm SPSS 20.0, việc phân tích dữ liệu được thực hiện thông qua thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo.
3.4.3.4. Phân tích mô tả
Lập bảng thống kê tần số, để thống kê các đặc điểm của mẫu thu thập theo giới tính, tuổi, thâm niên công tác, thu nhập, học vấn.
Sau khi thu thập, các bảng câu hỏi phỏng vấn được xem xét và loại đi những bảng không đạt yêu cầu. Tiếp theo, nghiên cứu sẽ mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu. Sau đó, nghiên cứu sử dụng nhiều công cụ phân tích dữ liệu như thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha), tương quan Pearson, phân tích hồi quy hồi quy tuyến tính bội, biểu đồ phân tán phần dư, biểu đồ Q- Q plot,… với phần mềm SPSS 19.0 để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
3.4.3.5. Đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha của thang đo
Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các tham số ước lượng trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình.
- Đánh giá thang đo: kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA).
- Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Với phương pháp này, người phân tích
có thể loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Các biến có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Burnstein 1994).
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008): “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo đo lường là tốt, từ gần 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu”. Trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là sử dụng được [12], [9].
- Phân tích yếu tố khám phá (EFA) là kỹ thuật được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu sau khi đã đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phương pháp này phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập biến cho vấn đề nghiên cứu cũng như được sử dụng để tìm kiếm mối liên hệ giữa các biến với nhau.
Khi phân tích yếu tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:
+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5 với mức ý nghĩa Barlett ≤ 0.05. KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5 ≤ KMO ≤1 thì phân tích yếu tố là thích hợp. Kaiser (1974) đề nghị KMO ≥ 0.90 là rất tốt;
KMO ≥ 0.80: tốt; KMO ≥ 0.70: được; KMO ≥ 0.60: tạm được; KMO≥ 0.50: xấu; KMO < 0.50: không thể chấp nhận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
+ Hệ số tải yếu tố (factor loading) ≥ 0.5. Theo Hair & cộng sự (2006), hệ số tải yếu tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA.
Factor loading > 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu; > 0.4 được xem là quan trọng; ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & cộng sự (2006) cũng khuyên rằng: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng
100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading phải > 0.75.
+ Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và hệ số eigenvalue
> 1 (Gerbing & Anderson 1988).
+ Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các yếu tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các yếu tố (Jabnoun & Al_Tamimi, 2003).
Khi phân tích EFA, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép quay Varimax để tìm ra các yếu tố đại diện cho các biến và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1. Varimax cho phép xoay nguyên góc các yếu tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một yếu tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các yếu tố.
3.4.3.7. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
- Phân tích hồi quy: dùng để tìm được mối tương quan giữa các biến độc lập (các yếu tố tác động) và biến phụ thuộc (các nhân tố tác động đến TDNH với CD CCKT TP. HCM).
Phân tích hồi quy để xem xét mô hình nghiên cứu. Với mô hình được đề cập trong chương 2, phương pháp phân tích hồi đa biến để được thực hiện và xem xét mức độ tác động của các yếu tố đến TDNH với CD CCKT TP. HCM.
- Phân tích T-test và phương sai ANOVA: để kiểm định các yếu tố có sự tác động khác nhau hay không về ảnh hưởng đến TDNH với CD CCKT TP. HCM13D], [6D].
3.4.4. Kết quả khảo sát
3.4.4.1. Thống kê mô tả
Mẫu nghiên cứu là cán bộ đang giảng dạy, cán bộ lãnh đạo ngân hàng, những cán bộ nghiên cứu và công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và những khách hàng quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang giao dịch với các Tổ chức Tín dụng trên địa bàn thành phố HCM. Có 400 bảng câu hỏi gửi đến đối tượng khảo sát theo mẫu nghiên cứu. Kết quả nhận được 378 phiếu trả lời; sau đó thực hiện kiểm tra các phiếu trả lời, xác định các phiếu trả lời hợp lệ như sau: