không thiết lập bất kỳ khe nào cho hoạt động bình thường của nó. Nếu như ONU không nhận được khe thời gian trong khoảng thời gian nào đó, nó sẽ kết luận rằng sự xung đột đã xảy ra và nó sẽ thử khởi tạo lại sau khi bỏ qua một số bản tin khởi tạo Gate ngẫu nhiên. Số bản tin bỏ được chọn ngẫu nhiên từ một khoảng thời gian gấp đôi sau mỗi lần xung đột.
Dưới đây chúng ta mô tả hoạt động bình thường của MPCP:
1. Từ lớp cao hơn (MAC control client), MPCP trong OLT đưa ra yêu cầu để truyền bản tin Gate đến một ONU cụ thể với các thông tin như sau: thời điểm ONU bắt đầu truyền dẫn và thời gian của quá trình truyền dẫn (hình 2.7).
Hình 2.7: Giao thức MPCP-hoạt động của bản tin Gate
Có thể bạn quan tâm!
- Tìm hiểu mạng truy nhập quang thụ động Ethernet - EPON - 1
- Tìm hiểu mạng truy nhập quang thụ động Ethernet - EPON - 2
- Giao Thức Điều Khiển Đa Điểm Mpcp (Multi Point Control Protocol)
- Khả Năng Kết Hợp Với Các Công Cụ Phần Mềm Khác
- Tìm hiểu mạng truy nhập quang thụ động Ethernet - EPON - 6
- Tìm hiểu mạng truy nhập quang thụ động Ethernet - EPON - 7
Xem toàn bộ 60 trang tài liệu này.
2. Trong lớp MPCP (của cả OLT và ONU) duy trì một đồng hồ. Trong khi truyền bản tin Gate từ lớp cao hơn đến lớp MAC, MPCP sẽ gán vào bản tin này nhãn thời gian được lấy theo đồng hồ của nó.
3. Trong khi tiếp nhận bản tin Gate có địa chỉ MAC phù hợp (địa chỉ của các bản tin Gate đều là duy nhất), ONU sẽ ghi lên các thanh ghi trong nó thời gian bắt đầu truyền và khoảng thời gian truyền. ONU sẽ cập nhật đồng hồ của nó theo thời gian lưu trên nhãn của bản tin Gate nhận được. Nếu sự sai biệt đã vượt quá ngưỡng đã được định trước thì ONU sẽ cho rằng, nó đã mất sự đồng bộ và sẽ tự chuyển vào mode chưa khởi tạo. Ở mode này, ONU không được phép truyền. Nó sẽ chờ đến bản tin Gate khởi tạo tiếp theo để khởi tạo lại.
4. Nếu thời gian của bản tin Gate được nhận gần giống với thời gian được lưu trên nhãn của bản tin Gate, ONU sẽ cập nhật đồng hồ của nó theo nhãn thời gian. Khi đồng hồ trong ONU chỉ đến thời điểm bắt đầu của khe thời gian truyền dẫn, ONU sẽ bắt đầu phiên truyền dẫn. Quá trình truyền dẫn này có thể chứa nhiều khung Ethernet. ONU sẽ đảm bảo rằng không có khung nào bị truyền gián đoạn. Nếu phần còn lại của khe thời gian không đủ cho khung tiếp theo thì khung này sẽ được để lại cho khe thời gian truyền dẫn tiếp theo và để trống một phần không sử dụng trong khe thời gian hiện tại.
Bản tin Report sẽ được ONU gởi đi trong cửa sổ truyền dẫn gán cho nó cùng với các khung dữ liệu. Các bản tin Report có thể được gởi một cách tự động hay theo yêu cầu của OLT. Các bản tin Report được tạo ra ở lớp trên lớp điều khiển MAC (MAC Control Client) và được gán nhãn thời gian tại lớp điều khiển MAC (hình 2.8). Thông thường Report sẽ chứa độ dài yêu cầu cho khe thời gian tiếp theo dựa trên độ dài hàng đợi của ONU. Khi yêu cầu một khe thời gian, ONU cũng có tính đến cả các phần mào đầu bản tin, đó là các khung mào đầu 64 bit và khung mào đầu IFG 96 bit được ghép vào trong khung dữ liệu.
Hình 2.8: Giao thức MPCP-hoạt động của bản tin Report
Khi bản tin Report đã được gán nhãn thời gian đến OLT, nó sẽ đi qua lớp MAC (lớp chịu trách nhiệm phân bổ băng tần). Ngoài ra, OLT cũng sẽ tính lại chu trình đi và về với mỗi nguồn ONU. Sẽ có một số chênh lệch nhỏ của RTT mới và RTT được tính từ trước bắt nguồn từ sự thay đổi trong chiết suất của sợi quang do nhiệt độ thay đổi.
Nếu sự chênh lệch này là lớn thì OLT sẽ được cảnh báo ONU đã mất đồng bộ và OLT sẽ không cấp phiên truyền dẫn cho ONU cho đến khi nó được khởi tạo lại.
Hiện nay giao thức MPCP vẫn đang tiếp tục được xây dựng và phát triển bởi nhóm 802.3ah của IEEE. Đây là nhóm có nhiệm vụ phát triển và đưa ra các giải pháp Ethernet cho các thuê bao của mạng truy nhập.
2.2.4 EPON với kiến trúc 802
Kiến trúc IEEE 802 định nghĩa hai phương thức: Share Medium và song công. Trong phương thức chia sẽ trung gian (Share Medium), tất cả các trạm được kết nối đến miền truy nhập đơn, ở đó phần lớn một trạm có thể phát tại một lúc và tất cả các trạm có thể nhận bất cứ lúc nào. Trong phương thức song công, đó là sự kết nối PtP kết nối hai trạm và cả hai trạm có thể phát và nhận đồng thời. Dựa vào định nghĩa đó, các cầu không bao giờ chuyển tiếp khung quay trở lại cổng vào của nó. Nói khác, nó cho rằng tất cả các trạm được kết nối đến cùng một cổng của cầu và có thể truyền thông với nhau mà không cần thông qua cầu. Phương thức này đã tạo ra khả năng các người dùng được kết nối đến các ONU khác nhau trong cùng mạng PON và có thể truyền thông với nhau mà dữ liệu không cần xử lý ở lớp 3 hoặc lớp cao hơn.
Để giải quyết vấn đề này và đảm bảo thích hợp với các mạng Ethernet khác, các thiết bị gắn liền với EPON sẽ có ở lớp con thêm vào, dựa trên cấu hình của nó sẽ chọn Share Medium hoặc Point to Point Medium. Lớp con này được xem như là lớp con Share Medium Emulation. Lớp con này phải ở dưới lớp MAC để đảm bảo hoạt động của Ethernet MAC hiện tại được định nghĩa trong chuẩn P802.3 của IEEE. Hoạt động của lớp Emulation dựa vào tagging của Ethernet với tag duy nhất cho mỗi ONU (hình 2.9). Những tag này được gọi là LinkID và được đặt vào trong mào đầu trước mỗi khung.
Hình 2.9: Trường LinkID được nhúng trong mào đầu
Để bảo đảm sự duy nhất cho LinkID, OLT sẽ ấn định một hoặc nhiều tag cho mỗi ONU trong suốt quá trình đăng ký lúc đầu.
2.2.4.1 Point to Point Emulation (PtPE)
Trong mô hình này, OLT phải có N cổng MAC, một cổng cho một ONU (hình 2.10). Khi một khung được gửi xuống (từ OLT đến ONU), lớp con PtPE trong OLT sẽ chèn LinkID kết hợp với cổng MAC cụ thể vào khung dữ liệu. Các khung sẽ được chia sẽ cho từng ONU nhưng chỉ một lớp MAC của nó. Ở lớp MAC của các ONU còn lại sẽ không nhận được khung này. Trong khả năng này, nó sẽ xuất hiện nếu chỉ khi khung được gửi theo kết nối PtP chỉ cho một ONU.
Hình 2.10: Hướng xuống trong PtPE
Ở hướng lên, ONU sẽ chèn LinkID được ấn định của nó vào mào đầu của mỗi khung được chuyển. Lớp con PtPE trong OLT sẽ tách khung để nhận biết cổng MAC chính xác dựa vào LinkID duy nhất cho mỗi ONU (hình 2.10).
Hình 2.11: Hướng lên trong PtPE
Cấu hình PtPE thích hợp với cầu khi mỗi ONU được kết nối đến một cổng độc lập của cầu. Cầu được đặt trong OLT sẽ chuyển tiếp lưu lượng vào trong ONU giữa các cổng của nó.
Hình 2.12: Cầu giữa các ONU trong PtPE
2.2.4.2 Share Medium Emulation
Trong SME, bất kỳ một Node nào (OLT hay ONU) sẽ chuyển khung dữ liệu và sẽ được nhận ở tất cả các Node (OLT và ONU). Trong hướng xuống, OLT sẽ chèn một LinkID quảng bá mà mọi ONU đều chấp nhận (hình 2.13). Để đảm bảo hoạt động Share Medium cho hướng lên, lớp con SME trong OLT phải nhản ánh tất cả các khung trở lại hướng xuống để tất cả các ONU nhận chính khung dữ liệu của nó thì lớp con SME ở ONU chỉ thừa nhận khung nếu LinkID của khung đó khác với LinkID của nó.
Hình 2.13: Hướng truyền xuống trong SME
Hình 2.14: Hướng truyền lên trong SME
SME chỉ yêu cầu một cổng MAC trong OLT. Chức năng vật lý của lớp này (lớp con SME) là cung cấp truyền thông ONU đến ONU, không cần cầu liên kết.
2.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG
Nội dung trên đã trình bày cho ta biết tổng quan về mạng truy nhập quang thụ động PON và mang truy nhập quang thụ động EPON. Và cũng cho ta thấy cấu trúc cơ bản của nó.
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ MẠNG TRUY NHẬP EPON DỰA TRÊN PHẦN MỀM OPTISYSTEM
3.1 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM OPTISYSTEM
3.1.1 Giới thiệu chung
Cùng với sự bùng nổ về nhu cầu thông tin, các hệ thống thông tin quang ngày càng trở nên phức tạp. Để phân tích, thiết kế các hệ thống này bắt buộc phải sử dụng các công cụ mô phỏng như OptiSystem. OptiSystem là phần mềm mô phỏng hệ thống thông tin quang. Phần mềm này có khả năng thiết kế, đo kiểm tra và thực hiện tối ưu hóa rất nhiều loại tuyến thông tin quang, dựa trên khả năng mô hình hóa các hệ thống thông tin quang trong thực tế. Bên cạnh đó, phần mềm này cũng có thể dễ dàng mở rộng do người sử dụng có thể đưa thêm các phần tử tự định nghĩa vào. Phần mềm có giao diện thân thiện, khả năng hiển thị trực quan.
Hình 3.1: Giao diện người sử dụng của OptiSystem
3.1.2 Các ứng dụng của phần mềm OptiSystem
Phần mềm OptiSystem cho phép thiết kế tự động hầu hết các loại tuyến thông tin quang ở lớp vật lý, từ hệ thống đường trục cho đến các mạng LAN, MAN quang.
Các ứng dụng cụ thể bao gồm:
• Thiết kế hệ thống thông tin quang từ mức phần tử đến mức hệ thống ở lớp vật lý
• Thiết kế mạng TDM/WDM và CATV
• Thiết kế mạng FTTx dựa trên mạng quang thụ động (PON)
• Thiết kế hệ thống ROF (Radio Over Fiber)
• Thiết kế bộ thu, bộ phát, bộ khuếch đại quang
• Thiết kế sơ đồ tán sắc
• Đánh giá BER và penalty của hệ thông với các mô hình bộ thu khác nhau
• Tính toán BER và quỹ công suất tuyến của các hệ thống có sử dụng khuếch đại quang
3.1.3 Các đặc điểm chính của phần mềm OptiSystem
3.1.3.1 Thư viện các phần tử
Optisystem có một thư viện các phần tử phong phú với hàng trăm phần tử được mô hình hóa để có đáp ứng giống như các thiết bị trong thực tế. Cụ thể bao gồm:
• Thư viện nguồn quang
• Thư viện các bộ thu quang
• Thư viện sợi quang.
• Thư viện các bộ khuếch đại (quang, điện).
• Thư viện các bộ MUX, DEMUX.
• Thư viên các bộ lọc (quang, điện).
• Thư viện các phần tử FSO.
• Thư viện các phần tử truy nhập.
• Thư viện các phần tử thụ động (quang, điện).
• Thư viện các phần tử xử lý tín hiệu (quang, điện).
• Thư viện các phần tử mạng quang.
• Thư viện các thiết bị đo quang, đo điện.
Ngoài các phần tử đã được định nghĩa sẵn, OptiSystem còn có:
• Các phần tử Measured components. Với các phần tử này, Optisystem cho phép