Mối Bận Tâm Về “Viết” Và Những Chuyển Động Trong Lòng Nhân Học


giờ đây, là tìm ra “những diễn giải mới về phong tục (customs) và đức tín (beliefs)” [10,46]; và muốn vậy, anh ta cần tìm về cội rễ là huyền thoại và nghi lễ, giải mã văn chương từ nghĩ suy và hành vi của cộng đồng nguyên thủy. Có thể thấy, tới đây, giới học giả đã nhìn thấy tính hợp lí và tất yếu của việc áp dụng nhân học vào văn chương. Nhưng căn nền cho việc áp dụng ấy vẫn chưa đi xa hơn nhiều mối bận tâm về vấn đề huyền thoại. Điều này dễ lí giải khi tiểu luận này ra đời trong bối cảnh phê bình huyền thoại đang ở thời kì hưng thịnh vào nửa đầu thế kỉ XX.

Khía cạnh thứ hai được đặt ra trong tiểu luận là: Nhân học đã bước vào lãnh địa của diễn giải văn chương theo con đường nào? Câu trả lời là: khi nhà phê bình lần theo những vết tích của huyền thoại và nghi lễ trong tác phẩm, thì đó là lúc anh ta đang thực hiện một trải nghiệm nhân học. Tri thức nhân học được nhìn nhận như nguồn chất liệu tạo nên tác phẩm văn học. Cho dù được nhà văn ý thức hay không, kho tri thức tiên nghiệm của nhân loại được mã hóa trong não trạng của cá nhân nhà văn vẫn ghi dấu trong tác phẩm. Có thể nói, dù chưa bàn tới các vấn đề phương pháp luận của khoa học nhân học, tiểu luận này có ý nghĩa đem ra những gợi dẫn để người đọc đi tìm tri thức nhân học trong tác phẩm văn chương.

Như vậy, tới giữa thế kỉ XX, vấn đề lí thuyết về mối quan hệ nhân học - văn chương đã được đặt ra nghiêm túc trong giới học giả. Xu hướng liên ngành của phê bình văn chương được ý thức như căn nền chính cho sự giao thoa này. Vùng giao thoa nhân học - văn chương vẫn chưa đi ra khỏi quỹ đạo của huyền thoại. Lúc bấy giờ, mối quan hệ này mới chỉ được nhìn nhận ở một chiều: sự ảnh hưởng của nhân học đối với phê bình văn chương; phê bình văn chương theo lối nhân học chủ yếu được hiểu là sự truy tìm những dấu tích nhân học (huyền thoại, nghi lễ) trong tác phẩm. Sự truy vấn theo chiều ngược lại - liệu văn chương đem tới những ngã rẽ nào trong nhân học? - lại là câu chuyện của giới học giả nửa thập kỉ sau.

1.1.2.2. Mối bận tâm về “viết” và những chuyển động trong lòng nhân học

Ở nửa sau thế kỉ XX, nhất là vào những thập niên cuối, bừng nở những thảo luận sôi nổi và phong phú về vấn đề nhân học và văn chương. Không khó để tìm thấy những nhan đề bài viết/ sách đặt sánh đôi hai lĩnh vực này. Có thể kể tới các công trình như Dân tộc chí như là văn bản (George Marcus và Dick Cushman, 1982), Những ánh xạ: Nàng thơ nhân học (J. Iain Prattis, 1985), Nhân học như là phê bình văn hóa: Một khoảnh khắc thể nghiệm trong khoa học nhân văn (George Marcus và Michael Fischer, 1986), Về biểu tượng dân tộc chí (James Clifford, 1986), Nhân học như một thực hành viết (Jonathan Spencer, 1989), Văn hóa/ Bối cảnh - Những khám phá trong nhân học và nghiên cứu văn học (E. Valentine Daniel


và Jeffrey M. Peck biên tập, 1996)… Thêm vào đó, những cách diễn đạt dường như đã trở thành “xu hướng” lúc bấy giờ, như “bước ngoặt nhân học”, “bước ngoặt văn chương”, “sự tái tạo nhân học”, đủ cho thấy sự lan tỏa mạnh mẽ mà hai lĩnh vực thâu nhận từ nhau. Mượn tiêu đề của hai công trình có ý nghĩa lúc bấy giờ, người ta không chỉ bàn về “bước ngoặt nhân học trong nghiên cứu văn chương” (Jurgen Schlaeger biên tập, 1996) mà còn phải đặt vấn đề “bước ngoặt văn chương trong nhân học đương đại” (Bob Scholte, 1986).

Trước hết, xin được bàn về những chuyển động trong lòng nhân học. Văn chương có thể xâm nhập vào nhân học và gây xáo trộn mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XX một phần là bởi ngay từ khoảng trước sau thập niên 70 của thế kỉ này, bản thân nhân học cũng đang tự chuyển mình. Tuyển tập tiểu luận của các tiếng nói hàng đầu về nhân chủng học ở Mĩ, xuất bản năm 1972, do Dell Hymes biên tập, đã cất lên tiếng nói khẩn thiết như đúng tinh thần của nhan đề sách: Tái tạo nhân học [11]! Họ báo động tình trạng lay chuyển tận gốc của những trụ cột cố vị trong nhân học Hoa Kì và đòi hỏi thiết lập ý thức phản tư (reflexive) trong nhân học. Thời kì này được F. Weber gọi là “sự thắng lợi của dân tộc chí phản tư” [12,280]. Theo đó, họ đòi hỏi một nền nhân học hòa quyện chặt chẽ với những lĩnh vực xã hội khác, một nền nhân học tôn trọng tính chủ quan không thể chối cãi của người nghiên cứu, một nền nhân học hướng tới những giá trị tự do. Ý thức phản tư, được khơi gợi từ thập niên 1960, 1970, trở thành một giá trị được chấp nhận rộng rãi trong 2 thập niên sau [13,805], đã mở đường cho cái nhìn cởi mở và linh hoạt hơn về thẩm quyền và tính hợp thức của các lĩnh vực khác xuất hiện trong nhân học, trong đó có văn chương.

Theo quỹ đạo đó, năm 1986, James Clifford cùng với George E. Marcus tập hợp các bài viết của hai ông và những tác giả khác, xuất bản Văn hoá viết: Thi học và chính trị học trong dân tộc chí [14]. Cuốn sách ra đời dựa trên những kết quả của seminar hai năm trước đó giữa các nhà nhân học, sử học và nghiên cứu văn học, trên một mối bận tâm chung: “việc tạo lập các văn bản nhân học” [15,267]. Ngay trong phần đầu bản đề dẫn, Marcus và Clifford đã khẳng định ảnh hưởng của lí thuyết văn học đối với sự đổi mới nhân học lúc bấy giờ. “Những chuyển động gần đây trong lòng lí thuyết văn học đã khuyến khích xu hướng “văn bản” (“textual” trend) trong nhân học, nó gợi mở khả năng các tác phẩm nhân học có thể được hiểu theo những phương cách vượt ra khỏi những giới hạn chuyên ngành” [15,267].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Trong lời giới thiệu sách, Clifford đề cập tới lối đánh đồng nhân học với thực hành khoa học khô cứng: “Viết chỉ còn được quy giản thành các thao tác: ghi chép điền dã chỉnh tề, phác thảo lộ trình chuẩn xác, trình bày kết quả trên giấy” [14,2] và


Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hoá - 3

tuyên bố “Tập tiểu luận này sẽ bẻ vụn cái lề lối ấy” [14,2]. Họ đả phá lối nghĩ cố hữu về thẩm quyền của nhân học. Đối với họ, nhân học văn hóa “là cái nằm bên trong, chứ không phải vượt thoát lên trên, các tiến trình lịch sử và ngôn ngữ” [14,2]. Không phải ngẫu nhiên mà sau khi tập tiểu luận ra đời, Bob Scholte đã viết bài review với nhan đề: Bước ngoặt văn chương trong nhân học đương đại [16]. Tập hợp các bài viết, tuy dựa trên dữ liệu cụ thể khác nhau, nhưng đều khai thác các khảo tả văn hóa từ một khía cạnh: hành động viết. Có thể nói, “bước ngoặt văn chương” trong nhân học ở đây tập trung ở tiêu điểm: các nhà nhân học tự ý thức về hành động “viết” của mình. Viết nhân học, ở một số khía cạnh, cũng giao cắt với con đường viết văn chương. Viết là sáng tạo, chứ không phải là sự sắp chữ các kết luận khoa học đơn thuần. Viết nên văn hóa, viết trong văn hóa, viết bằng văn hóa, chứ không phải là dùng một thứ thẩm quyền bề trên để viết “về” văn hóa.

Có thể thấy, mối bận tâm chính của lí thuyết về mối quan hệ văn chương - nhân học tới nửa sau thế kỉ XX đã dịch chuyển từ quỹ đạo của “huyền thoại” tới hành động “viết”. Xoay quanh tiêu điểm “viết”, các nhà nghiên cứu có điều kiện khai mở thêm nhiều khía cạnh đa diện trong chính hai địa hạt này. Văn hoá viết, gọi theo tên gọi tắt thường dùng của cuốn sách, đã trở thành hiện tượng lúc bấy giờ trong làng nhân học. Những thảo luận về “bước ngoặt văn chương” góp phần khiến nó trở thành một hòn đá tảng trong dòng mạch lí thuyết về nhân học văn hóa, chất vấn những khả năng và giới hạn của nhân học, để các thập niên sau đó, giới nhân học vẫn thường bàn thảo về lịch sử nhân học sau cột mốc Văn hoá viết [17].

Nhìn từ góc độ ảnh hưởng của nhân học đối với văn chương, giới học giả lúc bấy giờ đã thừa nhận “bước ngoặt nhân học” trong nghiên cứu văn chương. Sự xuất hiện của Bước ngoặt nhân học trong nghiên cứu văn chương tại Đức, do Jürgen Schlaeger biên tập, chỉ một thập niên sau Văn hóa viết, là minh chứng cho điều này [18]. Cuốn niên san năm 1996 của tổng tập Nghiên cứu văn học Anh - Mĩ đã bàn thảo các vấn đề lí thuyết cũng như ứng dụng nhân học vào việc đọc từng tác giả, tác phẩm cụ thể (như E. A. Poe, T. Fontane, R. Musil, Hardenberg...). Tuy nhiên, cuốn sách chưa gây được tiếng vang trong giới học giả. Chỉ tới đầu thế kỉ XXI, đối trọng của Văn hoá viết trong giới văn chương mới thực sự xuất hiện.

Bước sang đầu thế kỉ XXI, mối quan hệ nhân học - văn chương vẫn tiếp tục được nhìn nhận trong bối cảnh mới. Đáng chú ý là tiểu luận của Clifford Geertz, có ý nghĩa như một bản đúc kết cho lối viết nhân học mang phẩm tính văn chương mà ông là một đại diện tiêu biểu, và chuyên đề trên tập san Teksty Drugie của giới hàn lâm Ba Lan, được coi như một đối trọng của Văn hóa viết của giới văn chương.


Năm 2002, nhà nhân loại học Clifford Geertz, sau nửa thế kỉ dấn thân để hiểu đất và người Java, Bali, Morocco..., trình bày những chiêm nghiệm của mình trong tiểu luận Một mối kì duyên: Nhân học và văn chương [19]. Nhất quán với sứ mệnh nhà nhân học - kẻ “đọc văn bản từ vai kẻ khác” [19,30], Geertz nhìn lại nỗ lực nhẫn nại và kiên định của mình trong hành trình diễn giải văn hóa, mà ở đó, mối duyên nợ với văn chương, ông khẳng định, đóng vai trò “thiết yếu” [19,30]. Chỉ với niềm yêu và sự thông tuệ với văn hóa, văn chương, Geertz mới nhìn thấy trong những trận chọi gà phấn khích, cuồng nộ ở Bali sự chuyển điệu của những xúc cảm Macbeth. Bất chấp những định kiến cao ngạo về văn minh và man dã, Geertz đã nhìn thấy trong cái trò chơi “sơ khai”, “lạc hậu” ở vùng đất Indonesia “một kiểu hình tượng, một câu chuyện, một kiểu mẫu, một phép ẩn dụ” [1,201], cho những giá trị văn hóa có thể được tìm thấy ở phương Tây văn minh và khắp địa cầu. Sự “bạo gan” ấy, như ông thú nhận, bởi lẽ “sự gắn kết của tôi với nhân học, tự thân nó, đã mang tính văn chương” [19,28], hay nói cách khác, xuất phát tự “mối duyên” giữa văn chương và nhân học. Những đúc kết này, được viết bởi chính Geertz, như một lời đáp chắc nịch và rốt ráo cho những nghi ngờ, định kiến bấy lâu về nhân học: “Nó [Nhân học] rời xa khỏi những nguyên tắc phương pháp khoa học lỗi thời, nhằm hướng đến chủ nghĩa trực giác linh động; tách xa khỏi viễn tượng về một thứ Khoa học về Con người đúng sự thật, có hệ thống, phi góc nhìn, dựa trên dự đoán, lập kế hoạch. Nó thế chỗ những tri nhận vô cớ và những cả quyết thẳng tưng, để đem đến một bản hòa âm của ý tưởng. Giống như văn chương, thực tình” [19,29].

Năm 2012, chuyên đề Nhân học trong nghiên cứu văn chương được công bố trên tạp chí Ba Lan Teksty Drugie. Đóng góp của giới chuyên môn trong lĩnh vực vốn không còn quá mới mẻ này, theo như lời đề dẫn, chính là ở những dịch chuyển trong cách tiếp cận. Thay vì những ý tưởng biệt lập, manh mún như trước đây, cách tiếp cận ưu trội lúc này “ít khác biệt”, và hướng tới một “phạm vi” và “sức lan tỏa” rộng lớn hơn [20,8]. Những ứng dụng mang tính địa phương, ngắn hạn của bộ công cụ nhân học chỉ còn là vấn đề thứ yếu. Điều cốt yếu thuộc về “sự tái định hướng hoàn toàn lại bộ môn này, xét trên khía cạnh những tiền đề lí thuyết chung cho tới những chiến lược cụ thể cũng như những định nghĩa/ tham chiếu của nó” [20,8]. Trên tinh thần đó, phần đầu tiên của chuyên san như một “phép trắc địa” [20,13] đối với khoa học nhân văn đương đại; nó nỗ lực phác thảo phối cảnh giữa các bộ môn chuyên ngành, những cái được - mất của việc phân lập các bộ môn chuyên ngành và triển vọng của xu hướng liên ngành. Phần còn lại dành cho những khảo sát sâu các vấn đề văn chương từ góc nhìn nhân học. Có thể nói, tới lúc này, vấn đề mối quan


hệ giữa nhân học - văn chương đã được thừa nhận rộng rãi; sự can dự lẫn nhau của chúng, vốn từng gây ra những chấn động đáng kể, nay đã đi vào trạng thái ổn định. Mối bận tâm của giới học giả vào đầu thế kỉ XXI hứa hẹn một viễn cảnh tốt lành trong tương lai gần cho những thực hành liên ngành giữa nhân học và văn chương.

Như vậy, nhìn lại hành trình gắn kết giữa nhân học và văn chương, có thể thấy, điểm gặp gỡ đầu tiên chính là mối bận tâm về huyền thoại và cộng đồng nguyên thủy, được kết trái trong sự hưng thịnh của phê bình huyền thoại vào nửa đầu thế kỉ XX. Sang nửa sau thế kỉ XX, cùng với quá trình tự “tái tạo” trong lòng nhân học, vùng giao thoa giữa nhân học và văn chương được truy tìm ở vấn đề lối viết, tính chất biểu tượng và diễn giải của văn hóa. Cho tới nay, giới nhân học cũng như giới nghiên cứu văn chương, tuy không tránh khỏi những chất vấn và hồ nghi ở những vấn đề cụ thể, nhưng đều đồng thuận ở việc khẳng định sự thâm nhập, can dự lẫn nhau, với một mức độ đáng kể, giữa văn chương và nhân học.

1.1.3. Những đặc thù trong việc tiếp cận văn chương từ nhân học văn hóa

Cách đây hơn nửa thế kỉ, trong Chiếc gương và ngọn đèn: Lí thuyết lãng mạn và truyền thống phê bình (1953), M. H. Abrams đã đề xuất cách phân loại lí thuyết văn học theo mô hình bốn “tọa độ” - một trong nhiều nỗ lực nhằm khái quát bức tranh lí luận phê bình vốn đương rất phức tạp. Abrams gọi tên bốn “tọa độ” của phê bình văn học - tác phẩm, nhà văn, độc giả và thế giới - và thiết lập mô hình tam giác, với tác phẩm là nhân tố trung tâm [21,6]. Theo đó, hầu hết các lí thuyết đều tỏ rò thiên hướng tới một tọa độ duy nhất. Nó nỗ lực lí giải tác phẩm nghệ thuật chủ yếu dựa trên mối quan hệ của tác phẩm với thế giới, độc giả, tác giả hoặc chỉ với bản thân nó. Chiếu theo hệ tọa độ này, đọc văn từ nhân học là cách đọc theo hướng thứ nhất. Cách tiếp cận này nỗ lực thông hiểu tác phẩm trong một phối cảnh rộng, vượt ra ngoài địa hạt thuần túy của nó - không chỉ trong mối liên hệ với người cha đẻ tinh thần, không chỉ với đối tượng đọc nó, càng không phải chỉ tự thân nó. Những hướng đọc văn chương thuần túy này, lịch sử đã chứng minh, không tránh khỏi “càng đi sâu càng thấy lạnh”, nhất là với những thể nghiệm cực đoan, muốn khuôn hẹp văn chương như một thực thể tự trị. Nhân học, cùng những trường phái, lí thuyết khác như nữ quyền luận, phê bình hậu thuộc địa, phê bình sinh thái..., nhìn văn chương như một sinh thể trong đời sống rộng rãi và thường chuyển, ở đó, văn chương không phải là kẻ đứng ngoài, nó nhận lãnh trách nhiệm của mình với đời sống! Từ đó, hướng tiếp cận này có ưu thế trong việc gợi mở những cách đọc liên ngành, mở rộng và giao thoa với nhiều lĩnh vực khác trong mối bận tâm chung về con người và thế giới.


Việc định vị hướng nghiên cứu văn học từ nhân học trong toàn cảnh các lí thuyết văn học giúp ta hình dung về những khả năng đặc thù của nó. Trước hết, đọc văn học từ nhân học là một cách đọc liên văn bản; nó mở ra một phối cảnh sâu rộng, toàn diện cho cuộc du hành vào văn chương. Ở đó, tác phẩm văn chương tồn tại như một sinh thể trong dòng mạch văn hóa: nó hút lấy nguồn nhựa sống từ nhân loại thủy nguyên, và trở lại góp phần kiến tạo nên văn hóa đương thời. Chẳng hạn, những sáng tác của Rabelais, dưới diễn giải của Bakhtin, trở thành cánh cửa đi vào kho tàng trào tiếu dân gian khổng lồ của nhân loại phương Tây, mà trong đó, những nghi lễ, hội hè, tập tục... vẫn đang vang động mạnh mẽ và bền bỉ trong văn học Phục hưng và những thời kì kế tiếp. Người yêu văn chương xứ sở Phù Tang, nếu từng đọc Hoa cúc và gươm, một khảo cứu công phu của nhà nhân loại học Ruth Benedict, có thể hiểu thêm về văn và người Nhật Bản, khi soi chiếu vào truyền thống tính cách và tâm hồn Nhật Bản từ truyền thống tới đương đại. Tác phẩm văn chương, được đọc từ nhân học, không chỉ được đặt trong bầu sinh quyển văn hóa bao quanh nó, mà còn được kết nối với những tác phẩm văn chương khác cùng chung mạch sống. Chẳng hạn, theo Georges Bataille trong Văn học và cái ác, tám gương mặt văn chương phương Tây cùng gặp gỡ ở “một khát vọng nguy hiểm nhưng rất quan trọng về mặt con người - khát vọng hướng tới sự tự do phạm tội” [22,14], điều kết nối họ chính là văn học - “hình thức thể hiện rò nét của cái Ác, một cái Ác theo tôi [G. Bataille] nghĩ, có một giá trị tối thượng” [22,18]. Toàn bộ những tạo tác văn hóa của nhân loại, từ góc nhìn nhân học, trở thành một văn bản - cây sự sống khổng lồ mà mạch rễ của nó có sức vươn tỏa vượt thời gian, không gian.

Với quan điểm nghiên cứu toàn diện, nhân học còn tạo điều kiện cho hướng đọc liên ngành với biên độ rộng rãi cho văn chương. Nhân học không chỉ giao thoa với nhiều bộ môn khác nói chung, mà ngay những chuyển biến nội tại trong lịch sử bộ môn này cũng gắn chặt với lịch sử tư tưởng, triết học, các lí thuyết văn học trong thế kỉ XIX, XX. Một hiện tượng văn chương, được đọc từ nhân học, có thể được lựa chọn khai thác từ nhiều góc độ, lí thuyết và phương pháp riêng. Chẳng hạn, thơ William Blake, gần như vùi vào quên lãng dưới thời ông, dưới con mắt của nhà phê bình cổ mẫu Northrop Frye [23], được diễn giải từ thôi thúc của một sức mạnh nguyên thủy - trí tưởng tượng. June Singer đọc Blake từ tiêu điểm vô thức tập thể trong lí thuyết của Jung [24]. Từ mối bận tâm về nền nếp tư duy phương Tây trong khoa học và nghệ thuật, Leonard Shlain [25] coi thơ Blake như một lời tiên tri về vũ trụ toàn cảnh, chống lại cỗ máy cơ học của kỉ nguyên lí trí. Hướng nghĩ này trước đó đã được Donald Ault đề cập ở một phạm vi nhỏ hơn, khi ông xem xét quan niệm


về không - thời gian của Blake trong so sánh với hệ thống vật lí Newton [26]. Nhân học, với tư cách là một lí thuyết đọc văn chương, lại luôn phủ định sự độc tôn lí thuyết: nó là cửa ngò để mở ra nhiều lí thuyết liên ngành phong phú khác.

Những khả năng trên của hướng nghiên cứu văn chương từ nhân học không tách rời với phương pháp tiếp cận cùng những giới hạn riêng của nó. Liên quan đến vấn đề này, có những câu hỏi mà nếu như không được làm sáng rò, thì tình trạng mơ hồ, nước đôi dễ dẫn tới những sai lầm thường thấy khi nghiên cứu văn chương từ nhân học. Một là, khi đọc văn chương từ nhân học, có thể hình dung người nghiên cứu đang sắm một lúc hai vai: nhà nghiên cứu văn chương và nhà nhân học. Liệu có khi nào sự quyện hòa của hai vai này dẫn tới một mức độ cực đoan: sự đánh đồng cả hai hoặc quên lãng một trong số chúng? Dĩ nhiên, thừa nhận rằng, không thể bê nguyên sống sượng phương pháp làm việc của một nhà nhân học sang cho một người nghiên cứu văn chương và ngược lại. Nhưng ở những khảo cứu văn chương từ nhân học xuất sắc, thật khó để phân tách đâu là thao tác nghiên cứu văn chương, đâu là thực hành khoa học nhân học. Ở mức độ ứng dụng cơ bản, nhà nghiên cứu tham khảo, sử dụng vốn hiểu biết nhân học như một nền tảng tri thức để diễn giải tác phẩm văn chương. Nhưng ở mức độ kết nối sâu hơn, ngay khi khám phá tác phẩm văn chương, nhà nghiên cứu cũng đang thực hành một trải nghiệm nhân học. Họ xem tác phẩm văn chương là chìa khóa để bước vào kho tàng tri thức văn hóa nhân loại và nghiêm túc khai phá những ẩn tàng văn hóa trong đó. Chính lúc đó, nhà nghiên cứu cũng đang sản sinh ra tri thức nhân học. Trường hợp Bakhtin là một ví dụ. Mặc dù ông không tự nhận mình là một nhà nhân học, nhưng trong công trình về Rabelais của ông, những khảo cứu kĩ lưỡng và công phu về văn hóa dân gian trung cổ khiến cho nó xứng đáng là một nghiên cứu văn chương từ nhân học. Một người có thể bắt bẻ rằng công việc “bàn giấy” của người nghiên cứu văn chương chưa thể coi là một nghiên cứu nhân học đủ đầy, vì một đòi hỏi gần như bắt buộc của nhân học là nghiên cứu thực địa. Trong trường hợp này, có thể coi đây là những nghiên cứu nhân học gián cách (anthropology at distance), khi các nhà nhân học, vì không có điều kiện tiếp cận xứ sở bản địa, hoặc đã có thể tiếp cận các nguồn thông tin phong phú, nên lựa chọn nghiên cứu thông qua các nguồn dữ liệu gián tiếp mà không trực tiếp điều tra thực địa. Ví dụ, khi viết Hoa cúc và gươm, trong thời gian diễn gia Thế chiến II, Ruth Benedict không thể trực tiếp đi tới Nhật Bản. Hiện tại, nhân học truyền thông (media anthropology) đang tạo những điều kiện thuận lợi chưa từng có cho phương pháp nghiên cứu nhân học gián cách này.

Sự chú trọng tới chỉ một trong hai vai trò nhà nhân học/ nhà nghiên cứu văn chương mà lãng quên đi vai trò còn lại cũng là một nguy cơ được đặt ra trong lí


thuyết lẫn thực tiễn. Ngay từ những thảo luận đầu tiên về nghiên cứu văn chương từ nhân học, M. Block đã cảnh báo về nguy cơ đánh đồng văn chương và nhân học, về sự quy giản văn chương chỉ còn là tư liệu nhân học đơn thuần: “Phương pháp nhân học có thể thuyết phục ta rằng hình ảnh con bò nhảy trên mặt trăng có nguồn gốc từ tín ngưỡng totem, nhưng chúng không thể giúp ta phân biệt giữa thi ca và thực tế” [10,54]. Nhà phê bình văn chương từ góc nhìn nhân học không thể lãng quên sự nhạy cảm với những giá trị thẩm mĩ của văn chương. Ở chiều ngược lại, nếu thiếu một nền tảng lí thuyết nhân học xác tín, một thái độ khảo cứu nghiêm túc, thì khó có thể gọi những thực hành phê bình, nghiên cứu văn chương “có liên quan” tới nhân học là những nghiên cứu văn chương từ nhân học. Thực tế, những nghiên cứu thực sự, đòi hỏi sự thông tuệ và lao lực của người nghiên cứu. Trường hợp Nguyễn Mạnh Tiến, nhà nghiên cứu văn học, dấn thân vào con đường nhân học để chinh phục Những đỉnh núi du ca là một bằng chứng thuyết phục ở Việt Nam cho điều đó.

Câu hỏi thứ hai, nếu cho rằng nhân học và văn học gặp gỡ nhau ở cái nhìn toàn diện về con người, thì liệu chăng mọi ngả đường đều dẫn tới nghiên cứu văn chương từ nhân học? Có phải mọi lí thuyết nhân học đều có thể dùng để nghiên cứu văn chương và mọi hiện tượng văn chương đều có thể là đối tượng nghiên cứu của nhân học? Trong lịch sử lí thuyết nhân học, từng có những bàn cãi về việc nếu coi nhân học là tất cả, thì có nghĩa nó không là cái gì. Bởi vậy, ở đây, cần xác định một khung lí thuyết phù hợp và đối tượng đặc thù của việc đọc văn chương từ nhân học.

Về mặt phương pháp luận, chúng tôi nhận thấy nhân học diễn giải (interpretive anthropology) là khung lí thuyết thích hợp để tiếp cận văn chương. Tuy có điểm khác nhau, nhưng hầu hết giới học giả đều thống nhất coi nhân học diễn giải là một bước ngoặt hệ hình nghiên cứu (paradigm shift) [27,35] của nhân học văn hóa. Như một đối trọng phương pháp luận của nhân học văn hóa duy vật [28,30], vốn “coi văn hóa là phương tiện thích ứng với môi trường xã hội vật chất” [29,68], nhân học diễn giải hướng trọng tâm nhân học vào văn hóa tinh thần của con người. Ý nghĩa phương pháp luận cốt yếu của nhân học diễn giải nằm ở chỗ: nó chuyển dịch tư duy nhân quả sang tư duy diễn giải. Trong công trình kinh điển Diễn giải văn hóa - Tuyển tập tiểu luận (1973), Clifford Geertz viết: “Cùng chia sẻ niềm tin với Max Weber rằng con người là loài vật nằm giữa những mạng lưới ý nghĩa do chính mình dệt nên, tôi cho rằng văn hóa cũng như những mạng lưới ấy, và rằng việc phân tích văn hóa, vì thế, không phải là khoa học thử nghiệm để tìm kiếm quy luật, mà là khoa học diễn giải để kiếm tìm ý nghĩa” [30,5]. Hành động phân tích mạng lưới ý nghĩa trong nhân học, như Geertz phản biện, không phải như “việc làm của một nhân viên mật mã” [30,9], mà “giống

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022