Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long - 2

vốn còn thấp so với cả nước. Việc phát triển du lịch bền vững nơi đây sẽ tạo ra một bộ mặt mới cho toàn cảnh kinh tế Việt Nam, đồng thời góp phần khai thác tiềm năng to lớn của đất nước. Phát triển du lịch bền vững tại đồng bằng sông Cửu Long còn góp phần tạo lợi thế cạnh tranh du lịch cho Việt Nam so với các nước trong khu vực vốn đã tiên phong hay đã tập trung vào vào các lĩnh vực mà Việt Nam khó cạnh tranh ít nhất là trong tương lai gần như mua sắm, du lịch mạo hiểm, du lịch thể


thao…


CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ LUẬN DU LỊCH SINH THÁI




1. SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DU LỊCH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Môi trường tự nhiên là một nguồn lực thu hút du khách đến với những vùng có cảnh quan thiên nhiên đẹp, địa hình ngoạn mục, khí hậu mát mẻ dễ chịu… Trong các phương thức phát triển du lịch, cách tốt nhất là giữ lại những nét độc đáo, kỳ diệu của môi trường tự nhiên bên cạnh sự cung cấp cho du khách những tiện nghi cần thiết.

Ngoài tác động tích cực của du lịch sinh thái đối với xã hội và cộng đồng như nâng cao đời sống người dân, cung cấp điện, nước, y tế, thông tin liên lạc … sự phát triển của du lịch cũng có những tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường (rác thải, khói bụi…) tắc nghẽn giao thông, nảy sinh những tệ nạn xã hội (như trộm cắp, đeo bám người nước ngoài xin ăn, tầng lớp nam nữ thanh niên có những biểu hiện văn hoá lệch lạc, lai căng, bắt chước không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long - 2

Vì vậy nếu chúng ta không định hướng cho du lịch phát triển, thì sẽ dẫn đến “lợi bất cập hại” môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa sẽ bị hủy hoại, đời sống người dân sẽ không được nâng cao mà trái lại có nguy cơ tụt hậu do có thói quen hưởng thụ. Khi đó du khách sẽ bỏ đi vì môi trường du lịch không còn hấp dẫn du khách nữa. Vì vậy vấn đề rất quan trọng đặt ra cho ngành du lịch là “ hoạt động du lịch cần phải được kế hoạch và quản lý chu đáo nhằm khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch trong nước”.

Về phương diện văn hoá, các nền văn hóa luôn thay đổi để phù hợp với thế giới luôn đổi thay. Du lịch là một tác nhân làm tăng quá trình thay đổi này. Sự thay đổi thường xảy ra ở nền văn hóa của cư dân địa phương hơn là của du khách và

những thay đổi thường là tiêu cực. Mặt khác du lịch vừa khuyến khích vừa cản trở các loại hình nghệ thuật cổ truyền, người ta cũng cho rằng du lịch có thể khuyến khích “sự đình trệ văn hóa” (sự phát triển văn hóa của một vùng bị dừng lại vì nhu cầu muốn xem, muốn tìm hiểu nếp sống cũ). Nếu như du lịch làm thay đổi tiêu cực tới văn hóa địa phương, cộng đồng địa phương có thể phản ứng tiêu cực với du khách nói riêng và hoạt động du lịch nói chung.

2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA DU LỊCH SINH THÁI

Cách đây một vài năm có lẽ thuật ngữ “du lịch sinh thái” còn xa lạ với mọi người chứ chưa nói gì đến các nguyên tắc của nó.

Thật vậy đã có những nhà du lịch khám phá cảnh đẹp của thiên nhiên từ rất lâu nhưng những chuyến du lịch của họ không nhiều và cách nhau rất xa, không thường xuyên và riêng lẻ nên nó không mang lại lợi ích kinh tế xã hội đáng kể cho những vùng mà họ đến tham quan, các hoạt động của họ cũng không nhằm bảo tồn các khu thiên nhiên, văn hóa địa phương, hay các loài động vật hoang dã đang bị đe dọa diệt chủng.

Chỉ đến khi trong xã hội gia tăng mối quan tâm của mọi người đến môi trường tự nhiên và ý thức bảo tồn bảo tàng các di sản thiên nhiên trên toàn thế giới, đặc biệt sự xuất hiện của vô số các tài liệu về du lịch thiên nhiên trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền thanh, truyền hình… Đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên được pháp luật và thế giới công nhận. Các cảnh quan, động thực vật cùng với các yếu tố văn hoá hiện hữu trong các khu bảo tồn thiên nhiên trở nên ngày càng hấp dẫn đối với không chỉ người dân ở nước sở tại mà còn hấp dẫn với du khách trên toàn thế giới. Điều đó dẫn đến du lịch khám phá cảnh quan thiên nhiên phát triển ngày càng tăng và rộng khắp trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó những nhà bảo tồn và những nhà tổ chức du lịch đã nhận thấy tính hấp dẫn và thu hút du khách của du lịch và cũng nhận thức được hậu quả của việc ngành du lịch thiên nhiên không được quản lý và quản lý không nghiêm túc có thể gây ra hậu quả xấu cho các di sản thiên nhiên và văn hóa của thế giới cho cộng

đồng. Quá trình tìm đến tiếng nói chung của du lịch thiên nhiên và bảo tồn những di sản thiên nhiên đó dẫn đến việc hình thành loại hình du lịch sinh thái.

Ngày nay, chính phủ các nước đang phát triển cũng như các tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giớiû, các nhà bảo tồn, các nhà điều hành du lịch ngày càng quan tâm đến du lịch sinh thái. Điều đó đã nói lên một phần tiềm năng kinh tế của loại hình này và ý thức bảo tồn của cộng đồng đối với loại hình du lịch này.

Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn du lịch sinh thái hình thành và phát triển trở nên một hiện tượng thu hút sự quan tâm của cộng đồng và tự khẳng định là một trong những loại hình du lịch thu hút du khách trong hiện tại và tương lai.

3. LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

Loại hình du lịch sinh thái tuy mới ra đời vào những năm 1990, bắt nguồn từ Châu Phi nhưng du lịch sinh thái đã nhanh chóng lan qua Châu Mỹ, mở rộng ở Châu Âu và hiện nay đang phát triển mạnh ở Châu Á.

Theo số liệu thống kê của tổ chức du lịch thế giới (WTO) doanh thu từ du lịch sinh thái chiếm từ 2 đến 10 tỉ USD trong tổng số 55 tỉ USD của thị trường du lịch. Các chuyên gia du lịch ước tính thị trường du lịch sinh thái từ nay sẽ tăng từ 12 - 15% trong thập kỷ tới do 4 nhân tố tác động đến xu hướng phát triển du lịch sinh thái sau:

- Tình hình căng thẳng trên thế giới giảm dần dù có các tranh chấp có tính địa phương hay chủng tộc.

- Chi phí du lịch rẻ hơn trước.

- Xuất hiện nhiều thị trường du lịch đa dạng.

- Khách du lịch được cung cấp thông tin chính xác và tốt hơn.

Theo nhận định của các tổ chức du lịch tại Chââu Âu và Châu Mỹ các nước phát triển thuộc vùng nhiệt đới Châu Á là nơi thuận lợi nhất cho việc phát triển du lịch sinh thái. Các nhà khoa học đã đánh giá châu Á là nơi có môi trường sống phong phú nhất hành tinh hiện nay. Ở đây có những hệ sinh thái rừng nhiệt đới độc đáo, ít gây chết người hơn so với các hệ sinh thái rừng ở Châu Phi và Nam Mỹ,

người ta cũng phát hiện ra ở những vùng nhiệt đới Châu Á có những bãi ngầm san hô tuyệt đẹp và đầy bí ẩn. Hơn nữa ở các nước Châu Á tồn tại 1 nền văn minh lâu đời hàng ngàn năm đến nay vẫn còn dấu tích qua các kiến trúc cổ xưa, tôn giáo trang nghiêm, tập quán tôn trọng lễ giáo của dân tộc và trang phục độc đáo đầy màu sắc. Việt Nam nước ta là 1 quốc gia nhỏ bé của Châu Á nhưng lại có một nguồn tài nguyên sinh thái đa dạng, phong phú và hấp dẫn du khách. Vì vậy mà lượng du khách nước ngoài đến với du lịch sinh thái Việt Nam ngày càng gia tăng.

4. DU LỊCH SINH THÁI, THUẬT NGỮ VÀ NHỮNG TÊN GỌI KHÁC

Thuật ngữ về du lịch sinh thái: Ecologically Responsible Tourism (được viết tắt là Ecotourism) có nghĩa là du lịch ý thức sinh thái hay du lịch có trách nhiệm với hệ sinh thái.

Hiện nay trên thế giới có 11 loại hình du lịch (dựa vào) thiên nhiên và có trách nhiệm với môi trường:

1. Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)

2. Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature Based Tourism)

3. Du lịch môi trường (Environmental Tourism)

4. Du lòch xanh (Green Tourism)

5. Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)

6. Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)

7. Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)

8. Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)

9. Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)

10. Du lịch đặc thù (Particular Tourism)

11. Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism)

Vì đều “có trách nhiệm” với môi trường mà những nhà điều hành du lịch trong mỗi loại hình trên đều tự nhận mình là du lịch sinh thái duy nhất. Như vậy cho đến gần đây định nghĩa về du lịch sinh thái vẫn chưa được thống nhất. Điều đó cũng khá

phù hợp vì du lịch sinh thái chỉ là một hiện tượng mới xuâát hiện những năm 1990 và ở mỗi quốc gia đều có một định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái.

5. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ DU LỊCH SINH THÁI Ở MỘT SỐ QUỐC GIA

5.1 Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Malaysia:

“Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay) mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham gia một cách tích cực, có lợi về xã hội và kinh tế”.

5.2 Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Australia:

“Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.

5.3 Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Nepal:

“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch. Đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào”.

5.4 Định nghĩa về du lịch sinh thái của Hiệp hội du lịch sinh thái:

“Du lịch sinh thái là sự du hành có mục đích đến các khu vực tự nhiên để hiểu biết lịch sử tự nhiên, văn hóa môi trường, không làm biến đổi tính hoàn chỉnh về sinh thái đồng thời tạo cơ hội phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.

Liệu du lịch sinh thái có thể tạo nên những thay đổi cho bảo tồn hay không? Liệu du lịch sinh thái có mang lại lợi ích xác thực cho cộng đồng địa phương về kinh tế, xã hội và môi trường hay không? Còn phụ thuộc vào cách chúng ta định nghĩa về du lịch sinh thái, nhiệm vụ và quy mô tổ chức của du lịch sinh thái.


6. ĐỊNH NGHĨA CỦA DU LỊCH SINH THÁI TẠI VIỆT NAM

Trong hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” do Tổng cục Du lịch phối hợp với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế Giới (IUCN) và Ủy ban kinh tế Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Hà Nội từ ngày 7 tháng 9 đến ngày 9 tháng 9 năm 1999. Tổng cục du lịch Việt Nam đã đưa ra một định nghĩa thống nhất du lịch sinh thái của Việt Nam như sau:

“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

7. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI

7.1 Vai trò tích cực.

Du lịch sinh thái và bảo tồn gặp nhau ở một vài lĩnh vực. Theo quỹ bảo tồn thiên nhiên của thế giới (WWF) những lĩnh vực này là:

Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên.

Phát triển bền vững ở vùng đệm.

Giáo dục môi trường cho người tiêu dùng.

Và những quyết định về chính sách ảnh hưởng đến du lịch sinh thái và bảo tồn.

Và với định nghĩa trên du lịch sinh thái đem lại lợi ích nổi bật về nhiều mặt như:

Lợi ích kinh tế:

- Với việc tổ chức du lịch sinh thái, các khu thiên nhiên, đặc biệt các khu bảo tồn thiên nhiên sẽ được đưa vào phục vụ du lịch, giúp tăng thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên cho ngành du lịch, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

- Du lịch sinh thái phát triển tạo điều kiện cho việc tạo công ăn việc làm, thu nhập thêm cho các cộng đồng ở trong và quanh khu vực tổ chức hoạt động du lịch sinh

thái. Góp phần cải thiện tình hình kinh tế địa phương, xoá đói giảm nghèo ở các vùng xa xôi, hẻo lánh.

- Góp phần cải thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng của các khu du lịch sinh thái, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng địa phương.

- Hơn nữa với việc giáo dục môi trường, du lịch sinh thái giúp cộng đồng địa phương có được kế hoạch phát triển ngồn tài nguyên mà không bị xuống cấp trong quá trình khai thác và sử dụng.

- Du lịch sinh thái cũng có thể góp phần khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Vì vậy du lịch sinh thái có thể mang lại lợi ích kinh tế rất lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc gia, địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch. Hiện nay du lịch sinh thái chiếm 1/3 tổng số khách du lịch quốc tế và 50% khách du lịch nội địa, dự báo sẽ tăng từ 12 đến 15% mỗi năm.

Lợi ích xã hội:

- Mâu thuẫn giữa khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương đã luôn tồn tại từ trước đến nay. Với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, du lịch sinh thái góp phần “Đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường” bằng cách cải thiện mối quan hệ này, giúp khu bảo tồn thiên nhiên tồn tại và phát triển.

- Văn hóa bản địa đã từng là một nhân tố bị bỏ rơi trong bảo tồn. Với việc “dựa vào văn hóa bản địa”, du lịch sinh thái không những giúp bảo tồn văn hóa mà còn có thể góp phần khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, phát huy bản sắc văn hóa và niềm tự hào dân tộc của cộng đồng địa phương.

- Cùng với sự phát triển do đô thị hóa, con người ngày càng bị tách rời với môi trường thiên nhiên, một số hình ảnh thiên nhiên chỉ còn tìm thấy trong ký ức. Với việc đưa các khu bảo tồn thiên nhiên vào khai thác du lịch, nhu cầu tìm hiểu thiên nhiên của con người mới có thể được thỏa mãn.

Lợi ích thẩm mỹ:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/12/2022