Đối Với Sự Ổn Định Chính Trị - Xã Hội Của Đất Nước:


1.2.2.3. Đối với sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước:

Chính sách BHTN là công cụ để nhà nước kiểm soát rủi do về chính trị, xã hội khi thất nghiệp gia tăng. Thông qua việc đóng góp vào quỹ BHTN, nhà nước có nguồn để khắc phục tác động tiêu cực của thất nghiệp đối với xã hội. Giúp hạn chế tình trạng gia tăng các xung đột, căng thẳng xã hội, bãi công, đình công, biểu tình ... thường là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng chia rẽ, kích động nhân dân chống phá nhà nước, góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh, chính trị để phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.3. Nội dung của chính sách bảo hiểm thất nghiệp

1.2.3.1. Mục tiêu của chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Mục tiêu của một chính sách công nói chung là hướng tất cả các hoạt động vào việc thực hiện ý chí của chủ thể chính sách, làm cho chính sách được thực hiện theo mong muốn của nhà nước, thỏa mãn được mong muốn của các đối tượng chính sách và xã hội. Mục tiêu là cái đích mà chính sách hướng tới. Đối với chính sách BHTN, mục tiêu của chính sách là bảo đảm ASXH, hỗ trợ cho NLĐ bị thất nghiệp các điều kiện cơ bản để họ nhanh chóng tái hòa nhập vào thị trường lao động.

1.2.3.2. Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp cụ thể

Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng bảo vệ và chức năng khuyến khích, chính sách BHTN bao gồm những nội dung cơ bản như: (i) Quy định về đóng BHTN; (ii) Quy định về chế độ mà NLĐ tham gia được hưởng trong đó quy định rõ mức TCTN, thời gian được thụ hưởng và các trường hợp bị cắt, tạm dừng; (iii) Quy định về việc hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm...

a) Chính sách đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Quỹ BHTN thường được hình thành từ ba nguồn đóng góp là NLĐ, NSDLĐ và nhà nước. Người lao động là người trực tiếp thụ hưởng TCTN nên họ phải tham gia đóng góp. Người sử dụng lao động đóng góp quỹ BHTN bởi trong QHLĐ, NSDLĐ phải có trách nhiệm về các rủi ro (trong đó có rủi ro thất nghiệp) xảy ra cho NLĐ mà họ đang sử dụng. Nhà nước đóng góp cho quỹ BHTN bằng cách trích một phần tiền thuế theo tỷ lệ cố định tính trên khoản đóng góp của NSDLĐ và NLĐ


hoặc nhà nước chỉ tham gia với tư cách bảo hộ cho quỹ khi phần đóng góp của NLĐ và NSDLĐ không đủ đáp ứng các chi phí hoặc dự trữ của quỹ bị ảnh hưởng do các biến động về tiền tệ khi nhà nước thay đổi các chính sách kinh tế - xã hội. Người lao động và NSDLĐ có thể đóng quỹ BHTN theo một khoản cố định và hưởng theo một khoản cố định hoặc đóng theo mức lương và hưởng theo mức lương. Tỷ lệ đóng góp phải được tính toán phù hợp, bảo đảm không ảnh hưởng đến cuộc sống NLĐ, đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp đồng thời không ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước.

Theo Điều 14, Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam mức đóng và trách nhiệm đóng BHTN được quy định như sau: (i) NLĐ đóng bằng 1% tiền lương tháng; (ii) NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia BHTN. Khoản 1, Điều 7, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định ngân sách nhà nước hỗ trợ quỹ BHTN theo nguyên tắc bảo đảm duy trì số dư quỹ hằng năm bằng 02 lần tổng các khoản chi các chế độ BHTN và chi phí quản lý BHTN của năm trước liền kề nhưng mức hỗ trợ tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những NLĐ đang tham gia BHTN.

b) Chính sách trợ cấp thất nghiệp

- Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Muốn được hưởng TCTN, người thất nghiệp phải có đủ các điều kiện sau: (i) Có năng lực làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng hiện tại không có việc làm; (ii) Có đăng ký tìm việc làm tại một phòng tìm việc do cơ quan có thẩm quyền xác nhận hay tại một Trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm do nhà nước quản lý; (iii) Có sổ BHTN để chứng nhận có tham gia đóng BHTN đủ thời gian quy định của thời kỳ dự bị; (iv) Trước đó không tự ý nghỉ việc vô cớ hoặc không bị mất việc vì kỷ luật hay tranh chấp nghề nghiệp; (v) Có giấy chứng nhận mức lương hay thu nhập trước khi bị thất nghiệp.

Theo quy định của Điều 49, Luật Việc làm 2013 và Nghị định số 28/2015/NĐ- CP của Chính phủ thì điều kiện để NLĐ thất nghiệp được hưởng TCTN như sau:


+ Chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc NLĐ hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

+ Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp HĐLĐ có xác định và không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với trường hợp ký HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

+ Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng TCTN tại Trung tâm DVVL nơi NLĐ muốn nhận TCTN (Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc).

+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN trừ các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an; đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

- Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:

+ Mức hưởng: Trợ cấp thất nghiệp được trả hàng tháng và bằng tiền mặt. Mức hưởng TCTN là tỷ lệ phần trăm số tiền mà NLĐ thất nghiệp được quỹ BHTN chi trả dựa trên mức thu nhập của người đó trước khi thất nghiệp. Có hai quan điểm xác định mức trợ cấp hợp lý cho người lao động bị thất nghiệp. Quan điểm thứ nhất cho rằng mức TCTN phải đem lại sự bảo vệ tối thiểu cho người lao động. Theo quan điểm này, mức TCTN phải bằng nhau cho mọi người có tham gia BHTN. Quan điểm thứ hai cho rằng mức TCTN phải đảm bảo mức sống gần với mức sống trước khi thất nghiệp của từng loại đối tượng.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 50, Luật Việc làm và Điều 8, Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ LĐTBXH thì mức TCTN hàng tháng được tính như sau:



Mức hưởng TCTN hằng

tháng


=

Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng BHTN trước khi

thất nghiệp


x


60%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương - 5

Mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định.

+ Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: Thời gian hưởng TCTN dài hay ngắn phụ thuộc vào khả năng tài chính của quỹ BHTN. Thời gian này càng dài càng tốt nếu quỹ còn khả năng chi trả và NLĐ còn nhu cầu cần giúp đỡ. Công ước số 102 của ILO khuyến cáo TCTN có thể trả suốt thời gian NLĐ bị mất việc làm ngoài ý muốn và đôi khi trợ cấp này cũng có thể hạn chế. Đối với đối tượng hưởng trợ cấp là người làm công ăn lương, thời gian hưởng trợ cấp có thể bị hạn chế trong khoảng 13 tuần trong từng thời kỳ 12 tháng.

Theo Khoản 7, Điều 18, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì thời gian hưởng TCTN được tính theo số tháng đóng BHTN. Người lao động đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng TCTN. Sau đó, cứ đóng đủ 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng TCTN nhưng tối đa không quá 12 tháng (Khoản 2, Điều 50, Luật Việc làm 2013). Thời điểm hưởng TCTN được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng TCTN (Khoản 1, Điều 46, Luật Việc làm 2013).

- Chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp: Theo quy định tại Điều 22, Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì NLĐ đã hưởng ít nhất 01 tháng TCTN theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng TCTN đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng TCTN gửi Trung tâm DVVL nơi đang hưởng TCTN. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của NLĐ, Trung tâm DVVL có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN cho NLĐ và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng TCTN cho Trung tâm DVVL nơi NLĐ chuyển đến để tiếp tục chi trả TCTN và thực hiện các chế độ với NLĐ theo quy định.


- Tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp: Người lao động sẽ bị tạm dừng hưởng TCTN hàng tháng nếu không thông báo hàng tháng với cơ quan lao động về việc tìm kiếm việc làm (Điều 53, Luật Việc làm 2013) Việc đưa ra quy định này để tránh tình trạng NLĐ đã có việc làm nhưng lại không thông báo để trục lợi bảo hiểm. NLĐ sẽ tiếp tục được hưởng TCTN các tháng tiếp theo nếu họ tiếp tục thực hiện thông báo và thời gian hưởng TCTN của họ vẫn còn. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày NLĐ đến thông báo, Trung tâm DVVL trình Giám đốc Sở LĐTBXH quyết định về việc tiếp tục hưởng TCTN (Điều 20, Nghị định 28/2015/NĐ-CP).

Theo Khoản 3, Điều 53, Luật Việc làm 2013 và Điều 21, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, Nghị định 61/2020/NĐ-CP thì NLĐ đang hưởng TCTN bị chấm dứt hưởng TCTN trong các trường hợp: Hết thời hạn hưởng TCTN theo quyết định hưởng TCTN; có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; sau 02 lần NLĐ từ chối việc làm do Trung tâm DVVL nơi đang hưởng TCTN giới thiệu mà không có lý do chính đáng; trong thời gian hưởng TCTN, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm DVVL theo quy định; ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật BHTN; chết; bị tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

Việc quy định các trường hợp chấm dứt hưởng BHTN nhằm bảo đảm khả năng tài chính quỹ BHTN. Để tránh tình trạng cào bằng, Luật Việc làm 2013 đã bỏ quy định hưởng TCTN một lần, chỉ cho bảo lưu thời gian đã đóng BHTN trong một số trường hợp nhất định. Trên thực tế, quy định hưởng BHTN một lần thuận lợi cho việc giải quyết quyền lợi cho NLĐ nhưng lại xảy ra tình trạng NLĐ và NSDLĐ bắt tay nhau để trục lợi bảo hiểm.

c) Chính sách hỗ trợ học nghề

Người lao động tham gia BHTN được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề nghiệp mới. Để đưa NLĐ thất nghiệp trở lại thị trường lao động, chính sách BHTN các nước cần


có quy định cụ thể cho hoạt động đào tạo nghề hoặc nâng cao tay nghề cho NLĐ. Ở Việt Nam, theo quy định tại Luật Việc làm 2013, Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH thì chính sách hỗ trợ học nghề thực hiện với những đối tượng là NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc mà có thời gian đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc nhưng không thuộc diện hưởng TCTN có nhu cầu học nghề và NLĐ đang trong thời gian hưởng TCTN có nhu cầu học nghề.

- Điều kiện hỗ trợ học nghề: Người lao động thất nghiệp có thời gian đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng TCTN. Trường hợp NLĐ chưa đủ điều kiện hưởng TCTN được hỗ trợ học nghề khi có đủ 04 điều kiện sau: (i) Chấm dứt HĐLĐ/Hợp đồng làm việc (trừ các trường hợp chấm dứt HĐLĐ/Hợp đồng làm việc trái pháp luật, được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng); (ii) Đã đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ/Hợp đồng làm việc; (iii) Có đề nghị hỗ trợ học nghề nộp cùng với hồ sơ đề nghị hưởng TCTN tại Trung tâm DVVL trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ/Hợp đồng làm việc; (iv) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN.

- Thời gian hỗ trợ học nghề: Theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng. Thời điểm bắt đầu học nghề của NLĐ sau khi ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày NLĐ hết thời hạn hưởng TCTN.

- Mức hỗ trợ học nghề: Tối đa 01 (một) triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề. Đối với NLĐ tham gia khóa học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do NLĐ tự chi trả.

d) Chính sách tư vấn, giới thiệu việc làm

Người lao động có quyền được tạo điều kiện thuận lợi để tìm kiếm việc làm mới. Tuy nhiên, để có việc làm mới phù hợp không phải là điều dễ vì mỗi NLĐ có


nhu cầu, khả năng làm việc khác nhau. Vì vậy, để bảo đảm tính khả thi của chính sách thì cần có những quy định tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm mới.

Ở Việt Nam, NLĐ đang đóng BHTN mà bị chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc có nhu cầu tư vấn, giới thiệu việc làm và NLĐ đang trong thời gian hưởng TCTN được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí (Điều 54, Luật Việc làm 2013). Nội dung thực hiện tư vấn bao gồm: Nắm bắt nhu cầu, khả năng của NLĐ; tư vấn giới thiệu việc làm phù hợp với trình độ của NLĐ; tư vấn chính sách lao động - việc làm; thông tin thị trường lao động …

đ) Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP và Nghị định số 61/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì NSDLĐ được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ quy định tại Khoản 1 Điều 47, Luật Việc làm 2013 khi có đủ các điều kiện sau:

- Đóng đủ BHTN theo quy định tại Khoản 2, Điều 44, Luật Việc làm 2013 liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến tháng liền trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ hoặc đến tháng của ngày đề nghị hỗ trợ kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ nếu NSDLĐ đã đóng BHTN của tháng đó.

- Gặp khó khăn thuộc các trường hợp theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 47, Luật Việc làm 2013 dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 30 lao động trở lên đối với NSDLĐ có sử dụng dưới 200 lao động; từ 50 lao động trở lên đối với NSDLĐ có sử dụng từ 200 đến 1000 lao động; từ 100 lao động trở lên đối với NSDLĐ có sử dụng trên 1000 lao động, không kể lao động giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 01 tháng. Những trường hợp được coi là bất khả kháng theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 47, Luật Việc làm 2013 bao gồm: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch


họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi NSDLĐ bị thiệt hại.

- Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất kinh doanh.

- Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động được xác định thông qua báo cáo sản xuất, kinh doanh của năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ mà bị lỗ có xác nhận của cơ quan thuế.

- Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thời gian hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ theo phương án được phê duyệt và không quá 06 tháng. Mức hỗ trợ tối đa 01 triệu đồng/người/tháng. Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định thì phần vượt quá mức hỗ trợ do NSDLĐ tự chi trả.

1.3. Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Tổ chức thực thi chính sách là một khâu hợp thành qui trình chính sách, nếu thiếu giai đoạn này thì chính sách không thể tồn tại. Trên thực tiễn, giai đoạn thực thi chính sách được coi là giai đoạn tổng hợp của cả 3 giai đoạn của quy trình chính sách là: (i) Hoạch định chính sách; (ii) Thực thi chính sách và (iii) Đánh giá chính sách. Tổ chức thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực đối với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng.

Chính sách BHTN được chính quyền trung ương hoạch định và ban hành nhằm tạo cơ chế hỗ trợ cho người thất nghiệp, bảo đảm an toàn, trật tự xã hội khi tình hình kinh tế có biến động tiêu cực dẫn đến thất nghiệp gia tăng. Để đạt được mục tiêu, trước hết chính sách BHTN phải tồn tại trên thực tế. Nhà nước phải tiến hành hoạch định chính sách BHTN và thật sự triển khai hành động bằng chính sách.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023