Khái Niệm Và Phương Pháp Tính Năng Suất Lao Động

Chỉ tiêu này phản ánh số giờ làm việc theo chế độ hiện hành trong 1 ngày làm việc.

*) Độ dài bình quân ngày LVTT


Độ dài bình quân ngày LVTT

= Tổng số giờ công LVTT(4.18) Tổng số ngày công LVTT

Chỉ tiêu này phản ánh số giờ LVTT trong một ngày làm việc

*) Hệ số làm thêm giờ


Hệ số làm thêm giờ

= Độ dài bình quân ngày LVTT(4.19) Độ dài bình quân ngày LVTT theo chế độ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Hệ số làm thêm giờ phản ánh tình hình tăng thời gian LVTT trong một ca.

*) Số ngày công LVTT bình quân trong chế độ của 01 công nhân (CN) trong kỳ

Thống kê doanh nghiệp - 13


Số ngày công LVTT bình quân trong chế độ của 1 CN trong kỳ

= Tổng số ngày công LVTT trong chế độ(4.20) Số lao động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày làm việc theo chế độ hiện hành trong một kỳ làm việc (trong tháng, trong quý, trong năm)

*) Số ngày công LVTT bình quân của 01 CN trong kỳ


Số ngày công LVTT bình quân của 1 CN trong kỳ

= Tổng số ngày công LVTT trong kỳ(4.21) Số lao động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày làm việc thực tế trong một kỳ làm việc (cả ngày quy định và ngày làm thêm)

*) Hệ số làm thêm ca


Hệ số làm thêm ca

= Số ngày LVTT bình quân 1 công nhân trong kỳ(4.22) Số ngày LVTT bình quân trong chế độ 1 CN trong kỳ

Hệ số làm thêm ca phản ánh tình hình tăng (giảm) thời gian LVTT trong kỳ. Hệ số càng lớn, điều này chứng tỏ ngày làm thêm trong kỳ tăng.

4.3. Thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp

NSLĐ là chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng lao động. Tăng NSLĐ đồng nghĩa với cùng một lượng hao phí lao động nhất định, tạo ra được nhiều kết quả hơn, hoặc để sản xuất cùng một lượng kết quả cần chi phí lao động ít hơn. Tăng NSLĐ làm tăng khả năng cạnh tranh, và là nhân tố cơ bản nhất để tăng kết quả sản xuất, tăng tiền lương, hạ giá thành sản phẩm và tăng tích lũy cho doanh nghiệp.

4.3.1. Khái niệm và phương pháp tính năng suất lao động

4.3.1.1. Khái niệm

NSLĐ là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp được đo bằng khối lượng sản phẩm trên một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

4.3.1.2. Ý nghĩa

- Thống kê NSLĐ là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp là tốt hay chưa tốt.

- Thông qua thống kê NSLĐ, cho biết được doanh nghiệp trong năm sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch là bao nhiêu

- Thống kê NSLĐ phản ánh được trình độ lành nghề của công nhân, qua đó cho thấy việc sắp xếp bố trí, tổ chức quản lý và sử dụng lao động có hợp lý không.

- Là cơ sở để lập các kế hoạch khác như kế hoạch cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng.

4.3.1.3. Phương pháp xác định mức NSLĐ

Công thức NSLĐ dạng thuận:

W Q

L L


(4.23)

Công thức NSLĐ dạng nghịch W„L:

L

W 'L Q

Trong đó:

(4.24)

+ W: năng suất lao động

+ W„L: lượng thời gian hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm ( W„L = 1/W)

+ Q: khối lượng sản phẩm được biểu hiện bằng hiện vật (hoặc giá trị như: GO, VA, NVA, DT, DTT...).

+ L: lượng lao động hao phí được biểu hiện là tổng số giờ, tổng số ngày (hoặc số lượng lao động bình quân)

Căn cứ theo biểu hiện của lượng lao động hao phí:

- Năng suất lao động giờ Wg:

g

W = Q (4.25)

Tổng số giờ-người LVTT thực tế trong kỳ

- Năng suất lao động ngày Wg:

n

W = Q (4.26)

Tổng số ngày-người LVTT thực tế trong kỳ

Hay:

Wn = Wg x Số giờ LVTT bình quân 1 ngày


- Năng suất lao động tháng (quý, năm):

T (Q, N)

W = Q (4.27)

Tổng số lao động bình quân tháng (quý, năm)

Hay:


Hay:


WT = Wn x Số ngày LVTT bình quân tháng


WT = Wg * Số giờ LVTT bình quân 1 ngày * Số ngày LVTT bình quân tháng

= Wg * g * n

4.3.2. Sử dụng thông tin năng suất lao động để xây dựng định mức

Công tác định mức lao động khá phức tạp vì thực chất đây là sự tập hợp một chuỗi các công việc liên quan chặt chẽ đến nhau như xây dựng, xét duyệt, ban hành áp dụng, quản lý thực hiện và sửa đổi các định mức lao động.

Là 1 trong 5 nội dung của tổ chức lao động khoa học, công tác định mức lao động có vai trò, tác dụng lớn trong việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong thực tiễn, định mức lao động được biểu hiện dưới các dạng định mức thời gian, định mức sản lượng, định mức phục vụ, định mức quản lý, định mức tương quan và định mức biên chế.

Mức sản lượng (hay còn gọi là Mức số lượng/Mức hiệu suất) là khối lượng công việc do một chuyên viên hay một nhóm chuyên viên có trình độ nghiệp vụ thích hợp hoàn thành trong một đơn vị thời gian (phút, giờ hay ngày làm việc), trong các điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định. Sự biến động của mức thời gian hay mức sản lượng phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, trình độ tổ chức lao động khoa học, trình độ lành nghề và phương pháp làm việc của chuyên viên, nhân viên trong từng bộ phận.

Mức phục vụ là số lượng máy móc, thiết bị, số lượng người mà một chuyên viên hoặc một nhóm chuyên viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ thích ứng phải phục vụ trong các điều kiện cụ thể.

Mức quản lý là số lượng người lao động mà giám đốc thư viện với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thích hợp phải lãnh đạo, quản lý trong các điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.

Mức biên chế (hay còn gọi là mức định biên) là số lượng người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp được quy định chặt chẽ để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể, trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.

Mức tương quan là số chuyên viên, nhân viên có trình độ nghiệp vụ này hay trình độ nghiệp vụ khác hoặc chức vụ này hay chức vụ khác cần phải phù hợp với một chuyên viên/nhân viên có trình độ nghiệp vụ khác hoặc chức vụ khác trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.

4.3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong doanh nghiệp

4.3.3.1. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của NSLĐ bình quân chung của tổng thể:

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của NSLĐ bình quân chung của tổng thể được thực hiện thông qua sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố để phân tích phương trình.

Trong trường hợp 1 loại sản phẩm được sản xuất bởi nhiều đơn vị khác nhau (từng tổ, đội, phân xưởng. . . ), để tính NSLĐ chung của sản phẩm đó, thống kê sử dụng chỉ tiêu NSLĐ bình quân toàn doanh nghiệp.

Được xác định theo công thức:

WWi.Li

Li


(4.28)

Trong đó:

+ Wi: mức NSLĐ của từng đơn vị (từng tổ, đội, phân xưởng. . . )

+ Li: lượng lao động hao phí của từng đơn vị


+W : Năng suất lao động bình quân chung toàn doanh nghiệp Từ phương trình kinh tế trên ta xây dựng hệ thống chỉ số:

a. Phương pháp chỉ số

- Số tương đối:

W 1

W 0


- Số tuyệt đối:

Wi1.Li1

Li1

Wi 0 .Li1

Li1

Wi 0 .Li1

x Li1

Wi 0 .Li 0

Li1


(4.29)

W W

Wi1.Li1 Wi0 .Li1 Wi0 .Li1 Wi0 .Li0


(4.30)

1 0

L L L L

i1

i1 i1

i0


b. Phương pháp thay thế liên hoàn

Về thực chất phương pháp này chính là phần phân tích bằng số tuyệt đối của phương pháp chỉ số.

Mô hình phân tích phương trình theo phương pháp này như sau:

W Wi.dLi

(4.31)

L

Trong đó: d

i

Li

Li

: kết cấu thời gian lao động (số lượng lao động)

- Mức tăng giảm tuyệt đối:

W1 W 0 W1.dL1W0.dL1W0.dL1W0.dL0

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

+Do WL:

L 1 L 0 L

WW W .d 1 W .d 1

(4.32)

+ Do dL:


L 0 L 0 L

W d W .d 1 W .d 0

- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố:


W WW W d

Hay:

L L


W W1.dL1W0.dL1W0.dL1W0.dL0


c. Hệ thống chỉ số phân tích biến động NSLĐ bình quân chung theo giá trị (theo giá hiện hành)

- Số tuyệt đối:

P1.W1.L1

L1

P0 .W0 .L0

L0

P1.W1.L1

L1

P0 .W1.L1

L1

P0 .W1.L1

x L1

P0 .W0 .L1

L1

P0 .W0 .L1

x L1

P0 .W0 .L0

L0


(4.33)

(1) (2) (3) (4)

(1) Chỉ số biến động NSLĐ bình quân chung do 3 nhân tố ảnh hưởng:

(2) Chỉ số biến động giá thay đổi bao nhiêu % làm cho NSLĐ bình quân chung thay đổi bao nhiêu đơn vị tiền tệ.

(3) Chỉ số biến động NSLĐ các bộ phận thay đổi bao nhiêu % làm cho NSLĐ bình quân chung thay đổi bao nhiêu đơn vị tiền tệ.

(4) Chỉ số biến động kết cấu hao phí lao động giữa các bộ phận thay đổi bao nhiêu % làm cho NSLĐ bình quân chung thay đổi bao nhiêu đơn vị tiền tệ.

4.3.3.2. Phân tích các nhân tố về sử dụng lao động ảnh hưởng tới sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Các nhân tố sử dụng lao động bao gồm các nhân tố về sử dụng số lượng, thời gian và NSLĐ. Mối quan hệ giữa các nhân tố này với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh qua các hương trình kinh tế sau:

Q WLi

- Số tương đối:

(4.34)


Q1 W1 Li1 x W0Li1

Q0 W0 Li1 W0 Li0

- Số tuyệt đối:

Q1Q0W1 Li1 W0 Li1 W0 Li1 W0 Li0


(4.35)

Nhận xét: Mức tăng (giảm) kết quả sản xuất kinh doanh thực tế so với kế hoạch do ảnh hưởng 2 nhân tố:

- Mức tăng (giảm) kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của NSLĐ bình quân chung toàn doanh nghiệp thay đổi.

- Mức tăng (giảm) kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của số lượng lao động thay đổi.

*) Trường hợp một tổng thể bao gồm nhiều bộ phận cùng tham gia sản xuất kinh doanh, ta có:

QWi.LiL

(4.36)

i

Li

hay

Q Wi.dLiLi


(4.37)


- Số tương đối:

Q1W1.dL1Li1 xW0 .dL1Li1 xW0 .dL0Li1


(4.38)

Q0 W0 .dL1Li1 W0 .dL0Li1 W0 .dL0Li 0

- Số tuyệt đối:

Q1Q0W1.dL1L1W0.dL1L1

W0.dL1L1W0.dL0L1

W0.dL0L1W0.dL0L0


(4.39)

Nhận xét: Mức tăng (giảm) kết quả sản xuất kinh doanh thực tế so với kế hoạch do ảnh hưởng 2 nhân tố:

- Mức tăng (giảm) kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của NSLĐ các bộ phận thay đổi.

- Mức tăng (giảm) kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng kết cấu lao động của từng bộ phận thay đổi.

- Mức tăng (giảm) kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của số lượng lao động thay đổi.

Lưu ý: Trong các phương trình trên Q có thể được tính bằng sản phẩm hiện vật

(q) và tính bằng tiền tệ (GO, VA, NVA, DT, DTT...)

Việc phân tích các phương trình trên có thể được tiến hành theo các phương pháp phân tích nhân tố.

4.4. Thống kê thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp

Thu nhập của lao động trong doanh nghiệp là số tiền người lao động nhận được từ các nguồn trong doanh nghiệp và họ được toàn quyền sử dụng trong tiêu dùng, cho bản thân và gia đình. Thông qua thống kê và phân tích giúp các nhà quản trị doanh nghiệp tìm ra giải pháp tăng thu nhập thực tế cho người lao động, đồng thời đảm bảo sự công bằng trong phân phối các nguồn thu nhập cho người lao động.

4.4.1. Khái niệm thu nhập và các nguồn thu nhập của người lao động

4.4.1.1. Khái niệm

Thu nhập là tất cả các khoản tiền lương mà doanh nghiệp đã trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động của họ và các khoản phụ cấp mang tính chất thường xuyên được tính vào quỹ lương.

4.4.1.2. Các nguồn thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp

Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp nước ta được hình thành từ nhiều nguồn, đó là:

- Thu nhập từ lương: là khoản thu nhập mà người lao động được hưởng từ kết quả lao động của họ trong kỳ.

- Thu nhập từ các khoản phụ cấp có tính chất lương.

- Thu nhập nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội trả thay lương do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kế hoạch hoá gia đình, …

- Thu nhập nhận từ quỹ của doanh nghiệp.

- Thu nhập do làm thuê, làm công cho bên ngoài.

- Thu nhập khác.

4.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiền lương của người lao động

4.4.2.1. Chỉ tiêu tổng quỹ lương

Tổng quỹ lương của doanh nghiệp là số tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động căn cứ vào kết quả lao động của họ theo các hình thức, các chế độ tiền lương và chế độ phụ cấp tiền lương hiện hành trong một thời kỳ nhất định.

Tổng quỹ tiền lương bao gồm:

- Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán.

- Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ và phụ cấp độc hại,. . .

- Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong định mức.

- Tiền lương trả cho người lao động ngừng sản xuất do những nguyên nhân khách quan như: đi học, đi họp, hội nghị, nghỉ phép,. . .

- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Tổng quỹ lương được xác định theo công thức:

F f Li

Trong đó:

+ F: tổng quỹ lương.


+ f : tiền lương bình quân 1 lao động trong kỳ.

+ Li: số lượng lao động bình quân (tổng số lao động).

(4.40)

Tổng quỹ lương của doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:

a. Căn cứ theo hình thức và chế độ trả lương

- Quỹ lương trả theo sản phẩm: bao gồm lương sản phẩm không hạn chế, lương sản phẩm lũy tiến, lương sản phẩm có thưởng,. . . lương trả theo sản phẩm là hình thức trả lương tiên tiến nhất hiện nay.

- Quỹ lương trả theo thời gian: gồm 2 chế độ lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng.

b. Căn cứ theo loại lao động

- Quỹ lương của nhân viên gián tiếp: là các khoản tiền lương trả cho cán bộ quản lý sản xuất, thường trả theo thời gian lao động.

- Quỹ lương của lao động trực tiếp sản xuất: là các khoản tiền trả cho lao động trực tiếp sản xuất và thợ học nghề được doanh nghiệp trả lương, thông thường hình thức lương này trả theo lương sản phẩm hay lương khoán.

c. Căn cứ theo độ dài thời gian làm việc khác nhau trong kỳ nghiên cứu

- Tổng quỹ lương giờ: là tiền lương trả cho tổng số giờ thực tế làm việc (trong chế độ và giờ làm thêm), và tiền thưởng (nếu có), gắn liền với tiền lương giờ, ví dụ như thưởng tăng NSLĐ, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất,. . .

- Tổng quỹ lương ngày: là tiền lương trả cho tổng số ngày thực tế làm việc (trong chế độ và làm thêm), và các khoản phụ cấp lương ngày, ví dụ như tiền trả cho thời gian ngừng việc trong nội bộ ca không phải lỗi do người lao động, tiền trả cho sản phẩm hỏng trong định mức.

- Tổng quỹ lương tháng (quý, năm): là tiền lương trả cho người lao động trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp trong tháng (quý, năm), bao gồm tiền lương ngày và các khoản phụ cấp khác trong tháng như tiền trả cho người lao động: trong thời gian nghỉ phép năm, hay trong trường hợp ngừng việc cả ngày không phải lỗi do người lao động, tiền trả các khoản phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ,. . .

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí