Cán Cân Thường Xuyên (Cán Cân Tài Khoản Vãng Lai)

đồng tiền trong nước bị đầu cơ xuống giá. Nói cách khác, ngân hàng trung ương hành động ngược chiều với xu hướng thị trường.

- Các nhà môi giới. Cho dù sự có mặt của các nhà môi giới là không bắt buộc, nhưng với tư cách là trung gian giữa các ngân hàng, họ đã góp phần tích cực vào hoạt động của thị trường bằng cách làm cho cung cầu ngoại tệ gặp nhau. Do có nhiều mối quan hệ, các nhà môi giới sẽ sẽ mang lại cho các ngân hàng: (1) Những thông tin tức thời và thường xuyên về thị trường, (2) Khả năng tìm thấy bạn hàng ngay khi cần gọi, và (3) Bảo đảm sự vận hành tốt của thị trường.

- Các doanh nghiệp. Ngoài các thành phần nêu trên, ở một số nước, các doanh nghiệp có thể được tham gia trực tiếp vào thị trường ngoại hối. Tuy nhiên trên thực tế cũng chỉ có những công ty lớn hoạt động trực tiếp không thông qua vai trò trung gian của các NH.

2.2.4. Các nghiệp vụ hối đoái chủ yếu

Hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối được thực hiện thông qua một số nghiệp vụ kỹ thuật ngoại hối như:

- Nghiệp vụ Arbitrage. Là một loại nghiệp vụ hối đoái nhằm sử dụng mức chênh lệch tỷ giá hối đoái giữa các thị trường ngoại hối để thu được lãi. Yêu cầu của nghiệp này là tiến hành đồng thời việc mua bán ngoại tệ trên các thị trường ngoại hối theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất.

- Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn. Là nghiệp vụ trong đó, bên bán bán một số ngoại tệ nhất định tại một thời điểm nhất định, trong tương lai, theo tỷ giá lúc ký hợp đồng. Nói cách khác, đây là loại nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ tiến hành sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thoả thuận lúc ký hợp đồng.

- Nghiệp vụ Swap. Là nghiệp vụ hối đoái xảy ra đồng thời cùng một đối tượng ở hai thời điểm khác nhau, bán một đồng tiền vào một thời điểm hiện tại và mua lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm xác định trong tương lai.

3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

3.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng tổng kết ghi lại một cách hệ thống tất cả các giao dịch quốc tế giữa cư dân của một quốc gia với cư dân của các nước khác trên thế giới trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.

Các giao dịch quốc tế là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ và tài sản (nhà cửa, đất đai, cổ phiếu…) giữa cư dân cảu một quốc gia và cư dân của một quốc gia khác. Các cư dân của một quốc gia bao gồm tất cả các cá nhân thường trú trên lãnh thổ quốc gia đó, các tổ chức chính phủ, các công ty hoạt động trong nước (không kể các chi nhánh nước ngoài của các công ty đó) và các chi nhánh công ty nước ngoài đang hoạt động

Tài chính tiền tệ - 24

trong nước. Giao dịch giữa các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới và cư dân của nước sở tại được coi như giao dịch quốc tế.

3.2. Nội dung cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế của một nước bao gồm ba bộ phận chính: cán cân thường xuyên (cán cân tài khoản vãng lai), cán cân luồng vốn và cán cân tài trợ chính thức (khoản mục dự trữ chính thức).

3.2.1. Cán cân thường xuyên (cán cân tài khoản vãng lai)

Cán cân thường xuyên ghi lại tất cả các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ và các giao dịch chuyển giao đơn phương. Cán cân thường xuyên bao gồm các tiểu bộ phận là:

- Cán cân thương mại hàng hóa (cán cân thương mại hữu hình)

- Cán cân thương mại dịch vụ (cán cân thương mại vô hình)

- Cán cân chuyển giao đơn phương

Tổng của cán cân thương mại hữu hình và vô hình được gọi là cán cân thương mại. Cán cân này cho thấy mức chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Nếu giá trị xuất khẩu (ghi có) vượt quá giá trị nhập khẩu (ghi nợ) thì cán cân thương mại thặng dư và ngược lại thì cán cân thương mại ở trong tình trạng thâm hụt.

Các giao dịch của cán cân chuyển giao đơn phương không tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:

- Các giao dịch về thu nhập

+ Nhận thu nhập của cư dân trong nước từ nước ngoài: cổ tức trên cổ phiếu ở nước ngoài, lãi suất cho vay nước ngoài…

+ Trả thu nhập cho nước ngoài: cổ tức trên cổ phiếu ở trong nước, lãi suất đi vay trong nước…

- Các giao dịch chuyển tiền đơn phương: giao dịch viện trợ nhân đạo, chuyển tiền cho thân nhân…

3.2.2. Cán cân luồng vốn

Cán cân luồng vốn ghi lại các giao dịch quốc tế có liên quan đến các dòng chảy vốn vào và ra khỏi một nước. Các bộ phận của cán cân luồng vốn bao gồm:

- Cán cân vốn dài hạn: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và vốn dài hạn khác chủ yếu là tín dụng dài hạn thuộc khu vực nhà nước và tín dụng thương mại dài hạn thuộc khu vực tư nhân. Tổng của cán cân thường xuyên và cán cân vốn dài hạn được gọi là cán cân cơ sở. Cán cân cơ sở phản ánh những yếu tố tác động dài hạnh lên nền kinh tế quốc gia và tỷ giá hối đoái.

- Cán cân vốn ngắn hạn: chủ yếu là tín dụng thương mại ngắn hạn, hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạnh, kinh doanh ngoại hối… Trong môi trường tự do hóa tài chính hiện nay, các luồng vốn đầu cơ tăng lên nhanh chóng làm cho cán cân vốn ngắn hạn trở nên có ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia.

3.2.3. Cán cân tài trợ chính thức (khoản mục dự trữ chính thức)

Cán cân tài trợ chính thức ghi lại những giao dịch quốc tế do các tổ chức của nhà nước thực hiện để điều chỉnh tất cả những giao dịch khác được ghi trong cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân tài trợ chính thức bao gồm các bộ phận:

- Thay đổi dự trữ ngoại hối của quốc gia

- Tín dụng đối với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các ngân hàng trung ương khác

- Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh toán.

Cán cân tài trợ chính thức đóng vai trò quan trọng để làm công cụ giúp phân định các giao dịch tự định và các giao dịch hỗ trợ. Tất cả các giao dịch của tư nhân và cả chính phủ nếu không nhằm mục đích điều tiết tỷ giá hối đoái (như vay và cho vay vốn nước ngoài, nhận viện trợ) đều là giao dịch tự định. Do vậy, phần giao dịch hỗ trợ - chính là cán cân tài trợ chính thức – sẽ cho biết chính phủ cần phải can thiệp ở mức độ nào vào thị trường nhằm bù đắp sự mất cân bằng của tổng các giao dịch tư nhân và các giao dịch chính phủ không liên quan đến việc thực hiện chính sách tiền tệ.

Cán cân này có chức năng làm cân bằng cung cầu về ngoại tệ và cho biết mức độ của các dòng tiền được đưa vào và rút ra khỏi nền kinh tế từ các giao dịch với nước ngoài, cũng như áp lực của hoạt động kinh tế với nước ngoài của một quốc gia lên dự trữ ngoại hối của quốc gia đó.

3.2.4. Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế

Về mặt lý thuyết, cán cân thanh toán của một quốc gia phải cân bằng, tức tổng của các giao dịch ghi nợ phải bằng tổng của các giao dịch ghi có, hay tổng ghi sổ của tất cả các giao dịch phải bằng 0.

Tuy nhiên, trên thực tế, cán cân thanh toán của một quốc gia rất hiếm khi ở trạng thái cân bằng. Nguyên nhân chủ yếu là nguyên tắc ghi sổ kép thực ra chỉ là hình thức và hai vế ghi sổ của một giao dịch thường được ghi tách rời nhau. Số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa có thể thu được tại cơ quan hải quan sau khi hàng hóa được xuất đi hay nhập vào, nhưng số liệu về thanh toán cho các hoạt động xuất nhập khẩu đó lại do các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức khác cung cấp một cách độc lập. Hầu hết, các giao dịch đều ghi hai vế vào các thời điểm khác nhau và được đo lường bởi các cơ quan chuyên trách khác nhau (ví dụ: áp dụng các tỷ giá khác nhau khi xuất nhập khẩu

và thanh toán). Ngoài ra, có rất nhiều giao dịch quốc tế về mua bán dịch vụ của một số nước bị bỏ qua không ghi lại trong khi số tiền chuyển thanh toán thì vẫn được tính…. Vì những lý do như vậy nên cán cân thanh toán rất ít khi cân bằng và người ta thường đưa thêm vào một mục nữa là sai số thống kê với mục đích làm cân bằng cán cân thanh toán.

3.3. Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế

Khi cán cân thanh toán quốc tế bị thiếu hụt, các Nhà nước trong nền kinh tế thị trường thường sử dụng một số biện pháp sau:

(1) Biện pháp thứ nhất: vay nợ nước ngoài. Đây là biện pháp là biện pháp thường xuyên và phổ biến. Thông qua các nghiệp vụ vãng lai với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài để vay ngoại tệ cần thiết nhằm bổ sung thêm lượng ngoại hối cung cấp cho thị trường.

(2) Biện pháp thứ hai: tăng lãi suất chiết khấu. Biện pháp này thường được áp dụng khi thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng cần thiết thích hợp để thu hút được nhiều tư bản ngắn hạn từ những thị trường ngoài nước di chuyển đến nước mình làm tăng thêm phần thu nhập ngoại tệ của cán cân thanh toán, thu hẹp khoảng cách về sự thiếu hụt giữa thu và chi trong cán cân thanh toán. Chính sách chiết khấu thường được sử dụng phổ biến để thu hút tư bản. Ngân hàng trung ương thường nâng lãi suất chiết khấu, dẫn đến lãi suất tín dụng trên thị trường tăng, thu hút tư bản nước ngoài vào. Biện pháp này chỉ có hiệu quả khi tình hình kinh tế chính trị xã hội của quốc gia khá ổn định và mức độ bội chi không lớn lắm.

(3) Biện pháp thứ ba: phá giá tiền tệ. Ở nhiều nước, trong những điều kiện nhất định đã sử dụng biện pháp này như một công cụ hữu hiệu, góp phần cân bằng cán cân thanh toán và bình ổn tỷ giá hối đoái.

Phá giá tiền tệ là sự công bố của nhà nước về việc giảm giá đồng tiền nước mình so với vàng hay so với một hoặc nhiều đồng tiền nước khác. Biện pháp này sẽ tạo điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán. Thực ra phá giá tiền tệ chỉ tạo điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu, vì hoạt động xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều yếu tố, như: năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh….

3.4. Khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế

Khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế xảy ra khi cán cân thanh toán thâm hụt quá nặng trong thời gian dài và không có nguồn bù đắp hay tổng các luồng ngoại tệ ra lớn hơn luồng ngoại tệ vào (tổng cán cân vãng lai và tài khoản vốn) gây nên thâm hụt nặng nề. Có 3 mô hình được xây dựng để giải thích cho khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế:

- Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất: khủng hoảng xảy ra khi chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ không thống nhất nhau làm cho số chi tín dụng tăng lên tạo áp lực giảm giá đồng nội tệ. Để giữ tỷ giá cố định, ngân hàng trung ương phải bán dự trữ ngoại tệ cho đến khi quỹ dự trữ ngoại tệ bằng 0. Khi đó đồng nội tệ được thả nổi và khủng hoảng xảy ra.

- Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai: giả thiết giống mô hình thế hệ thứ nhất với 2 điểm khác biệt: (1) Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng nhưng tỷ giá được giữ cố định; (2) Chính phủ rất nhạy cảm với thất nghiệp. Giả sử trên thị trường: cung đồng nội tệ tăng, ngân hàng trung ương thực hiện mua đồng nội tệ và bán ngoại tệ. Từ đó, cung tiền tệ giảm và lãi suất tăng lên. Kết quả thất nghiệp trong nền kinh tế gia tăng. Nhưng thị trường phán đoán chính phủ không thể duy trì chính sách lãi suất kéo dài, thì nhà đầu tư “tấn công” chính phủ và dẫn đến cuộc khủng hoảng thế hệ thứ 2.

- Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba: nguyên nhân chính xảy ra khủng hoảng là bắt nguồn từ hiện tượng bong bóng của thị trường tài sản và lợi nhuận cao của các dự án đầu tư bất động sản. Chính sự gia tăng đầu tư dẫn đến tình trạng cung vượt cầu và giá tài sản bắt đầu giảm. Các nhà đầu tư lỗ, mất khả năng chi trả nợ ngân hàng kéo theo ngân hàng mất khả năng chi trả nợ nước ngoài (vì được sự ngầm định của chính phủ ngân hàng trong nước vay nợ nước ngoài với lãi suất thấp để cho vay đầu tư với lãi suất cao). Ngân hàng trung ương bán đồng nội tệ lấy đồng ngoại tệ trả nợ và cuộc khủng hoảng xảy ra.

4. THANH TOÁN QUỐC TẾ

4.1. Các phương tiện thanh toán quốc tế

4.1.1. Hối phiếu

Hối phiếu là một phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế, được sử dụng phổ biến. Theo “Luật thống nhất và hối phiếu” được ký kết tại Geneve năm 1930, thì “hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác, hoặc trả cho người cầm phiếu”. Như vậy hối phiếu có một số đặc điểm sau:

- Hối phiếu có tính trừu tượng: trên hối phiếu không ghi nguyên nhân phát sinh hối phiếu mà chỉ ghi số tiền phải trả và những nội dung khác có liên quan đến việc trả số tiền đó. Tính pháp lý của hối phiếu không bị chi phối bởi các nguyên nhân phát sinh hối phiếu.

- Tính bắt buộc phải trả tiền: người phải trả tiền trên hối phiếu bắt buộc phải trả

đủ số tiền ghi trên đó cho người được hưởng đúng thời hạn mà không được trì hoãn vì bất cứ lý do gì.

- Hối phiếu có thể lưu thông được: trong thời gian còn hiệu lực thì nó có thể lưu thông, tức là được chuyển nhượng quyền thụ hưởng từ người này sang người khác.

Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu được phân ra nhiều loại dựa theo những tiêu thức phân loại khác nhau.

- Căn cứ vào thời hạn trả tiền, hối phiếu có hai loại: hối phiếu trả tiền ngay và hối phiếu có kỳ hạn.

+ Hối phiếu trả tiền ngay: người trả tiền khi nhận được hối phiếu do người cần hối phiếu đưa đến thì phải trả tiền ngay cho họ.

+ Hối phiếu có kỳ hạn: người có nghĩa vụ trả tiền phải trả số tiền ghi trên hối phiếu sau một thời gian nhất định kể từ ngày người đó chấp nhận trả tiền trên hối phiếu, hoặc kể từ ngày phát hành ra hối phiếu đó.

- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, hối phiếu cũng chia ra hai loại: hối phiếu đích danh và hối phiếu theo lệnh.

+ Hối phiếu đích danh: là loại hối phiếu ghi rò tên người thụ hưởng. Hối phiếu này không được tự do chuyển nhượng cho người khác.

+ Hối phiếu theo lệnh: là loại hối phiếu phải trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng hối phiếu. Loại hối phiếu này được tự do chuyển nhượng cho người khác thông qua thủ tục ký hậu. Đây là loại hối phiếu sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.

- Căn cứ vào hối phiếu có kèm chứng từ hay không, hối phiếu được chia ra hai loại: hối phiếu trơn và hối phiếu kèm chứng từ.

+ Hối phiếu trơn: là loại hối phiếu được gửi đến cho người có nghĩa vụ trả tiền để đòi tiền nhưng không kèm theo các chứng từ về hàng hóa. Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu này được dùng để trả tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, tiền bồi thường, các khoản phí và lệ phí.

+ Hối phiếu kèm chứng từ: là loại hối phiếu được chuyển đến cho người có nghĩa vụ phải trả tiền để đòi tiền nhưng phải kèm theo các chứng từ về hàng hóa. Hối phiếu này có hai loại: Hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay và hối phiếu kèm chứng từ có chấp nhận.

4.1.2. Séc

Séc là một tờ một lệnh vô điều kiện của chủ tài khoản đối với ngân hàng, yêu cầu trích từ tài khoản của mình tại ngân hàng một số tiền nhất định để trả cho người thụ hưởng ghi trên séc.

Séc là một phương tiện chi trả rất thuận tiện và thông dụng trong thanh toán nội địa cũng như thanh toán quốc tế về hàng hoá lao vụ, dịch vụ…

Nguyên tắc cơ bản trong thành lập séc là người ký phát hành séc phải có tiền mở

tài khoản tại ngân hàng, số tiền ghi trên tờ séc (mệnh giá) không được vượt quá số dư có trên tài khoản ở ngân hàng. Séc có thể được phát hành để chi trả một tổ chức, một cá nhân, séc cũng có thể do ngân hàng này phát hành để trả tiền cho ngân hàng khác.

Ngày nay trong thanh toán quốc tế người ta sử dụng khá nhiều các loại séc khác nhau, tùy theo mục đích quản lý và các tiêu thức khác nhau, có thể phân séc ra thành các loại sau:

- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng:

+ Séc đích danh: là loại séc ghi rò tên người thụ hưởng. Loại séc này không được chuyển nhượng, chỉ có người thụ hưởng được ghi trên tờ séc mới được nhận tiền ở ngân hàng.

+ Séc vô danh: là loại séc không ghi tên người thụ hưởng mà chỉ ghi là “trả cho người cầm séc”. Do vậy, bất cứ ai cầm séc này cũng có thể nhận được tiền ghi trên tờ séc ở ngân hàng. Loại séc này được tự do chuyển nhượng cho người khác bằng hình thức trao tay.

+ Séc theo lệnh: là loại séc ghi trả theo lệnh của người thụ hưởng ghi trên tờ séc đó. Loại séc này được chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu.

- Căn cứ vào đặc điểm sử dụng:

+ Séc tiền mặt: là loại séc dùng để rút ra bằng tiền mặt ở ngân hàng trả tiền.

+ Séc chuyển khoản: là loại séc mà người ký phát séc ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình chuyển sang một tài khoản khắc ở ngân hàng khác. Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng và không thể rút ra bằng tiền mặt.

+ Séc du lịch: là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất kỳ một chi nhánh hay một đại lý của ngân hàng đó. Ngân hàng phát séc cũng là ngân hàng trả tiền, người thụ hưởng là khách du lịch có tiền tại ngân hàng phát séc. Trên séc du lịch phải có chữ ký của người thụ hưởng. Khi lĩnh tiền mặt tại ngân hàng được chỉ định, người thụ hưởng phải ký tại chỗ để ngân hàng kiểm tra lại.

+ Séc xác nhận: là loại séc được ngân hàng xác nhận việc trả tiền, loại séc này có khả năng chi trả được đảm bảo chắc chắn.

4.2. Các điều kiện thanh toán quốc tế

4.2.1. Điều kiện tiền tệ

Trong thanh toán quốc tế, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của một nước nào đó. Bởi vậy, trong các hiệp định và trong các hợp đồng giao dịch đều phải thống nhất về đơn vị tiền tệ.

Điều kiện tiền tệ cần phải làm rò việc sử dụng loại tiền tệ nào để tính toán và loại tiền tệ nào để thanh toán trong các hợp đồng. Tiền tệ tính toán là tiền tệ được dùng để

thể hiện giá cả và tính toán tổng giá trị hợp đồng. Tiền tệ thanh toán là tiền tệ được dùng để thanh toán trong các giao dịch.

4.2.2. Điều kiện địa điểm thanh toán

Trong thanh toán quốc tế, địa điểm thanh toán có thể ở ngân hàng nước xuất khẩu hoặc ngân hàng nước nhập khẩu, hoặc ngân hàng ở nước thứ ba nào đó. Thông thường, các nước xuất khẩu, nhập khẩu đều muốn tiền được thanh toán tại ngân hàng nước mình. Do vậy, trong các hợp đồng phải quy định rò địa điểm thanh toán.

4.2.3. Điều kiện thời gian thanh toán

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của bên xuất khẩu và bên nhập khẩu mà hai bên thỏa thuận thời gian trả tiền cho thích hợp. Trong thanh toán quốc tế, có thể phân ra các thời gian trả tiền sau:

- Trả tiền trước: là hình thức mà bên nhập khẩu phải trả toàn bộ hay một phần số tiền hàng cho bên xuất khẩu để họ chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu. Đây thực chất là bên nhập khẩu cấp tín dụng cho bên xuất khẩu.

- Trả tiền ngay: là hình thức mà bên nhập khẩu phải trả tiền trong những trường hợp như: có thể là khi nhận được điện báo của bên xuất khẩu là hàng đã sẵn sàng bốc lên tàu và chuyển đi, có thể khi nhận được điện báo của trưởng tàu là hàng đã bốc xong lên tàu để chở đi, có thể nhận được bộ chứng từ hàng hóa đã gửi, có thể khi nhận được hàng hóa tại cảng đến...

- Trả tiền sau: là hình thức mà bên nhập khẩu phải trả tiền sau một thời gian nhất định, thời gian dài hay ngắn là do sự thỏa thuận của hai bên. Trả tiền sau thực chất là bên xuất khẩu cấp tín dụng cho bên nhập khẩu.

4.2.4. Điều kiện phương thức thanh toán

Phương thức thanh toán quy định rò người bán bằng cách nào để thu tiền về và người mua bằng cách nào để trả tiền. Trong thực tế, có phương thức thanh toán có lợi cho người mua, có phương thức thanh toán có lợi cho người bán. Do vậy, việc sử dụng phương thức thanh toán nào là do hai bên tự thỏa thuận với nhau. Thông thường hiện nay có mấy loại phương thức thanh toán sau:

- Phương thức thanh toán chuyển tiền.

- Phương thức thanh toán nhờ thu.

- Phương thức thanh toán thư tín dụng.

4.3. Các phương thức thanh toán quốc tế

4.3.1. Phương thức chuyển tiền

Nội dung của phương thức này là – người chuyển tiền (bên nhập khẩu) yêu cầu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022