Tài chính tiền tệ - 26

- ODA hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng tính chung lại, yếu tố không hoàn lại đạt không dưới 25% tổng giá trị các khoản đó.

3.1.2. Các phương thức cung cấp ODA

- Hỗ trợ cán cân thanh toán và ngân sách: gồm các khoản ODA được cung cấp dưới dạng tiền mặt hoặc hàng hoá để hỗ trợ cán cân thanh toánh hoặc ngân sách của Nhà nước.

- Hỗ trợ chương trình: gồm các khoản ODA được cung cấp để thực hiện một tập hợp các hoạt động, các dự án có liên quan nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu thực hiện trong một thời hạn nhất định, tại các thời điểm cụ thể.

- Hỗ trợ dự án: là các khoản ODA cung cấp để thực hiện dự án xây dựng cơ bản bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị, dịch vụ tư vấn...

3.1.3. Các đối tác cung cấp ODA

- Chính phủ nước ngoài.

- Các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia bao gồm:

+ Các tổ chức phát triển của Liên hợp quốc: Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP), Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức nông lương liên hợp quốc (FAO), Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA), Tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc (UNIDO), Cao uỷ liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dịc của liên hợp quốc (UNESCO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) trong đó có Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA), và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD)

+ Liên minh Châu Âu (EU)

+ Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD)

+ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

+ Các tổ chức tài chính quốc tế: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)...

3.2. Đầu tư thông qua mua cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá

Là hình thức đầu tư của tư nhân. Chủ đầu tư sẽ lựa chọn doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc có triển vọng phát triển trong tương lai để đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu nhưng số lượng sẽ bị khống chế ở mức độ nhất định, tuỳ theo luật đầu tư của từng nước. Chủ đầu tư sẽ hưởng lợi tức cổ phần và giá trị lợi tức thu được sẽ phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Tỷ giá hối đoái là gì? Các hình thức biểu hiện của tỷ giá hối đoái.

2. Thị trường ngoại hối là gì? Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối?

3. Cán cân thanh toán quốc tế là gì? Trình bày các bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế.

4. Trong thanh toán quốc tế, có những phương tiện nào được sử dụng để thanh toán?

5. Trình bày các điều kiện cần thực hiện để tiến hành thanh toán quốc tế.

6. Trình bày các phương thức được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản (NXB) Thống kê, 2005.

2. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Tài chính công, NXB Tài chính, 2005.

3. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê, 2005.

4. Học viện tài chính, Giáo trình Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, 2005.

5. Học viện tài chính, Giáo trình Lý thuyết tiền tệ, NXB Tài chính, 2005.

6. Luật Ngân sách nhà nước 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước 1999.

7. Dương Thị Bình Minh, Giáo trình Lý thuyết tài chính-tiền tệ, NXB Giáo dục, 2008.

8. Nguyễn Thị Mùi, Lý thuyết Tiền tệ ngân hàng, NXB Xây dựng Hà Nội, 2001.

9. Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Tài chính, 2004.

10. Phan Anh Tuấn, Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ, 2010.

11. Lê Văn Tư, Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính, NXB Tài chính, 2004

12. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, 2002.

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 1

1. TIỀN TỆ 1

1.1. Sự ra đời của tiền tệ 1

1.2. Khái niệm và bản chất của tiền tệ 1

1.3. Chức năng của tiền tệ 8

1.4. Khối tiền tệ 10

1.5. Chế độ tiền tệ 12

2. TÀI CHÍNH 16

2.1. Sự ra đời của phạm trù tài chính 16

2.2. Khái niệm và bản chất của tài chính 18

2.3. Chức năng của tài chính 20

3. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 23

3.1.Vai trò của hệ thống tài chính 23

3.2. Cấu trúc của hệ thống tài chính 23

BÀI ĐỌC THÊM 27

CÂU HỎI ÔN TẬP 30

CHƯƠNG 2: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 31

1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 31

2. VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 32

3. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 33

3.1. Thu trong cân đối ngân sách 34

3.2. Thu bù đắp thiếu hụt của ngân sách 38

4. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 39

4.1. Chi đầu tư phát triển kinh tế 39

4.2. Chi tiêu dùng thường xuyên 41

4.3. Chi trả nợ gốc tiền chính phủ vay 46

5. CÁN CÂN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 47

6. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 48

6.1.Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước 48

6.2. Phân cấp ngân sách nhà nước 48

6.3. Quá trình ngân sách nhà nước 49

BÀI ĐỌC THÊM 53

CÂU HỎI ÔN TẬP 60

CHƯƠNG 3: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 61

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 61

1.1. Khái niệm và bản chất của tài chính doanh nghiệp 61

1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 62

1.3. Các nguyên tắc của tài chính doanh nghiệp 63

2. QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 65

2.1. Khái niệm 65

2.2. Các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp 66

3. QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 69

3.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp 69

3.2. Các nội dung quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp 71

3.3. Khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp 74

4. QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 79

4.1. Khái niệm và phân loại tài sản lưu động 79

4.2. Quản lý hàng hóa vật tư tồn kho 85

4.3. Phân tích vòng quay vốn lưu động 85

5. CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 86

5.1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 86

5.2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 89

5.3. Lợi nhuận của doanh nghiệp 90

BÀI ĐỌC THÊM 95

CÂU HỎI ÔN TẬP 98

CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 99

1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 99

2. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 100

2.1. Khái niệm 100

2.2. Chức năng của thị trường tài chính 101

3. CHỦ THỂ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 103

3.1. Chủ thể đi vay 103

3.2. Chủ thể cho vay 103

4. CẤU TRÚC CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 104

4.1. Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần 104

4.2. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn 104

4.3. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp 105

5. CÁC CÔNG CỤ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 107

5.1. Các công cụ của thị trường tiền tệ 107

5.2. Các công cụ trên thị trường vốn 109

CÂU HỎI ÔN TẬP 116

CHƯƠNG 5: CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN 117

1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN 117

1.1. Khái niệm 117

1.2. Chức năng của các tổ chức tài chính trung gian 117

1.3. Vai trò của các tổ chức tài chính trung gian 117

2. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN 119

2.1. Các tổ chức nhận tiền gửi 119

2.2. Các tổ chức không nhận tiền gửi (Các tổ chức phi ngân hàng) 121

3. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHỦ YẾU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN 123

4. LÃI SUẤT TÍN DỤNG 124

4.1. Tín dụng 124

4.2. Khái niệm và phân loại lãi suất tín dụng 130

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất 134

4.4. Chính sách lãi suất 135

5. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 136

5.1. Chức năng của ngân hàng thương mại 136

5.2. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại 138

5.3. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 139

5.4. Quản lý nguồn vốn và tài sản của ngân hàng thương mại 150

CÂU HỎI ÔN TẬP 157

CHƯƠNG 6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 158

1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 158

1.1. Khái quát quá trình ra đời của ngân hàng trung ương 158

1.2. Bản chất của ngân hàng trung ương 159

2. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 159

2.1. Chức năng ngân hàng của quốc gia 159

2.2. Chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng

164

3. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ VĨ MÔ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 167

167

3.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ

167

BÀI ĐỌC THÊM

174

CÂU HỎI ÔN TẬP

181

CHƯƠNG 7: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

182

1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

182

1.1. Cơ sở hình thành tài chính quốc tế

182

1.2. Quá trình phát triển của tài chính quốc tế

182

2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

183

2.1. Tỷ giá hối đoái

183

2.2. Thị trường ngoại hối

184

3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

185

3.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế

185

3.2. Nội dung cán cân thanh toán quốc tế

186

3.3. Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế

188

3.4. Khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế

188

4. THANH TOÁN QUỐC TẾ

189

4.1. Các phương tiện thanh toán quốc tế

189

4.2. Các điều kiện thanh toán quốc tế

191

4.3. Các phương thức thanh toán quốc tế

192

5. TÍN DỤNG QUỐC TẾ

196

5.1. Tín dụng thương mại

197

5.2. Tín dụng ngân hàng

197

5.3. Tín dụng nhà nước

198

5.4. Tín dụng của các tổ chức tài chính quốc tế

198

BÀI ĐỌC THÊM

199

CÂU HỎI ÔN TẬP

202

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Tài chính tiền tệ - 26

3.1. Khái niệm chính sách tiền tệ

LỜI NÓI ĐẦU


Tập bài giảng Tài chính tiền tệ được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu chính là phục vụ công tác dạy và học học phần Tài chính tiền tệ cho đối tượng là sinh viên đại học ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Ngoài ra, tập bài giảng cũng có thể sử dụng cho đối tượng sinh viên đại học, cao đẳng học các chuyên ngành khác có nhu cầu tìm hiểu những nội dung cơ bản thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.

Tập bài giảng được biên soạn với tinh thần cố gắng cao nhất là trình bày các vấn đề một cách rò ràng, dễ hiểu với bố cục gồm 7 chương, được trình bày trên 202 trang đánh máy, kết thúc mỗi chương có câu hỏi ôn tập và bổ sung một số bài đọc thêm liên quan đến nội dung của từng chương giúp người tìm hiểu có cái nhìn gần nhất, tổng hợp nhất về lĩnh vực này.

Cách tiếp cận khi xây dựng tập bài giảng Tài chính tiền tệ theo hướng khái quát hóa nội dung, nhưng giảm thiểu tính hàn lâm trong trình bày, diễn đạt để phù hợp với đối tượng chính là sinh viên đại học các ngành kinh tế của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.

Trong quá trình xây dựng tập bài giảng, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước; đặc biệt có sử dụng trích dẫn hoặc phát triển ý tưởng, nội dung của nhiều tác giả (nêu trong phần danh mục tài liệu tham khảo). Chúng tôi xin được sử dụng tài liệu của quý vị với vai trò là nền tảng cơ bản xây dựng tập bài giảng này nhằm góp phần phát triển những lý thuyết về Tài chính tiền tệ đến gần với người đọc, người học hơn.

Cuối cùng, nhóm tác giả chúng tôi xin gửi những lời cám ơn trân trọng nhất tới các nhà nghiên cứu, các học giả, bạn bè, đồng nghiệp... đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu, những lời góp ý quý giá để chúng tôi hoàn thành tập bài giảng này.

NHÓM TÁC GIẢ

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí