Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Quản Trị Tmcp Phương Đông


2.3 Đánh giá chung về hoạt động quản trị TMCP Phương Đông

2.3.1 Những kết quả đạt được tại Ngân hàng

rủi ro tín dụng tại

Ngân hàng


2.3.1.1 Giảm thiểu rủi ro tín dụng thông qua quá trình nhận biết, đo lường, quản lý, kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế

Bảng 2.15 Nợ xấu của Ngân hàng TMCP Phương Đông năm 2014 – 2016


Đơn vị: Tỷ đồng, %



Chỉ tiêu

Năm

2014

Năm

2015

Năm 2016

Dư nợ

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Dư nợ (tỷ

đồng)

Tỷ trọng

(%)

Dư nợ

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Tổng dư nợ

24.079

100

29.355

100

39.607

100

Nợ xấu

457,5

1,90

569,49

1,94

598,07

1,51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông - 11

Nguồn: Báo cáo thường niên OCB năm 2014 ­ 2016

Thứ nhất, nợ xấu được kiểm soát tốt trong giới hạn 3%, trong khi tổng dư nợ năm 2014 ­ 2016 tăng bình quân 20%. điều này cho thấy các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng đã có kết quả tích cực so với giai đoạn trước đây.

Thứ hai, cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo hướng mục tiêu của Ngân hàng TMCP Phương Đông là tập trung vào thị trường bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; kiểm soát chặt chẽ dư nợ cho vay một số ngành, lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro cao là bất động sản và chứng khoán.

2.3.1.2 Cơ cấu quản trị rủi ro tín dụng được hình thành

Ngân hàng TMCP Phương Đông đã có sự hình thành bộ máy quản trị rủi ro từ hội sở đến đơn vị kinh doanh với sự phân cấp rõ ràng về hạn mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín


dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư. Ngân hàng TMCP Phương Đông đang có sự chuyển đổi mô hình từ chiều ngang sang chiều dọc. Theo đó, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó hoạt động cấp tín dụng được quản lý tập trung tại hội sở, các chi nhánh chỉ thực hiện chức năng bán hàng. Chia tách bộ phận tín dụng trước đây thành các bộ phận chuyên trách khác nhau như quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận tác nghiệp nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động tín dụng.

Trong giai đoạn 2014 – 2016, phòng quản lý rủi ro tín dụng đã đưa những đánh giá, cảnh báo các nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro tín dụng, đảm bảo hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển đúng hướng đề ra: cảnh báo trong cho vay, tài sản bảo đảm, cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Danh mục tín dụng, tài sản bảo đảm cũng được bộ phận này thường xuyên phân tích trên cơ sở khai thách thông tin, số liệu nợ vay từ hệ thống ngân hàng để kịp thời tham mưu cho ban điều hành chỉ đạo tín dụng kịp thời, có định hướng cụ thể đối với một số ngành kinh tế chiếm tỷ lệ dự nợ cho vay lớn.

2.3.1.3 Hoạt động đánh giá và kiểm soát rủi ro theo chuẩn mực quốc tế Basel II bước đầu được áp dụng

Từ bài học kinh nghiệm của các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, việc tăng cường năng lực quản trị rủi ro và khả năng tài chính là giải pháp tối ưu để Ngân hàng TMCP Phương Đông trụ vững trước những biến động khó lường của thị trường tài chính. Khi áp dụng các chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II, ngân hàng đã tuân thủ các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để hội nhập thành công. Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường với 3 trụ cột chính gồm:

­ Yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel II,theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) đạt trên 9% của tổng tài sản có rủi ro. Trong giai đoạn 2014 – 2016, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Ngân hàng TMCP Phương


Đông lần lượt là 11%, 17% và 19% ( theo báo cáo thường niên OCB – 2014 – 2016).

­ Cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt,


như

rủi ro hệ

thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh


khoản và rủi ro pháp lý. sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin.


­ Sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin, ngân hàng đã công khai thông về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan

đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị


trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

2.3.2 Những hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng


2.3.2.1 Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng chưa hợp lý

Phụ trách chính trong việc quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông bao gồm: Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc phụ trách khối rủi ro, phòng quản lý rủi ro tín dụng. Các thành viên chịu trách nhiệm chính trong việc quản trị rủi ro tín dụng chủ yếu quản lý các vấn đề này trên hội sở chính, không có thời gian thị sát dưới các chi nhánh, phòng giao dịch. Trong khi đó, các phòng giao dịch, các chi nhánh mời là bộ phận tác nghiệp trực tiếp thì lại chưa có bộ phận quản trị về vấn đề rủi ro tín dụng.

2.3.2.2 Quy trình cấp tín dụng còn bất cập


Đơn vị kinh doanh của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu

trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay do đó nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu dẫn đến chất lượng công tác chưa cao. Việc bộ phận tín dụng vừa là người đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng vừa phân tích khách hàng để trình duyệt thường kém tính khách quan và tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng do :


­ Bộ phận tín dụng thường phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ.

­ Cán bộ tín dụng tiếp xúc trực tiếp khách hàng nên đôi khi có thể nảy sinh sự thông đồng giữa cán bộ tín dụng và khách hàng dẫn đến khai tăng nhu cầu vốn để vay hộ, vay ké hoặc khách hàng mua chuộc cán bộ tín dụng để vay được tiền ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải đảm bảo tất cả các giai đoạn từ hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định tất cả nội dung liên quan đến khách hàng như pháp lý, uy tín, tài chính, tài sản đảm bảo. Với khối lượng công việc lớn như vậy lại chịu áp lực về thời gian trả lời khách hàng đúng quy định, dẫn đến cán bộ tín dụng khó có đủ thời gian để thu thập thông tin đầy đủ, dẫn đến tình trạng phân tích sơ sài, không đánh giá đúng thực trạng của khách hàng.

Chất lượng tín dụng chưa được coi trọng đúng mức, việc tuân thủ quy

trình tín dụng chưa nghiêm ( thẩm định sơ

sài, hồ

sơ tài sản thế

chấp chưa

đầy đủ yếu tố pháp lý), một số cán bộ tín dụng khi quyết định cho vay còn dựa trên yếu tố chủ quan về tài sản bảo đảm tiền vay, coi trọng yếu tố này mà chưa coi trọng đến hiệu quả của phương án, dự án vay vốn. Một bộ phận

cán bộ

tín dụng yếu về

chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về

pháp luật còn

hạn chế , chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, trong thẩm định và quyết định cho vay vẫn để xảy ra tình trạng cho vay vượt khả năng thanh toán của khách hàng vay vốn. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa thường xuyên, việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được coi trọng như là một tất yếu của quy trình cho vay, từ đó dẫn đến một số khách hàng còn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

2.3.2.3 Việc xây dựng báo cáo, đo lường rủi ro tín dụng chưa có tính đồng bộ


Hệ thống hỗ trợ đo lường, phân tích rủi ro tín dụng vẫn còn thiếu tính đồng bộ. Hiện nay, ngân hàng mới chỉ có hệ thống XHTD nội bộ để đánh giá rủi ro của khách hàng, tuy nhiên hệ thống này vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là:

Về hệ thống chỉ tiêu phân tích, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm hoạt động riêng của mình. Hệ thống các chỉ tiêu chấm điểm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống các chỉ tiêu hiện tại vẫn còn chưa phản ánh được những đặc thù trong hoạt động của từng ngành riêng biệt.

Khả năng phân tích ngành nghề yếu kém, bên cạnh đó lại chưa có các bộ

chỉ tiêu chuẩn vê từng ngành, do đó không đưa ra được các cảnh báo và định

hướng cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả. Điều này còn ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng khách hàng do cán bộ tín dụng thường cho điểm không chính xác các chỉ tiêu đánh giá ngành nghề theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Phương pháp xếp hạng còn mang tính chủ quan, phương pháp đánh giá hiện tại của ngân hàng đang áp dụng là phương pháp xếp hạng, trong đó cán bộ tín dụng là người trực tiếp cập nhật thông tin và cho điểm đối với từng chỉ tiêu đánh giá theo hướng dẫn cho điểm của Hội sở đã ban hành. Hiện tại một số chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá cho điểm mang tính chất định tính, dựa trên sự đánh giá của cán bộ tín dụng trực tiếp quản trị. Phương pháp này đòi hỏi cán bộ xếp hạng tín dụng phải am hiểu được tất cả các nội dung đánh giá, thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng và đưa ra đánh giá mang tính chủ quan với các chỉ tiêu này. Cơ chế xếp hạng này chủ yếu được thực hiện thủ công bởi các cán bộ tín dụng và được lãnh đạo tín dụng phê duyệt nên kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng không đảm bảo tính chính xác cao, dễ bị can thiệp bởi người thực hiện, đồng thời không tạo được cơ sở dữ liệu tích luỹ, phục vụ cho việc tính toán các tham số rủi ro trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng.


Ngoài ra, nguồn tin sử dụng trong công tác xếp hạng tín dụng tại ngân hàng còn hạn chế do hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có thông tin về các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, nhóm ngành nên việc phân tích xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Chính bản thân ngân hàng khi thực hiện xếp hạng tín dụng cũng phải tự tổng hợp số liệu từ các khách

hàng của mình, cộng thêm kinh nghiệm của các chuyên gia để

đưa ra số

liệu

chuẩn phục vụ cho việc đánh giá khách hàng. Các thông tin chuyên ngành mà các

cán bộ

trực tiếp đánh giá xếp hạng thu thập từ

nhiều nguồn: Internet, doanh

nghiệp, đối thủ cạnh tranh ngân hàng chưa tạo dựng được một hệ thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho việc phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

2.3.2.4 Ngân hàng chưa hoàn thiện được hệ thống theo dõi cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.

Ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống theo dõi cảnh báo sớm những

RRTD theo từng thời điểm để có thể chỉ đạo toàn hệ thống nhằm đưa ra các biện pháp kịp thời ngăn chặn rủi ro tín dụng có thể bùng phát. Những cảnh báo chưa được làm thường xuyên và có hệ thống mà thông thường khi có dấu hiệu khẩn thiết ban lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng TMCP Phương Đông ủy quyền cho khối quản trị rủi ro có công văn chỉ đạo toàn hệ thống.

Ngân hàng cũng chưa áp dụng các phương pháp lượng hoá rủi ro tín dụng cụ thể bằng công thức toán học, những quan niệm về rủi ro tín dụng như xác xuất xảy ra rủi ro, giá trị rủi ro khi xảy ra sự cố, hay tỷ lệ thu hồi khoản nợ, gần như chưa có trong nhận thức của cán bộ ngân hàng TMCP Phương Đông, trên thực tế việc thu hồi từ tài sản bảo đảm không đủ thu hồi khoản nợ thường được cân nhắc rất kỹ vì sợ thu hồi không đủ nợ gốc. Chính những nhận thức mơ hồ về khái niệm này chưa thông suốt cũng làm cho việc thu hồi khoản nợ quá hạn bị chậm trễ, gây thêm thiệt hại về kinh tế khi vốn không được thu hồi nhanh để quay vòng.


2.3.2.5 Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng chưa thống nhất với chiến lược dài hạn của ngân hàng

­ Khối quản lý rủi ro hàng tháng đều họp và đưa ra những chiến lược tín dụng cho ngân hàng, tuy nhiên những chiến lược này đưa ra trong thời gian ngắn, chưa xuyên suốt quá trình hoạt động của ngân hàng, nhất là đối với những mục tiêu dài hạn của ngân hàng.

­ Việc lập báo cáo do phòng quản trị rủi ro tín dụng lập thường là những

báo cáo ngắn hạn, chưa có những báo cáo dài hạn để

phục vụ

mục tiêu huy

động và sử dụng vốn hiệu quả. Bên cạnh đó, báo cáo về rủi ro tín dụng được ngân hàng lập tại từng thời điểm: cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng. Tại mỗi thời điểm ngân hàng có thể đánh giá được mức độ rủi ro tín dụng tại thời điểm đó nhưng khó có thể dự báo được mức độ rủi ro tín dụng trong tương lai. Chính vì vậy mà Ngân hàng TMCP Phương Đông hiện nay chưa xây dựng được một chiến lược quản trị rủi ro trong dài hạn.

2.3.2.6 Các bộ phận, phòng ban liên quan tới quản trị rủi ro tín dụng chưa nắm vững qui trình xử lý khi xảy ra rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất chợt, vì thế các nhân viên, bộ phận liên quan phải nhanh nhạy, nắm chắc quy trình thực hiện để khi ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng rủi ro tín dụng có thể giải quyết nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, các nhân viên ở phòng quản lý rủi ro tín dụng là bộ phận trực tiếp có liên quan tới việc xử lý khi ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng thì cũng chưa nắm vững được qui trình xử lý.

2.3.2.7 Lịch sử cơ sở dữ liệu của ngân hàng còn ngắn, chưa hệ thống được đầy đủ

Hệ thống công nghệ ngân hàng có quá nhiều hệ thống khác nhau đang cùng được đầu tư, thậm chí còn có những kho dữ liệu khác ngoài core như excel, file hồ sơ nên có thể dẫn đến các báo cáo chiết suất rời rạc, chưa chính xác, không


được kiểm duyệt và cập nhật thường xuyên. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu khách hàng chưa được chú trọng thu thập và quản trị một cách có hệ thống trong suốt thời gian dài. Trong khi, yêu cầu tối thiểu độ dài dữ liệu cho một số mô hình phân tích là 3 năm, theo một số phần mềm chuẩn Basel thì còn cần số liệu lịch sử của 5 năm. Do đó, nếu đầu tư một dự án quản trị rủi ro theo quy chuẩn cũng gặp khó khăn lớn về cơ sở dữ liệu.

2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan


Chưa định hướng chiến lược cụ thể cho quản trị rủi ro tín dụng ngân


hàng


Mặc dù đã có những bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro tín dụng, song

định hướng chiến lược quản trị rủi ro mới chỉ thể hiện ở những chỉ đạo kinh

doanh mang tính tổng quát như: cảnh báo hoặc hạn chế tín dụng ở một số lĩnh vực, ngành nghề. Nói cách khác, quản trị rủi ro chưa được ưu tiên hàng đầu trong

công tác hoạch định chiến lược của ngân hàng. Việc quản trị rủi ro chỉ được

thực hiện ở cấp độ từng món cụ thể, hoặc những cảnh bảo trong từng thời kỳ và vì thế không thể phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng một cách tổng quan. Hơn thế nữa, một tư duy truyền thống của các nhà quản trị ngân hàng là chức năng quản trị rủi ro chỉ là chức năng phụ trợ. Do vậy, thiếu một thông điệp mạnh mẽ cho trong toàn ngân hàng về quản trị rủi ro.

Ngân hàng chưa chú trọng phát triển các thước đo lượng hóa rủi ro và quy trình tín dụng

Với ý thức quản trị, theo dõi tín dụng là một yếu tố quan trọng trong việc

duy trì sự

hoạt động an toàn và lành mạnh của ngân hàng,

Ngân hàng TMCP

Phương Đông đã xây dựng một quy trình kiểm tra, giám sát tín dụng chi tiết, cụ thể các khoản tín dụng để đảm bảo rằng, các khoản tín dụng đã cấp luôn được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022