Quản lý rủi ro lãi suất tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 23


-Kiểm tra việc thực thi và duy trì thông tin quản trị và các hệ thống khác có thể nhận biết, đo lường, giám sát và kiểm soát RRLS của ngân hàng.

Nội dung cơ bản của qui chế tổ chức và hoạt động của QLRRLS, các chính sách QLRR thị trường trong đó có RRLS đã được trình bày tại Chương 1 (Phần 1.2.4.1).

Trong chính sách QLRRLS của ngân hàng cần phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận đó là: (1) HĐQT, (2) Ban giám đốc, (3) Phòng QLRR, (4) Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, (5) ALCO mà đã được nêu rõ tại Điểm 1.2.3.1, Chương 1. Việc phân định rõ ràng các chức năng nhiệm vụ sẽ phân định rõ ràng trách nhiệm khi RRLS xảy ra.

Tuy nhiên chức năng, nhiệm vụ của bộ phận ALCO=Ủy ban quản lý tài sản Nợ-Có (Assets and Liabilities Committee) trong các NHTMVN cần được bổ xung chuẩn mực về mặt lý luận, cụ thể như sau:

a. Xem xét lại toàn bộ các thông tin về lãi suất thị trường, nền kinh tế quốc gia và các điều kiện kinh tế, sự cạnh tranh mà có thể ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất của ngân hàng hoặc là các hành động của ngân hàng có thể thực hiện để điều chỉnh các rủi ro này.

b. Xem xét lại toàn bộ các thông tin về khối lượng lãi suất và kỳ hạn của các món tiền gửi và cho vay hiện thời và sắp có của ngân hàng mà có thể ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất của ngân hàng hoặc những hành động mà uỷ ban ALCO có thể thực hiện để thay đổi rủi ro này. Các thông tin này bao gồm các trạng thái trên bảng TKTS, những sự thay đổi có thể của mức độ hiện thời của TSC và TSN của các trạng thái ngoại bảng, sự thay đổi của các chi phí tín dụng, kỳ hạn tiền gửi và những sự thay đổi trong tương lai về tiền lãi trả cho các khoản tiền gửi.

c. Định ra những mức thay đổi lãi suất hoặc những trường hợp thay đổi hoàn cảnh kinh doanh để đo lường rủi ro lãi suất dưới những điều kiện khác nhau. Nó bao gồm các trường hợp thay đổi cơ bản, trường hợp khi lãi suất tăng hoặc giảm cực lớn và các tình huống có thể xảy ra. Số tình huống để xác định RRLS cần phải phù hợp với yêu cầu.

d. Xem xét lại việc định lượng RRLS của ngân hàng.


e. Giám sát việc sử dụng các hệ thống phần mềm và máy tính dùng để đo lường RRLS và có các đề xuất thay đổi khi ngân hàng cần có sự thay đổi các phần mềm khi cần.

f. Giám sát sự chính xác của các số liệu dùng để tạo ra các báo cáo về RRLS và giám sát sự chính xác của các báo cáo này, và giám sát việc sử dụng các số liệu đầu ra.

g. Đánh giá các chiến thuật thích hợp để che chắn các RRLS khi uỷ ban ALCO cần thiết phải duy trì một mức rủi ro trong một hạn mức cho phép. Thêm vào nữa các chiến thuật của ngân hàng và phù hợp với việc quản lý các loại rủi ro khác.

h. Thực thi các chiến thuật quản lý RRLS đã được xác định khi cần thiết để duy trì rủi ro của ngân hàng trong một chính sách hạn mức đã được định trước.

i. Đánh giá việc đo lường RRLS của ngân hàng, thậm chí trong cả trường hợp rủi ro vẫn nằm trong hạn mức đã được xét duyệt trong chính sách. Các nhân tố cần phải cân nhắc bao gồm: sự thay đổi thực tế hay mong đợi của lãi suất hiện hành, thực tế sự thay đổi mong đợi của các điều kiện của thị trường, sự thay đổi đối với thu nhập của ngân hàng cũng như các mức vốn, sự thay đổi các nguồn lực nhân sự dùng để đo lường và quản lý RRLS.

j. Thực thi việc quản lý RRLS và các chiến lược để giảm thiểu RR của ngân hàng xuống tới mức thấp hơn mức cao nhất đã được ấn định trong chính sách bất kể khi nào mà uỷ ban ALCO mong muốn mức RR thấp hơn.

k. Giám sát việc thực thi và hiệu quả của hoạt động quản lý RRLS đã được thông qua, và có thể có các thay đổi khi uỷ ban thấy cần thiết để thực hiện mục tiêu này. Nó có thể sẽ bao gồm việc giám sát bất kỳ sự khác biệt lớn nào giữa kết quả thực thi thực tế và các kết quả ở kỳ trước. Sự đánh giá sự khác biệt này có thể dẫn tới sự cần thiết trong việc điều chỉnh hệ thống QLRR. Các hoạt động quản lý RR cũng có thể thay đổi toàn bộ hoặc từng phần.

l. Cung cấp các báo cáo cần thiết cho BLĐ ngân hàng.

m. Trách nhiệm của các các nhân trong việc đo lường, giám sát và quản lý RRLS phải được thực hiện cũng như các bộ phận thay thế khi cần. Các cán bộ


này cần phải có đầy đủ kinh nghiệm, được đào tạo và là các chuyên viên có thể hoàn thành tốt các công việc trên. Bất kể khi nào thấy cần thiết ALCO sẽ có các tác động tới giám đốc QLRR liên quan đến kinh nghiệm và trình độ của các cán bộ. Tại bất kỳ thời điểm nào dù các hoạt động của ngân hàng có thay đổi như thế nào, dù cho các điều kiện kinh tế có thay đổi, uỷ ban ALCO tin tưởng rằng nguồn nhân lực nhân viên và các kiến thức cần thiết đủ để thực hiện các trách nhiệm này. Giám đốc của ALCO cần phải thông báo cho lãnh đạo ngân hàng càng sớm càng tốt.

n. Kiến nghị các mức thay đổi hạn mức RRLS khi cần.

o. Duy trì các hiểu biết các quy định và luật hiện thời mà có ảnh hưởng tới việc quản lý RRLS và thông báo cho BLĐ các điều chỉnh hoặc sự thay đổi của các quy định và luật này.

p. Trợ giúp việc phát triển và duy trì các hệ thống trong ngân hàng, các quy trình, việc kiểm soát nội bộ và các hoạt động đào tạo cần thiết để đảm bảo sự thực hiện của việc quản lý RRLS.

Để hoàn thiện chính sách quản lý RRLS, các hạn mức hoạt động là một phần rất quan trọng trong chính sách này. Như phần lý thuyết đã trình bày tại Chương 1, các hạn mức được đặt ra nhằm đảm bảo rủi ro được giữ ở một mức độ nhất định phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Các hạn mức này cần phải tương thích với các phương pháp đo lường RRLS của ngân hàng.

Cuối cùng, ngân hàng cũng cần duy trì một quỹ dự phòng tương xứng với mức độ RRLS mà mình chấp nhận. Những thay đổi về lãi suất có thể khiến ngân hàng bị mất vốn và thậm chí ở tình huống xấu nhất là ảnh hưởng đến sự sống còn của ngân hàng. Một ngân hàng được coi là có hệ thống QTRRLS vững mạnh khi ngân hàng chuyển tải được mức độ RRLS mà ngân hàng có thể chấp nhận vào tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động của mình. Trường hợp ngân hàng chấp nhận RRLS lớn như là một phần của chiến lược kinh doanh thì cũng cần phải có một lượng vốn lớn phân bổ đặc biệt để hỗ trợ riêng cho rủi ro này.


Việc qui định về vốn chủ sở hữu đã được qui định rõ ràng tại Basel 1 và 2, trong đó có qui định về tỷ lệ tối thiểu của vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có của ngân hàng, cụ thể nội dung của Basel 1:

+Vốn chủ sở hữu gốc (Core Capital-Tier 1) bao gồm:

- Vốn cổ đông thông thường (Common Equity)

- Cổ phiếu ưu đãi (Perpetual Preferered Stock)

- Lợi ích cổ đông thiểu số (Minority Interests)

- Trừ đi tài sản vô hình (Goodwill)

Tổng 4 mục trên/ Tổng TSC phân loại theo mức độ rủi ro≥4%

+ Vốn chủ sở hữu bổ xung (Suplementary Capital-Tier 2) bao gồm:

-Dự phòng các món vay khó đòi

- Cổ phiếu ưu đãi (Perpetual Preferered Stock)

- Món nợ bổ xung có kỳ hạn ≥ 5 năm

- Trừ đi: các khản đầu tư không hợp nhất (unconsolidated investments) và các khoản nắm giữ chéo (cross holdings)

Theo thông ước này Tier 1+ Tier2≥ 8% Tổng TSC phân loại theo mức độ rủi ro

3.2.2. Hoàn thiện qui trình quản lý RRLS

Một qui trình QLRRLS, cũng như bất kỳ một qui trình QTRR nào bao giờ cũng gồm các bước sau: (1) Nhận dạng RRLS, (2) Đo lường RRLS, trong đó có việc thu thập các dữ liệu RRLS, xây dựng các kịch bản và giả định, cuối cùng là tính toán các mức độ rủi ro, (3) Giám sát rủi ro thông qua các báo cáo RRLS và các chiến lược đánh giá RRLS, (4) Kiểm soát rủi ro thông qua các hạn mức rủi ro và quá trình kiểm toán QLRRLS.

Trong 4 ngân hàng xét đến ở Chương 2, BIDV, MB đã có các qui trình, lược đồ QTRRLS, VCB và PG Bank chưa có các qui trình này. Vì vậy để các NHTM Việt nam quản trị tốt RRLS, các qui trình cần được qui định và hoàn thiện theo các chuẩn mực chung. Các nội dung lý thuyết cơ bản đã được trình bày tại Chương 1. Một số điểm các NHTM cần hoàn thiện hơn là:


3.2.2.1.Về nhận dạng rủi ro: Do việc RRLS có thể xuất phát từ rất nhiều nguồn khác nhau, các NHTM khác nhau với những hoạt động nghiệp vụ, các sản phẩm khác nhau, vì vậy các ngân hàng cần xem xét bản chất và độ phức tạp trong các hoạt động nghiệp vụ của mình để nhận dạng nhũng nguồn chính gây nên RRLS và các đóng góp của các nguồn RRLS tới RRLS chung của ngân hàng.

3.2.2.2. Việc đo lường và báo cáo RRLS:

Các ngân hàng hiện nay chủ yếu đo lường RRLS thông qua khe hở nhạy cảm lãi suất (Gap-Mismatch= Repricing Gap), tuy nhiên các NHTMVN nên nghiên cứu triển khai phương pháp đo lường mới hiện nay là, Duration Gap, Sensitivity (PVBP), Value at Risk, giá trị có thể tổn thất, các phương pháp này có thể cho chúng ta biết được mức độ RRLS cũng như xác suất xảy ra rủi ro là bao nhiêu. Đối với giá trị có thể tổn thất, ngân hàng cần xác định rõ đo lường VaR bằng phương pháp nào và lập ra các giả định mô phỏng về RRLS.

Ngân hàng cần thiết lập hệ thống đo lường RRLS phù hợp sao cho có thể nắm bắt tất cả các nguồn RRLS, cũng như đánh giá được ảnh hưởng của những biến động về lãi suất phù hợp với qui mô hoạt động của mình. Ngân hàng cần xây dựng những giới hạn chấp nhận rủi ro tối đa trong hoạt động để khống chế khả năng thua lỗ được kiểm soát ở mức độ cho phép. Ngoài ra ngân hàng cũng cần đánh giá được mức độ tổn thất của mình trong các điều kiện thị trường căng thẳng. Hệ thống thông tin báo cáo kịp thời tới BLĐ ngân hàng cũng như giữa các phòng ban với nhau cũng cần được hoàn thiện.

Các NHTMVN cần phải đảm bảo rằng tất cả các dòng tiền dù là nội bảng hay ngoại bảng đều phải được cập nhật kịp thời vào hệ thống đo lường rủi ro. Các dữ liệu này bao gồm các thông tin về lãi suất hay dòng tiền của các công cụ, hợp đồng tài chính có liên quan. Cụ thể là:

a. Thiết lập BTKTS trong đó TSC và các TSN được sắp xếp phân loại theo độ nhạy cảm của Tài sản và Nguồn vốn.

Để làm được điều này ngân hàng cần xây dựng các định nghĩa về độ nhạy cảm và các mức rủi ro hợp lý. NHNN đã có có tiêu chuẩn về việc này nhưng các


NHTMVN cần phải tạo ra cho riêng mình bảng các tài sản nhạy cảm với lãi suất. Bảng dưới đây là ví dụ về các trạng thái vốn phân ra theo các kỳ đáo hạn của các ngoại tệ đi kèm với các hạn mức của chúng.

Bảng 3.1: Sensitivity by Currency – by Desk


Unit VND: Million Dong USD: Million USD EUR: Million
















Direct Position

01M

03M

06M

01Y

02Y

03Y

04Y

05Y












VND


3.330.000

-15.568.000

-13.532.270

3.210.000

3.218.000

5.300.000

5.300.000

5.300.000

5.300.000


Limit

5.000.000




















USD


47.64

18.87

(15.41)

4.16

46.07

(6.05)

0.00

0.00

0.00


Limit

125.00




















EUR


29.90

(7.43)

4.05

31.74

1.44

0.10

0.00

0.00

0.00


Limit

70.00




















AUD


(0.23)

0.36

0.09

(0.50)

(0.18)

0.00

0.00

0.00

0.00


Limit

10.00




















Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro lãi suất tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 23


b. Phân loại các TSC và TSN theo các kỳ đáo hạn trong hợp đồng, do vậy nó có thể dễ dàng hơn cho ngân hàng với việc quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất phân theo kỳ đáo hạn. Các báo cáo về khe hở TSC và TSN phân theo kỳ đáo hạn được thực hiện trên cơ sở hàng ngày.

c. Xây dựng các phần mềm để tính toán chính xác các khe hở (Mismatch= Gap=Repricing Gap) của các kỳ hạn, từ đó có thể đưa ra hạn mức cho các GAP này.

d. Tính được độ nhạy cảm lãi suất PVBP của ngân hàng, dùng phương pháp quy tương đương đưa về cùng một kỳ hạn chuẩn, sau đó ngân hàng sẽ thiết lập các hạn mức trên PVBP tổng này.


e. Hiện đại nhất hiện nay là mua phần mềm tính ra giá trị có thể tổn thất VaR, sau đó tương tự cũng đặt ra các hạn mức. Tuy nhiên cần chú ý rằng các con số VaR sẽ thay đổi ngay khi các trạng thái vốn thay đổi nên ngân hàng cần có một phần mềm tốt có thể tính toán chính xác các giá trị VaR này.

Hoàn thiện cách xây dựng báo cáo khe hở nhạy cảm (Gap)

Quy tắc chung là tất cả T S C v à T S N nhạy cảm với lãi suất và cả những giao dịch ngoại bảng nhạy cảm lãi suất đều được đưa vào trong báo cáo Gap. Ngân hàng cũng nên xem xét đưa các TSC có khả năng được định giá lại hay đáo hạn và các khoản TSN không chịu lãi suất vào trong báo cáo này. Tài sản không sinh lãi như là các khoản dư nợ không thu được lãi có thể được thu hồi hay th ương lượng lại và sau đó trở thành khoản định giá lại. TSN không chịu lãi suất (số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn) cũng nên đưa vào trong báo cáo Gap ngay cả khi những khoản tiền gửi này không chịu mức lãi suất rõ ràng. Những khoản tiền gửi này được đưa vào bởi vì kỳ đáo hạn hay ngày nó được rút ra hết khỏi tài khoản cũng sẽ đặt ngân hàng trước RRLS.

Các ngân hàng đã lập các báo cáo khe hở nhạy cảm cho từng loại tiền tệ (VND, USD). Bởi vì lãi suất ở các quốc gia khác nhau có thể sẽ thay đổi theo các chiều hướng khác nhau và sự thay đổi các mức lãi suất này có thể khác nhau một cách đáng kể. Trong tương lai, nếu số dư loại tiền nào chiếm tối thiểu 10% trên tổng tài sản ngân hàng thì ngân hàng nên lập báo cáo Gap để theo dõi.

Số lượng dãy thời gian trong báo cáo Gap: ngân hàng phải quyết định có bao nhiêu dãy thời gian mà ngân hàng sử dụng trong báo cáo Gap. Nhìn chung, dãy thời gian càng hẹp thì việc đo lường rủi ro càng chính xác. Để đo lường rủi ro đối với thu nhập, báo cáo nên chi tiết thời gian từng tháng trong năm đầu tiên và theo từng quý trong năm thứ hai. Nếu báo cáo Gap được sử dụng để tính toán rủi ro dài hạn và rủi ro đối với giá trị kinh tế, dãy thời gian nên được mở rộng đến ngày đáo hạn của TSC hay TSN.

Báo cáo các khoản mục ngoại bảng: Báo cáo Gap không bao gồm các trạng thái lãi suất ngoại bảng thì không đánh giá tình hình RRLS của ngân hàng một


cách toàn diện. Tất cả các trạng thái thực tế trong các công cụ ngoại bảng có giá trị có thể ảnh hưởng bởi RRLS nên được đưa vào trong báo cáo Gap. Các công cụ này bao gồm các hợp đồng lãi suất như là hoán đổi, tương lai và kỳ hạn; hợp đồng quyền chọn, và các quyền chọn trong hợp đồng tương lai và các cam kết bán hay mua các khoản nợ, chứng khoán hay những công cụ tài chính khác.

Báo cáo trạng thái có liên quan đến quyền chọn: Nhiều sản phẩm có quyền chọn nên khách hàng có quyền thay đổi các điều khoản của hợp đồng hay thực hiện khi tình hình thị trường thay đổi. Khi khách hàng thực hiện quyền chọn, ngân hàng tổn thất tài sản mà không phải trả lãi suất nữa. Vì những sản phẩm này góp phần tạo thành RRLS cho ngân hàng nên cần phải đưa chúng vào báo cáo Gap..

Đối với sản phẩm với quyền chọn, các dòng tiền tùy thuộc vào hướng đi của lãi suất; hướng biến động lãi suất khác nhau cần được xem xét bởi v ì ngày thực hiện quyền chọn sẽ thay đổi tương ứng làm ảnh hưởng đến dòng tiền. Báo cáo Gap cho thấy một bức tranh không hoàn thiện về các sản phẩm với các quyền chọn bởi vì nó chỉ có một thời gian định giá lại.

Hoàn thiện cách xây dựng hạn mức khe hở nhạy cảm lãi suất (Gap)

Các ngân hàng trong thực tế khi đưa ra các hạn mức nhạy cảm lãi suất thông thường căn cứ vào các số liệu rủi ro trong quá khứ. Hạn mức Gap (định giá lại hay đến hạn) được đưa ra nhằm giảm rủi ro tiềm ẩn đối với thu nhập của ngân hàng hay vốn từ sự thay đổi của lãi suất. Các hạn mức kiểm soát khối lượng hay số tiền bị định giá lại không cân xứng trong một khoảng thời gian .

Những hạn mức này thường được thể hiện dưới dạng tỷ lệ TSC nhạy cảm lãi suất (RSA) đối với TSN nhạy cảm lãi suất (RSL) trong một khoảng thời gian. Tỷ lệ lớn hơn 1 cho biết rằng ngân hàng có TSC nhạy lãi và có nhiều TSC hơn TSN định giá lại. Tất cả các yếu tố khác đều cố định, thu nhập của ngân hàng có trạng thái như vậy sẽ giảm khi lãi suất giảm.

Khi tỷ lệ RSA/RSL nhỏ hơn 1 có nghĩa là ngân hàng có TSN nhạy lãi và thu nhập có thể giảm khi lãi suất tăng. Các hạn mức Gap khác mà ngân hàng sử dụng để kiểm soát rủi ro bao gồm tỷ lệ Gap trên TSC, tỷ lệ Gap trên TSN, và

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí