Tỷ Lệ Nợ Xấu Theo Ngành Kinh Tế Tại Vbard (2007 -2011)


VBARD

Bảng 3.4: Tỷ lệ nợ xấu theo ngành kinh tế tại VBARD (2007 -2011)

Đơn vị: %


Tiêu chí

2007

2008

2009

2010

2011

Nông lâm nghiệp

4,43

3,85

4,46

4,1

3,9

Thủy hải sản

2,63

3,1

5,8

4,21

4,01

Cà phê

3,2

3,5

3,3

3,8

3,3

Công nghiệp

0,54

0,79

1,68

1,7

1,8

Thương mại dịch vụ

0,39

0,57

1,1

1,8

1,98

Cho vay tiêu dùng

0,5

0,7

0,3

1,08

1,53

Khác

1,3

1,46

1,8

2,3

2,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 257 trang tài liệu này.

Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam - 15

Nguồn: Tổng hợp từ BCTD của VBARD giai đoạn 2007 – 2011 [26]

Tại VBARD, tỷ lệ nợ xấu trong ngành nông lâm nghiệp và thủy hải sản là cao nhất. Đặc biệt, năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của hai ngành này lần lượt là 4,46% và 5,8%, vượt xa mức nợ xấu bình quân của danh mục cho vay. Lý do là tại giai đoạn này, VBARD đã thực hiện cho vay theo tinh thần của chính phủ nhằm cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông thôn. Mặt khác do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.

Ngoài ra, lĩnh vực cho vay trong ngành cà phê cũng có tỷ lệ nợ xấu tương đối cao, tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại VBARD cũng bắt đầu có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây.

b. Nợ xấu theo đối tượng khách hàng

Vietinbank

Có thể nhận thấy trong giai đoạn 2008 – 2011, tại VietinBank tỷ lệ nợ xấu xuất hiện nhiều hơn ở các khoản cho vay kinh tế nhà nước. Đây luôn là những khách hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ của Vietinbank Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu trong các khoản cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân cũng đang có xu hướng ngày càng tăng tương ứng với sự tăng lên của dư nợ cho vay nhóm này.


Bảng 3.5: Tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Vietinbank (2008 -2011)

Đơn vị: %


Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

Cho vay DNQD





Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ cùng loại

1,83

2,95

0,97

1,53

Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ

0,66

1,05

0,33

0,57

Cho vay DN ngoài QD





Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ cùng loại

0,56

1,18

0,43

0,74

Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ

0,36

0,76

0,29

0,45


Nguồn: Tổng hợp từ BCTD của Vietinbank giai đoạn 2008 – 2011 [26] VBARD

Bảng 3.6: Tỷ lệ nợ xấu theo đối tượng khách hàng tại VBARD (2008 -2011)

Đơn vị:tỷ đồng, %


Tiêu chí

2008

2009

2010

2011

Tổng nợ xấu

4.709

7.853

9.522

11.308

- Hộ SX và cá nhân

2.686

4560

4106

3233

Doanh nghiệp

2033

3293

5416

8075

Nợ xấu/Dư nợ cùng loại





-Hộ SX và cá nhân

2

3

2,2

1,5

-Doanh nghiệp

1,7

2,34

3,1

3,7


Nguồn: Tổng hợp từ BCTD của VBARD giai đoạn 2008 – 2011 [26]

Trong danh mục cho vay của VBARD, cho vay đối với đối tượng khách hàng hộ sản xuất cá nhân luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng này trong những năm gần đây lại có xu hướng giảm. Trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm đối tượng doanh nghiệp lại tăng.

3.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam

3.2.1. Môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý nợ xấu


Trong những năm vừa qua, các NHTM Việt Nam đã thực hiện việc quản lý nợ xấu dựa vào các văn bản do NHNN và chính phủ Việt Nam ban hành. Các ngân hàng cũng đã bổ sung các cơ chế, quy chế theo hướng chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là các cơ chế tín dụng. Bên cạnh đó hệ thống NHTM Việt Nam còn nâng cao khả năng quản lý rủi ro, quản trị điều hành tại trụ sở chính, tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm hơn trong hoạt động kinh doanh cho tất cả các chi nhánh.

Nếu như, từ năm 2004 trở về trước, việc quản lý và phân loại nợ tại các NHTM Việt Nam được thực hiện theo quyết định số 488/QĐ-NHNN thì kể từ năm 2005 đến năm 2007, các NHTM thực hiện quản lý và phân loại nợ theo quyết định số 493/QĐ- NHNN. Theo quyết định 493, mỗi khách hàng chỉ có thể thuộc 1 trong 5 nhóm nợ, khách hàng có nợ cơ cấu lại không thể coi là khách hàng tốt. Việc tính toán số DPRR phải trích được loại trừ giá trị TSĐB cho khoản vay. Đến năm 2007, các NHTM lại tiếp tục thực hiện quản lý và phân loại nợ theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD, được ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

Các văn bản được các NHTM Việt Nam sử dụng trong hoạt động quản lý nợ xấu:

- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan;

- Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627 của thống đốc NHNN.

- Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung quyết định 127/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của NHTM đối với khách hàng. Các nội dung được sửa đổi quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ là do NHTM tự xem xét, quyết định trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

- Quyết định số 457/2005/QĐ - NHNN ngày 19/04/2005 về quy định về các tỷ


lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD

- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động kinh doanh của TCTD;

- Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống Đốc NHNN ban hành Quy chế mua, bán nợ của các TCTD và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan;

- Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo

đảm.

- Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/1/2007 về việc sửa đổi, bổ sung

một số điều của quyết định 457/2005/QĐ-NHNN

- Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN;

- Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ TC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ;

- Thông tư 13/2010/TT – NHNN ngày 20/5/2010 về việc ban hành các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.

- Thông tư 19/2010/TT – NHNN ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi một số điểm của thông tư 13.

Các quyết định và thông tư kể trên quy định về việc các NHTM phải xây dựng chính sách nội bộ về các tiêu chí xác định một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan. Bao gồm:

- Các tiêu chí xác định một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan

- Các giới hạn tín dụng áp dụng đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan

- Hạn mức, tỷ lệ cho vay tối đa trong tổng dư nợ tín dụng đối với một ngành hay một lĩnh vực kinh tế

- Chiến lược tối đa hóa tài sản Có và cách thức theo dõi đối với các khoản


cho vay

- Quy định về tiêu thức phân loại nợ thành 5 nhóm khác nhau

- Xây dựng chính sách quản lý RRTD, mô hình giám sát RRTD, phương pháp xác định và đo lường RRTD có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, TSĐB, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của ngân hàng

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải phù hợp với hoạt động kinh doanh; đối tượng khách hàng cũng như tính chất rủi ro của các khoản nợ ngân hàng.

3.2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam

Thực trạng quản lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam được lần lượt phản ánh qua các nội dung sau: Nhận biết và phân loại – Đo lường - Ngăn ngừa - Xử lý.

3.2.2.1. Nhận biết và phân loại nợ xấu

Nhận biết nợ xấu

Khái niệm nợ có vấn đề được các NHTM Việt Nam xác định bao gồm:

(i) Nợ xấu theo quy định phân loại nợ của NHNN (Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN); Đó là các khoản nợ thuộc 3 nhóm cuối ( Nhóm 3, 4 và 5).

(ii) Nợ đã xử lý bằng quỹ DPRR đang hạch toán ở ngoại bảng;

(iii) Nợ chưa bị phân vào nhóm nợ xấu nhưng có dấu hiệu rủi ro.

Công tác nhận biết nợ thể hiện sự chủ động phòng ngừa nợ xấu phát sinh tại các ngân hàng. Điều này tạo cơ sở cho các ngân hàng chủ động quản lý đối với các khoản nợ đang ở nhóm 1, nhóm 2 nhưng xuất hiện nguy cơ chuyển thành nợ xấu, từ đó có hướng xử lý kịp thời và hạn chế tối đa sự gia tăng nợ xấu. Ngoài ra, nợ đã xử lý bằng DPRR đang hạch toán ở ngoại bảng cũng được xác định là đối tượng quản lý cùng với hai loại nợ có nguy cơ xấu và nợ xấu. Đó là sự đảm bảo việc xử lý nợ được xuyên suốt, liên tục, tận thu đến cùng.

Việc nhận biết nợ xấu tại các NHTM Việt Nam chủ yếu dựa theo Điều 6 của QĐ 493, tức là nhận biết qua thời gian quá hạn trả nợ (>90 ngày). Chỉ một số rất ít


các NHTM nhận biết nợ xấu dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng, theo Điều 7 của QĐ 493. Cụ thể nợ xấu được nhận diện khi nó thuộc 3 nhóm nợ sau:

Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ đánh giá là khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn bao gồm các khoản nợ đánh giá là không còn khả năng thu hồi mất vốn. [17]

Phân loại nợ xấu

Hiện nay, các NHTM Việt Nam đều đã hoặc đang triển khai áp dụng việc thực hiện phân loại nợ căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ. Mục đích của việc chấm điểm là nhằm đánh giá về RRTD của ngân hàng, rủi ro do khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay hoặc rủi ro do ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ cam kết bảo lãnh cho khách hàng với bên thứ ba.

Căn cứ vào kết quả xếp hạng và tình trạng của khách hàng để phân loại vào các nhóm nợ thích hợp. Qua đó ngân hàng có thể phát hiện các khoản nợ xấu đến từng khách hàng, đồng thời xác định rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu xuất phát từ đâu? Nguyên nhân có thể từ năng lực tài chính của khách hàng hay từ những rủi ro vĩ mô khác, sau đó tiếp tục đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra khi quyết định cấp tín dụng thì các ngân hàng cũng căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng nên việc phân loại nợ trên thực tế đã có ngay từ lúc thẩm định tín dụng chứ không phải chờ đến lúc giải ngân rồi mới phân loại. Có thể tham khảo về cách phân loại nợ dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ tại VCB theo bảng 3.7 và 3.8 dưới đây:

Khách hàng là doanh nghiệp thông thường

Là khách hàng có báo cáo tài chính đủ 2 năm kể từ khi có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và hiện đang có quan hệ tín dụng với VCB.


Bảng 3.7: Phân loại nợ đối với khách hàng là doanh nghiệp thông thường


Tổng số điểm

Xếp hạng

Phân loại nợ

Từ 94 đến 100

AAA

Nhóm 1

Từ 88 đến dưới 94

AA+

Nhóm 1

Từ 83 đến dưới 88

AA

Nhóm 1

Từ 78 đến dưới 83

A+

Nhóm 1

Từ 73 đến dưới 78

A

Nhóm 1

Từ 70 đến dưới 73

BBB

Nhóm 2

Từ 67 đến dưới 70

BB+

Nhóm 2

Từ 64 đến dưới 67

BB

Nhóm 2

Từ 62 đến dưới 64

B+

Nhóm 2

Từ 60 đến dưới 62

B

Nhóm 3

Từ 58 đến dưới 60

CCC

Nhóm 3

Từ 54 đến dưới 58

CC+

Nhóm 3

Từ 51 đến dưới 54

CC

Nhóm 3

Từ 48 đến dưới 51

C+

Nhóm 3

Từ 45 đến dưới 48

C

Nhóm 4

Dưới 45

D

Nhóm 5

Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (2010), Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng [25]

Khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập

Là doanh nghiệp mới thành lập; hoặc đã hoạt động nhưng chưa có báo cáo tài chính đủ 02 năm kể từ khi có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh; hoặc các đơn


vị hành chính sự nghiệp có thu, không có báo cáo tài chính và hiện đang có quan hệ tín dụng với VCB, có kết quả xếp hạng tín dụng.

Bảng 3.8: Phân loại nợ đối với khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập



Phân loại nợ theo yếu tố tình trạng khoản nợ

Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ


AA, AA+ AA, A+, A, BBB


BB+, BB, B+, B


CCC CC+ CC


C+, C


D

- Trong hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

- Quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Nhóm 5

- Quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; hoặc

- Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; hoặc

- Được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không thể trả lãi đầy đủ, đúng hạn


Nhóm 3


Nhóm 4


Nhóm 5


Nhóm 5


Nhóm 5

- Quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; hoặc

- Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu và quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại; hoặc

- Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai


Nhóm 4


Nhóm 5


Nhóm 5


Nhóm 5


Nhóm 5

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022