BVMT của các doanh nghiệp trong KCN. Tham gia học tập bổ sung kiến thức về khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Tạo điều kiện cho các cán bộ được tiếp cận với các trang thiết bị, công nghệ hiện đại bắt kịp khoa học công nghệ mới, phục vụ tốt cho nhiệm vụ quản lý.
- Bên cạnh đó, tuy đã có quy định về việc các doanh nghiệp và các KCN phải bố trí cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách có chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, hiện tại chưa có chế tài để buộc các đơn vị này thực hiện theo đúng quy định, đội ngũ các công nhân kỹ thuật chuyên trách, bán chuyên trách về môi trường tại KCN và tại các doanh nghiệp nằm trong các KCN là một hệ thống mắt xích rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện các quy định QLNN về nước thải KCN một cách có hiệu quả. Vì vậy, cần thiết phải có quy định một cách chặt chẽ nhất về việc bố trí lực lượng phụ trách môi trường tại KCN và tại các doanh nghiệp và phải có chế tài đối với các doanh nghiệp không tuân thủ.
3.2.5.Tăng các chế tài xử lý vi phạm về công tác bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp
Cần tăng mức xử phạt hành chính, xử phạt bổ sung, và biện pháp khắc phục hậu quả nghiêm khắc ( ngoài bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả vi phạm, có thể buộc dừng hoạt động…). các biện pháp xử phạt phải nghiêm khắc mang tính răn đe để tạo sự chuyển biến tích cực đối với các doanh nghiệp vi phạm công tác BVMT trong các Khu công nghiệp.
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị phòng chống tội phạm về bảo vệ môi trường thuộc lực lượng công an với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong KCN, đình chỉ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kéo dài không đầu tư các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt quy chuẩn môi trường.
Cương quyết xử lý các doanh nghiệp để xảy ra tình trạng ô nhiễm nước thải, truy tố trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật đối với nước thải gây hậu quả nghiêm trọng, các hành vi gian lận trong việc XLNT. Xác định và buộc bồi thường thiệt hại với các sự cố môi trường.
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm môi trường; vi phạm các quy
định về quản lý, xử lý nước thải, về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp. Với các vi phạm này cần có các quy định xử phạt có tính răn đe các hành vi vi phạm.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Thanh Tra, Kiểm Tra, Xử Lý Vi Phạm Trong Quản Lý Nhà Nước Về Nước Thải Của Các Doanh Nghiệp Trong Khu Công Nghiệp
- Quan Điểm, Định Hướng Phát Triển Các Khu Công Nghiệp Của Tỉnh Đắk Lắk
- Tăng Cường Công Tác Thanh Tra, Kiểm Tra, Xử Lý Vi Phạm Trong Quản Lý Nhà Nước Về Nước Thải Các Khu Công Nghiệp
- Bảng Giá Trị Các Thông Số Nước Thải Công Nghiệp Theo Qcvn40:2011/btnmt.
- Quản lý nhà nước về nước thải ở các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 16
- Quản lý nhà nước về nước thải ở các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 17
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Xây dựng các mức hình phạt tương ứng với từng mức độ hành vi, dựa trên nguyên tắc, vi phạm càng lớn, mức xử phạt càng cao. Vừa kiểm tra trực tiếp, vừa chú trọng quản lý đến khâu hậu kiểm thì mới đạt đến đạt hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp.
3.2.6. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường
Bên cạnh đó, Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk cần triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường theo hướng dẫn tại Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao với các nội dung chính như sau:
Ban Quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk cần xây dựng quy chế phối hợp với thanh tra TN & MT, lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường để phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tăng tính rắn đe. Đầu tư hệ thống hạ tầng tiếp nhận số liệu từ hệ thống quan trắc tự động liên tục của KCN. Kiểm tra thông tin số liệu thường xuyên từ hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục của các KCN.
+ Xác định và đánh giá nguy cơ xảy ra các sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của KCN, các tình huống đối với từng loại nguy cơ có thể xảy ra sự cố môi trường
+ Đưa ra các biện pháp phòng ngừa đối với từng sự cố môi trường, áp dụng các biện pháp loại trừ để tìm ra các nguyên nhân gây ra sự cố môi trường
+ Các phương án bố trí lực lượng tại chỗ để bảo đảm sẵn sàng ứng phó và khắc phục đối với từng tình huống sự cố môi trường, kế hoạch tập huấn, huấn luyện về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường
+ Lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng và bảo đảm các thiết bị, dụng cụ, phương tiện cần thiết để ứng phó sự cố môi trường
+ Cơ chế thực hiện, phương thức thông báo, báo động và huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị trong và ngoài KCN để ứng phó theo mức độ sự cố môi trường cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân liên quan tại khu vực trong quá trình ứng phó sự cố môi trường
+ Các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường khi xảy ra sự cố môi trường
+ Phương án huy động nguồn tài chính cho việc thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
3.3. Các kiến nghị
3.3.1. Đối với Chính phủ
- Để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020 kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, đề nghị các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, sửa đổi các quy định pháp luật để triển khai thực hiện xây dựng, ban hành văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về quản lý nước thải KCN bắt kịp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và trên thế giới.
- Xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương trong việc tiến hành các hoạt động QLNN về KCN, giải quyết các vấn đề chồng chéo trong quản lý, trách nhiệm chính về KCN, tránh các tình trạng buông lỏng quản lý, đùn đẩy trách nhiệm.
- Thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình QLNN về các KCN nhất là vấn đề BVMT trong KCN.
- Đề xuất nghiên cứu, các cơ chế tạo điều kiện để Ban Quản lý các KCN chủ động trong việc xử lý các vi phạm của các doanh nghiệp trong KCN.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh do Bộ phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường.
-Tiếp tục tăng cường phân cấp, giao nhiệm vụ trực tiếp từ Trung ương tới địa phương, gắn chặt với cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp rõ ràng, minh bạch giữa các cơ quan Trung ương và địa phương. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước ở cấp Trung ương và địa phương đảm bảo đủ thẩm quyền và nguồn lực để quản lý các KCN. Trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện một số dự án nhằm tiếp tục xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đặc biệt.
3.3.2. Đối với tỉnh Đắk Lắk
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, của mọi tầng lớp nhân dân để đáp ứng kịp thời công tác bảo vệ môi trường thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Chỉ đạo việc sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định, nghiên cứu có giải pháp thu hút nguồn lực xã hội hóa đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh nhất là trong KCN, kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tổ chức có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường, có giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả Quỹ bảo vệ môi trường.
- Cần chú trọng xây dựng các kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý tài nguyên môi trường đủ năng lực và số lượng đáp ứng nhu cầu công tác về bảo vệ môi trường được phân công, phân cấp trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.
- Thực hiện tốt quy chế phối hợp về bảo vệ môi trường tại KCN, theo đó Ban quản lý các KCN và Sở Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm:
+Thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các dự án hoạt động trong các KCN.
+ Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong KCN thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định bảo vệ môi trường, phát hiện và kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, huy động lực lượng ứng phó, khắc phục khi xảy ra sự cố môi trường tại các KCN.
+ Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư tại các KCN khi được ủy quyền của cấp có thẩm quyền, thẩm định, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo ủy quyền của các cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, các đơn vị trên phải chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả phối hợp. Đồng thời, trong quá trình phối hợp quản lý phải xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp để làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tránh chồng chéo, trùng lặp.
- Đề nghị cần tăng cường ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống, ngăn ngừa các sự cố môi trường trong Khu công nghiệp cũng như thực thi cưỡng chế, xử lý nghiêm vi phạm nhằm yêu cầu các đơn vị sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp phải thực hiện nghiêm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải.
- Đề nghị chú trọng, khuyến khích, ưu đãi chính sách phát triển kinh tế xanh thân thiện với môi trường, áp dụng các công nghệ hiện đại để sản xuất và ít tác động đến môi trường nhằm phát triển kinh tế một cách bền vững, từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch nhằm nâng cao công tác bảo vệ môi trường.
- Về tổ chức bộ máy Ban quản lý các KCN tỉnh: Đề nghị thành lập phòng Quản lý môi trường.
3.3.3. Đối với các doanh nghiệp trong Khu công Nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk.
- Đề nghị các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở SXKD trong KCN Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phải thực hiện nghiêm các quy định và yêu cầu trong Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Các doanh nghiệp, cơ sở SXKD có phát sinh nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép phải có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo đạt Quy chuẩn môi trường Việt Nam trước khi xả thải và hệ thống thu gom của KCN.
- Đề nghị các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú thực hiện công tác đấu nối nước thải và kí kết hợp đồng xử lý nước thải với Công ty Phát triển hạ tầng KCN Hòa Phú, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc về công tác BVMT trong KCN.
- Chủ đầu tư hạ tầng KCN Hòa Phú cần thỏa thuận rõ ràng với các
doanh nghiệp về nồng độ chất lượng nước thải đầu vào trạm XLNT, có các biện pháp kiểm tra, xử lý sự cố, lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng, các trạm quan trắc tự động phải được lắp đặt và vận hành thường xuyên.
- Các doanh nghiệp định kỳ báo cáo kết quả quan trắc kiểm soát nước thải và gửi báo cáo cho đơn vị quản lý hạ tầng KCN. Tiến hành kiểm tra định kỳ 2 lần/năm toàn bộ hệ thống thoát nước, XLNT của các cơ sở để có thông tin và đưa ra các giải pháp thiết thực.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức BVMT cho công nhân, nhân viên làm việc trong KCN, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho công nhân viên, thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho công nhân viên.
Tiểu kết chương 3
Phát triển Công nghiệp luôn là trụ cột của phát triển kinh tế - xã hội đất nước, trong đó có vai trò không thể thiếu của các KCN, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và toàn xã hội để tăng cường công tác BVMT tại các KCN. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động QLNN về nước thải các KCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và nguyên nhân của các hạn chế trong QLNN về nước thải các KCN tỉnh Đắk Lắk tại chương 2, nội dung chương 3 đã đưa ra các giải pháp QLNN về nước thải các KCN trong thời gian tới tại tỉnh Đắk Lắk nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về nước thải các KCN tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới như sau:
- Hoàn thiện thể chế, chính sách và thực hiện tốt quy hoạch liên quan đến quản lý nhà nước về nước thải các Khu công nghiệp, đây là giải pháp đầu tiên và rất quan trọng, đưa ra các văn bản chính sách phải sát với thực tế phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bắt kịp xu thế phát triển của nền công nghiệp.
- Tăng cường hướng dẫn, tổ chức thực hiện các VBQPPL về nước thải các KCN, đây là giải pháp cần quan tâm và thực hiện thường xuyên, để đưa các VBQPPL về nước thải các KCN áp dụng thực thế, mang lại hiệu quả thì các cơ quan quản lý nhà nước về nước thải KCN phải tăng cường hướng dẫn, phổ biến đến mọi thành phần, đối tượng khác nhau trong KCN, đặc biệt là lãnh đạo và cán bộ phụ trách môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Thông qua đó tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT trong KCN. Nếu thực hiện tốt giải pháp này ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp sẽ được cải thiện và không ngừng nâng cao.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về nước thải các Khu công nghiệp, đây là giải pháp đầu tư cho cả nhân lực và vật lực để thực hiện công tác QLNN về nước thải KCN, tăng cường đầu tư vốn, đầu tư máy móc hiện đại nhằm xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ cho công tác BVMT, yếu tố con người là rất quan trọng trong QLNN về nước thải KCN, các cán bộ làm công tác quản lí về nước thải phải được tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ cho nhiệm cụ QLNN về nước thải KCN.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý
nhà nước về nước thải các KCN, đây là giải pháp rất quan trọng, các giải pháp đưa ra vừa có thể hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các quy định của pháp luật vừa khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường, vừa tăng cường xử lý đối với các doanh nghiệp không thực hiện tốt các quy định và đặc biệt sẽ không bỏ sót các vi phạm của doanh nghiệp giảm tính hiệu quả của các quy định của pháp luật.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về nước thải công nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì các giải pháp trên cần được áp dụng một cách đồng bộ, giải pháp này bổ trợ cho giải pháp khác để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với chính quyền tỉnh Đắk Lắk và Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về nước thải công nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk