Quản lý nhà nước về chứng thực - Qua thực tiễn Thành phố Hà Nội - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THÙY DUNG


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC

- QUA THƯC

TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ ĐỨC ĐÁN


HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thùy Dung

MỤC LỤC


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục từ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC 6

1.1 Những vấn đề cơ bản chung về chứng thực6

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của chứng thực 6

1.1.2 Nội dung và chủ thể thực hiện chứng thực 11

1.1.3 Phân loại chứng thực 12

1.1.4 Yêu cầu của hoạt động chứng thực 13

1.1.5 Phân biệt hoạt động chứng thực và hoạt động công chứng 14

1.2 Quản lý nhà nước về chứng thực 15

1.2.1 Khái quát về hoạt động quản lý nhà nước 15

1.2.2 Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về chứng thực 18

1.2.3 Vai trò quản lý nhà nước về chứng thực 22

1.2.4 Nội dung quản lý nhà nước về chứng thực 24

1.2.5 Nguyên tắc quản lý nhà nước về chứng thực 27

1.2.6 Chủ thể quản lý nhà nước về chứng thực 28

1.2.7 Yêu cầu quản lý nhà nước về chứng thực 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC

– QUA THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 33

2.1 Thực trạng các quy định pháp luật về chứng thực ở Việt Nam 33

2.1.1 Các giai đoạn hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về

chứng thực 33

2.1.2 Những ưu điểm của các quy định pháp luật về chứng thực 36

2.1.3. Những hạn chế của các quy định pháp luật về chứng thực 42

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về chứng thực tại thành

phố Hà Nội 45

2.2.1 Những yếu tố ảnh hướng đến hoạt động quản lý nhà nước về chứng

thực tại Hà Nội 45

2.2.2 Hoạt động quản lý nhà nước về chứng thực tại thành phố Hà Nội hiện nay 48

2.3. Những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về chứng thực 62

2.3.1 Tồn tại, hạn chế chung 62

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về chứng thực tại địa

bàn thành phố Hà Nội 64

2.4 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế làm giảm hiệu lực, hiệu

quả quản lý nhà nước về chứng thực 70

2.4.1 Nguyên nhân chung 70

2.4.2 Nguyên nhân riêng tại thành phố Hà Nội 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 75

Chương 3: YÊU CẦU, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG THỰC 77

3.1 Yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước về chứng thực 77

3.1.1 Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng 77

3.1.2 Đảm bảo pháp chế 78

3.1.3 Phát huy vai trò của các công cụ quản lý nhà nước khác 79

3.1.4 Hiện thực hóa quan điểm của Chương trình cải cách tổng thể nền hành

chính nhà nước và Chương trình cải cách tư pháp 80

3.2 Mục tiêu của tăng cường quản lý nhà nước về chứng thực 81

3.2.1 Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị hiện nay của hoạt động chứng thực 81

3.2.2 Đáp ứng yêu cầu phục vụ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 82

3.2.3 Đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN 82

3.2.4 Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và cải cách tư pháp 83

3.2.5 Đáp ứng yêu cầu của hội nhập nền kinh tế quốc tế 86

3.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chứng thực tại Việt

Nam hiện nay 87

3.3.1 Giải pháp chung 87

3.3.2 Giải pháp riêng đối với Hà Nội 91

KẾT LUẬN 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


CHXHCN:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Hà Nội:

Thành phố Hà Nội

UBND huyện:

UBND quận (huyện, thị xã)

UBND tỉnh:

UBND tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương

UBND xã:

UBND xã (phường, thị trấn)

UBND:

Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về chứng thực - Qua thực tiễn Thành phố Hà Nội - 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đảng ta đã xác định xây dựng nhà nước Việt Nam là “Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Tính ưu việt của mô hình nhà nước không chỉ xác định ở bản chất giai cấp tiên phong, cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân Việt Nam mà còn phụ thuộc vào phương thức quản lý khoa học và hiện đại, được coi là biện pháp đảm bảo vững chắc lâu dài cho Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Hiến pháp năm 1992 qui định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa..”[46, Điều 12]. Như vậy trong bất kỳ lĩnh vực xã hội cụ thể nào Nhà nước đều phải dùng pháp luật là công cụ phổ biến và hữu hiệu nhất để thực hiện chức năng quản lý của mình và hoạt động chứng thực cũng không năm ngoài qui luật đó.

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về chứng thực của cá nhân tổ chức ngày càng cao. Trước đây, hoạt động công chứng, chứng thực phần lớn được thực hiện tại các phòng công chứng công lập và cơ quan tư pháp các địa phương, dẫn đến tình trạng các cơ quan này thường xuyên quá tải. Hiện nay, việc công chứng, chứng thực được mở rộng phạm vi hoạt động. Theo đó, các Văn phòng công chứng, Phòng công chứng và UBND cấp huyện, UBND cấp xã cùng tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. Các quy định pháp luật cũng đã phân định thẩm quyền cho các Phòng công chứng, Văn phòng công chứng có thẩm quyền thực hiện các thủ tục về công chứng hợp đồng, giao dịch; còn hoạt động chứ ng thực do UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện. Như vậy với quy định trên cá nhân, tổ chức có thể tùy ý lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục chứng thực mà không bị phụ thuộc vào sự phân chia địa giới hành chính như trước đây và giảm bớt được thời gian đi lại.

Mốc quan trọng đánh dấu sự phân chia thẩm quyền và tách bạch về cơ sở pháp lý cũng như nhận thức pháp luật của hoạt động công chứng và chứng thực là sự ra đời

của Nghị định 75/2000/CP về công chứng, chứng thực. Tiếp sau đó là sự ra đời của Luật công chứng năm 2006 được coi là văn bản bước ngoặt trong quá trình hoàn thiện hệ thống công chứng ở Việt Nam và Nghị định 79/2007/NĐ – CP (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 04/2012/NĐ-CP, về việc sửa đổi, bổ sung điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính. Theo đó hoạt động công chứng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật công chứng 2006, hoạt động chứng thực thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 79/2007/NĐ – CP và một phần của Nghị định 75/2000/NĐ – CP. Như vậy chúng ta thấy Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến hoạt động công chứng, chứng thực đặc biệt trong quá trình thực hiện Chương trình cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và Chương trình cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Việt Nam hiện nay.

Hà Nội là Thủ đô của nước CHXNCN Việt Nam, là một trong những trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội lớn nhất của cả nước. rong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế với định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền thì quản lý nhà nước về hoạt động chứng thực luôn được quan tâm.Việc nghiên cứu quản lý nhà nước về chứng thực tại thành phố Hà Nội là một nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt khoa học và thực tiễn. Với nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của hoạt động chứng thực trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đáp ứng được yêu cầu của Đảng, Nhà nước trong công cuộc cải cách hành chính và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Vậy nên tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về chứng thực - Qua thực tiễn Thành phố Hà Nội làm đề tài luận văn của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây nhận thức được vai trò của hoạt động Chứng thực, hoạt động nghiên cứu về chứng thực nói chung và quản lý nhà nước về chứng thực nói riêng rất được quan tâm. Cụ thể đã có những công trình, luận văn, bài viết được công bố sau:

Trần Ngọc Nga (1996),“Quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực; công chứng nhà nước, những vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta”, Luận văn Thạc sỹ;

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 17/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí