Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Danh mục đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Gia Lai 46

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp số liệu cơ sở tín ngưỡng tại tỉnh Gia Lai 51

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp số liệu tôn giáo tại tỉnh Gia Lai 52

Bảng 2.4. Thống kê về trình độ chuyên môn, chính trị và QLNN của cán bộ, công chức chuyên trách QLNN về tôn giáo tại tỉnh Gia Lai 69

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Biểu đồ 2.1. Số lượng tín đồ của Công giáo qua các giai đoạn được thể hiện qua biểu đồ 63

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan QLNN về tôn giáo tỉnh Gia Lai hiện nay 68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.


PHẦN MỞ ĐẦU

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 2

1. Lý do chọn đề tài luận văn

Gia Lai là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc của Tây Nguyên, với vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh – quốc phòng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Gia Lai vẫn giữ cho mình nền văn hóa truyền thống đặc trưng, đa dạng thể hiện qua tôn giáo đa thần, trong đó có Công giáo. Công giáo có mặt trên vùng đất Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng khoảng trên dưới 100 năm. Quãng thời gian đó, Công giáo đã đồng hành cùng các dân tộc nơi đây không chỉ trong đời sống tâm linh tôn giáo mà còn cả trong đời sống kinh tế - xã hội. Công giáo cùng với người dân vừa sinh hoạt giáo lý lễ nghi vừa hướng dẫn đồng bào tiếp nhận khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống mới. Đặc biệt, trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh Gia Lai, Công giáo càng được phát huy, khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc ở địa phương.

Tuy nhiên, Gia Lai cũng là địa bàn trọng điểm về vấn đề dân tộc, tôn giáo mà các thế lực thù địch trong và ngoài nước tập trung tiến hành các hoạt động chống phá. Hoạt động của tôn giáo do những tác động bên ngoài, bên trong, khách quan, chủ quan mà có những biểu hiện ít nhiều phức tạp, không bình thường và nhận thức, hiểu biết của một bộ phận cán bộ, chính quyền về vai trò của Công giáo trong đời sống xã hội các dân tộc nơi đây chưa thỏa đáng. Mặt khác, các nghiên cứu về tôn giáo này ở Tây Nguyên và Gia Lai còn chưa nhiều; các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tìm hiểu bức tranh chung của Công giáo Tây Nguyên. Bởi vậy, nghiên cứu về lịch sử hình thành, quá trình du nhập, chuyển biến, vai trò của Công giáo và vấn đề QLNN về hoạt động Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai là rất cần thiết và cấp bách; nó


không những giúp cho chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn vùng đất, con người Gia Lai, mà còn nhận thức đúng đắn vai trò của tôn giáo này đối với đời sống xã hội các dân tộc nơi đây.

Từ những lý do nêu trên học viên chọn đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Laiđể làm luận văn thạc sĩ Quản lý công của mình, với mong muốn đóng góp làm hoàn thiện thêm lý luận thông qua kinh nghiệm thực tiễn về QLNN đối với hoạt động của Công giáo ở Gia Lai trong giai đoạn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Hiện nay có nhiều công trình, nhiều bài viết về tôn giáo và ảnh hưởng của tôn giáo đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu, luận văn, luận án, tạp chí như:

PGS. TS Vũ Hoàng Công (2016), Chính sách tôn giáo trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 5 năm 2016, trang 27-32. Bài viết cho rằng tôn giáo có thể đồng hành cùng nhà nước pháp quyền và Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách tôn giáo tiến bộ. Đồng thời bài viết cũng đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng, Nhà nước.

Nguyễn Hồng Dương (2006), Hoạt động truyền Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số ở giáo phận Kon Tum: Một số biểu hiện đặc thù. Nghiên cứu chỉ ra những biểu hiện đặc thù của hoạt động truyền đạo ở giáo phận Kon Tum, nơi mà hoạt động truyền Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số đạt hiệu quả cao.

Nguyễn Hồng Dương (2016), Công giáo Việt Nam đối với phát triển bền vững đất nước [23]. Tác giả đã tiếp cận vấn đề trên cơ sở lý luận đó là: quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo làm cơ sở cho Công giáo tham gia vào phát triển bền vững đất nước; đường hướng


của Vatican tác động đến việc Công giáo ở Việt Nam tham gia phát triển bền vững. Về cơ sở thực tiễn tác giả đã phân tích Công giáo tham gia vào việc giải quyết phát triển bền vững trên ba nội dung: Công giáo với chính trị; Công giáo với hội nhập văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống; Công giáo đối với đời sống xã hội được thể hiện qua lối sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng; qua thực hiện vai trò kép đạo - đời và các hoạt động an sinh xã hội. Tác giả đã chỉ ra những vấn đề cần quan tâm trong nghiên cứu về vai trò của Công giáo ở Việt Nam đối với phát triển bền vững. Tác giả cho rằng tiến trình Công giáo tham gia vào phát triển bền vững đất nước không diễn ra thuận chiều như Phật giáo mà đa dạng và khó khăn hơn.

Hoàng Minh Đô (2006), đề tài khoa học cấp bộ “Dòng tu Công giáo ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra cho công tác QLNN”. Nghiên cứu làm rõ thực trạng các dòng tu Công giáo ở các tỉnh có đông đồng bào Công giáo và có sự phát triển mạnh mẽ của dòng tu Công giáo, những bất cập trong công tác QLNN đối với các dòng tu Công giáo đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLNN đối với các dòng tu ở nước ta hiện nay.

Đỗ Lan Hiền – Vũ Thị Mai Hiên (2020), “Tôn giáo và phát triển bền vững”; “Tôn giáo và an ninh”, “Tôn giáo và chính sách Nhà nước”; “Tôn giáo và an ninh con người”. Bốn cuốn sách với bốn chủ đề mang tính thời sự liên quan đến tôn giáo, khai thác những mảng nổi bật của đời sống tôn giáo đương đại, giúp chúng ta hiểu biết và tham gia hành động hướng tới các giao điểm phức tạp giữa đức tin và hành vi, con người và chính sách, giữa tính bền vững và ổn định. Các bài viết có ý nghĩa thiết thực và phù hợp với chuyên môn QLNN về tôn giáo.

GS.TS Đỗ Quang Hưng (2007),“Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận và thực tiễn”; cuốn sách chỉ rõ quá trình tư duy lý luận của


Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, trên cơ sở đó, cung cấp những luận cứ khoa học, góp phần hoàn thiện chính sách tôn giáo hiện nay.

TS.Lê Thị Liên (2018),“Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay”. Công trình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên, luận án đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay.

Đặng Luận (2012), Luận án "Lịch sử truyền bá Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số tại giáo phận Kon Tum". Tác giả đã khái quát đặc điểm truyền giáo và quá trình du nhập, phát triển Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số tại giáo phận Kon Tum.

Bùi Đức Luận (2005), “Quản lý hoạt động tôn giáo cơ sở lý luận và thực tiễn”. Cuốn sách làm rõ một số vấn đề lý luận về QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay; thực tiễn QLNN đối với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo và quá trình xây dựng pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

PGS.TS Nguyễn Đức Lữ (2007), “Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”. Công trình đề cập đến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng; tôn giáo trên thế giới, các tôn giáo lớn ở Việt Nam, chính sách và việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

TS.Ngô Hữu Thảo (1998), “Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay”. Đề tài đã phân tích và làm rõ mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mới, đánh giá thực trạng, đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện mối quan hệ này trong bối cảnh hội nhập quốc tế và kinh tế - xã hội đang có nhiều biến chuyển mạnh mẽ.


GS Đặng Nghiêm Vạn (2007),“Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”. Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến tôn giáo ở Việt Nam, đặc điểm và vai trò của tôn giáo Việt Nam trong đời sống hiện nay, đặc biệt là đời sống văn hóa tôn giáo khi đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Từ góc độ QLNN, vấn đề tôn giáo ở Việt Nam được đề cập trong một số công trình nghiên cứu:

PGS.TS Hoàng Văn Chức (2013), Giáo trình đào tạo cử nhân hành chính: “QLNN về tôn giáo, dân tộc”. Nội dung giáo trình giới thiệu khái quát chung về tôn giáo gồm: khái niệm, nguồn gốc, bản chất và vai trò của tôn giáo; những xu thế hiện nay của các tôn giáo trên thế giới [15, tr.9-18]. Về các nội dung QLNN đối với các hoạt động tôn giáo, theo tác giả có 10 nội dung:

(1) xét duyệt và công nhận pháp nhân, (2) xét duyệt chương trình hành đạo,

(3) xét duyệt một số việc thuộc hành chính đạo, (4) quản lý đào tạo chức sắc, nhà tu hành, (5) xét duyệt xây dựng cơ sở thờ tự, (6) xét duyệt quá trình sản xuất, lưu thông đồ dùng đạo, (7) quản lý hoạt động từ thiện, (8) quản lý hoạt động quốc tế, đối ngoại tôn giáo, (9) xử lý những khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn giáo và (10) đấu tranh, phòng chống lợi dụng tôn giáo [41, tr.51-60].

PGS.TS Hoàng Văn Chức (2000), Đặc điểm của đối tượng QLNN trong lĩnh vực tôn giáo, Tạp chí Quản lý nhà nước. Số 11/2000, Hà Nội.

PGS.TS Hoàng Văn Chức (2003), Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước. Số 94/2003, Hà Nội.

PGS.TS Hoàng Văn Chức (2015), QLNN đối với các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở Bình Định, Tạp chí Quản lý nhà nước. Số 10/2015, Hà Nội.

Nguyễn Thành Chung (2018), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động


tôn giáo trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”. Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; qua đó đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Phan Thị Mỹ Bình (2019), “QLNN đối với hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ Quản lý công. Luận án nghiên cứu QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam, qua đó đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với hoạt động QHQT của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Phan Quang Huy (2019), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động Công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Luận văn thạc sĩ Quản lý công. Luận văn này đã đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động QLNN về tôn giáo trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tôn giáo trên địa bàn huyện.

Đặng Quốc Việt (2019), “Quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý công. Luận văn đã nêu lên thực trạng QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk; qua đó nêu lên những thành tựu, hạn chế và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện QLNN về hoạt động tôn giáo một cách hiệu quả hơn.

Trần Thanh Thủy (2019), “Quản lý nhà nước về hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý công. Luận văn đã đánh giá thực trạng tình hình Công giáo và Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh.


Đỗ Hoàng Vương (2019), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Luận án Tiến sĩ Quản lý công. Luận án nghiên cứu thực trạng thực hiện các nội dung QLNN đối với hoạt động của Công giáo; phân tích và đánh giá kết quả thực hiện các nội dung QLNN đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt động của Công giáo, khắc phục những bất cập, hạn chế trong QLNN đối với hoạt động của Công giáo; đảm bảo quyền tự do TNTG cho giáo dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu chủ yếu ở góc độ chính trị học, tôn giáo học, triết học, … hoặc đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của tôn giáo, đặt vấn đề QLNN về hoạt động tôn giáo ở từng lĩnh vực, từng địa phương khác nhau; song chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về việc quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Kết quả của các nghiên cứu nói trên là những tài liệu quý để học viên kế thừa thực hiện tốt đề tài. Hướng đề tài mà học viên lựa chọn, sẽ góp sức vào một vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn không chỉ trước mắt mà còn lâu dài về việc QLNN đối với hoạt động của Công giáo nói riêng và tôn giáo nói chung trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn có mục đích nghiên cứu cơ sở khoa học QLNN về tôn giáo đối với Công giáo; vận dụng trong QLNN đối với hoạt động Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí