Quản Lý - Quản Lý Của Nhà Trường

Tiếng Việt ta giàu và đẹp, đa dạng, rất phong phú nhưng cũng rất phức tạp vì vậy không chỉ học sinh mà cả trong một bộ phận giáo viên còn tồn tại tâm lý ngại học tập, tìm tòi, đào sâu tiếng Việt. Khá nhiều học sinh không yêu thích môn học. kiến thức tiếng Việt và khả năng tư duy nghệ thuật của nhiều giáo viên còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ quản lý cấp cơ sở chưa thực sự quan tâm tạo điêu kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh học tập, nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.

Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội giáo dục Việt Nam đang dần hoàn thiện, phát triển và tiếp cận với thế giới. Trong quá trình đó đã xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu quản lý giáo dục, các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lí luận quản lý giáo dục và quản lý dạy học trong nhà trường, các tác giả tiêu biểu như:

Đặng quốc Bảo, Phạm Minh hạc, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Ngữ, Nguyễn Ngọc Quang, Trần Kiểm, Phạm Viết Vượng...

Ngoài ra về mặt phương pháp dạy học tiếng Việt có một số tài liệu tác giả đã đề cập đến như:

- Một số vấn đề cơ bản của trương trình giáo dục tiểu học mới - Đỗ Đình Hoan.

Tài liệu tham khảo cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiểu học về dạy học và phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán và môn Tiếng Việt - Bộ GD&ĐT.

- Giáo trình phương pháp dạy học tiếng Việt - Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh.

Gần đây một số luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành quản lý giáo dục bước đầu cũng đã đề cập đến các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong các nhà trường phổ thông dưới nhiều góc độ khác nhau. Đó là các đề tài như:

- Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiểu học của phòng GDĐT quận Hồng Bàng Thành Phố Hải Phòng của tác giả Đặng Minh Hằng (2009).

- Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa ở các trường tiểu học huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh của tác giả Nguyễn Tài Cường (2011).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

- Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy ở trường tiểu học huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh của tác giả Nguyễn Văn Thịnh (2011).

Các đề tài nghiên cứu trên đã tiến hành nghiên cứu thực trạng, biện pháp quản lý hoạt động dạy học của phòng GD&ĐT hoặc của hiệu trưởng đối với giáo viên của các trường tiểu học bằng những cách tiếp cận khác nhau và đã đề xuất được một số biện pháp cần thiết, khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý. Tuy nhiên các đề tài này mới chỉ dừng lai ở việc nghiên cứu một số biện pháp quản lý nói chung của cấp học chưa có đề tài nào đề cập tới các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Việt trong các trường tiểu học. việc chỉ ra được những biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động dạy học môn tiếng Việt trong các trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt, là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của huyện Nậm Pồ chính là vấn đề mà tôi rất tâm huyết và quan tâm nghiên cứu trong luận văn này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 3

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lý - Quản lý của nhà trường

* Quản lý (QL), là một hoạt động quan trọng, gắn liền với quá trình phát triển của xã hội loài người. Từ khi có sự phân công lao động trong xã hội đã xuất hiện một dạng lao động đặc biệt đó là tổ chức, chỉ đạo, điều khiển, kiểm tra các hoạt động lao động theo những yêu cầu nhất định. dạng lao động đặc biệt này còn được gọi là hoạt động quản lý.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về QL. Theo những định nghĩa kinh điển nhất, hoạt động quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL (người quản lý) đến khách thể QL trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.

Theo F. W Taylor (1856-1915) cha đẻ của thuyết QL khoa học cho rằng: "QL là biết chính xác điều muốn người khác làm, sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất" [3].

Theo C. Marx, QL là chức năng được sinh ra từ tính chất xã hội hóa lao động. Nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua hoạt động của con người và thông qua QL (con người điều khiển con người). Ông cho rằng: tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô tương đối lớn đều cần đến một sự chỉ đạo để

điều hòa các hoạt động cá nhân. một nhạc sĩ độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển mình nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng [4].

Theo tác giả Trần Kiểm: QL là phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội [17].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "QL là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể QL đến tập thể những người lao động (khách thể QL) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến" [25].

Có nhiều cách diễn đạt khác nhau song có thể khái quát về QL như sau: QL chính là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp quy luật khách quan của chủ thể QL đến đối tượng QL về mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể tạo ra môi trường và điều kiện phát triển cho sự nghiệp phát triển của đối tượng. Đối với nhà trường QL là quá trình tác động của bộ máy QL nhà trường (người QL hay chủ thể QL) đến tập thể Giáo viên, học sinh và lực lượng khác (đối tượng QL) nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu của nhà trường.

Trong Quản lý giáo dục chủ thể quản lý chính là bộ máy quản lý các cấp; Đối tượng quản lý là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục và đào tạo.

* Quản lý nhà trường: Nhà trường là một thể chế đặc biệt của xã hội, thực hiện các chức năng kiến tạo kinh nghiệm xã hội cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó.

Trường học là tế bào cơ sở chủ chốt của tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục. Do đó quản lý trường học nhất thiết phải có tính nhà nước và tính xã hội.

Quản lý nhà trường(QLNT) là một bộ phận trong quản lý giáo dục. Trường học (cơ sở giáo dục) chính là nơi trực tiếp làm công tác giáo dục có nhiệm vụ trang bị kiến thức cho một nhóm dân cư nhất định. Chất lượng giáo dục đạt được là do thành tích đích thực của nhà trường cùng với hệ thống quản lý giáo dục.

Tác giả Phạm Minh Hạc đã đưa ra khái niệm về quản lý nhà trường là: " QLNT là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang "Quản lý nhà trường là quản lý các hoạt động dạy và học, tức là làm sao đưa các hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục".[15]

Mục tiêu của QLNT được cụ thể hóa trong kế hoạch nhiệm vụ năm học tập trung vào việc phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Để thực hiện được mục tiêu này, người hiệu trưởng phải tiến hành các hoạt động quản lý, xây dựng môi trường giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và các điều kiện phục vụ cho công việc dạy và học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tạo lập, duy trì tốt mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội, thực hiện dân chủ hóa trong quản lý nhà trường và các hoạt động khác.

Từ những định nghĩa trên cho thấy: QLNT là việc người hiệu trưởng xây dựng mục tiêu, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá các kết quả đạt được so với yêu cầu, chuẩn mực đề ra trong chương trình giáo dục và nhiệm vụ năm học về chất lượng phát triển toàn diện nhân cách của học sinh.

Để đạt được mục tiêu trên QLNT phải tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hiệu quả chất lượng quá trình giáo dục đào tạo trên cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục; Xây dựng tập thể giáo viên, học sinh và các tổ chức đoàn thể nhà trường, đảm bảo chính sách, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Bên cạnh đó cần thu hút, phối hợp và tổ chức các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường tham gia vào việc xây dựng nhà trường tạo ra môi trường giáo dục tốt, thân thiện. Sử dụng, xây dựng và bảo quản cơ sở vật chất của nhà trương, quản lý tốt tài chính, thống nhất với hoạt động giáo dục và đào tạo. Tiến hành kiểm tra trong và ngoài nhà trường nhằm đánh giá khách quan, hiệu quả chất lượng giáo dục của nhà trường.

Trong quản lý nhà trường có những đối tượng quản lý cụ thể sau:

- Quản lý nhân sự (con người, cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh).

- Quản lý hoạt động chuyên môn (chương trình, hoạt động dạy và học).

- Quản lý hành chính và tài chính.

- Quản lý cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kĩ thuật.

- Quản lý các quan hệ giáo dục trong và ngoài nhà trường (các mối quan hệ giữa gia đình và cộng đồng địa phương).

- Quản lý môi trường (tự nhiên, văn hóa, xã hội).

Trong mỗi một nội dung quản lý luôn có hai mặt gắn liền với nhau là quản lý hành chính và sự vụ (Administration) và quản lý chất lượng (Quality management).

Bắt nguồn từ những phân tích ở trên, tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng: "Quản lý trường học là quản lý giáo dục ở cấp cơ sở trong đó chủ thể quản lý là các cấp chính quyền và chuyên môn trên trường, các nhà quản lý trong trường do hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lý chính là nhà trường như một tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ; nguồn lực quản lý là con người, cơ sở vật chát kĩ thuật, tài chính, đầu tư khoa học công nghệ và thông tin bên trong trường và được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính sách, cơ chế và chuẩn hiện có" (dẫn theo [17]).

1.2.2. Hoạt động dạy học

Như chúng ta đã biết, bản chất của dạy học chính là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Dạy là quá trình hoạt động của thầy, thông qua sự truyền đạt nội dung mà chỉ đạo (tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra). Hoạt động học của trò nhằm giúp trò lĩnh hội những tri thức cần thiết. Học là quá trình con người lĩnh hội kiến thức, kĩ năng kĩ xảo và những phương thức, hành vi mới. Hoạt động dạy học là quá trình truyền thụ, lĩnh hội những kĩ năng, kĩ xảo và phương pháp nhận thức của con người. Nhiệm vụ dạy trong nhà trường không chỉ đảm bảo cho người học có một trình độ học vấn nhất định mà còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

Hai hoạt động này tồn tại song song không tách rời nhau và phát triển trong cùng một quá trình hoạt động chung nhằm hình thành nhân cách của con người mới, đáp ứng được yêu cầu của thời đại.

* Mục tiêu của hoạt động dạy học:

+ Mục tiêu tổng quát: Từng bước hoàn thiện nhân cách người học, mà nhân cách đó là chuẩn mực người lao động đáp ứng được các yêu cầu của cộng đồng, của đát nước và của thời đại trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội.

+ Mục tiêu cụ thể:

- Trang bị kiến thức: Chọn lọc trong nguồn đa dạng các tri thức nhân loại (Mỗi ngày một nhiều và ở tầm cao hơn) Những tri thức vừa đảm bảo tính lý luận vừa đảm bảo tính thực tiễn để tạo điều kiện thuận lợi cho người học có cơ sở nghiên cứu và khám phá các quy luật của tự nhiên và xã hội. Nói cách khác nội dung dạy học phải lựa chọn để người học đạt được các mục tiêu vừa biết căn nguyên của tri thức, vừa làm việc được, vừa chung sống được với nhau và vừa thực sự làm người.

- Rèn luyện kĩ năng làm cho người học thành thạo trong việc phát hiện vấn đề, lập luận để lý giải nguồn gốc vấn đề, giải quyết sáng tạo và hiệu quả vấn đề, đồng thời ứng dụng kết quả nhận biết vấn đề vào xử lý các tình huống cụ thể của cuộc sống.

- Hình thành thái độ: yêu cầu mọi người học sau khi đã được trang bị không gò ép các tri thức nhân loại, phải nhận biết được cái đúng, cái sai, cái đã biết, cái chưa biết cần phải khám phá, cái cần cho bản thân cho cộng đồng và xã hội. Từ đó định hướng cho bản thân những lý tưởng chân chính và hành động cần thiết để thực hiện lý tưởng của mình.

1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học(HDDH) chính là các biện pháp tác động của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh... Nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy học của

nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường theo yêu cầu trong năm học.

Quản lý HDDH chính là tác động lên đội ngũ giáo viên, học sinh qua việc thực thi các chức năng quản lý như: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, điều chỉnh nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục. Trong đó người thầy đóng vai trò hướng dẫn, dẫn dắt học sinh đi tìm chân lý. Người học chủ động tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng theo yêu cầu. đặc biệt vai trò người học trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên biết tự xây dựng kế hoạch, tự kiểm tra đánh giá để đạt chuẩn với yêu cầu giáo dục

Quản lý dạy học trong nhà trường là quản lý trực tiếp các hoạt động giáo dục diễn ra ở trường, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo. Nội dung chủ yếu của quản lý dạy học là:

- Quản lý mục tiêu dạy học.

- Quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học.

- Quản lý phương pháp dạy học.

- Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên.

- Quản lý hoạt động học tập của học sinh.

- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học.

- Quản lý kiểm tra, đánh giá trong dạy học.

- Mục tiêu quản lý dạy học:

+ Đảm bảo thực hiện đầy đủ các mục tiêu kế, hoạch đào tạo và nội dung chương trình giảng dạy theo đúng tiến độ, thời gian quy định.

+ Đảm bảo hoạt động dạy học đạt chất lượng cao.

- Nội dung quản lý dạy học:

+ Quản lý mục tiêu, nội dung dạy học: Quản lý việc xây dựng,quản lý việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, thái độ và phát triển trí tuệ cho học sinh, việc chấp hành nội quy, quy chế đào tạo như: Điều lệ, nội quy, chế độ...

+ Quản lý chất lượng dạy học: Việc phát hiện kịp thời những nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém, đề ra và tổ chức các biện pháp khắc phục

những yếu kém nhằm đảm bảo chất lượng dạy học và đạt được những mục tiêu, yêu cầu của xã hội. bên cạnh đó các nhà trường cần chú trọng đến các nội dung quản lý như:

+ Quản lý kiểm tra đánh giá, xác nhận trình độ văn bằng chứng chỉ.

+ Quản lý và điều phối các hoạt động của các tổ chức trong và ngoài nhà trường.

Quản lý hoạt động dạy học là một trong những nội dung quan trọng nhất trong công tác quản lý nhà trường quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường, công tác quản lý nhà trường, quản lý dạy học trong nhà trường là nội dung, là cách thức mà nhà quản lý cần cụ thể hóa để thực hiện các chức năng của quản lý giáo dục và mục tiêu của quản lý giáo dục. trong quá trình dạy học, các yếu tố mục đích, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức, các phương tiện dùng trong dạy học luôn được vận động và kết hợp gắn kết chặt chẽ với nhau thông qua hoạt động dạy học của thầy và hoạt động của trò. Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là hai hoạt động trung tâm, cốt lõi và chủ đạo của quá trình dạy học, và hai hoạt động này có tính chất khác nhau nhưng là hoạt động mang tính biện chứng và thống nhất với nhau trong mối quan hệ qua lại, hỗ trợ giữa thầy và trò, giữa dạy với học, chúng cùng lúc diễn ra trong những điều kiện cơ sở vật chất, khoa học kĩ thuật nhất định. Nếu coi quá trình dạy học như một hệ thống thì trong đó quan hệ dạy của thầy với học của trò thực chất là mối quan hệ điều khiển. với các tác động sư phạm của nhà giáo, Người thầy là người tổ chức và điều khiển các hoạt động của trò.

Kết luận có ý nghĩa thực tiễn rút ra từ quá trình dạy học đối với người quản lý nhà trường là: Hoạt động quản lý chủ yếu tập trung vào hoạt động của thầy và trực tiếp với thầy, gián tiếp với trò. Quản lý chuyên môn trong nhà trường thực chất là quản lý hoạt động dạy và học, trong đó ta cần quan tâm đến quản lý hoạt động dạy của thầy, quản lý hoạt động của trò, quản lý các trang thiết bị của nhà trường phục vụ cho nhu cầu dạy và học.

Yêu cầu của quản lý hoạt động dạy học là phải quản lý các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học vì vậy nội dung quản lý dạy học bao gồm: Quản lý

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022