Ông/bà Đánh Giá Như Thế Nào Về Hạn Chế Trong Hoạt Động Nghệ Thuật Của Các Đơn Vị Nghệ Thuật Trong Quân Đội Hiện Nay?



đỡ, gắn bó xây dựng đơn vị, xây dựng Quân đội. Và trên hết là yêu ngành, yêu nghề, có trách nhiệm với nhiệm vụ mình được giao, có ý thức nghiêm túc trong làm nghề, luôn học tập, trau dồi kỹ năng chuyên môn nghiêm túc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của một diễn viên chuyên nghiệp.

3. Ông/bà đánh giá như thế nào về hạn chế trong hoạt động nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật trong quân đội hiện nay?

Không có điều kiện thu hút, động viên số nghệ sĩ, diễn viên có chuyên môn sâu, tài năng để phục vụ cống hiến. Do ngoài thu nhập theo bảng lương, cấp bậc, chức vụ thì không có nguồn hỗ trợ, động viên nào khác.

Vật tư, trang bị kỹ thuật chủ yếu do trên cấp; theo thời gian sử dụng dài, lạc hậu so với nhu cầu và sự phát triển của xã hội.

Diễn viên vì thu nhập thấp mà không mặn mà với đơn vị; những diễn viên có trình độ, năng lực chuyên môn cao thì có xu hướng bỏ ra ngoài làm thị trường, không chịuđược sự quản lý gò bó trong quân đội, thích tự do làm việc theo quán tính. Đa phần giới trẻ hiện tại không có kỹnăng tự rèn luyện chuyên môn, hay nhìn và chạy theo xu hướng, lợi ích trước mắt, ngại khó, ngại khổ, ngại rèn luyện, nghiên cứu.

Môi trường đào tạo của các trường nghệ thuật chưa thực sự chuyên sâu về kỹ thuật biểu diễn và kỹ thuật chuyên môn, còn ăn sổi, hời hợt và chạy theo thành tích, đốt cháy giai đoạn nên bị rỗng phần kỹ thuật cơ bản nênkhi về đơn vị làm việc gặp rất nhiều khó khăn trong quátrình đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

Các trường nghệ thuật chủ yếu đào tạo về chuyên môn, không giáo dục sâu cho học viên về kỹ năng làm nghề và đạo đức làm nghề nên một số diễn viên nhân thức không tốt khi có 1 chút thành tích các diễn viên thường hay tự phụ và gây khó dễ cho chỉ huy khi được giao nhiệm vụ.

Qua thực tế, Quân khu 1 hiện nay các hạt nhân đang thiếu rất nhiều, thậm chí là không có (đặc biệt là nữ); mỗi đợt hội diễn quần chúng, Quân khu thường phải có quy chế mở cho mượn đơn vị kết nghĩa để hoạt động. Không có hạt nhân văn nghệ đồng nghĩa với việc các phong trào văn hóa văn nghệ tại các đơn vị khó hoạt động tốt, công tác giáo dục, tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, chiến sĩ thông qua hình thức văn hóa, văn nghệ gặp không ít khó khăn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

4. Ông/bà cho biết nguyên nhân của những hạn chế này?

hứ nh t: Không có nguồn thu nhập nào khác ngoài lương.

Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 28



hứ hai: Chưa có cơ chế giao quyền tự chủ cho các Đoàn trong việc trang bị vật tư kỹ thuật.

hứ ba: Chưa có một quy định, quy chế hay một chế tài nào cụ thể cho một diễn viên chuyên nghiệp khi được chuyển quân nhân phục vụ lâu dài trong quân đội nên khi có thành tích hoặc trở nên nổi tiếng một số diễn viên thường tự ý bỏ ra ngoài để chạy theo thị hiếu đê phục vụlợi ích của bản thân.

hứ tư: Sự đầu tư về kinh tế, cơ chế cho môi trường nghệ thuật trong quân đội còn hạn chế, d n tới không đáp ứng theo thị trường và nhu cầu thưởng thức của khán giả nên thường bị lạc hậu và không theo kịp thị hiếu.

hứ năm: Chưa chú trọng tới đào tạo, giáo dục về nhận thức, đạo đức; còn bỏ qua việc đào tạo bài bản về kỹ thuật chuyên môn, còn đốt cháy giai đoạn, ăn sổi, bỏ qua kỹ thuật cơ bản cần có của một diễn viên chuyên nghiệp.

hứ sáu: Chưa chú trọng vấn đề giáo dục rèn luyện để mỗi diễn viên khi được vào quân nhân phải có nhận thức đầy đủ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, không ngại khó, ngại khổ, s n sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

5. Xin Ông/bà gợi ý một số giải pháp để nâng cao chất lượng cho các đoàn Văn công Quân đội giai đoạn trong giai đoạn sắp tới?

- Quan tâm nâng cao số lượng và chất lượng đầu vào của học viên Trường ĐH VHNTQĐ; đề cao tiêu chuẩn về năng khiếu và hình thể; quan tâm bồi dưỡng về các vấn đề xã hội, phong cách, tác phong công tác, nhận thức chính trị của quân nhân.

- Bảo đảm chế độ đặc thù, chế độ bồi dưỡng theo đúng Nghị định 14 của Chính Phủ.

- Đầu tư kinh phí nâng cấp hệ thống trang thiết bị kỹ thuật như âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ âm nhạc dân tộc, giàn nhạc điện tử, đạo cụ, trang phục... tiên tiến, hiện đại đáp ứng kịp thời nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của bộ đội và nhân dân.

- Có chế độ đãi ngộ đặc thù với những nghệ sỹ, ca sĩ tài năng để động viên họ yên tâm phục vụ, cống hiến lâu dài cho Quân đội.

- Có quy định, chế tài cụ thể cho diễn viên chuyên nghiệp khi được tuyển vào quân nhân phục vụ lâu dài trong quân đội.

3.3. Phỏng vấn sâu Võ T.T.H

1. Ông/bà đánh giá như thế nào về thuận lợi và thành công trong hoạt động nghệ thuật của các đoàn Văn công Quân đội giai đoạn hiện nay?



Để đáp ứng yêu cầu Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị - tinh thần là nguyên tắc trong xây dựng quân đội, là cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân, thể hiện quan điểm coi yếu tố con người là quyết định thắng, bại trên chiến trường thì Đoàn Văn công qk5 đã tích cực, chủ động đổi mới các nội dung trương trình phù hợp để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay.

2. Ông/bà cho biết lí do của những thuận lợi và thành công và ưu điểm này?

Về mặt thuận lợi là được sự quan tâm của cấp uỷ chỉ huy cấp trên chỉ đạo định hướng, hướng d n công tác chuyên môn, đầu tư bổ sung đội ngũ cán bộ, diễn viên, nhân viên có chất lượng, năng lực cùng với đó là sự đầu tư về mặt cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Qua các hội thi, hội diễn Đoàn đã được một số thành tích cao như:…., được thủ trưởng các cấp ghi nhận, cán bộ chiến sĩ và bà con nhân dân tin yêu.

3. Ông/bà đánh giá như thế nào về hạn chế trong hoạt động nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật trong quân đội hiện nay?

Khó khăn: địa bàn qk5 trải dài trên 11 tỉnh, tp gồm 7 tinh đồng b ng và 4 tỉnh Tây Nguyên với đặc trưng văn hoá mỗi vùng miền khác nhau, bên cạnh đó đối tượng đoàn phục vụ biểu diễn cũng có trình độ nhận thức khác nhau, đa dạng về đối tượng. Nên để xây dượng các trương trình phù hợp với từng địa phương nơi đoàn biểu diễn, từng đối tượng đoàn phục vụ, d n đến khối lượng về nội dung chuyên môn nhiều, yêu cầu cao, trình độ đào tạo, chất lượng của cán bộ nhân viên không đồng đều cũng là 1 khó khăn thách thức đối với đoàn.

4. Ông bà cho biết nguyên nhân của những hạn chế này?

Nguyên nhân: việc chất lượng của cán bộ nhân viên không đồng đều phản ánh việc tiếp cận thông tin, chất lượng giảng dạy, nâng cao trình độ và chuyên môn khác nhau ở mỗi địa bàn mà quân khu trải dài phân bố rộng trên nhiều tỉnh thành bao gồm cả đồng b ng và Tây Nguyên, bởi vì mỗi vùng có đặc trưng văn hóa và đối tượng, mức độ nhận thức đa dạng nên đây là một trong những nguyên nhân chính d n đến những hạn chế trên.

5. Xin ông/bà gợi ý một sốt giải pháp để nâng cao chất lượng cho các đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn sắp tới?

Biện pháp đề xuất: chỉ huy đoàn cùng cán bộ nhân viên chung sức phát huy sức mạnh tập thể nghiên cứu đặc trưng văn hoá của từng địa phương, xây dựng các chương trình phù hợp với các đối tượng mà đoàn phục vụ, bên cạnh đó tích cực



học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng têu cầu nhiệm vụ đề ra, tham mưu đề xuất và chủ động đảm bảo các trang thiết bị để phục vụ thực hiện nhiệm vụ

Để nâng cao chất lượng của đoàn: Đoàn xác định nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng của đoàn là xây dựng con người, ngoài việc chủ động rèn luyện tại đơn vị, khi có chỉ tiêu trên giao về đoàn lựa chọn một cách công b ng dân chủ cán bộ, nhân viên có năng lực, phù hợp tiêu chí yêu cầu để đi học tập bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên cho đoàn.

3.4. Phòng vấn sâu Nguyễn M.K

1. Ông/bà đánh giá như thế nào về thuận lợi và thànhcông trong hoạt động n ghệ thuật của các đoàn Văn côngQuân đội giai đoạn hiện nay?

- Được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, đặc biệt là Bộ Quốc phòng. Các chủ trương lớn của Trung ương cũng đã đề cao, nhấn mạnh về văn hoá nói chung và nghệ thuật nói riêng.

- Những năm qua, BQP đã đầu tư kinh phí thường xuyên cho các đoàn văn công, mua sắm trang thiết bị âm thanh, ánh sáng và nhạc cụ, kinh phí xây dựng chương trình đi tham gia hội diễn…

- Tổ chức biên chế được tăng lên đáp ứng nhu cầu của quân đội. Một số đoàn được nâng cấp trở thành các nhà hát, trong đó có nhiều đoàn nhỏ. Đội ngũ diễn viên được đi học nâng cao trình độ, tuyển thêm nhiều diễn viên ở ngoài Quân đội….

- Nhiều hội diễn, liên hoan chuyên nghiệp được tổ chức để có sân chơi cho diễn viên thể hiện, đạt nhiều thành tích. Nhiều nghệ sĩ, diễn viên được phong NSUT, NSND…

- Có cơ chế để cho các nghệ sĩ được cống hiến nghệ thuật, đảm bảo đời sống diễn viên….

- Đã tạo được hình ảnh đẹp của Bộ đội cụ Hồ trong nhân dân, góp phần quảng bá Quân đội.

- Một số đoàn văn công đã tạo được sắc thái nghệ thuật mới, hiện đại, đi hội diễn luôn đạt giải cao trong các đơn vị nghệ thuật toàn quốc.

2. Ông/bàcho biết lý do của những thuận lợi và thành công và ưuđiểm này?

- Được quan tâm đúng mức, đầu tư hiệu quả.

- Cơ chế thuận lợi giúp cho các đoàn được hoạt động hiệu quả.

- Được bao cấp



3. Ông/bà đánh giá như thế nào về hạn chế trong hoạtđộng nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật trong quân đội hiện nay?

- Nhiều đoàn chưa đổi mới, chưa mạnh dạn trong hoạt động văn hoá ở địa phương, chương trình có tư duy cũ, chưa có nhiều cập nhật…d n đến bộ đội và nhân dân không thích xem.

- Cơ chế hoạt động còn chưa được tự chủ, phụ thuộc vào nhiều cấp, d n đến còn thiếu nhiều cơ sở vật chất. Có đoàn không được đầu tư nhiều. Có đoàn chưa đủ xe, phương tiện để đi biểu diễn. Nhiều đoàn tuyển diễn viên từ ngoài vào rất khó do tổng quân số ở các cấp đã dư thừa.

- Đời sống nhiều nghệ sĩ, diễn viên còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các chuyên ngành đặc thù, ít có cơ hội biểu diễn…

4. Ông/bà cho biết nguyênnhân của những hạn chế này?

- Hội nhập quốc tế sâu rộng, xã hội phát triển, văn hoá nghệ thuật được quảng bá nhiều và đa dạng, nhu cầu xem nghệ thuật của khán giả ít đi, gây nhiều khó khăn trong hoạt động nghệ thuật của các đoàn văn công. Bộ đội không còn nhiều nhu cầu xem văn nghệ nữa

- Xu hướng nghệ thuật truyền thống ít được giới trẻ quan tâm, nhiều đoàn về nghệ thuật truyền thống phải thay đổi…

- Tuổi đời của diễn viên ngắn, đặc biệt là diễn viên múa… d n đến thường xuyên phải luân chuyển, thừa nhân sự, khó bố trí công việc.

- Nhiều đoàn thiếu nhân sự có chuyên môn caoở cấp chỉ huy, nên cấp trên điều động những người không có chuyên môn nghệ thuật để lãnh đạo, chỉ huy đoàn.

5. Xin Ông/bà gợi ý một số giải pháp để nâng cao chấtlượng cho các đoàn V ăn công Quân đội giai đoạn tronggiai đoạn sắp tới?

- Các cấp cần tiếp tục quan tâm đến hoạt động văn hoá văn nghệ, quan tâm đến các đoàn văn công cả về vật chất l n tinh thần.

- Có cơ chế thuật lợi cho các đoàn tuyển người, nhân tài phục vụ lâu dài. Có cơ chế luân chuyển nhân sự hợp lý. Được tự chủ một số mặt trong hoạt động nghệ thuật.

- Tăng cường tham gia các hội diễn, liên hoan nghệ thuật để giao lưu, nâng cao trình độ…

- Có cơ chế đi học nâng cao trình độ, b ng cấp.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ diễn viên.

- Dàn dựng mới nhiều chương trình, đổi mới nội dung, hình thức, cấp nhật tư



duy đổi mới, mang nhiều hơi thở đương đại.

3.5. Phỏng vấn sâu Nguyễn D.T

1. Ông/bà đánh giá như thế nào về thuận lợi và thành công trong hoạt động nghệ thuật của các đoàn Văn công Quân đội giai đoạn hiện nay?

Các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp của quân đội gồm 13 đơn vị còn lại có nhiệm vụ chính trị trọng tâm là tổ chức dàn dựng, biểu diễn nghệ thuật để biểu diễn phục vụ, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của bộ đội, nhân dân; phục vụ các nhiệm vụ chính trị của quân đội, của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, các đơn vị còn còn tham gia vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống. Do đặc thù về tổ chức hành chính trong quân đội, việc phục vụ biểu diễn của các đơn vị trên được phân chia theo địa bàn đóng quân. Riêng Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, thực hiện nhiệm vụ biểu diễn phục vụ chung cho toàn quân, các nhiệm vụ chính trị, đối ngoại quân sự của Quân đội, của Đảng, Nhà nước. Theo đó, h ng năm, các đơn vị nghệ thuật này xây dựng ít nhất 02 chương trình lớn để đưa đến phục vụ bộ đội và nhân dân. Ngoài ra có nhiều các chương trình khác, chủ đề, nội dung và hình thức đáp ứng phù hợp với yêu cầu của từng nhiệm vụ, từng đối tượng và đơn vị. Mỗi năm, theo quy định, các đơn vị này cần đảm bảo định mức từ 80 đến 150 buổi diễn phục vụ bộ đội. Thực tiễn, các đơn vị thường xuyên vượt định mức biểu diễn từ 30% đến 50%. Các loại chương trình nhỏ, gọn nhẹ luôn đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật các đơn vị cơ sở. Bên cạnh đó, theo định kỳ các đơn vị này còn có nhiệm vụ tham gia các hội diễn, hội thi chuyên ngành. Các chương trình phục vụ biểu diễn hay tham gia hội thi, hội diễn đều được kết cấu nhiều tác phẩm nghệ thuật truyền thống theo các lĩnh vực mà đơn vị đảm nhiệm. H ng năm, Trường Đại học VHNT Quân đội, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, các đoàn văn công quân xây dựng khối lượng lớn các tác phẩm ca, múa, nhạc dân gian thuộc các vùng, miền đáp ứng các nhiệm vụ.

2. Ông/bà cho biết lý do của những thuận lợi và thành công và ưu điểm này?

Những năm gần đây, nh m không ngừng xây dựng văn hóa nghệ thuật quân đội có chất lượng cao, Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng về hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật, trong đó có nội dung gắn với việc phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật của quân đội (Chỉ thị 355- CT/QUTW ngày 20/4/2017 của Quân ủy Trung ương “Về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo văn hóa, văn học, nghệ thuật trong Quân đội gia đoạn hiện nay).



Theo đó, các hoạt động hướng tới việc phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc trong xây dựng văn hóa nghệ thuật quân đội được các đơn vị văn hóa nghệ thuật, các cơ quan đơn vị trong toàn quân hưởng ứng và thực hiện có những bước tiến triển tích cực.

Trong Nghị quyết số 23-NQ/TW, Đảng ta đã kh ng định quan điểm chỉ đạo: "Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mĩ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam".

Chủ trương, quan điểm đó, tiếp tục được Đảng ta kh ng định b ng sự ra đời Nghị quyết 23, 27 của Bộ chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới, trong đó nêu rõ xây dựng phát triển văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại... ; đồng thời Đảng ta xác định rõ: "Chăm lo cho văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội" [3].

Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Chỉ thị 46- CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư (Khóa X) về “Chống xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”; Thông báo Kết luận số 213- TB/TW ngày 02/01/2009 của Ban Bí thư (Khóa X) và Kế hoạch của Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai thực hiện Đề án “Đấu tranh chống quan điểm sai trái trong văn học, nghệ thuật”.

3. Ông/bà đánh giá như thế nào về hạn chế trong hoạt động nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật trong quân đội hiện nay?

- Nhận thức của một số cấp ủy, chỉ huy đơn vị đối với việc đẩy mạnh hoạt động nghệ thuật ở các đơn vị chuyên nghiệp chưa sâu sắc, nên công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện có đơn vị chưa thật hiệu quả.

- Công tác giáo dục, nhất là giáo dục truyền thống, giáo dục phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa các dân tộc các vùng miền có nội dung chưa sâu sắc.

- Đội ngũ hạt nhân nòng cốt còn thiếu và yếu về chuyên môn; cán bộ, diễn viên chuyên nghiệp không đồng đều, tuổi đời hoạt động nghệ thuật ngắn, lực lượng kế cận còn khó khăn; một số đồng chí cán bộ, diễn viên có biểu hiện thiếu yên tâm, còn nảy sinh tư tưởng tiêu cực, so sánh bên ngoài, thiếu gắn bó với đơn vị, chưa toàn tâm, toàn ý lo cho nhiệm vụ chuyên môn.



- Việc tìm tòi, khai thác, sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật còn nhiều hạn chế.

- Tình hình dịch bệnh Covid-19 những năm qua diễn biến phức tạp, rộng khắp, ảnh hưởng đến hoạt động văn hóa nghệ thuật của từng đơn vị…; chính sách ưu đãi, điều kiện bảo đảm đời sống của cán bộ, nhân viên, diễn viên còn khó khăn.

4. Ông/bà cho biết nguyên nhân của những hạn chế này?

- Sự bùng nổ thông tin, xu hướng xã hội hoá, thương mại hoá hoạt động văn hoá nghệ thuật... đã tác động không nhỏ đến tư tưởng, định hướng nghề nghiệp, tác động đến việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của một số diễn viên, nhân viên làm công tác văn hóa văn nghệ.

- Cơ cấu tổ chức, biên chế, trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động văn hóa văn nghệ của Đoàn Văn công, của đơn vị cơ sở còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, chưa theo kịp với sự phát triển của xã hội.

- Khoa học kỹ thuật phát triển d n đến tư tưởng dựa d m, ỷ lại vào phương tiện hiện đại, không phát huy được trình độ, năng lực hoạt động trực tiếp, nhất là nhạc công, ca sĩ (văn nghệ ở đơn vị chủ yếu là hát trên nền nhạc có s n, cây đàn ghi ta không còn phổ biến ở đơn vị…).

- Chất lượng nguồn đào tạo còn có những hạn chế, chưa quan tâm đúng mức đến việc định hướng nghề nghiệp, giáo dục đạo đức, kỷ luật cho học viên, nên nhiều nhân viên, diễn viên khi ra trường không an tâm, ngại khó, ngại khổ, không muốn gắn bó với đơn vị cơ sở, xin chuyển ra hoặc chuyển vùng về thủ đô, thành phố.

5. Xin Ông/bà gợi ý một số giải pháp để nâng cao chất lượng cho các đoàn Văn công Quân đội giai đoạn trong giai đoạn sắp tới?

5.1. Đối với Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội

- Thường xuyên tham mưu cho Cục Tuyên huấn, TCCT xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực hoạt động văn hóa nghệ thuật trong Quân đội NDVN chặt ch , có lộ trình dài hạn; triển khai kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, sắp xếp, sử dụng cụ thể từng giai đoạn, với từng cấp trong Quân đội. Quy rõ trách nhiệm bồi thường chi phí tuyển dụng, đào tạo khi học viên, diễn viên đó không phục vụ trong Quân đội nữa…

- Phối hợp, thống nhất với Cục Quân lực/BTTM quy định rõ biểu biên chế, tổ chức các đơn vị hoạt động văn hóa nghệ thuật và đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác văn hóa nghệ thuật từ đầu mối trực thuộc Bộ đến đơn vị cơ sở.

- Thường xuyên tiến hành khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật từ cơ sở, xây dựng chương trình, loại hình đào tạo, bồi dưỡng từng đối tượng, từng cấp đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022