Mô Hình Thu Hút Du Khách Ở Trưng Bày “Từ Dinh Norodom Đến Dinh Độc Lập”,


1.4- Xây dựng chiến lược PTDL bền vững ở công viên Tikal, Guatemala [Phụ lục 7A, tr. 192]. Để xây dựng chiến lược PTDL công viên Tikal, Guatemala, đơn vị quản lý chia công viên theo khu chức năng, khu chức năng ưu tiên cao, ưu tiên trung bình; phân tích mối quan tâm của các bên liên quan và khung kế hoạch. Do khách tham quan khu vực chính và khu dịch vụ nhiều nên ưu tiên cao nhất là phải quản lý được hoạt động tham quan. Khi hệ thống đã được thiết lập, khu di sản định hướng lại các dịch vụ du lịch theo thông điệp chính muốn truyền tải và sự trải nghiệm của du khách. Dựa trên các tiêu chí này cho ra đời sản phẩm du lịch mới phù hợp yêu cầu bảo tồn và hoạt động tham quan. Tikal xây dựng các hệ thống quản lý đảm bảo bảo tồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa, tạo ra và quản lý doanh thu phục vụ bảo tồn.


2. Mô hình trong nước


2.1- Mô hình PTDL tại di sản Mỹ Sơn, Quảng Nam [4], trọng tâm là phương pháp lập kế hoạch PTDL (Public Using Plan-2009) do UNESCO giới thiệu và áp dụng tại 2 Di sản thế giới ở Quảng Nam: Hội An và Mỹ Sơn. Theo đó lập kế hoạch PTDL tại khu di sản, đồng thời huy động sự tham gia của Ban quản lý dự án và các bên liên quan đảm bảo kế hoạch thực thi, hạn chế sự trì trệ và mâu thuẫn nội bộ. Nội dung kế hoạch PTDL di sản theo định hướng phát triển bền vững gồm: vai trò cộng đồng, loại hình sản phẩm phù hợp, biện pháp tăng cường mối quan hệ với các bên liên quan, quản lý tác động của du khách đến di sản, giá trị văn hóa cộng đồng, môi trường và lập kế hoạch kinh phí [5].


2.2- Mô hình thu hút du khách ở Trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc lập”, Trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc lập” (Trưng bày) có cách tiếp cận khác biệt với kiểu trưng bày lâu nay: cố dàn trải theo suốt chiều dài lịch sử. Dinh Độc lập có lịch sử 150 năm nhưng Trưng bày chỉ tập trung kể câu chuyện 100 năm đầu. Mô hình của Trưng bày ngay khi ra mắt đã thu hút sự quan tâm của công chúng, giới nghiên cứu lịch sử, giới truyền thông. Theo Nguyễn Văn Huy [6], Trưng bày này có sức cuốn hút đặc biệt bởi sự tươi mới và cái đẹp. Trưng bày không có những lối mòn, những gì cũ kỹ nhắc đi nhắc lại. Ở đây là cách Diễn giải mới về lịch sử để có điều mới lạ từ câu chuyện cũ, những người thực hiện đã Sử dụng công nghệ mới một cách hiệu quả. Đa dạng trong phong cách trưng bày kết hợp trưng bày truyền thống với sử dụng công nghệ media trình chiếu, tương tác như một thủ pháp quan trọng đem đến sự Trải nghiệm ở du khách theo định hướng tránh sự nhàm chán, đơn điệu, du khách được khuyến khích và có nhiều cơ hội tương tác. Sau cùng là việc Bảo tồn không gian di sản, du khách tham quan Trưng bày không chỉ khám phá nội dung lịch sử mà còn được thưởng thức không gian của một tòa nhà xây dựng từ thời thuộc địa. Trong bối cảnh hiện nay, khi di sản kiến trúc nhà cổ đang dễ dàng bị phá hủy, biến dạng thì cách tôn trọng kiến trúc xưa trong Trưng bày này có nét mới, đưa ra thông điệp sinh động về sự cần thiết phải tôn trọng di sản kiến trúc cổ khi sử dụng hay tu bổ di tích, từ đó đem lại sự thu hút du khách.


2.3- Mô hình Đồng quản lý nghề cá ở Bến Tre. với các mô hình cụ thể như: Cộng đồng bảo vệ khai thác nguồn lợi thủy sản, du lịch sinh thái và sản xuất hoa kiểng xã

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.


Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại trên diện tích mặt nước đã được UBND tỉnh giao quyền quản lý cho Cộng đồng nhằm mục đích bổ sung, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu vực, hướng đến phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng đồng. Theo bà Trần Thị Thu Nga, Chủ tịch Hội Thủy sản Bến Tre [Phụ lục 5A, tr.189]: Bến Tre là 1 trong 2 mô hình thành công nhất ở Việt Nam, là cách tiếp cận dựa vào cộng đồng khái thác các thiết chế kinh tế, xã hội qui mô nhỏ phù hợp vùng ven biển để quản lý các thiết chế kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và xã hội hữu hiệu nhất.


3. Bài học kinh nghiệm


Từ các mô hình trong và ngoài nước cho thấy du lịch văn hóa trên cơ sở phát huy giá trị DTLS-VH luôn có sức hút đặc biệt với du khách, tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù cho địa phương. Những bài học kinh nghiệm có giá trị rút ra gồm:

- Đánh giá đúng giá trị DTLS-VH, các yếu tố thể hiện, chứa đựng giá trị di tích từ đó có biện pháp QLDT phù hợp hướng đến định vị thương hiệu du lịch từ di sản. Bảo tồn, phát huy gắn với nghiên cứu tính xác thực giá trị di tích, vật liệu, thiết kế, tay nghề, cách trưng bày hiện vật, câu chuyện dân gian, giai thoại từ di sản.

1- Tối đa hoá lợi ích từ du lịch cho cộng đồng: lôi cuốn cộng đồng tham gia giới thiệu di tích; sử dụng dịch vụ của người địa phương; tạo cơ hội trao đổi văn hoá địa phương với du khách; tôn trọng giá trị văn hoá địa phương; tạo ra trải nghiệm, hướng dẫn du khách tham quan để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến di tích.

2- Tăng cường sự trải nghiệm về các giá trị di tích cho du khách thông qua mô phỏng, đóng vai; tạo nhiều cơ hội cho du khách có những trải nghiệm khác nhau: giải trí, thưởng thức, thông tin, giáo dục, tình cảm, cảm hứng. Tuy nhiên, khi du khách tham quan có thể gây tổn hại di tích. Vì vậy, di tích cần được quản lý theo hướng cân đối chi phí với lợi nhuận từ việc cho phép du khách vào tham quan.

3- Kế hoạch chi tiết PTDL tại mỗi di tích, mô tả rõ sản phẩm mong muốn tạo ra, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên tham gia, lộ trình thực hiện. Mục tiêu của kế hoạch PTDL ở một di tích là giúp QLDT và PTDL trong không gian DTLS-VH, góp phần bảo tồn di tích gắn với phát triển kinh tế địa phương, nâng cao vai trò của cộng đồng, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần người dân.

4- Cần có bản mô tả và đánh giá đầy đủ các điểm hấp dẫn du lịch của di tích từ mô tả giá trị, các câu chuyện, các thông điệp đến các rào cản. Trên cơ sở danh mục điểm hấp dẫn du lịch, xác định khu vực nào của di tích, sản phẩm du lịch nào sẽ được công chúng sử dụng. Ngoài ra, danh mục này còn là cơ sở xây dựng nội dung hoạt động giám sát tác động của du lịch và nhiều quyết định khác về quản lý.

5- Mô hình đồng quản lý nghề cá có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, đã hội đủ điều kiện để nghiên cứu xác lập phương thức tiếp cận mới trong bảo tồn DTLS-VH vùng ven biển, từ đó mở rộng ra các địa bàn khác gắn với phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bến Tre.

6- Ưu tiên đào tạo hướng dẫn viên chuyên nghiệp tại các di tích quốc gia. Hướng


dẫn viên di tích là một thành tố của cộng đồng di tích, là người phiên dịch và nhà giáo dục, hướng dẫn viên là cầu nối trực tiếp giữa di tích và du khách. Bằng cách sẻ chia phúc lợi với cộng đồng địa phương từ nguồn thu du lịch, hướng dẫn viên di sản sẽ giúp tăng cường sự hỗ trợ của địa phương bảo vệ di tích. Hướng dẫn viên di tích là người đi đầu tạo ra sức mạnh bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH.

Nghiên cứu sinh thực hiện-2020.



[1] Augustyn, M. (1998), National strategies for rural tourism development and sustainability: The Polish experience. (Các chiến lược quốc gia về PTDL nông thôn và bền vững: Kinh nghiệm của Ba Lan) Journal of Sustainability Tourism, 6 (3), 191-209.

[2] C. Wayan Ardika (2019), Eco-Marine Tourism Development Towards The Renewal of Coastal Communities in Gerokgak Distrisct, (Phát triển du lịch sinh thái biển hướng tới kết nối các cộng đồng ven biển ở quận Gerokgak), Bali. P. 83-94.

[3] Minh Châu (2020), Hợp tác bảo vệ di sản, truy cập ngày 31 /03/ 2020 link: https://www.sggp.org.vn/hop-tac-bao-ve-di-san-654501.html

[4] Nguyễn Đức Phúc (2014), Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn, Luận văn ThS. ĐH Đà Nẵng.

[5] Trung tâm Bảo tồn Di tích Hội An (2006-2012), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động và phương hướng nhiệm vụ các năm 2006-2012. Tài liệu lưu trữ, Hội An.

[6] Nguyễn Văn Huy (2018), Những điểm mới trong Trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc lập (1868-1966)”, Tạp chí Thế giới Di sản điện tử, truy cập ngày 23/11/2018 link http://thegioidisan.vn/vi/nhung-diem-moi-trong-trung-bay-tu- dinh-norodom-den-dinh-doc-lap-1868-1966.html.


PHỤ LỤC 25.

Giới thiệu Dự án DU LỊCH TRỒNG CÂY

Chương trình hỗ trợ phát triển du lịch trồng cây tại Việt Nam” Tầm nhìn: Khơi dậy tiềm năng, kết nối đối tác!

Biến Việt Nam thành trung tâm du lịch mới.


Tác giả: Trịnh Huy Châu - Chuyên viên Nghiên cứu Kinh tế - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Trung ương đã nghỉ hưu tại Hà Nội, năm nay 80 tuổi đã tâm huyết thiết kế Chương trình Cavigo (Hãy đi khắp Việt Nam trồng cây!) và gửi cho Nghiên cứu sinh khi hay tin có nghiên cứu về quản lý DSVH Bến Tre trong phát triển du lịch đã gửi dự án đề nghị hợp tác vì nhận thấy phù hợp.

Các sản phẩm dự kiến thực hiện:

Trung tâm tư vấn mới (Trung tâm tư vấn DL trồng cây, gọi tắt là TT Cavigo) 1 trang web và loại thẻ cào mới (Trang Cavigo.vn.com và Thẻ cào Cavigo)


Nguồn Nghiên cứu sinh 2020 PHỤ LỤC 26 TƯ LIỆU VỀ HAI NHÂN VẬT LỊCH SỬ CÒN 1

Nguồn: Nghiên cứu sinh-2020.


PHỤ LỤC 26.

TƯ LIỆU VỀ HAI NHÂN VẬT LỊCH SỬ CÒN NHIỀU Ý KIẾN KHÁC NHAU


A. PHAN THANH GIẢN

Trong quá trình nghiên cứu Luận án, được tiếp xúc nhiều nguồn tư liệu quý, ít phổ biến về vị Tiến sĩ đầu tiên của Lục tỉnh Nam Kỳ, NCS thu thập được một số cứ liệu cho thấy ngành văn hóa Bến Tre cần tích cực, chủ động hơn nữa đối với một danh nhân xứng đáng được tôn vinh, đây là trách nhiệm, là tình cảm của hậu thế

Ngày 02/01/2008, Cục Di sản Văn hóa, Bộ VHTT có công văn số 04/DSVH-DT gửi Viện Sử học “Về việc đánh giá sự nghiệp công lao đóng góp của Phan Thanh Giản”. Ngày 20/1/2008, Viện Sử học có văn bản số 16/VSH trả lời:

“Với nhận thức mới trên quan điểm lịch sử cụ thể, nhân vật Phan Thanh Giản xứng đáng được tôn vinh bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc tỉnh Bến Tre đề nghị dựng lại tượng Phan Thanh Giản theo chúng tôi cũng là một hình thức ghi nhận và tôn vinh những cống hiến của Ông đối với lịch sử dân tộc”.

Sau khi có phúc đáp của Viện Sử học, ngày 24/1/2008, Cục Di sản Văn hóa có văn bản số 73/ DSVH-DT kính gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre:

“1. Đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre giao các cơ quan chức năng kiểm kê các di tích liên quan đến nhân vật, trên cơ sở đó lập kế hoạch tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích;

2. Tập hợp các công trình chuyên cứu chuyên sâu, tham luận tại các cuộc hội thảo về nhân vật Phan Thanh Giản để có kết luận đánh giá khách quan về cuộc đời, sự nghiệp Phan Thanh Giản;

3. Việc dựng lại tượng Phan Thanh Giản cũng là một hình thức tôn vinh nhân vật này để ghi nhận những cống hiến của Ông đối với lịch sử đất nước”.

Thời điểm này, tượng Phan Thanh Giản được an vị tại trường Phổ thông Trung học mang tên ông tại huyện Ba Tri (Bến Tre); lễ giỗ Phan Thanh Giản được tổ chức tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long nhân kỷ niệm 141 ngày mất của ông. Có một sự việc không thể không liên tưởng đến, chính tại nơi này thờ Khổng Tử cũng là nơi xây dựng thư lâu chứa sách thánh hiền, năm 1886, Phan Thanh Giản là người viết văn bia tôn sùng Nho học, nhằm cổ vũ, khuyến khích tinh thần hiếu học.


Năm 2017, tạp chí Xưa & Nay ấn hành Phan Thanh Giản - Trăm năm nhìn lại nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của ông. Được xem đây là công trình tập hợp khá đầy đủ và hệ thống như một bộ “hồ sơ Phan Thanh Giản” trong một thế kỷ qua.

Năm 2019, công trình Phan Thanh Gian, patriote et précurseur du Vietnam moderne: Ses dernières années (1862-1867) của Phan Thị Minh Lễ, a Pierre Ph. Chanfreau do NXB Hà Nội ấn hành qua bản dịch Phan Thanh Giản - Nhà ái quốc, người mở đường cho nước Việt Nam hiện đại: Những năm cuối đời (1862-1867), nhưng sau đó Cục Xuất bản ra công văn thu hồi chỉnh sửa.

Với các thông tin này, rõ ràng đã có sự đánh giá lại hành trạng Phan Thanh Giản đã trải qua nhiều giai đoạn gập ghềnh sóng gió. Đáng chú ý nhất, là cuộc Hội thảo khoa học Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh vào tháng 8/2003. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5, ngày 9/10/2003 tường thuật: “Nhìn chung, Hội thảo lần này nhất trí một số kết luận sau:

1. Từ nay không nên nhận định, đánh giá Phan Thanh Giản là bán nước cầu

vinh;


2. Khi nhận định về Phan Thanh Giản cần nhấn mạnh đến trách nhiệm triều Nguyễn;

3. Tuy nhiên, vẫn phải làm rõ trách nhiệm của Phan Thanh Giản để mất 6 tỉnh

Nam Kỳ [1, tr. 622].

Trong hội thảo, GS Phan Huy Lê phát biểu: “Tư liệu lịch sử của ta cho thấy Phan Thanh Giản không phải đầu hàng nộp thành cho giặc như sự miêu tả của một số tư liệu Pháp, nhưng việc mất 3 tỉnh miền Tây cũng là hậu quả tai hại của những chủ trương sai lầm của Tự Đức và triều Nguyễn, trong đó dĩ nhiên có trách nhiệm của Phan Thanh Giản. Chính Phan Thanh Giản cũng tự coi đây là một “tội lỗi” không thể dung thứ được và ông đã tự xử bằng cái chết. Cái chết của Phan Thanh Giản có thể xem là sự kết thúc những năm cuối đời đầy bi kịch của ông trong bi kịch chung của đất nước dưới triều Nguyễn”; “Nỗi đau lòng và bi kịch của Phan Thanh Giản là một mặt của ông cùng “chủ hòa” với triều đình, rất mực trung thành với nhà vua, mặt khác ông lại nặng lòng yêu nước thương dân. Mâu thuẫn đó đã đẩy ông đến chỗ chỉ còn biết lấy cái chết để kết thúc cuộc đời và bày tỏ nỗi lòng của mình” [1, tr. 637]. Đáng chú ý, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi tham dự Hội thảo khoa học này đã phát biểu: “Phan Thanh Giản là một người yêu nước, thương dân mà lo không tròn bổn phận. Cụ đã tự làm bản án cho chính mình, đó là cái chết. Một cuộc đời thanh sạch, đáng để lại gương soi cho hậu thế” [1, tr. 645]. Và cũng theo ông Kiệt: “Tôi nghĩ không nên đòi hỏi mọi người yêu nước một cách giống nhau. Ở chỗ này, tôi muốn liên hệ tới trường hợp những trí thức lớn ở Sài Gòn mà


kẻ thù gọi là trí thức“trùm mền” (ý nói số này bất hợp tác với chúng) như kỹ sư Lưu Văn Lang, cụ Dương Minh Thới, cụ Nguyễn Xuân Bái… Chúng tôi chưa bao giờ đòi hỏi những người này phải ra chiến khu như các anh Huỳnh Tấn Phát, anh Nguyễn Hữu Thọ. Nhưng ai dám nói là các cụ không yêu nước” [1, tr. 643] với Phan Thanh Giản, “đòi hỏi cụ phải như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương… là điều không thực tế với mỗi người một hoàn cảnh” [1, tr. 644].

Cách nhìn nhận này thỏa đáng bởi khi nhìn về tiền nhân phải xét họ từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể, từ tư liệu cụ thể để có sự phân tích và nhận định một cách khoa học, không thể lấy quan niệm của thời ta đang sống mà nhẫn tâm sổ toẹt tất cả.

Về Phan Thanh Giản, ông là người đậu Tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam Kỳ. Với tài học của mình, ông chứng minh nếu hiếu học thì dẫu sinh ra ở nơi đèo heo hút gió, chân trời góc núi, con người cũng có thể rèn luyện thành tài. Năm 1826, 30 tuổi thi đậu Tiến sĩ cũng là năm Phan Thanh Giản lần đầu tiên đi công cán nhiều nơi. Do vị trí công tác ông đã mở rộng tầm nhìn, tận mắt nhìn thấy sự phát triển khoa học kỹ thuật, hệ thống giáo dục phương Tây, khác xa ta một trời một vực.

1. Nhiều tác giả (2017), Phan Thanh Giản- Trăm năm nhìn lại - Nxb Thế Giới, Tạp chí Xưa & Nay xuất bản.

2. Lê Minh Quốc (2020), Người Bến Tre, Nxb Trẻ, trang 184-187)

B. KỸ SƯ NGUYỄN THÀNH NAM (Ông Đạo Dừa)

Cho đến nay tài liệu chính thống nghiên cứu về ông Đạo Dừa có lẽ chỉ duy nhất có “Tiểu luận Cao học Nhân chủng” Chùa Nam Quốc Phật Kiến Hòa - Định Tường,[1] được quay ronéo, do cử nhân văn chương Khoa học nhân văn Sài Gòn, Phan Nghị Linh bảo vệ tại Trường Đại học Văn Khoa (Viện Đại học Sài Gòn) ngày 11/12/1964. Tiểu luận đã nghiên cứu về hành trạng, nơi phát tích Đạo Dừa, chùa chiền… và giá trị ở chỗ tác giả đã khảo sát thực địa, gặp ông Đạo Dừa và các nhân chứng từ những năm tháng Đạo Dừa thịnh hành nhất.

Cồn Phụng trở nên nổi tiếng bởi một thời là “bản doanh” của “Tu sĩ thường mặc áo chữ Điền có khoét lỗ vuông trước ngực và sau lưng, mới đầu có 4 lỗ sau tăng dần lên 18 lỗ. Ngày đêm luôn tịnh khẩu”. Sở dĩ ông mặc áo chữ “điền” là do làm theo câu sấm tương truyền của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:“Phá điền thiên tử xuất/ Bất chiến tự nhiên thành”. Di tích còn lịa của ông Đạo Dừa ngày nay ở cồn Phụng là lò bát quái đặt trên lưng rùa ngậm gươm, trang trí bằng mảnh vụn của chén, bát kiểu, thấy các mặt có ghi (nguyên văn): “Thích Hòa Bình Nam Nguyễn Thành tự ông Đạo Vừa sanh ngày 15 tháng chạp Kỷ Dậu 1909-1910 tại làng Phước Thạnh, Mỹ Tho, Kiến Hòa, Việt Nam”.


Đây là cách viết theo kiểu của ông Đạo Dừa, ông tên thật là Nguyễn Thành Nam, sinh năm 1910, trưởng nam của ông Nguyễn Thành Thúc và bà Lê Thị Sen; ngày 15/3/1928 du học tại Pháp; năm 1935 về nước, kết hôn với cô Lộ Thị Nga; là kỹ sư mở nhà máy làm xà bông trên sông Ba Lai, kinh doanh dừa khô, nhưng thất bại, sau đó đi tu, sáng lập Đạo Dừa.


Kỹ sư Nguyễn Thành Nam từng du học, kiến thức bài bản, học hành có lớp lang, chứ không phải hạng ít chữ nghĩa, vì thế một khi gọi đạo của mình là “vừa” là ngụ ý hiểu theo nghĩa “không dư không thiếu”, vừa vừa phải phải, chừng mực, không có gì quá lên, quá mức. Nhưng người đời gọi Đạo Dừa vì “giáo chủ” của đạo này chỉ nuôi sống cơ thể bằng… dừa. Từ đó, dừa hiển nhiên trở thành cách gọi quen thuộc, quên đi ý nghĩa ban đầu của người sáng lập.

Cơ sở ở thờ tự của Đạo Dừa ở Cồn Phụng là công trình lấy ý tưởng của chính ông Đạo Dừa được thực hiện bởi ông Ba Đại, trên lò bát quái có ghi rõ: “Nhà kiến trúc sư kiêm cẩn khắc gia lỗi lạc Tu sĩ Huỳnh Văn Đại tự Hoàng Đại sinh năm 1900 tại Quảng Trị Việt Nam. Năm 1920 vào kinh thành Huế nhận lãnh công trình kiến trúc lâu đài lăng tẫm hoàng cung. Vào năm 1962 về phụng sự thiên định hòa bình thiên nhơn lành đạo tại Nam quốc Phật tự do Thích Hòa Bình Nam Nguyễn Thành ân tứ. Phật lịch 2510 - Nhâm Tý - 1972”.

Ông Đạo Dừa là người sáng lập ra Đạo Dừa thời bấy giờ đã có hành động, phát ngôn kỳ lạ như tự xưng “Cậu Hai” với người đối diện, lấy nhiều danh xưng như Thích Hòa Bình, Bần Sĩ, Vua Minh Mạng tái sanh, Đại đế Nam Nguyễn Thành, Ông Đạo Vừa đại tổng thống Hòa Bình… trong quá trình hướng đến mục tiêu gọi là “vận động hòa bình” từ thời Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu. Báo Dân chủ mới ngày 11/9/1971 viết: “Những việc làm khó hiểu, những lời tuyên bố nẩy lửa của tu sĩ, giữa thời đại chiến tranh gay gắt bực dọc hiện tại, đượm một chút sắc thái ý nhị đặc biệt làm mọi người coi đó là những làn gió mát trong buổi trưa nắng gắt, Kể ra ông Đạo Thích Hòa Bình cũng điệu nghệ lắm chứ, vì mỗi phen tình hình căng thẳng lại thấy Cậu Hai xuất đầu lộ diện thì cuộc diện ấy có gây cấn mấy cũng bị nhiễm tính cách bất bình thường và khôi hài”.

Cuối tháng 3/1964, ông Đạo Dừa đặt bản doanh tại Cồn Phụng, dần dà thu hút khỏang 1.500 đạo hữu, sau sự kiện Mậu Thân (1968) đã tăng lên 5.000 người, đa phần theo đạo để tránh chiến tranh, quân dịch. Công việc đầu tiên là ông cho xây dựng đài Bát Quát cao 18 thước; sau đó tiến hành nhiều hạng mục khác.

Tháng 9/1969 khi hay tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ông Đạo Dừa đã cho người thiết kế sân lễ tổ chức lễ tang Hồ Chủ tịch có hàng ngàn người dự. Ông Sáu Vô

Xem tất cả 298 trang.

Ngày đăng: 06/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí