Đánh Giá Các Hoạt Động Du Lịch Tại 02 Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt


B. DANH SÁCH CÁC ĐIỂM DI TÍCH, ĐỊA BÀN KHẢO SÁT CỦA LUẬN ÁN


TT

TÊN DI TÍCH/ DI SẢN VĂN HÓA/ĐỊA BÀN

GHI CHÚ

1

Di tích Nguyễn Đình Chiểu

Di tích QGĐB

2

Di tích Đồng Khởi Bến Tre

Di tích QGĐB

3

Lễ hội Nghinh Ông xã Bình Thắng

DSVHPVT QG

4

Hát sắc bùa Phú Lễ (xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, xã Phông Nẫm, huyện Giồng Trôm)

DSVHPVT QG

5

Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà cổ Huỳnh phủ (xã Đại Điền) và khu mộ cổ (xã Phú Khánh)

Di tích QG

6

Di tích nghệ thuật Đình Phú Lễ

Di tích QG

7

Di tích nghệ thuật Đình Bình Hòa

Di tích QG

8

Khu Lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Chưa xếp hạng

9

Di tích lịch sử Chùa Tuyên Linh

Di tích QG

10

Di tích Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc – Nam

Di tích QG

11

Vùng An toàn khu Thạnh Phú

Quyết định số 683/QĐ-TTg ngày 4/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ

12

Khu Lưu niệm Liệt sỹ - Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Ơn

Di tích LS-VH cấp tỉnh

13

Xã An toàn khu Phước Thạnh, huyện Châu

Thành, tỉnh Bến Tre

Quyết định số 683/QĐ-TTg ngày 4/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ

14

Nhà bia Trương Vĩnh Ký, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

Di tích LS-VH cấp tỉnh

15

Vĩnh Long - Các DTLS-VH đạo Cao Đài

Di tích QG

16

Trà Vinh - Các DTLS-VH Cách mạng

Khu Lưu niệm chị Út tịch

17

Đồng Tháp – Làng hoa Sa Đéc; Nhà cổ

Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc (Di tích QG)

18

Kiên Giang – Du lịch biển

Lễ hội chị Sứ ở Hòn Đất

19

Tp Hồ Chí Minh – Sân khấu và Bảo tàng

Hội trường Thống nhất

20

An Giang – Di chỉ khảo cổ, Du lịch Nông nghiệp

Văn hóa Óc Eo

21

Đồng Nai – Di chỉ khảo cổ

Bảo tàng Đồng Nai


22

Phú Yên – Di tích liên quan Đồng Khởi (Quyết

định xếp hạng số 69/2005/QĐ-BVHTT ngày 16- 11-2005.

Di tích quốc gia Địa điểm diễn ra cuộc đồng khởi Hòa Thịnh, huyện Tuy Hòa

23

Vũng Tàu - Bảo tàng tư nhân; Rạch Dừa

Bảo tàng vũ khí cổ

24

Hà Nội- Tòa thánh Cao đài Ban chỉnh Hà Nội

Kết nối du lịch tâm linh


25

Tây Ninh – Di tích liên quan Đồng Khởi (Địa

điểm chiến thắng Tua Hai Bộ VHTT xếp hạng theo Quyết định 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993).

Di tích quốc gia Địa điểm chiến thắng Tua Hai


26

Quảng Ngãi – Di tích liên quan Đồng Khởi (Quyết định xếp hạng Di tích quốc gia số 2307 –

QĐ Ngày 30/12/1991 của Bộ VHTT&DL)

Di tích cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây

Quảng Ngãi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.

Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 26

Nguồn:Nghiên cứu sinh thực hiện tháng 11/2020.


PHỤ LỤC 6.

KHUNG CÂU HỎI PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN

Cán bộ đơn vị quản lý du lịch, đơn vị quản lý di tích, Doanh nghiệp lữ hành, chức sắc tôn giáo…

I. Thông tin người cho ý kiến

- Họ và tên:

- Tuổi:

- Giới tính:

- Tên cơ quan:

- Công việc, chức vụ hiện nay:

- Thời gian làm việc ở vị trí hiện tại:

II. Phần nội dung

Tổ chức các hoạt động phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hoá phục vụ du lịch có thể xem là việc tổ chức các hoạt động du lịch phổ biến, bao gồm hoạt động trưng bày hiện vật, hoạt động hướng dẫn tham quan, hoạt động biểu diễn nghệ thuật hoặc mô phỏng, hoạt động lễ hội, bán hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch.

1. Đánh giá các hoạt động du lịch tại 02 Di tích Quốc gia đặc biệt

1.1. Đánh giá của quý vị về hoạt động trưng bày hiện vật

1.2. Đánh giá của quý vị về hoạt động hướng dẫn tham quan

1.3. Đánh giá của quý vị về hoạt động biểu diễn nghệ thuật và lễ hội

- Quý vị đánh giá như thế nào về hoạt động biểu diễn nghệ thuật?

- Quý vị đánh giá như thế nào về hoạt động lễ hội?

1.4. Đánh giá của quý vị về hoạt động bán hàng lưu niệm, sản vật địa phương

1.5. Đánh giá chung của quý vị về công tác tổ chức các hoạt động du lịch.

2. Phối hợp giữa các bên trong tổ chức hoạt động du lịch

2.1. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

- Phối hợp ban hành các văn bản chính sách, cơ chế quản lý tổ chức hoạt động du lịch tại các điểm di tích

- Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện

- Tổ chức tuyên truyền, quảng bá, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ; đào tạo bồi dưỡng cán bộ; hợp tác quốc tế; bảo vệ môi trường

- Kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm.

2.2. Phối hợp giữa các đơn vị tổ chức hoạt động du lịch với công ty lữ hành

- Tổ chức khảo sát khả năng tổ chức hoạt động du lịch

- Thiết kế hoạt động du lịch

- Tổ chức thực hiện hoạt động du lịch.

2.3. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng trong tổ chức các hoạt động du lịch

- Tổ chức khảo sát địa bàn đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động du lịch

- Thiết kế hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng một cách bền vững

- Các kênh thông tin về di tích, du lịch được du khách tiếp cận khi đến Bến Tre

- Tổ chức thực hiện hoạt động du lịch ở cộng đồng di sản.

Nguồn: Nghiên cứu sinh, thực hiện tháng 6/2018.


PHỤ LỤC 7. TRÍCH NỘI DUNG THÔNG TIN THU THẬP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN ÁN


A. Nội dung thông tin do cô Adelina, Trợ giảng tiếng Anh, người Mỹ gốc Guatemala làm việc tại trường Cao đẳng Bến Tre từ năm 2011-2012; cung cấp thông tin về Mô hình quản lý Công viên quốc gia Tikal của Guatemala

“Công viên quốc gia Tikal của Guatemala rộng 575 km2 được xây dựng năm 1990 để bảo vệ các khu rừng xung quanh và những gì còn lại của một trong những thành phố phế tích Tikal lớn nhất của người Maya. Nơi này là vô cùng thú vị, trong đó bạn có thể học hỏi tấn các sự kiện thú vị về người Maya cổ đại định cư tại khu vực này vào khoảng năm 900 trước Công nguyên. Tikal vốn là một trung tâm nghi lễ, văn hóa, và thương mại quan trọng. Bảo tàng của Đại học Pennsylvania và Viện Nhân chủng học và Lịch sử Guatemala đã phục hồi cấu trúc thành phố Tikal theo nguyên trạng khi được UNESCO ghi danh là một di sản thế giới vào năm 1979. Ngày nay Tikal là là một biểu tượng quốc gia của Guatemala.

Để xây dựng chiến lược phát triển du lịch ở công viên Tikal, một đơn vị quản lý công viên trực thuộc Tổng cục Du lịch Guatemala đã chia công viên theo các khu vực chức năng khác nhau: khu chức năng ưu tiên cao, ưu tiên trung bình; phân tích mối quan tâm của các bên liên quan và xây dựng khung kế hoạch bảo đảm hoạt động của công viên. Do khách tham quan khu vực chính và khu dịch vụ nhiều nên ưu tiên cao nhất là phải quản lý được hoạt động tham quan. Khi hệ thống đã được thiết lập, khu di sản định hướng lại các dịch vụ du lịch theo thông điệp chính muốn truyền tải và sự trải nghiệm của du khách. Dựa trên các tiêu chí này cho ra đời sản phẩm du lịch mới phù hợp yêu cầu bảo tồn và hoạt động tham quan. Công viên Tikal xây dựng được hệ thống quản lý đảm bảo bảo tồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa, tạo ra và quản lý doanh thu phục vụ bảo tồn.

Để đi từ một tòa nhà này sang một trung tâm thương mại trong khu vực công viên, du khách phải đi bộ dọc theo khu rừng nhiệt đới. Khi thự hiện những chuyến đi bộ này du khách sẽ dễ dàng nhìn thấy động vật hoang dã nhiều hơn người, trong bộ sự tập 54 loài động vật có vú và 333 loài chim một cách thân thiện. Đây là một điều hiếm hoi mà không phải công viên nào cũng có được. Để có được điều này công viên có chế độ quản lý chặt chẽ, không ai được phép săn hoặc bắn động vật trong 360 kilômét vuông rừng được bảo hộ tại Công viên quốc gia Tikal.

Công viên quốc gia Tikal mở cửa hàng ngày từ 6:00 sáng đến 05:00 chiều. Giá vé dành cho người lớn (khách nước ngoài) là 150 GTQ ($ 20 USD). Trẻ em dưới 12 tuổi vào công viên miễn phí”. [TLPV qua email ngày 25/10/2019]

B. Nội dung thông tin của Thượng phẩm Nguyễn Văn Lãnh, Đạo Cao Đài Ban chỉnh Bến Tre cung cấp

“Từ khi Tòa thánh Cao Đào Ban chỉnh Bến Tre được công nhận là Di tích cấp tỉnh, hậu duệ Đức giáo tông Nguyễn Ngọc Tương từ bên Pháp đã quan tâm thăm hỏi nhiều hơn, gần đây vào đầu tháng 9/2020, người nhà của bà bác sĩ Henriette Bùi Quang Chiêu (vợ của KS. Nguyễn Ngọc Bích – con trai của Đức giáo tông Nguyễn Ngọc Tương) thông báo thực hiện di chúc của bác sĩ Henriette Bùi


Quang Chiêu gia đình sẽ chuyển tặng Hội thánh Cao Đào Ban chỉnh Bến Tre

30.000 EU để chăm lo hoạt động văn hóa và bảo tồn di sản của Tòa thánh Cao Đài Ban chỉnh Bến Tre với tư cách là một Di tích cấp tỉnh”. [TLPV ngày 16/9/2020]

C. Nội dung thông tin do Hương chủ Đình Phú Lễ, Tràng Văn Hai, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre cung cấp

“… Chúng tôi rất là lo lắng khi Ban Khánh tiết các đình làng được xếp hạng di tích chưa được công nhận chính danh, có nhiệm kỳ thì Mặt trận Tổ quốc xã ký vào Tờ cử, không có Quyết định chung, có nơi chưa có đại diện chính quyền địa phương tham gia, chưa có quyết định công nhận, Ban Khánh tiết không có quy chế hoạt động. Dẫn đến tình trạng có Ban Khánh tiết nhưng hoạt động không hiệu quả, điều này ảnh hưởng đến hoạt động của di tích nhất là việc trùng tu, bảo vệ di tích. Mặt khác, người trông giữ di tích là (đình, chùa…) đa số không có lương, trước năm 2015 có định suất hỗ trợ (300.000 đ/năm) và phải lên tỉnh nhận… nhưng 5 năm nay không còn chế độ hỗ trợ này”. [TLPV ngày 20/8/2020]

D. Nội dung thông tin do ông Nguyễn Văn Hùng, Quyền Trưởng Ban QLDT tỉnh Bến Tre cung cấp

“Những năm gần đây, kinh phí từ nguồn xã hội hóa cho việc tu bổ tôn tạo 02 di tích Quốc gia đặc biệt của tỉnh còn rất hạn chế, chủ yếu chỉ từ nguồn thùng công đức của Di tích Nguyễn Đình Chiểu tiếp nhận tiền mặt mỗi năm khoảng một trăm triệu đồng từ du khách gần xa, Di tích Đồng Khởi thì hoàn toàn không có nguồn thu này nên hoạt động rất khó khăn nhất là trong công tác bảo quản, trông coi, chăm sóc do tích…Trên cơ sở tham mưu của Ban Quản lý Di tích, tới đây sẽ tỉnh sẽ có kế hoạch chọn người có trình độ, sức khỏe tương đối để vừa trông coi, vừa phục vụ hướng dẫn khách tham quan và có chế độ trả lương ít nhất bằng một hệ số lương tối thiểu (tuy nhiên cũng còn tùy thuộc khả năng địa phương). Về nguồn lợi kinh tế của 02 di tích Di tích Nguyễn Đình Chiểu và Di tích Đồng Khởi tuy mới được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt cuối năm 2016 nhưng đến nay, đã thu hút được nguồn lực đầu tư lớn, đường xá, cầu cống đã được mở rộng, xây mới với tổng vốn hàng trăm tỷ đồng, hàng chục hộ dân khu vực xung quanh 02 di tích đã có sinh kế mới với thu nhập ổn định thông qua bán hàng quán, sản vật cho du khách như ở Di tích Đồng Khởi đã tạo hiệu ứng cho 1 doanh nghiệp trẻ nghiên cứu cho ra đời sản phẩm Dừa sấy giòn trên nền mứt dừa truyền thống làm quà cho du khách…tất cả đã tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người dân, chính vì vậy cơ sở kinh tế, nhà cửa của người dân xung quanh 2 Di tích ngày càng khang trang… Riêng 2 căng tin ở Di tích Nguyễn Đình Chiểu được đấu thầu cho người dân địa phương kinh doanh đưa vào thùng công đức, nâng tổng thu từ thùng công đức hàng năm bình quân 100

– 120 triệu đồng.” [TLPV ngày 5/9/2019 và ngày 23/11/2020]

Đ. Nội dung thông tin do Phó Chánh Phối Sư Huỳnh Thanh Phong,

Đạo Cao Đài Tiên Thiên cung cấp

“ Vấn đề xếp hạng DSVH theo chúng tôi còn nhiều bất cập, trường hợp tòa thánh Cao Đài Tiên Thiên đủ điều kiện lập hồ sơ xếp hạng di tích cấp tỉnh, tỉnh có gợi ý (miệng ) cho chúng tôi làm hồ sơ xếp hạng Tòa thánh là di tích cấp tỉnh nhưng Ban Thường trực Hội thánh chúng tôi nhận thấy vì thật sự chưa cần thiết cũng như


nghe đâu thủ tục trùng tu, sửa chữa sau khi được công nhận di tích rất phức tạp… nên chúng tôi xin thôi chưa hợp tác thực hiện việc này.” [TLPV ngày 3/10/2019]

E. Nội dung thông tin do ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó trưởng phòng VHTT huyện Châu Thành cung cấp

“…Huyện chúng tôi có 2 di tích quốc gia nhưng việc quản lý rất bất cập, dù theo Luật Di sản văn hoá tất cả các di tích đã xếp hạng đều được khoanh vùng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên đó chỉ là trên lý thuyết, việc khoanh vùng, cắm mốc có khi chỉ dựa trên quy định của pháp luật vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế…. Việc cắm mốc giới tuy đã thực hiện, nhưng đến nay 2 di tích quốc gia của huyện dù đã được cắm mốc nhưng vẫn còn những hệ lụy phức tạp như ở, đình Tân Thạch chính quyền mở rộng trường học không có đất nên phải tạm đưa 30 hộ dân đến ở trong khuôn viên đình kéo dài hàng chục năm nay không giải quyết được. Đình Tiên Thuỷ còn 2 hộ lấn chiếm lâu đời nên đến nay dù là 2 đình quốc gia nhưng vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức…” [TLPV ngày 12/5/2020]

F. Nội dung thông tin do bà Bùi Ngọc Khải, 71 tuổi, ngụ tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, Bến Tre cung cấp

“…Tôi theo ông Đạo Dừa từ nhỏ, những năm 1960 tôi đã sang ở cồn Phụng, khi chùa Nam Quốc Phật – nơi thờ tự của ông Đạo Dừa được xây dựng lên nơi đây đã nhộn nhịp trong một không gian tâm linh và nhiều người hiếu kỳ, không tu theo đạo cũng đến. Chính xác là từ sau năm 1964, du lịch Bến Tre đã manh nha… Như vậy Châu Thành là nơi khởi phát ngành du lịch sớm tỉnh, ngay trong chiến tranh ác liệt, từ giữa thập kỷ 60 của thế kỷ trước, du lịch Bến Tre đã định hình với các đoàn khách hiếu kỳ đến viếng cồn Phụng - Đạo Dừa… Nhưng không chỉ có như vậy, khi những người dân di tản tránh bom đạn chiến tranh về quần cư tại cồn Phụng, để có kế sinh nhai, họ đã nghe lời chỉ dẫn của ông Đạo Dừa lấy thân cây dừa bị gãy đỗ do chiến tranh gây ra, láy gáo dừa, vỏ dừa…chế tác các vật dụng trong gia đình như đũa, muỗng, bình tích nước trà… về sau phát triển thành nghề thủ công mỹ nghệ dừa. Ngày nay khách đến cồn Phụng thấy có bảo tàng dừa là sự thể hiện lòng tri ân của hậu thế đối với những người khai khẩn đất vườn cồn Phụng và nghề nghề thủ công mỹ nghệ dừa – đây cũng là một dấu ấn để khách thập phương đến viếng chùa Nam Quốc Phật, hành hương, du lịch tâm linh nhưng cũng có sản phẩm, sản vật xứ dừa mua về làm kỷ niệm…” [TLPV ngày 14/4/2019]

G. Nội dung thông tin do ông Trì Văn Nghiệp, Cty Du lịch Nam bộ cung cấp

“…Là người hoạt động lĩnh vực lữ hành lâu năm ở tỉnh Bến Tre, tuy Cty Du lịch Nam bộ không có chi nhánh chính thức trên địa bàn huyện Châu Thành, nhưng chúng tôi luôn quan tâm và dành sự chú ý đặc biệt đến Châu Thành – nơi có thể nói, không chỉ là cửa ngõ, mà còn là điểm khởi phát của du lịch Bến Tre. Vào đầu năm 1997, tôi là một trong những người đầu tiên ở Mỹ Tho đưa khách của công ty du lịch Nam Bộ sang Cồn Phụng, khi đó khách ở các nơi về Tiền Giang chỉ có đưa sang Bến Tre là chủ yếu, điểm đến cồn Phụng đã được khách yêu thích vì vừa hoang sơ, vừa gắn với câu chuyện ông Đạo Dừa mà ai cũng chú ý khi đến Bến Tre… , từ đó du lịch Châu Thành được xem là nơi tạo ra tiền đề cho sự phát triển du lịch tỉnh Bến Tre những năm sau này với các cụm tuyến điểm du lịch như: Cồn


Phụng, Cồn Qui và các xã như Quới Sơn, Tân Thạch, Anh Khánh và Phú Túc… là những tuyến điểm du lịch sớm nhất được người dân xây dựng để đón khách với qui mô ban đầu rất thô sơ…

Với góc nhìn của nhà lữ hành, sự xuất hiện của các cơ sở du lịch lớn ở Châu Thành gần đây chính là sự phát triển với quy mô vượt trội của du lịch huyện Châu Thành so với các tuyến, điểm du lịch trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận: Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long”. [TLPV ngày 8/8/2018]

H. Nội dung thông tin do ông Nguyễn Đình Phước, cháu cố đích tôn đời thứ 5 của Nguyễn Đình Chiểu cung cấp

“… Cụ Tổ của tôi mất năm 66 tuổi, Cụ được an táng tại phần đất của người học trò thân tín có tên là Nhứt Xược tọa lạc tại ấp Giồng Cụt, xã An Đức (Ba Tri) hiện nay, đây cũng là phần đất Cụ Tổ tôi lựa chọn để yên nghỉ lúc sinh thời, bên cạnh mộ phần Cụ Tổ còn có mộ của những học trò giữ mộ Cụ… Về sau đó có mộ cụ Bà Lê Thị Điền, đến năm 1959 mộ bà Sương Nguyệt Anh được họ hàng, bà con cải táng từ làng Mỹ Nhơn về nằm bên phần mộ của cha, mẹ.

Bà Cố Tổ Trương Thị Thiệt, thân mẫu Cụ Tổ tôi khi mất được gia tộc, bà con an táng tại phường Cầu Kho, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Không biết thời bấy giờ bằng cách nào mà mộ Bà Cố Tổ được Cụ Tổ khi chạy giặc Tây đã cho cải táng về làng Mỹ Hòa, thuộc Mỹ Chánh Hòa trước đây (nay là Mỹ Nhơn), Ba Tri. Phần mộ Bà Cụ Tổ Trương Thị Thiệt nằm trên một khu đất giồng gần nhà ông Năm Niếu, ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Hòa (Ba Tri) không được chăm sóc, vì vậy bị lạn và đặc biệt bức xúc là bị người dân thả bò giẫm đạp, ô nhiễm rất phản cảm. Chính vì vậy gia đình chúng tôi đã làm đơn kiến nghị lên Bảo tàng tỉnh lúc bấy giờ là nơi quản lý khu di tích Nguyễn Đình Chiểu đề nghị cho qui tập, cải táng mộ Bà Cụ Tổ về khu mộ trong Di tích nhưng không được chấp thuận… Sau khi hoàn tất các thủ tục, ngày 6-4-2008 (ngày 1-3 năm Mậu Tý) chúng tôi gồm Nguyễn Văn Phước (Đình Phước), Nguyễn Thị Nữ cùng con cháu đã tổ chức cải táng, di dời mộ Bà Cụ Tổ về ấp Hữu Nhơn, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cùng đợt cải táng này, ngoài Bà Cụ Tổ Trương Thị Thiệt, còn có bà Nguyễn Thị Thành, em gái và 2 con Cụ Tổ tôi là bà Nguyễn Thị Ngọc Hương và ông Nguyễn Đình Ngưỡng (con trai út Cụ Tổ Nguyễn Đình Chiểu), cũng từ các xã Mỹ Hòa, Mỹ Chánh, Mỹ Nhơn (Ba Tri). Cho đến nay chúng tôi vẫn thắc mắc một điều tại sao mộ Bà Cụ Tổ lại không được cải táng về khu mộ hiện nay như cụ Bà Lê Thị Điền và bà Sương Nguyệt Ạnh ? [TLPV ngày 12/8/2019]

I. Nội dung thông tin do ông Nguyễn Quang Trị, nguyên Giám đốc sở VHTT Bến Tre, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Bến Tre cung cấp

“…Năm 1972, chính quyền Sài Gòn thấy miền Bắc kỷ niệm 150 năm sinh Nguyễn Đình Chiểu qui mô quá nên cũng có chủ trương cho ông xã trưởng An Đức quyên góp tiền trong dân xây dựng đền thờ gần khu mộ của Cụ. Các ông Hồ Hữu Tường, Mai Thọ Truyền… là những người có đóng góp tâm sức cho việc xây dựng ngôi đền thờ này”. [TLPV ngày 30/9/2019]

K. Nội dung thông tin do Lương y Lý Thanh Long, Chủ tịch Hội Đông y huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cung cấp


“ Tôi làm nghề bốc thuốc Đông Y ba đời, tôi thường được cha, ông tôi kể

… thuở nhỏ cho đến năm 10 tuổi, Cụ Nguyễn Đình Chiểu sống ở Gia Định cùng với mẹ. Sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, Cụ theo cha chạy ra Huế ở nhờ nhà ông thầy ngự y (thầy thuốc chuyên trị bệnh cho vua) để học 8 năm. Trong 8 năm đó Cụ học chữ và học nghề thuốc rồi trở về Gia Định thi đậu tú tài năm 1843; đến năm 1846, Cụ quyết định trở ra Huế chuẩn bị khoa thi Hội vào năm 1849. Trong thời gian chờ đợi khoa thi Hội thì năm 1848, Cụ đột ngột nghe báo tin mẹ mất, Cụ đành bỏ dở khoa thi trở về quê cùng với người em là Nguyễn Đình Tựu chịu tang mẹ.

Trên đường về, vì khóc thương mẹ quá độ, khóc đến nỗi Cụ lâm bệnh nặng và sau đó bị mù cả hai mắt. Chính vì thế Cụ đành phải dừng chân ở Quảng Nam để trị bệnh tại nhà một ông thầy thuộc dòng ngự y tên là Trung. Tại đây, Cụ đã học luôn nghề thuốc của người hành nghề bốc thuốc có tên là thầy Trung. Ngày xưa, những người học Hán văn như Cụ đa phần đều làm được nghề thuốc. Nhưng riêng Cụ lại được học cả hai ông thầy giỏi, nên nghề thuốc của Cụ nhanh chóng được nhân dân truyền tụng khắp nơi.

Sau khi trị bệnh đã ổn định, mặc dù đôi mắt không khỏi mù loà, nhưng Cụ vẫn quyết định trở về Gia Định chịu tang mẹ. Khi mãn tang, Cụ mở trường dạy học, bắt đầu làm nghề thuốc và sáng tác thơ văn trong đó có Ngư Tiều Y thuật vấn đáp… Ông, cha tôi cảm kích trước ý đức, tâm sức của Cụ đã tận hiến cho dân, cho nước, cho người bệnh nghèo nên đã suy tôn Nguyễn Đình Chiểu là ông Tổ của nghề bốc thuốc Nam. Ngày nay tôi đã cho họa hình chân dung Cụ và đặt trên bàn thờ Tổ nghề bốc thuốc Nam bên cạnh Hải Thượng Lãng Ông…” [TLPV ngày 19/11/2018]

L. Nội dung thông tin do ông Trần Công Ngữ, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cung cấp

“…Hai từ “Đồng Khởi” không hề có trong Nghị quyết 15, chỉ xuất hiện khi triển khai Nghị quyết này cô Ba Định nói “Đồng Khởi, đồng lòng… đây là điều đặc biệt chỉ có ở Bến Tre, nơi con người có bản tính sáng tạo, gan dạ theo một cách rất riêng của người Bến Tre…

Tôi có 2 mong ước liên quan đến 2 di tích quốc gia đặc biệt của Bến Tre là:

1- Làm 1 vườn bia ghi danh tất cả 31cử nhân đầu tiên của Bến Tre, các danh nhân lỗi lạc như Trương Vĩnh Ký, Tiến sĩ đầu tiên của Lục tỉnh Nam kỳ Phan Thanh Giản, các Nhà giáo Nhân dân, Thầy thuốc Nhân dân của Bến Tre.. trong khuôn viên khu Di tích Nguyễn Đình Chiểu…

2- Xây dựng một ngôi nhà Dừa đúng nghĩa 100 % dừa từ nhà đến trang trí nội thất và trưng bày các sản vật độc đáo từ dừa trong đó để kết nối với di tích…

Hai mong ước này không tốn kém quá nhiều tiền hoàn toàn có thể xã hội hóa và làm được sẽ phát huy giá trị di tích nhiều hơn nữa bởi tuy là di tích quốc gia nhưng cả hai vẫn chưa thật sự hấp dẫn du khách, nội dung tham quan đơn điệu không thể giữ chân khách lâu hơn, nếu làm được hai điều đó sẽ đem lại những bài học lịch sử vô giá về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Bến Tre, về tín ngưỡng dừa Bến Tre và cả nguồn thu cho di tích từ các dịch vụ du lịch gia tăng như chụp ảnh, mua quà lưu niệm… ” [TLPV ngày 30/12/2019]

Nghiên cứu sinh trực tiếp phỏng vấn, gỡ băng tháng 12/2020.


PHỤ LỤC 8.

8 A. SỐ LƯỢT KHÁCH THAM QUAN 2 DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

CỦA BẾN TRE (Đơn vị tính: Lượt khách)



Năm

Di tích

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1. Di tích Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu


- Số lượng khách So với tổng lượng khách

đến Bến Tre (%)

42.141

35.402

41.792

41.326

41.697

51.573

29.020

5,04 %

3,72 %

3,62 %

3,19 %

2,64 %

2,74 %

3,50 %

2. Di tích Đồng Khởi Bến Tre


- Số lượng khách So với tổng lượng khách

đến Bến Tre (%)

16.444

15.789

10.902

11.900

15.535

15.004

8.737

1,96 %

1, 65 %

0,94 %

0,92 %

0,98 %

0,79 %

1,05 %

3. Tổng lượng khách đến hai di tích

(So với tổng

lượng khách đến Bến Tre)


58.585


51.191


52.694


53.226


57.232


66.577


37.757

7,1 %

5,37 %

4,56 %

4,12 %

3,63 %

3,53 %

4,56 %

4. Tổng lượng

khách du lịch đến Bến Tre

834.784

951.653

1.153 075

1.291 444

1.574 128

1.882 205

827.194


Nguồn: Sở VHTTDL Bến Tre, nghiên cứu sinh tổng hợp, tháng 1/2021

Xem tất cả 298 trang.

Ngày đăng: 06/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí