Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng Cục Hải quan - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ cán bộ Cục Tài vụ - Quản trị, 47

Tổng cục Hải quan 47

Bảng 2.2. Tổng hợp dự toán kinh phí chi thường xuyên được sử dụng giai đoạn 2017 – 2019 tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan (Bao gồm dư tạm ứng năm trước chuyển sang săm sau) 57

Bảng 2.3. Cơ cấu chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan giai đoạn 2017 - 2019 59

Bảng 2.4. Tình hình chi thanh toán cá nhân (chi lương và các khoản theo lương) tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan 60

Bảng 2.5. Tình hình chi đào tạo và chi khác tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan 63

Bảng 2.6. Tình hình chi quản lý hành chính tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan 64

Bảng 2.7. Tình hình chi mua sắm, sửa chữa tài sản tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan 68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Bảng 2.8. Tỷ lệ giải ngân kinh phí chi thường xuyên năm 2017 tại Cục Tài vụ

- Quản trị, Tổng cục Hải quan 72

Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng Cục Hải quan - 2

Bảng 2.9. Tỷ lệ giải ngân kinh phí chi thường xuyên năm 2018 tại Cục Tài vụ

- Quản trị, Tổng cục Hải quan 73

Bảng 2.10. Tỷ lệ giải ngân kinh phí chi thường xuyên năm 2019 tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan 73

Bảng 2.11. Tình hình công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN năm 2017

................................................................................................................ 75

Bảng 2.12. Tình hình công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN năm 2018

................................................................................................................ 76

Bảng 2.13. Tình hình công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN năm 2019

................................................................................................................ 77



1. Tính cấp thiết của đề tài

MỞ ĐẦU

Chi ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm hai bộ phận chính là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Trong đó, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất và có vai trò, vị trí rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội. Trong điều kiện hiện nay khi mà nguồn thu còn hạn chế, nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách lại rất lớn thì việc quản lý, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo các khoản chi ngân sách được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng. Đồng thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước ta hiện nay.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nước nói chung và lĩnh vực kiểm soát các khoản chi ngân sách nói riêng. Ngày 01/04/1990, hệ thống KBNN được tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến tỉnh, huyện chính thức hoạt động trên phạm vi cả nước. Theo đó, nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, kiểm soát chi NSNN được Bộ Tài Chính giao cho Kho bạc Nhà nước tổ chức triển khai thực hiện bắt đầu từ những năm 90 thuộc thế kỷ 20. Từ đó đến nay, hệ thống KBNN ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong nền tài chính quốc gia, xác lập vị thế trong hệ thống quản lý tài chính - ngân sách quốc gia, góp phần đắc lực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Cục Tài vụ - Quản trị là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan được thành lập theo Quyết định 2368/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 7 năm 2016. Trong những năm vừa qua, Cục Tài vụ - Quản trị từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý, điều hành quỹ ngân sách nhà nước, góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách thường xuyên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Còn để xảy ra sai sót, lúng túng với một số khoản chi mới,


khoản chi ít phát sinh; việc kiểm soát còn mang tính hình thức, thủ tục; hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa được sử dụng một cách triệt để; chưa đáp ứng được hết yêu cầu của quy trình giao dịch một cửa, lượng đơn vị tham gia dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế… Dẫn đến tình trạng sử dụng NSNN vẫn kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát, dễ phát sinh tiêu cực.

Mặt khác, lý luận về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước nói chung và chi thường xuyên NSNN tại một cơ quan hành chính nhà nước nói riêng chưa được nghiên cứu đầy đủ để áp dụng. Vì vậy, công tác quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị cần tiếp tục được hoàn thiện một cách khoa học và có hệ thống nhằm góp phần vào sự phát triển của đơn vị và của ngành Hải quan.

Xuất phát từ những lý do trên, với kinh nghiệm thực tiễn công tác quản lý tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan “Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng Cục Hải quan” được Học viên lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ, với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn cụ thể tại cơ quan công tác của mình.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1. Các công trình nghiên cứu

Chi NSNN là một trong những nội dung trọng tâm trong chiến lược phát triển KT-XH của nước ta, được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng, đây cũng là vấn đề được các nhà lý luận, các nhà kinh tế học, các nhà làm chính sách và các tổ chức quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo giá trị của các tác giả được công bố về vấn đề quản lý, kiểm soát chi NSNN, tiêu biểu như:

Trần Quốc Vinh (2016) “Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng’’. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về QLNS địa phương, kinh nghiệm quốc tế về quản lý ngân sách địa phương, phần vùng kinh tế ở Việt Nam và nêu bật được những đặc điểm chung nhất về kinh tế xã hội của các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng, phân tích và đánh giá thực trạng QLNS địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng, định hướng đổi mới QLNS địa phương các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Từ đó tác giả đề xuất 5 nhóm


giải pháp đổi mới QLNS địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập đến các vấn đề lý thuyết, thực trạng, cũng như chưa đề cập được các giải pháp góp phần đổi mới KSC ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp khu vực Đồng bằng Sông Hồng.

Nguyễn Thị Bích (2015), “Tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thạch Thất”. Nghiên cứu đã tập trung làm rõ cơ chế quản lý và tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN Thạch Thất để nâng cao hiệu quả chi NSNN.

Nguyễn Công Điều (2015) “Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên trong giai đoạn hiện nay”. Nghiên cứu đề xuất một số quy trình chế độ KSC, mức tạm ứng hợp đồng và hồ sơ KSC nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên. Bài viết đưa ra được các đề xuất nhưng chưa đi sâu vào địa bàn nào cụ thể để áp dụng trực tiếp các giải pháp đã nêu.

Trần Thị Hạnh (2015), “Tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước huyện tại Kho bạc Nhà nước Đan Phượng- Hà Nội”. Trên cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về quản lí và kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và những hạn chế của công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Đan Phượng trong thời gian qua; từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu cùng các điều kiện thực hiện nhằm tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Đan Phượng.

Thực tế cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan, do địa điểm nghiên cứu có những đặc thù khá riêng mà các giải pháp, kết luận của các công trình có liên quan đưa ra nếu áp dụng vào Cục Tài vụ - Quản trị có thể chưa phù hợp. Mặc dù vậy, các nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này.

Tại đề tài này, trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN tại một cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà nước và từ thực trạng của ngành Hải quan để đề xuất giải pháp, kiến nghị khả thi góp phần giúp đơn vị quản lý tốt hơn chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong thời gian tới.


2.2. Khoảng trống nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu ở trên các tác giả đã tiếp cận công tác quản lý chi NSNN và kiểm soát chi NSNN ở nhiều góc độ khác nhau, các giải pháp đưa ra cơ bản nhằm tăng cường hiệu quả chi NSNN. Tuy vậy, mỗi nghiên cứu với lý do khác nhau chỉ tập trung cho mục đích riêng và cách áp dụng nghiên cứu không giống nhau, cụ thể:

Phần lớn các công trình nghiên cứu đều tập trung vào việc: Chi NSNN thường xuyên tại một địa phương, đơn vị đơn lẻ; Các quy trình nghiệp vụ cụ thể hoặc một nội dung cụ thể trong quản lý chi thường xuyên NSNN…

Cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của tác giả tại những công trình nghiên cứu trên chủ yếu tiếp cận từ: Số liệu hoạt động tại đơn vị quản lý NSNN; Công tác quản lý tài chính ngân sách tại các cơ quan quản lý NSNN.

Đối với các nghiên cứu về kiểm soát chi NSNN, các công trình nghiên cứu trên chưa tiếp cận nhằm phân tích, đánh giá một cách toàn diện đối tượng nghiên cứu từ phía: Cơ chế chính sách của Nhà nước thuộc lĩnh vực khác, chuyên ngành khác ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng nghiên cứu; Quan điểm, cách thức giải quyết công việc của cán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ KSC NSNN; Người thực hiện ngân sách tại các đơn vị sử dụng NSNN; Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa phương ảnh hưởng tới công tác quản lý ngân sách; Công tác tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý NSNN

Chưa có tài liệu nghiên cứu nào đề cập và hệ thống hóa toàn diện về: Cơ sở lý luận của việc quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN và mối liên hệ giữa quản lý chi và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại KBNN; Thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN của ngân sách các cấp và nguyên nhân của thực trạng đó; Đề xuất các giải pháp đổi mới và điều kiện thực hiện, nhằm đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chi thường xuyên NSNN của ngân sách các cấp, cơ quan.

Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan nên đề tài này mang tính thực tiễn cao, phù hợp với yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính và định hướng phát triển


đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Do vậy đề tài “Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan” không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn nghiên cứu trong luận văn.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Phân tích và đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan giai đoạn 2018 – 2020;

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan giai đoạn 2020 – 2025.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan nói riêng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan qua kho bạc nhà nước. Trong đó chú trọng vào nội dung chủ yếu là công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy trình kiểm soát chi và các hình thức kiểm soát chi. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan.

- Về không gian: Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan

- Về thời gian: Đề tài tập trung vào nghiên cứu công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan giai đoạn 2018-2020 và định hướng giải pháp cho giai đoạn 2020 – 2025.


5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin như phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử để phân tích, đánh giá công tác quản lý, kiểm soát chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan.

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phương pháp thu thập dữ liệu: Tùy theo nguồn dữ liệu, tác giả tiên hành thu thập trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phương pháp ghi chép, sao chụp, truy cập vào các website, tạp chí,... Để phân tích thực trạng kiểm soát chi chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan, nguồn tài liệu bao gồm: Các loại báo cáo của Tổng cục Hải quan, Các văn bản của Cục Tài vụ - Quản trị: báo cáo công tác hàng năm, quy chế chi tiêu nội bộ,…

- Phương pháp phân tích dữ liệu: Nghiên cứu được thực hiện thông qua tài liệu thứ cấp trong khoảng thời gian 03 năm từ năm 2018 đến năm 2020. Sau khi thu thập các dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành các bước xử lý dữ liệu như tập trung chọn lọc các dữ liệu chính và quan trọng, phân loại, sắp xếp và chứ thích các dữ liệu theo một hệ thống. Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích phổ biến như: lập bảng tổng hợp số liệu, phân tích, so sánh hệ thống hóa, mô hình hóa .... Trên cơ sở đó diễn giải các kết quả phân tích và rút ra đánh giá và kết luận.

- Phương pháp tổng quan tư liệu: Phương pháp này nhằm tổng hợp, rà soát lại các tài liệu đã thu thập được và có sự định hướng cho việc sử dụng các tài liệu đó như thế nào.

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong phân tích nói chung. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu để có được những chỉ tiêu cụ thể về khối lượng, giá trị cũng như tốc độ tăng trưởng của vấn đề nghiên cứu trong kỳ phân tích. Đồng thời so sánh các kết quả phân tích, các chỉ tiêu đánh giá


nhằm tổng hợp kết quả nghiên cứu một cách tổng quát.

- Phương pháp thống kê: Là hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán, ra quyết định. Phương pháp thống kê được sử dụng trong việc thống kê dữ liệu thu thập được nhằm tổng hợp khái quát hóa các số liệu, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, kết luận được dễ dàng hơn.

- Phương pháp dự báo trực quan: Để tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà lãnh đạo quản lý nhà nước; dựa vào sự nhạy cảm và kinh nghiệm của họ để dự báo những thay đổi trong công tác quản lý ngân sách nhà nước, nhất là quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trong thời gian tới.

Ngoài các phương pháp trên, nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp biểu đồ, đồ thị,...

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị,

Tổng cục Hải quan

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí