Nội Dung, Hình Thức Phát Triển Quan Hệ Thương Mại Quốc Tế

33


nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế lại tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích quan hệ thương mại quốc tế phát triển.

Quan hệ thương mại giữa các quốc gia cũng góp phần củng cố an ninh, quốc phòng, tăng cường vai trò và vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Trong thời đại ngày nay, nếu một quốc gia không tiến hành các hoạt

động thương mại quốc tế, hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, thì khó có thể phát triển nhanh và bền vững được. Đối với nền kinh tế quy mô còn nhỏ và chưa phát triển như Việt Nam, nếu không đẩy mạnh thương mại quốc tế và hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới thì không thể phát triển nhanh và sẽ có nguy cơ ngày càng tụt hậu so với thế giới và khu vực.

Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi toàn thế giới

Thương mại quốc tế có vai trò gắn các quá trình kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới thông qua các quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, chuyển giao công nghệThông qua hoạt động thương mại, nhu cầu về đầu vào cho sản xuất, cũng như nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ

được thoả m;n tốt hơn. Các quốc gia có thể tham gia vào một hay nhiều công

đoạn trong chuỗi tạo giá trị của hàng hoá, nói cách khác là tham gia sâu hơn vào quá trình phân công lao động quốc tế trên cơ sở phát huy những lợi thế của mình.

ý nghĩa bao trùm của xuất nhập khẩu là sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của mỗi quốc gia, là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Thực tiễn lịch sử đ; minh chứng các quốc gia có nền kinh tế phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững là những quốc gia có nền ngoại thương mạnh, quan hệ thương mại quốc tế phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Quy mô và nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam có ý nghĩa to lớn góp phần quyết định đối với “độ mở” của nền kinh tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập vào kinh tế thế giới. Vì vậy, sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế, đặc biệt là của xuất khẩu, sẽ là một trong những động lực trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng của kinh tế Việt

34

Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên Bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 5


Nam, hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, góp phần nhanh chóng chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng x; hội chủ nghĩa.

Tóm lại, thương mại quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế có quy mô sản xuất nhỏ như chúng ta, không phải không có những hạn chế và khó khăn khi tham gia vào thương mại và cạnh tranh quốc tế, nhưng rõ ràng chỉ những hàng hoá được đem trao đổi trong thương mại quốc tế thì hàng hoá đó mới

được chuyên môn hoá về sản xuất và có giá cả cạnh tranh. Phát triển quan hệ thương mại quốc tế không chỉ làm thay đổi số lượng, cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như hàng hoá trên thị trường trong nước, mà còn làm thay đổi cả quy mô sản xuất và tiêu dùng trong nước. Đồng thời, phát triển quan hệ thương mại quốc tế cũng góp phần làm tăng giá mua nguyên liệu nông, thuỷ sản, hỗ trợ đắc lực cho nông nghiệp Việt Nam và làm giảm giá cả của các yếu tố sản xuất khan hiếm. Đây cũng là lợi thế của nước ta - quốc gia đang phát triển đi sau.

1.1.4. Nội dung, hình thức phát triển quan hệ thương mại quốc tế

1.1.4.1. Nội dung phát triển quan hệ thương mại quốc tế

* Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là hình thức cụ thể của một quốc gia tham gia vào phân công lao động quốc tế, đồng thời thể hiện trình độ sản xuất, mức độ mở cửa và hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới, thể hiện tính chất, quy mô phát triển của nền kinh tế hướng ngoại. Tăng kim ngạch và quy mô xuất nhập khẩu là một nội dung quan trọng của phát triển quan hệ thương mại. Theo quan điểm truyền thống, các quốc gia có kim ngạch xuất siêu lớn thường

được đánh giá cao và nhiều quốc gia phấn đấu để có xuất siêu. Nhưng ngày nay, trong nền kinh tế toàn cầu, yêu cầu cân bằng lợi ích là yếu tố quan trọng hàng đầu để quan hệ thương mại giữa các quốc gia có thể phát triển nhanh và bền vững. Quan hệ thương mại quốc tế của một quốc gia phát triển thì cũng có

35


nghĩa kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia đó lớn và tăng trưởng nhanh, trong đó yêu cầu về tỷ lệ nhập siêu được chú ý, tạo sự cân đối hợp lý trong cán cân thương mại.

* Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu

Do môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt, luôn biến động và tiềm tàng những nguy cơ và rủi ro, cũng như để tránh quá lệ thuộc vào một hay một số thị trường nhất định, phát triển quan hệ thương mại quốc tế cần hướng tới quan hệ với nhiều quốc gia và thị trường khu vực.

Thị trường xuất nhập khẩu đa dạng và mở rộng tới nhiều khu vực trên thế giới, sẽ cho phép mỗi quốc gia có điều kiện mở rộng sự lựa chọn thị trường ngoài nước một cách hợp lý trong từng thời kỳ. Sự phát triển thị trường xuất nhập khẩu, tăng thị phần trên thị trường thế giới là yếu tố quan trọng thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế phát triển sâu rộng.

* Tăng cường xuất khẩu chủng loại hàng hoá

Để đạt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu, đòi hỏi số lượng và khối lượng của các mặt hàng xuất khẩu phải ngày càng tăng, đồng thời chuyển dịch theo hướng xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng công nghệ, chất xám cao và những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Mặt khác, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá hợp lý, số lượng mặt hàng phong phú, đa dạng sẽ bảo đảm được thị trường xuất khẩu bền vững và ổn định.

* Tăng xuất khẩu dịch vụ

Nội dung của phát triển xuất khẩu các dịch vụ thu ngoại tệ là đa dạng hoá và tăng cường các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ, đặc biệt là các dịch vụ tư vấn, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ vận chuyển hàng hoá (bằng đường biển, đường sắt, đường hàng không và đường bộ quốc tế), dịch vụ viễn thông, xuất khẩu sức lao động và các dịch vụ thương mại khác.

* Phát triển quan hệ thương mại quốc tế theo chiều sâu

Phát triển quan hệ thương mại quốc tế phải trên cơ sở phát triển đồng thời cả về chiều rộng và chiều sâu, trong đó: Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu;

36


Tăng số lượng các mặt hàng xuất nhập khẩu; Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu về phạm vi địa lý và tăng cường xuất khẩu các dịch vụ thương mại là sự phát triển thương mại theo chiều rộng. Phát triển quan hệ thương mại quốc tế theo chiều sâu là phát triển về mặt chất lượng của các quan hệ thương mại, bao gồm cả thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ và được thể hiện trên các mặt sau:

- Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu hợp lý, đa dạng và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu cần phát triển theo hướng phục vụ cho những yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giảm dần xuất khẩu các sản phẩm thô, nguyên liệu tự nhiên, sản phẩm sơ chế, tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá đ; qua chế biến và các sản phẩm tinh chế hoặc chế biến sâu, tiến tới xuất khẩu hàng hoá có hàm lượng chất xám cao và có giá trị gia tăng cao. Nhập khẩu các thiết bị, công nghệ tiên tiến và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế trong nước với tầm nhìn lâu dài, cố gắng tiếp cận và nhập khẩu công nghệ nguồn.

- Tăng kim ngạch xuất khẩu theo lượng khách hàng, xuất khẩu tới những khách hàng có mức tiêu dùng tương đối ổn định, khách hàng tiềm năng. Phấn

đấu tiếp cận trực tiếp với các kênh phân phối ở thị trường ngoài nước, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tới những khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng, giảm dần xuất nhập khẩu qua trung gian.

- Cơ cấu xuất nhập khẩu hợp lý giữa máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất, với các hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho tiêu dùng.

- Cơ cấu xuất khẩu giữa hàng hoá và dịch vụ hợp lý, qua đó cho phép phát huy tối đa và có hiệu quả các lợi thế của đất nước.

- Tăng tính liên kết giữa các nền kinh tế thông qua sự gắn bó giữa các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp với đầu tư, chuyển giao và các dịch vụ thương mại quốc tế.

37


1.1.4.2. Hình thức phát triển quan hệ thương mại quốc tế

* Phát triển quan hệ thương mại quốc tế dựa trên mối quan hệ hợp tác song phương.

Mối quan hệ thương mại quốc tế cơ bản dựa trên những cam kết, thoả thuận, Hiệp định thương mại song phương được ký kết giữa hai quốc gia về xuất nhập khẩu, chuyển giao, thanh toán, thuế quan.

Khi một quốc gia theo đuổi chiến lược mở cửa nền kinh tế, cũng có nghĩa là thực thi việc phát triển các quan hệ kinh tế, thương mại với các quốc gia khác, đây là mối quan hệ quan trọng nhất, đặc biệt đối với những quốc gia kém phát triển, quan hệ thương mại quốc tế còn hạn hẹp. Quan hệ thương mại song phương, đôi khi cũng tạo ra những lợi thế so sánh cho hai quốc gia trong cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, cũng có những khó khăn và thách thức đối với các quốc gia nhỏ, kém phát triển khi phải đối diện với những nền kinh tế mạnh và có nhiều lợi thế hơn.

Ngày nay, sự phát triển các mối quan hệ thương mại song phương đ; không đủ khả năng để phối hợp sức mạnh kinh tế của các quốc gia nhằm giải quyết những bất đồng, hay để tạo lập một thị trường rộng lớn với nhiều lợi thế. Các mối quan hệ đa phương và các khối, liên minh kinh tế khu vực hình thành, phát triển đ; giúp khắc phục phần nào các hạn chế này.

* Phát triển quan hệ thương mại quốc tế dựa trên các mối quan hệ hợp tác đa phương

Mối quan hệ thương mại quốc tế đa phương, về cơ bản cũng được xây dựng dựa trên những cam kết, thoả thuận, hiệp định thương mại đa phương

được ký kết. Đây là mối quan hệ rất phong phú, đa dạng, được đan xen nhiều tầng nấc và cấp độ khác nhau. Trong quan hệ thương mại quốc tế đa phương, có các mối quan hệ:

- Quan hệ thương mại giữa một quốc gia với nhiều quốc gia khác.

- Quan hệ giữa một quốc gia với một khối, hay một liên minh kinh tế, mối quan hệ thương mại này được phát triển dựa trên một số cơ sở như:

38


Việc áp dụng cơ chế thị trường đ; phát triển và trở thành phổ biến ở các quốc gia; Sức ép từ bên ngoài khu vực và xu hướng phát triển trong khu vực

đòi hỏi mỗi quốc gia phải có sự điều chỉnh chính sách cho phù hợp với xu thế phát triển chung, phù hợp với trình độ, mức độ phát triển các quan hệ đa phương; Chiến lược của quốc gia về phát triển quan hệ thương mại với các khối nước có trình độ phát triển cao, có tiềm lực kinh tế, thị trường lớn và giàu tiềm năng.

- Quan hệ thương mại giữa hai khối các quốc gia với nhau (như quan hệ thương mại ASEAN - EU), mức độ phát triển quan hệ thương mại, hợp tác giữa hai khối không còn do ý muốn của từng quốc gia thành viên, mà do chính điều kiện cụ thể của các quốc gia thành viên đó quy định. Do đó, mức

độ yêu cầu và khả năng tham gia hợp tác phát triển quan hệ thương mại của mỗi quốc gia thành viên trong khối cũng rất cao. Quan hệ thương mại giữa các khối phát triển sẽ có tác động mạnh đến đời sống kinh tế, thương mại thế giới như thúc đẩy tiến trình tự do hoá thương mại, đầu tư, dịch vụ, thóc

đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập những khu vực thị trường rộng lớn, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá đời sống kinh tế thế giới. Nhưng mặt khác, quan hệ thương mại giữa các khối phát triển cũng sẽ tạo ra một số các tác động tiêu cực, như tạo ra mức độ bảo hộ mậu dịch của các khối kinh tế khu vực sẽ lớn hơn, sức cạnh tranh của nó sẽ mạnh hơn, đe doạ các quốc gia yếu kém khác, ngăn cản các quốc gia ngoài khối thâm nhập vào thị trường khu vực, làm chậm tiến trình tự do hoá thương mại trên phạm vi toàn cầu.

Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và tự do hoá thương mại phát triển khiến cho quan hệ thương mại quốc tế ngày càng trở nên phức tạp hơn. Các mối quan hệ, hợp tác song phương của quốc gia này với quốc gia khác cũng thường phải chịu những tác động ảnh hưởng của các mối quan hệ đa phương giữa các quốc gia, các khối kinh tế khác.

39


1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế

Ngày nay, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang được diễn ra ngày

càng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ đ; và đang lôi cuốn các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển của mình phải chú trọng đến phát triển quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế và tham gia vào hệ thống phân công lao

động trên phạm vi toàn cầu.

* Toàn cầu hoá và khu vực hoá về cơ bản thống nhất với nhau, tuy chúng là những phạm trù khác nhau. Có thể coi khu vực hoá là bộ phận của quá trình toàn cầu hoá, hay là quá trình toàn cầu hoá từng bộ phận và theo khu vực địa lý. “Toàn cầu hóa kinh tế là một quá trình hình thành và phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau theo hướng mở rộng ra phạm vi toàn cầu trên cơ sở khoa học - kỹ thuật, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tính chất x; hội hóa sản xuất ngày càng gia tăng với sự phân công và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng” 39.tr12. Nội dung và biểu hiện của toàn cầu hoá và khu vực hoá gồm:

- Sự gia tăng của các luồng giao lưu quốc tế về thương mại, đầu tư, vốn, công nghệ, dịch vụ, nhân công..., trong đó thương mại quốc tế là thước đo đầu tiên của mức độ toàn cầu hoá, khu vực hoá và sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.

- Sự hình thành và phát triển các thị trường thống nhất trên phạm vi toàn cầu và các khu vực, đồng thời với sự hình thành và tăng cường các định chế và cơ chế tổ chức để điều chỉnh và quản lý các hoạt động, giao dịch kinh tế quốc tế theo hướng thuận lợi hoá các hoạt động tự do hơn.

- Sự gia tăng số lượng và hoạt động của các công ty xuyên quốc gia, đặc biệt là hình thành ngày càng nhiều các tập đoàn xuyên quốc gia khổng lồ.

Như vậy, toàn cầu hoá và khu vực hoá làm tăng các thách thức đối với hoạt động của doanh nghiệp, vì mở cửa thị trường sẽ làm giảm, thậm chí loại bỏ hàng rào thuế quan, làm tăng mạnh khối lượng của thương mại quốc tế,

40


phạm vi cạnh tranh được mở rộng với mức độ cạnh tranh ngày càng cao hơn, hàng hoá và dịch vụ cùng chủng loại của các quốc gia khác nhau có cơ hội như nhau trong việc thâm nhập vào thị trường mới. Chính điều này vừa tạo ra cơ hội, vừa tạo ra thách thức cho hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp của các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế.

Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đ; tác động mạnh mẽ đến quan hệ thương mại quốc tế thông qua một số nhân tố cơ bản sau đây:

- Sự xuất hiện và tồn tại của những cường quốc kinh tế vừa là đầu tầu, vừa giữ vai trò chi phối các quan hệ thương mại quốc tế đ; ảnh hưởng đến tiến trình phát triển quan hệ thương mại quốc tế của mỗi quốc gia. Thông qua các tổ chức quốc tế, như Tổ chức Thương mại Thế giới các nước lớn thường áp đặt chính sách thương mại của mình cho phần còn lại của thế giới.

- Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế và thương mại toàn cầu khi bước vào thế kỷ XXI, đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế dựa trên tri thức đ; thúc

đẩy sự chuyển giao chất xám, công nghệ, buộc các quốc gia phải nhanh chóng phát triển thương mại quốc tế để tiến kịp với trào lưu của thế giới. Tri thức

đang và sẽ tiếp tục là nhân tố quan trọng bậc nhất trong các nhân tố thuộc về sản xuất, có tác dụng thúc đẩy đổi mới các nhân tố sản xuất khác. Điều đó

đồng nghĩa với nguồn tài nguyên lao động và tư bản hữu hình ở thời đại kinh tế công nghiệp đang bị nguồn tài nguyên tri thức thay thế vai trò chủ đạo. Sản phẩm hàng hoá của nền kinh tế tri thức sẽ là của các ngành sản xuất có hàm lượng tri thức và công nghệ cao. Do vậy, sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế dựa trên tri thức sẽ làm thay đổi nhanh và căn bản cơ cấu hàng hoá tham gia vào thương mại quốc tế giữa các quốc gia, khiến cho quan hệ giữa các quốc gia nói chung và quan hệ thương mại quốc tế nói riêng thực sự bước sang trang mới, kỷ nguyên mới, đó là sự xác lập tác động, phụ thuộc và bổ sung lẫn nhau ngày càng chặt chẽ hơn.

- Trong quá trình phát triển thương mại quốc tế đ; hình thành các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các quan hệ buôn bán quốc tế, như nguyên tắc đối xử tối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023