49
Thứ hai, Nhà nước thực hiện tín dụng xuất khẩu, là hình thức khuyến khích mở rộng xuất khẩu, bằng cách Nhà nước của một quốc gia thông qua các định chế tài chính cho thương nhân nước ngoài vay vốn để mua hàng hoá của nước mình. Đây là trường hợp được các quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn
áp dụng khi muốn cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường hàng xuất khẩu, hoặc khuyến khích sử dụng, quảng bá hàng hoá cũng như nâng cao uy tín của quốc gia và sản phẩm của mình ở những thị trường mới.
Thứ ba, trợ cấp xuất khẩu, là hình thức Nhà nước giành ưu đ;i về mặt tài chính cho nhà xuất khẩu thông qua trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp để đẩy mạnh xuất khẩu.
- Trợ cấp trực tiếp: Thực hiện ưu đ;i cho các nhà sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu sử dụng đầy đủ với giá hạ các công trình hạ tầng, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện vận tải, các dịch vụ thanh toán, bù giá (trợ giá) xuất khẩu.
- Trợ cấp gián tiếp: Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế vĩ mô kết hợp bảo hộ bằng biện pháp quản lý hành chính để hỗ trợ xuất khẩu.
Mục đích của trợ cấp là giúp cho các doanh nghiệp giảm được chi phí hàng hoá xuất khẩu, nhờ đó giảm giá hàng hoá, tăng cường sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu.
Thứ tư, bán phá giá hàng hoá (dumping): là hình thức chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu bằng cách bán hàng hoá theo giá rẻ hơn giá cả của thị trường thế giới. Trong nhiều trường hợp, bán phá giá hàng hoá là bán hàng hoá ra thị trường ngoài nước ở mức giá thấp hơn giá trị thực của hàng hoá.
Biện pháp bán phá giá hàng hoá ngày càng bị hạn chế vì các quốc gia trên thế giới thực thi luật pháp chống bán phá giá.
1.3.4. Biện pháp kỹ thuật
Là một trong những hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc quốc gia nhập khẩu đưa ra các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các hàng hoá nhập khẩu, như quy định về nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, tiêu chuẩn vệ sinh,
50
tiêu chuẩn về quy cách, bao bì, mẫu m;, tiêu chuẩn bảo đảm an toàn lao động, tiêu chuẩn về chất lượng, về mức độ gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm, tiêu chuẩn về thực phẩm trong chăn nuôi, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi trồng…, một số quốc gia còn quy định tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu trong nước đối với sản phẩm của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Những quy định này xuất phát từ đòi hỏi thực tế của đời sống x; hội và phản ảnh trình độ phát triển của văn minh nhân loại. Tuy nhiên, nhiều quốc gia, nhất là ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển đ; quá lạm dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá, coi đó như là công cụ cùng với các công cụ bảo hộ mậu dịch khác để bảo hộ thị trường nội địa.
1.3.5. Điều ước và Hiệp định thương mại
Để thực hiện mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế của quốc gia mình, chính phủ các nước thường ký kết các Điều ước và Hiệp định mậu dịch song phương, đa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại quốc tế đối với các quốc gia ký kết hiệp định thương mại.
1.4. Kinh nghiệm của một số nước trong phát triển quan hệ thương mại với Liên bang Nga
1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Năm 1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, sau ngày giành
độc lập, Nhà nước non trẻ này đ; phải nhanh chóng hình thành và xác lập một thể chế ngoại thương độc lập tự chủ trong một bối cảnh vô cùng phức tạp nhằm thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển mạnh mẽ và ổn định. Theo
đà phát triển kinh tế nói chung và mở rộng quốc tế hoá, hoạt động thương mại quốc tế của Trung Quốc bắt đầu khởi sắc. Nhưng từ những năm 60, do điều kiện lịch sử và biến cố chính trị xảy ra trong và ngoài nước, trong một thời gian khá dài, lĩnh vực mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc đ; phải chịu nhiều tác động tiêu cực, làm cho hoạt động thương mại thiếu định hướng, trì trệ và suy thoái. Vào những năm 80, trước sự chuyển biến mạnh mẽ sôi động của nền kinh tế thế giới, Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách ngày càng sâu
51
rộng nhằm phù hợp với tình hình mới, khiến cho hoạt động mậu dịch đối ngoại dần dần khôi phục và phát triển mạnh mẽ. Chỉ trong một thời gian ngắn, hoạt động ngoại thương của Trung Quốc không những thoát khỏi tình trạng bấp bênh, bế tắc mà còn nhanh chóng giữ được vị trí quan trọng trong quá trình hoà nhập với xu thế phát triển mới của nền kinh tế thế giới.
Trải qua nhiều bước cải cách, thể chế ngoại thương của Trung Quốc đ; dần thay đổi. Tình trạng kinh doanh ngoại thương được thay đổi về căn bản, kế hoạch hướng dẫn đ; thay thế cho kế hoạch mang tính chất pháp lệnh, thị trường vận hành có sự điều tiết của nhà nước đ; chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động kinh doanh ngoại thương, quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt
động của doanh nghiệp ngoại thương đ; ngày càng được tăng cường. Sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, cùng với nhịp độ tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, ngoại thương Trung Quốc đ; phát triển rất nhanh và đạt nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Mức độ phụ thuộc của nền kinh tế quốc dân vào ngoại thương ngày càng tăng lên. Trung Quốc đ; trở thành một nước đang phát triển đầu tiên sánh vai với các cường quốc phát triển trên thế giới.
Sau khi Liên Xô tan r;, trong số các quốc gia độc lập (SNG), Liên bang Nga là nước nhanh chóng củng cố và phát triển quan hệ với Trung Quốc. Đặc biệt là từ đầu năm 1995 đến nay, quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc - Liên bang Nga phát triển mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng hơn bao giờ hết,
điều này thể hiện trên bốn mặt chủ yếu: Các vị l;nh đạo cấp cao hai bên tăng cường qua lại thăm chính thức, thúc đẩy quan hệ song phương phát triển nhanh chóng; Hợp tác kinh tế, mậu dịch phát triển nhanh, toàn diện; Hợp tác kỹ thuật quân sự bước vào giai đoạn mới; Xây dựng biên giới chung hoà bình hữu nghị.
Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Trung Quốc - Liên bang Nga đ;
được củng cố từ năm 1991, đến năm 1993 hai bên đ; khẳng định là bạn hàng lớn, quan trọng của nhau, cùng nhau nỗ lực khắc phục trở ngại, xúc tiến hợp tác song phương từng bước phát triển vững chắc. Năm 1993, kim ngạch buôn
52
bán hai chiều đạt 8 tỷ USD, một con số kỷ lục chưa từng có trong quan hệ hai nước. Sang năm 1994, tuy kim ngạch tụt xuống 5 tỷ USD, giảm 3 tỷ so với năm trước, nhưng cả hai bên không bi quan. Sau cuộc gặp của Thủ tướng Lý Bằng của Trung Quốc với Chủ tịch Chính phủ Liên bang Nga Trecnomodin tháng 6 năm 1995, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước đ; ổn định và bắt đầu tăng lên. Từ đó đến nay trong quan hệ ngoại thương của Liên bang Nga với các nước ngoài cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Trung Quốc luôn đứng thứ tư sau Đức, Italia, Mỹ. Kim ngạch buôn bán với Trung Quốc chiếm tới 5% trong tổng kim ngạch ngoại thương của Liên bang Nga và trong những năm gần đây tỷ lệ này đ; tăng lên tới 6% và có năm đ; đạt trên 6%.
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Trung Quốc và Liên bang Nga
1996-2000 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | |||||||
Tỷ USD | % (*) | Tỷ USD | % (*) | Tỷ USD | % (*) | Tỷ USD | % (*) | Tỷ USD | % (*) | Tỷ USD | % (*) | |
Tỉng KN XNK | 25.9 | 4.1 | 6.1 | 4.5 | 7.5 | 5.1 | 9.2 | 6 | 11.6 | 6.1 | 14.8 | 5.8 |
XK sang LBN | 5.3 | 2.6 | 0.9 | 2.7 | 1.6 | 3.9 | 6.8 | 6.4 | 8.3 | 6.1 | 10.1 | 5.5 |
NK tõ LBN | 20.6 | 4.9 | 5.2 | 5.0 | 5.6 | 5.6 | 2.4 | 5.2 | 3.3 | 5.7 | 4.7 | 6.2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Hiện Đại Về Thương Mại Quốc Tế
- Nội Dung, Hình Thức Phát Triển Quan Hệ Thương Mại Quốc Tế
- Công Cụ Và Biện Pháp Chủ Yếu Của Chính Sách Thương Mại Quốc Tế
- Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Hàng Hoá Giữa Thổ Nhĩ Kỳ Và Liên Bang Nga
- Khái Quát Về Quan Hệ Thương Mại Việt Nam - Liên Bang Nga Trước Năm 1992
- Cơ Sở Của Quan Hệ Thương Mại Việt Nam - Liên Bang Nga
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ Biki năm 2005 (*) Tỷ trọng về kim ngạch giữa Trung Quốc với Liên bang Nga trong
ngoại thương của Liên bang Nga Trong quan hệ thương mại hàng hoá giữa hai nước trước năm 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá chiếm 4.1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Liên bang Nga với các nước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc sang Liên bang Nga chỉ chiếm 2,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Liên bang Nga, và kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc từ Liên bang Nga chiếm 4,9% tổng kim ngạch xuất khẩu
53
hàng hoá của Liên bang Nga. Thời kỳ này, Liên bang Nga luôn là nước xuất siêu, mức xuất siêu thậm chí cao hơn cả kim ngạch nhập khẩu hàng hoá hàng năm từ Trung Quốc, nhưng sau đó mức xuất siêu cũng đ; giảm dần qua các năm 2000 và 2001.
KNXNK KNXK KNNK
Tỷ USD
16
14
12
10
8
6
4
2
0
2000 2001 2002 2003 2004
Năm
Hình 1.1: Xuất nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc - Liên bang Nga (KNXK: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc sang Liên bang Nga KNNK: Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc từ Liên bang Nga)
Từ năm 2002 đến 2004 kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước tiếp tục tăng cả về quy mô và tỷ trọng, Trung Quốc đ; bắt đầu xuất siêu sang Liên bang Nga. Kết quả đó đạt được là nhờ sự điều chỉnh trong chính sách của Trung Quốc như: chính sách hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất
54
khẩu và quy định bắt buộc phải đăng ký hợp đồng đối với một số sản phẩm nhằm mục đích bảo hộ của Trung Quốc. Bên cạnh đó, còn do nguyên nhân quan trọng là sự phát triển rất nhanh của nền sản xuất hàng hoá của Trung quốc với khả năng cạnh tranh rất cao của hàng hoá và doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới.
Từ số liệu thống kê của bảng 1.1 và hình 1.1 cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước có xu hướng tăng nhanh và liên tục trong những năm gần đây cả về quy mô và tỷ trọng trong kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Liên bang Nga. Trước năm 2000, xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc sang Liên bang Nga tăng chậm, tuy vậy, đến năm 2001 có mức tăng đột biến, từ đó đến nay tiếp tục tăng nhanh và từ 2002 Trung Quốc đ; đạt thặng dư trong cán cân thương mại với Liên bang Nga. Về nhập khẩu hàng hoá, từ năm 2001 trở về trước, Trung Quốc luôn nhập siêu từ Liên bang Nga, nhưng từ năm 2002 nhờ những nỗ lực để tăng nhanh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng hoá, Trung Quốc đ; thoát khỏi tình trạng nhập siêu, tuy nhiên nhập khẩu hàng hoá từ Liên bang Nga vẫn tiếp tục tăng về số tuyệt đối.
Trung Quốc nhập khẩu từ Liên bang Nga chủ yếu là nhiên liệu (dầu mỏ và chế phẩm dầu mỏ) máy móc thiết bị để cung cấp cho các công trình đầu tư của Liên bang Nga tại Trung Quốc, nhập phân khoáng và kim loại, gỗ tròn và xen- luy- lô, sản phẩm công nghiệp hoá học và nguyên liệu đầu vào khác cho nhiều ngành công nghiệp trong nước. Trung Quốc xuất khẩu sang Liên bang Nga chủ yếu là hàng tiêu dùng, nông sản (nhất là thịt và các sản phẩm từ thịt), hàng dệt may, hàng công nghiệp chế biến và một số loại máy móc thiết bị.
Thương mại quốc tế của Trung Quốc nói chung và quan hệ thương mại Trung - Nga đ; đạt được nhiều thành tựu to lớn là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng về cơ bản là nhờ Trung Quốc đ; áp dụng những biện pháp sau:
- Phát huy tác dụng của đòn bẩy giá cả
+ Thả nổi giá cả hàng hoá xuất, nhập khẩu, cho phép tự do điều tiết trên thị trường. Giá thu mua hàng xuất khẩu được bên mua và bên bán thoả thuận
55
theo giá thị trường; còn đối với hàng hoá nhập khẩu thì 95% dựa theo giá thị trường, chỉ có 5% là do nhà nước định giá (bao gồm lương thực cần thiết cho nhân dân và phân bón dùng cho sản xuất), phần chênh lệch sẽ được Nhà nước bù giá. Thông qua hình thức này đ; làm cho giá cả hàng hoá nhập khẩu có mối liên hệ trực tiếp với giá cả thị trường quốc tế.
+ Nhằm phát huy tác dụng điều tiết của đòn bẩy giá cả, Nhà nước đ; tăng cường quản lý hàng hoá xuất, nhập khẩu bằng nhiều biện pháp để hoà nhập dần hệ thống giá cả trong nước với quốc tế, đặc biệt chú trọng điều tiết giá cả mậu dịch để giảm bớt sự chênh lệch quá lớn giữa giá cả trong nước và ngoài nước. Nhiều chính sách giá cả đ; được thực hiện rộng r;i và có hiệu quả to lớn, khuyến khích được việc tạo vốn trong xuất khẩu và tránh được hiện tượng nâng cao giá trong nước để tranh mua, hạ thấp giá ở ngoài nước để tiêu thụ. Ví dụ, đối với quản lý giá cả hàng xuất khẩu, Nhà nước đ; nghiên cứu và xác lập chính sách giá cả khuyến khích xuất khẩu sản phẩm điện cơ và sản phẩm kỹ thuật cao, đồng thời xác lập biện pháp quản lý giá cả thu mua hàng hoá để xuất khẩu. Việc hoạch định những chính sách này đều căn cứ vào giá cả thị trường quốc tế.
- Phát huy tác dụng của đòn bẩy thuế và hỗ trợ tài chính - tín dụng
+ Chế độ thuế quan: quán triệt nguyên tắc mở cửa đối ngoại, khuyến khích xuất khẩu để thu ngoại tệ và mở rộng nhập khẩu những hàng hoá cần thiết nhằm bảo đảm thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Đối với nhập khẩu, những hàng hoá cần thiết mà trong nước chưa sản xuất được, hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu (chủ yếu là một số máy móc, kỹ thuật tiên tiến hoặc vật tư kỹ thuật dùng cho sản xuất) sẽ được miễn thuế hoặc thu thuế nhập khẩu ở mức thấp. Hàng nguyên liệu nhập khẩu sẽ bị đánh thuế thấp hơn hàng thành phẩm. Hàng linh kiện, phụ kiện cũng bị đánh thuế nhập khẩu thấp hơn hàng nguyên chiếc. Đối với xuất khẩu, ngoài một số ít những nguyên vật liệu và vật tư quan trọng, còn lại phần lớn hàng hoá xuất khẩu không bị đánh thuế.
56
+ Chế độ hoàn thuế xuất khẩu: Đến nay, các loại thuế sản phẩm được hoàn lại bao gồm bốn loại thuế sản phẩm, thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu và đặc biệt là thuế tiêu dùng đối với hàng hoá xuất khẩu.
+ Chế độ miễn giảm thuế xuất, nhập khẩu được áp dụng linh hoạt đối với các chủng loại hàng hoá và khu vực thị trường.
+ Hỗ trợ tài chính: cho phép công ty xuất nhập khẩu giữ lại một phần trong tổng thu nhập của đơn vị mình, không phải nộp vào ngân sách trung
ương, nhờ đó giúp cho các công ty có nguồn vốn để tiếp tục mở rộng buôn bán linh hoạt và có hiệu quả cao.
Bên cạnh việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp gặp khó khăn, hay các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên khuyến khích phát triển, hoặc các mặt hàng thuộc nhóm cần đẩy mạnh xuất khẩu, Trung Quốc còn thực hiện biện pháp ấn định cho mỗi đơn vị xuất khẩu một hạn ngạch xuất khẩu sang từng nước, giúp cho các đơn vị này đều có điều kiện xây dựng kế hoạch, chủ động trong tiếp cận thị trường thế giới.
- Phát huy đòn bẩy tài khoản cho vay:
Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhà nước được coi là cơ quan chính sách, chịu trách nhiệm cho vay xuất nhập khẩu mà ngân hàng ngoại thương không làm được. Phạm vi nghiệp vụ của ngân hàng xuất khẩu Nhà nước bao gồm:
+ Cung ứng tài khoản dài hạn, tài khoản l;i suất thấp, tài khoản l;i trung và dài hạn, tài khoản hỗn hợp cho xí nghiệp sản xuất trong nước.
+ Cung ứng tài khoản xuất khẩu bao gồm tài khoản mậu dịch cho xí nghiệp xuất khẩu, tài khoản bên mua cấp cho đơn vị có hàng nhập khẩu. Đồng thời cung ứng tài khoản nhập khẩu theo quy định để mở rộng nhập khẩu đối với từng nước và khu vực thị trường khác nhau.
+ Có trách nhiệm bảo đảm cho các xí nghiệp ngoại thương mà ngân hàng
đ; mua quyền xuất khẩu để giảm bớt rủi ro cho xí nghiệp đó, thúc đẩy chuyển vốn nhanh.
+ Bảo đảm bảo uy tín đồng vốn và bảo đảm tín dụng rủi ro cho các xí nghiệp sản xuất nhập khẩu trong nước và xí nghiệp hợp tác kinh tế đối ngoại,