Chất Lượng, Chủng Loại, Mẫu Ms Hàng Hoá

121


cho các ngành công nghiệp, năng lượng. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang Liên bang Nga những hàng hoá mà Việt Nam có khả năng sản xuất và xuất khẩu có hiệu quả.

* Khôi phục và phát triển thị trường Liên bang Nga đS góp phần tác

động tích cực đến phát triển cơ sở vật chất và năng lực của một số ngành công, nông nghiệp.

Phát triển xuất khẩu đối với các mặt hàng nông nghiệp như cà phê, chè, cao su, tiêu, điều, hoa quả tươi khô…cũng như hàng thủ công mỹ nghệ; hàng công nghệ phẩm như dệt may, giày dép, đồ chơi,… đ; tạo sức ép đổi mới không ngừng về chất lượng, số lượng, mẫu m; sản phẩm, đồng thời đẩy nhanh tốc độ đổi mới thiết bị, công nghệ, công tác quản lý, tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu khá sôi động trong những ngành nghề đó cũng đ; góp phần không nhỏ vào giải quyết công ăn việc làm, tạo cơ hội nâng cao kỹ năng và năng lực làm việc cho người lao động.

Cũng chính nhờ đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp, chế biến, gia công, mà tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta ngày một nhanh hơn, tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ.

Việc tham gia vào kinh doanh ở thị trường ngoài nước, đặc biệt ở những thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần từ nhiều quốc gia trên thế giới như Liên bang Nga đ; giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao trình độ và hiểu biết, học hỏi và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu để tiếp tục phát triển thương mại quốc tế.

Đạt được những thành tựu trên đây trong hoạt động thương mại giữa hai nước, một mặt do chính phủ giữa hai bên đ; tạo khuôn khổ pháp lý trong bối cảnh và tình hình mới cùng những hỗ trợ, khuyến khích khác cho các doanh nghiệp hai nước, mặt khác do sự cố gắng của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đ; có những chuyển biến tích cực, lấy thị trường làm mục tiêu cho hoạt động của mình.

122


2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Quy mô và kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước còn thấp

Quy mô xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Liên bang Nga còn quá nhỏ bé so với khả năng và nhu cầu của cả hai nước. Sau năm 1991, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga - nước có quan hệ thương mại lớn nhất với Việt Nam thời kỳ trước đây, đ; thay đổi một cách căn bản cả về quy mô, tính chất và hình thức. Những thay đổi đột ngột đó đ; khiến cho quan hệ thương mại giữa hai nước bị giảm sút nghiêm trọng, kim ngạch thương mại hai chiều giảm mạnh.

Mặc dù kim ngạch ngoại thương của Việt Nam và Liên bang Nga đều tăng lên hàng năm, đồng thời kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước cũng có xu hướng tăng dần, nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của mỗi quốc gia còn rất thấp và ít thay đổi theo xu hướng tăng lên.

Từ năm 1992 đến nay, cả hai nước đ; có nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển quan hệ thương mại song phương, kết quả là quan hệ thương mại giữa hai nước dần được củng cố, mở rộng và phát triển, buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga đ; dần dần được khôi phục, tuy nhiên ở mức

độ còn rất hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế cả hai nước.

* Chưa có sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu xuất nhập khẩu

Trong quan hệ ngoại thương giữa hai nước, Việt Nam vẫn luôn luôn là nước nhập siêu và trong những năm gần đây mức nhập siêu ngày càng tăng, Liên bang Nga luôn là nước xuất siêu. Mặc dù khối lượng và kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá có tăng lên, nhưng tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu luôn biến động. Tỷ trọng nhập khẩu hàng hoá từ Liên bang Nga của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu còn chênh lệch ở mức khá cao so với tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

123


Trong cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam cũng đ; có sự thay

đổi theo hướng tích cực, nhưng số lượng và quy mô còn rất nhỏ. Việt Nam cũng đ; xuất khẩu sang Liên bang Nga một số mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao như máy tính và linh kiện, xe đạp, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng dệt may cao cấp… nhưng nhìn chung, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là hàng nông sản, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, hàng tiểu thủ công nghiệp, gia công chế biến. Về cơ bản, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở dạng thô, hàm lượng công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp, chất lượng chưa cao, bao bì mẫu m; chưa phù hợp và chưa thực sự hấp dẫn khách hàng.

* Hình thức xuất nhập khẩu còn giản đơn

Việc trao đổi buôn bán hàng hoá với Liên bang Nga phần nhiều do các tư thương, doanh nghiệp tư nhân của người Việt định cư tại Liên bang Nga thực hiện bằng con đường buôn bán nhỏ lẻ, thiếu tổ chức và liên kết với nhau theo một chiến lược hay định hướng kinh doanh nhất định, việc buôn bán còn mang nặng tính chất manh mún. Làm ăn vẫn mang nặng tính "phi vụ", "đánh nhanh, rút nhanh", thuận lợi thì làm, khó khăn thì bỏ, nên có ít bạn hàng ổn định, lâu dài. Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược và quyết tâm kinh doanh dài hơi tại thị trường Liên bang Nga.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với Liên bang Nga chưa gắn với các hình thức hợp tác kinh tế khác, đặc biệt là chưa gắn với đầu tư, liên doanh, liên kết và hỗ trợ phát triển chính thức. Vì vậy, các doanh nghiệp và hàng hoá của Việt Nam chưa có nhiều cơ hội để thâm nhập, đứng vững và chiếm lĩnh được thị trường này.

Những nguyên nhân chính của các hạn chế trên là do:

- Điều kiện buôn bán giữa hai nước đ; thay đổi một cách căn bản. Tính kém hiệu quả trong tính toán chuyển đổi cơ chế kinh doanh. Những năm đầu của thập niên 90 khi hai nước mới khôi phục lại quan hệ thương mại, phương thức thanh toán thay đổi, từ nhờ thu tiền ngay khi xuất trình giấy tờ thành mở

124


tín dụng thư (L/C) bằng đồng rúp chuyển nhượng, trong khi đồng rúp chuyển nhượng chỉ là một sự quy ước giữa các Nhà nước trong hệ thống x; hội chủ nghĩa trước đây và từ năm 1990 đ; được các công ty của Liên bang Nga tính toán không theo nguyên tắc nào.

Đến những năm gần đây, các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong thanh toán giữa hai nước chưa được giải quyết triệt để, còn thiếu vắng vai trò hỗ trợ khâu thanh toán và tín dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các

định chế trung gian tài chính cả hai bên.

- Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn thấp, mặt hàng xuất khẩu đơn điệu, chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga ít có sự thay đổi cả về chất lượng và hình thức mặc dù đ; trải qua thời gian tương đối dài từ khi hai nước thực hiện cải cách và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

Mặc dù nhu cầu của thị trường Liên bang Nga đ; thay đổi rất nhiều, cạnh tranh trên thị trường Liên bang Nga ngày càng trở nên gay gắt hơn bởi sự gia nhập của các hệ thống phân phối hiện đại cùng các nhà bán buôn bán lẻ nước ngoài với đa dạng hàng hóa dịch vụ được cung ứng, nhưng có vẻ như các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ, hay thiếu sự quan tâm đối với những thay đổi này để có những điều chỉnh, xây dựng chiến lược cụ thể về hàng hóa và phương thức kinh doanh để có thể thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đ; có một thời gian dài quen thuộc này.

Hàng hóa của Việt Nam vẫn chưa có được sự cải tiến cả về số lượng mặt hàng và chất lượng sản phẩm đủ để đáp ứng nhu cầu và tham gia vào cạnh tranh trên thị trường Liên bang Nga. Người Nga chưa có khái niệm về "thương hiệu hàng hoá Việt Nam" và hàng hoá Việt Nam ở thị trường Liên bang Nga vẫn đồng nghĩa với hàng hoá chất lượng thấp.

Bên cạnh đó, chi phí vận tải cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam cao hơn đáng kể so với hàng hoá của Trung Quốc và các quốc gia Đông Bắc ¸

125


khác, đ; làm cho hàng hoá Việt Nam bị giảm tính cạnh tranh. Vị trí địa lý xa xôi giữa hai nước cùng với phương thức vận tải chưa hữu hiệu, nên khó đáp ứng được nhu cầu vận chuyển những hàng hoá mang tính thời vụ cao. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường Liên bang Nga.

Đối với hàng nông sản tươi sống như rau, quả, thủy sản xuất khẩu (những hàng hóa Việt Nam có khả năng và tiềm năng xuất khẩu sang Liên bang Nga) vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật thương mại của Liên bang Nga (như dư lượng các chất bảo quản hay chất bảo vệ thực vật, quy

định kỹ thuật về quy trình đóng gói, bảo quản sau thu hoạch, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm…)

- Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm thương trường, năng lực kinh doanh, khả năng thâm nhập thị trường và các kênh phân phối của nước sở tại còn yếu. Đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước còn ngại khó, sợ rủi ro nên đ; không bám sát thị trường, bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh tốt. Các doanh nghiệp làm ăn còn tuỳ tiện với phong cách chưa phù hợp với tập quán kinh doanh tại Liên bang Nga.

- Môi trường kinh doanh tại Liên bang Nga vẫn còn thiếu tính ổn định và có nhiều khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

Liên bang Nga chuyển sang nền kinh tế thị trường với xuất phát điểm là một nền kinh tế chứa đựng khủng hoảng kinh tế - x; hội sâu sắc, sản xuất suy thoái, lạm phát cao triền miên, đồng rúp liên tục bị mất giá, các doanh nghiệp của Nga đều rất khó khăn về tài chính,… Trong bối cảnh đó, môi trường kinh doanh ở Liên bang Nga và việc thanh toán cực kỳ khó khăn, đối tác thiếu độ tin cậy, cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước và đầy rẫy những rủi ro khác. Tình trạng này dẫn đến những khó khăn tất yếu trong quan hệ thương mại giữa các đối tác của Việt Nam và Liên bang Nga.

Do những khó khăn bộn bề trong nước, mối quan tâm lớn của chính phủ Liên bang Nga là các vấn đề kinh tế - x; hội, an ninh quốc gia và các quan hệ

126


mang tính chiến lược. Liên bang Nga chủ trương tập trung phát triển quan hệ với các nước phương Tây. Quan hệ thương mại với các nước Châu ¸ nói chung, các nước Đông Nam ¸ nói riêng (trong đó có Việt Nam) nhìn chung không được quan tâm. Nên những vướng mắc, cản trở trong hoạt động thương mại song phương không được giải quyết thoả đáng và kịp thời, làm hạn chế việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua.

Tuy thị trường Liên bang Nga tương đối tự do, nhưng còn nhiều rào cản thương mại như:

- Thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cao, đặc biệt là thuế đánh vào hàng tiêu dùng trung bình từ 20 - 30% trị giá kèm theo mức thuế tối thiểu áp dụng cho một số mặt hàng;

- Các quy định của luật pháp Liên bang Nga đối với hàng hoá nhập khẩu rất chặt chẽ, chẳng hạn như hàng hoá nhập khẩu vào Liên bang Nga cần có “chứng nhận chất lượng hàng hoá và dịch vụ”, hoặc “giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Liên bang Nga” và các quy định của luật bảo vệ người tiêu dùng..v..v…;

- Các quy định về quản lý tài chính tín dụng của Liên bang Nga còn rất phức tạp.

Nhiều h;ng kinh doanh lớn của nước ngoài đ; xây dựng được mạng lưới cung cấp và tiêu thụ hàng hoá với chất lượng cao, sức cạnh tranh lớn ở Liên bang Nga, làm cho khả năng “chen chân” của hàng Việt Nam vào các kênh phân phối sở tại bị hạn chế. Nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký với Việt Nam

đ; nhanh chân hơn trong thâm nhập thị trường Liên bang Nga như Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, … và đặc biệt là Trung Quốc.

- Bên cạnh sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, trong quan hệ thương mại của Trung Quốc và Việt Nam với Liên bang Nga, có thể nhận rõ một số khác biệt về chính sách, phương thức và một số nhân tố cơ bản khác giữa Việt Nam và Trung Quốc, như sau:

127



Trung Quốc

Việt Nam

1. Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu

- Hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu: Các doanh nghiệp này khi có hợp đồng xuất khẩu có thể nhận tín dụng của Nhà nước một cách dễ dàng hơn

- Chính sách thuế: Nhà nước không

đánh thuế xuất khẩu ồ ạt. Thuế VAT (17%) sẽ được hoàn lại cho doanh nghiệp 6 tháng sau khi hàng

được xuất khẩu

- Hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao, được xuất khẩu sang Liên bang Nga bằng nhiều hình thức.

- Mọi doanh nghiệp đều chấp nhận "luật chơi" của thị trường, chịu thua lỗ hoặc tổn thất lớn vẫn không nản, kiên trì bám thị trường, "thua keo này bày keo khác"


2. Điều kiện vận tải

- Có chung biên giới với Liên bang Nga

- Có thể vận chuyển hàng xuất khẩu bằng nhiều phương tiện khác nhau: container, bằng ôtô (sang các vùng ranh giới hai nước), bằng tàu hoả và máy bay vận tải.

- Chi phí cước bình quân thấp hơn so

với cước phí vận chuyển từ Việt Nam.


- Doanh nghiệp Việt Nam tuy có thể vay vốn tín dụng cho sản xuất hàng xuất khẩu nhưng thủ tục chưa thật đơn giản, điều kiện thế chấp ngặt nghèo.

- Nhà nước không đánh thuế xuất khẩu,

đ; áp dụng hoàn thuế xuất khẩu.


- Nhiều hàng hoá có sức cạnh tranh thấp hơn hàng hoá của Trung Quốc.


- Các doanh nghiệp khi có dấu hiệu thua lỗ thường nản chí. Rất nhiều người Việt Nam ở Liên bang Nga đang kinh doanh hàng Việt Nam nay chuyển sang kinh doanh hàng hoá của Trung Quốc và của nhiều nước khác.


- Xa Liên bang Nga

- Vận tải bằng container là chính, cước phí chuyển tải qua các cảng ở châu Âu rất cao.


- Cước phí vận chuyển bình quân cao hơn so với của Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên Bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 16

128


3. Chất lượng, chủng loại, mẫu mS hàng hoá

Luôn được quan tâm, nghiên cứu, cải tiến, thay đổi linh hoạt, kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mẫu m;, bao bì đẹp, hấp dẫn và tạo niềm tin

đối với khách hàng

4. Thanh toán

Phương thức hàng nhập khẩu chỉ cần

đặt cọc 15-20% giá trị lô hàng. Số còn lại 75-80% được phép trả chậm khi hàng đến điểm giao (người xuất khẩu giữ toàn bộ vận đơn bản gốc, và chỉ giao B/L cho người nhập khẩu khi nhận

đủ tiền thanh toán với hai đặc điểm:

- Bảo đảm an toàn thanh toán (trường hợp người mua bỏ lô hàng, người bán vẫn có thể bán hạ giá 15 - 20% mà vẫn không bị lỗ vì đ; có tiền đặt cọc bù lại.

- Nhà nhập khẩu được tạo điều kiện thuận lợi về vốn, không phải ký quỹ thế chấp để mở L/C.

Chất lượng không ổn định, thường ở mức thấp.

Chậm cải tiến bao bì, mẫu m;. Bao bì kém hấp dẫn, thường không có etiket tiếng Nga giới thiệu chất lượng hàng hoá và hướng dẫn cách sử dụng.


Phương thức L/C at sight (thanh toán bằng tín dụng thư xuất trình chứng từ thanh toán ngay) do ngân hàng loại 1 xác nhận với hai đặc điểm:


- Bảo đảm chắc chắn thu được tiền cho người xuất khẩu, nhất là trong

điều kiện khủng hoảng tài chính- ngân hàng và tình hình lộn xộn, không ổn định ở Liên bang Nga.

- Gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu,

đặc biệt là thế chấp để mở L/C ở Nga có khi đến cả 100% trị giá hợp đồng.


Những khác biệt trên giữa Việt Nam và đối thủ cạnh tranh với nhiều hàng hóa tương đồng trên thị trường Liên bang Nga, cũng chính là những nguyên nhân đ; gây cản trở và khó khăn cho đối tác yếu về năng lực kinh doanh quốc tế và còn nhỏ bé về tiềm lực như Việt Nam trong phát triển quan hệ thương mại với Liên bang Nga.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí