Hinh | Khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm | ||||
5 | Hồ chứa nước Mỹ Lâm | Thuộc các xã Hòa Thịnh và Hòa Mỹ Tây, Huyện Tây Hòa | Diện tích mặt nước 10ha Có thảm thực vật bao quanh Khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm | Chưa khai thác du lịch | Cao |
6 | Biển Hồ | Xã Hòa Xuân Nam, Huyện Đông Hòa | Diện tích mặt nước 66ha Có đảo trên hồ Có thảm thực vật bao quanh Khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm | Chưa khai thác du lịch | Cao |
7 | Hồ trung tâm thị trấn Hai Riêng | Thị trấn Hai Riêng, Huyện Sông Hinh | Diện tích mặt nước 17ha Có thảm thực vật phong phú bao quanh hồ Có các bản làng của người dân tộc thiểu số sinh sống Khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm | Chưa khai thác du lịch | Trung bình |
8 | Hồ chứa nước Đồng Tròn | Xã An Nghiệp, Huyện Tuy An | Diện tích mặt nước 165ha Có thảm thực vật phong phú bao quanh hồ Có các bãi tắm ven hồ Khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm | Chưa khai thác du lịch | Trung bình |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 22
- Tài Nguyên Du Lịch Bãi Biển
- Tài Nguyên Du Lịch Đầm/vịnh
- Di Tích - Danh Thắng Cấp Quốc Gia
- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 27
- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 28
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
(Kết quả khảo sát, 2017)
Phụ lục 1.8. Tài nguyên du lịch làng nghề
Làng nghề | Phân bố | Đặc điểm | Hiện trạng | Tiềm năng | |
1 | Bánh tráng Hòa Đa | Xã An Mỹ, Huyện Tuy An | Sản phẩm chính: bánh tráng Tỉ lệ hộ dân tham gia: 60% | Đang khai thác du lịch | Rất cao |
2 | Làng nước mắm Gành Đỏ | Xã Xuân Thọ 2, Thị xã Sông Cầu | Trên đoạn đường chỉ 3km có đến 15 cơ sở sản xuất nước mắm với các thương hiệu nổi tiếng: “Ông già”, “Bà Mười”… | Đang khai thác du lịch | Rất cao |
3 | Gốm sứ mỹ nghệ Quảng Đức | Xã An Thạch, Huyện Tuy An | Sản phẩm chính: các sản phẩm từ đất nung như bình, lọ hoa… Tỉ lệ hộ dân tham gia: 20% | Chưa khai thác du lịch | Cao |
4 | Gốm Phụng Nguyên | Xã Hòa Trị, Huyện Phú Hòa | Làng gốm lâu đời nhất ở Phú Yên Sản phẩm chính: chum, vại, chậu kiểng, nồi đất Tỉ lệ hộ dân tham gia: 20% | Chưa khai thác du lịch | Cao |
5 | Dệt thổ cẩm | Xã Suối Trai, Huyện Sơn Hòa | Sản phẩm chính: áo, váy, khố, khăn, túi xách, chăn, mền… Tỉ lệ hộ dân tham gia: 20% | Chưa khai thác du lịch | Cao |
6 | Dệt chiếu cói | Xã An Cư, | Sản phẩm chính: chiếu, túi, giỏ, mũ… | Chưa khai thác | Cao |
An Cư | Huyện Tuy An | Số hộ dân tham gia: 300 | du lịch | ||
7 | Đan lát Vinh Ba | Xã Hòa Đồng, Huyện Tây Hòa | Sản phẩm chính: lọ hoa, giỏ hoa, giỏ trái cây, giỏ xách thúng, nia, sàn… Số hộ dân tham gia: 295 | Chưa khai thác du lịch | Cao |
8 | Đan bóng Mò O | Xã Xuân Cảnh, Thị xã Sông Cầu | Sản phẩm chính: đan bóng bắt cá bằng cây mò o Số hộ dân tham gia: 125 | Chưa khai thác du lịch | Cao |
9 | Trồng rau, hoa Bình Ngọc | Xã Bình Ngọc, Thành phố Tuy Hòa | Sản phẩm chính: các loại rau, hoa cung cấp nhu cầu hàng ngày Tỷ lệ hộ dân tham gia: 50% | Đang khai thác du lịch | Cao |
10 | Trồng hoa, cây cảnh Bình Kiến | Xã Bình Kiến, Thành phố Tuy Hòa | Sản phẩm chính: các loại hoa, cây cảnh cung cấp lễ, tết (mai, quất, cúc…) Tỷ lệ hộ dân tham gia: 50% | Đang khai thác du lịch | Cao |
(Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2017)
Phụ lục 1.9. Tài nguyên du lịch lễ hội
Lễ hội | Địa điểm | Thời gian | Hoạt động | Tiềm năng | |
1 | Hội đêm thơ Nguyên tiêu trên núi Nhạn | Sân tháp Nhạn, Phường 1, Thành phố Tuy Hòa | Đêm rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm | Đêm thơ với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí thu hút rất đông văn nghệ sĩ và du khách | Rất cao |
Lễ hội đầm Ô Loan | Xã An Cư, Huyện Tuy An | Mùng 7 tháng Giêng âm lịch | Đua thuyền rồng, sõng chài, sõng lưới, lắc thúng chai; diễn múa siêu, múa lân, hò bá trạo… | Rất cao | |
3 | Lễ hội Đền thờ Lương Văn Chánh | Đền Lương Văn Chánh, Xã Hòa Trị, Huyện Phú Hòa | Ngày 6 tháng 2 âm lịch | Hàng năm vào ngày giỗ ông, nhân dân tổ chức dâng hương với nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ truyền thống và các trò chơi nhân gian | Cao |
4 | Lễ hội Đền thờ Lê Thành Phương | Đền Lê Thành Phương, Xã An Hiệp, Huyện Tuy An | Ngày 28 tháng Giêng âm lịch | Hàng năm vào ngày giỗ ông, nhân dân tổ chức dâng hương với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống và các trò chơi nhân gian | Cao |
5 | Lễ dâng hương Đập Đồng Cam | Xã Hòa Hội, Huyện Phú Hòa | Mùng 8 tháng Giêng âm lịch | Dâng hương tưởng niệm những người đã hi sinh cho công trình thủy nông từ năm 1924-1932, tưới 31.000 ha ruộng lúa | Cao |
6 | Lễ hội chùa Đá trắng | Xã An Dân, Huyện Tuy An | Mùng 10 tháng Giêng âm lịch | Tăng ni phật tử và du khách gần xa về viếng chùa | Cao |
7 | Hội đánh bài chòi | Các vùng nông thôn Tuy An, Tuy Hòa | Tháng Giêng âm lịch | Hình thức diễn xướng dân gian, hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian | Cao |
Hội đua ngựa Gò Thì Thùng | Gò Thì Thùng, Xã An Xuân, Huyện Tuy An | Mùng 9 tháng Giêng âm lịch | Mở đầu là màn diễu hành của “kị sĩ” rồi đến đua ngựa; chơi: đánh bài chòi, kéo co, đẩy gậy… | Cao | |
9 | Hội chùa Ông | Phường 1, Thành phố Tuy Hòa | Ngày 13 tháng Giêng âm lịch | Cộng đồng người Hoa sinh sống ở đây tổ chức viếng chùa vào dịp Tết Nguyên Đán | Trung bình |
10 | Lễ hội Cầu ngư | Đình làng và Lăng Ông tại các vùng ven biển | Từ tháng Giêng đến tháng 6 âm lịch | Phần lễ tiến hành trang nghiêm với nghi thức: múa siêu, nghinh thần, rước sắc, đọc văn tế…; phần hội là hình thức diễn xướng trò chơi nhân gian: hò bá trạo, hát bộ, đua thuyền, lắc thúng chai… | Trung bình |
11 | Lễ hội đua thuyền sông Đà Rằng | Sông Chùa, Đường Bạch Đằng, Thành phố Tuy Hòa | Mùng 7 tháng Giêng âm lịch | Đua thuyền rồng, lắc thúng chai; diễn múa siêu, múa lân… | Trung bình |
12 | Hội đua thuyền trên sông Ngân Sơn | Thị trấn Chí Thạnh, Huyện Tuy An | Mùng 1 tháng Giêng âm lịch | Hội đua thuyền rộn rã cả sông Ngân Sơn trong tiếng trống hội vang từng hồi dài cổ vũ các đội thi | Trung bình |
13 | Lễ hội sông nước Tam Giang | Thị xã Sông Cầu | Mùng 5, 6 tháng Giêng âm lịch | Đua thuyền, kéo co dưới nước, thả hoa đăng, hát tuồng… | Trung bình |
Lễ hội sông nước Đà Nông | Cầu Đà Nông, Xã Hòa Hiệp Nam, Huyện Đông Hòa | Mùng 8 tháng Giêng âm lịch | Đua thuyền rồng, lắc thúng chai, bơi…; trình diễn hoạt động văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật… | Trung bình | |
15 | Lễ hội Cầu an | Các làng nông thôn vùng đồng bằng | Tháng 3 đến tháng 8 âm lịch | Mỗi đợt tổ chức kéo dài 5 ngày; là nghi lễ cầu xin hồn ma của người chết cho dựng nhà mồ mới | Trung bình |
16 | Lễ hội đâm trâu của dân tộc Bana, ÊĐê | Huyện Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân | Tháng 2 đến tháng 6 âm lịch | Sau phần lễ cúng Giàng là phần hội với màn diễn xướng cồng chiêng và hát múa dân gian | Trung bình |
17 | Hội mừng sức khỏe của dân tộc Chăm, Bana, ÊĐê | Huyện Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân | Tháng 3 đến tháng 5 âm lịch | Hội tiến hành trong 2 ngày 2 đêm cầu mong sức khỏe, nghi thức long trọng và ăn uống linh đình | Trung bình |
18 | Lễ hội mừng cơm mới của người Bana | Huyện Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân | Tháng 3 đến tháng 5 âm lịch | Khi thu hoạch xong mùa màng, cho lúa vào kho, cả làng/gia đình tổ chức lễ từ 1-3 ngày | Trung bình |
19 | Lễ hội bỏ mả | Huyện Sông Hinh | Tháng 3 đến tháng 8 âm lịch | Cùng với nghi lễ là phần hội như ca hát, nhảy múa, đánh cồng chiêng, kể khan Gắn với lễ bỏ mả là ngày làm xong nhà mồ | Trung bình |
(Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2017)
Phụ lục 1.10. Tài nguyên du lịch ẩm thực
Ẩm thực | Cách chế biến và thưởng thức | |
1 | Sò mồng đầm Cù Mông | To bằng con nghêu, có dạng như con sò huyết, vỏ nhẵn, mỏng, màu nâu hồng; phần thịt vo tròn, có màu trắng hồng, dai chắc, có vị thơm ngon ngọt, không chứa chất bẩn như ốc, sò điệp, vẹm…. Sau khi được ngư dân lặn bắt dưới mặt đầm, sò được ngâm trong nước mặn vài giờ để cho các chất nhầy, rong bùn “nhả” ra hết rồi chế biến thành món. Có nhiều cách chế biến sò mồng như: nướng, phi hành, hấp sả...; nhưng ngon và nhanh nhất là món sò hấp sả, kiểu này có thể ăn được số nhiều. Hấp sả bằng cách bỏ sò vào nồi với ít gia vị và sả giã dập, không chế nước, đậy nắp rồi bắc lên bếp cho nồi sò sôi chừng 5 phút là tất cả sò đều chín, ra nước thấm đều. Có thể cho sò ra tô ăn dần, có thể để nguyên trong nồi ăn cho nóng. Ăn sò mồng kèm với rau thơm, rau răm, xoài xanh băm nhỏ và bánh tráng; không nên bỏ qua phần nước sò trong veo nguyên chất, dùng muỗng húp nước ngon không thể tả, có thể lấy phần nước nấu cháo ăn mới thấy vị ngon béo ngọt mặn mà của nước cốt sò. |
2 | Ghẹ đầm Cù Mông | Con to, thịt chắc, vị ngọt thơm đặc trưng. Từ giống ghẹ tự nhiên trong mặt đầm, ngư dân khai thác kết hợp nuôi trồng để gia tăng sản lượng. Có nhiều cách chế biến ghẹ như: rang muối, rang me, nấu súp…; ngon nhất là hấp chín đỏ, thịt trắng phau chấm với dung dịch muối tiêu chanh. |
3 | Ốc nhảy Sông Cầu | Mùa ốc ngon nhất từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch; con to, thịt dày, giòn, béo ngậy, có thể nướng nhưng ngon nhất vẫn là hấp với củ sả và lá gừng. Sau khi đánh bắt, ngâm ốc trong nước cơm qua đêm để sạch cát, xếp củ xả, lá gừng bên dưới, xếp ốc bên trên, hấp vừa chín tới, thịt dai giòn ăn kèm mắm gừng hoặc chanh đường ớt tỏi sềnh sệch đậm đà thơm cay. |
4 | Gà nướng Sông Cầu | Gà ta, non tơ, lông và chân màu vàng; thịt nhiều, chắc mềm, ngọt và thơm. Có 2 cách chế biến gà là để nguyên con hoặc chặt ra từng phần sau đó ướp với hành, tiêu, ớt, tỏi, nước mắm cho thấm đều và nướng trên than hồng. Ăn kèm là 5 loại muối tùy sở thích, khẩu vị |
của thực khách: muối tiêu chanh, muối ớt chanh, muối ớt xanh giã, muối ớt đỏ sền sệt, muối ớt giã lá chanh, kèm dưa leo, cà chua xanh thái mỏng bắt mắt. | ||
5 | Sò huyết đầm Ô Loan | Con to, thịt hồng xen lẫn vàng gạch, dịch đỏ tươi, ăn ngon béo bổ, đặt biệt tốt cho người thiếu máu. Sò sau khi bắt, chà sạch vỏ, ngâm hết bùn; có thể ăn la cốt hay nướng trên lò than hoặc làm tiết canh. Ăn lúc nóng, dùng tay tách vỏ, lấy muỗng múc và chấm dung dịch muối tiêu chanh. |
6 | Hàu đầm Ô Loan | Mùa hàu ngon nhất từ tháng 3 đến tháng 4 âm lịch; chế biến nhiều món ngon như ăn sống với mù tạt, nướng chấm muối tiêu chanh, nhúng giấm, um chuối cây. Ngon nhất là hàu sữa nấu cháo, chọn hàu tươi, gạo đỏ nấu với các gia vị, thêm rau thơm và tiêu. |
7 | Sứa tươi | Có nhiều vào tháng 3 đến tháng 9 âm lịch; là món ăn tươi mát và lành tính, bổ dưỡng. Sứa có thể làm gỏi (trộn sứa với dừa tươi, mắm ớt tỏi, rau thơm, đậu phộng rang ăn kèm bánh tráng nướng) hoặc chế biến thành món lẩu (chuẩn bị nước dùng, nước chấm và rau ghém; cho sứa vào chén, bỏ lên ít rau ghém, chan nước dùng, chấm sứa với nước mắm ớt tỏi). |
8 | Cá ngừ đại dương | Còn gọi là cá bò gù, một món ăn ngon và bổ dưỡng của các nước Châu Á, đặc biệt Nhật Bản, Đài Loan. Có nhiều cách chế biến và thưởng thức đặc sản là: cá nhỏ 10-20kg nấu mẵn; cá lớn 30-40kg ăn sống cuốn cải bẹ xanh, các loại rau thơm, dưa leo, chuối chát, khế chua, cà chua xanh với gừng, lạc rang và chấm với dung dịch mù tạc, tương ớt, xì dầu; cá lớn 50-60kg đạt tiêu chuẩn trọng lượng xuất khẩu làm món shashimi (phi lê cá sống). Ngoài ra, có thể dùng lườn cá nướng muối ớt, lòng cá xào chua ngọt, mắt cá chưng cách thủy với thuốc bắc thơm ngon và bổ dưỡng. |
9 | Tôm tươi | Vùng biển Phú Yên có nhiều loại tôm: tôm hùm, tôm sỏi, tôm sú, tôm rằn, tôm thẻ, tôm bạc, tôm đất, tôm nuôi. Có thể chế biến tôm thành gỏi tôm, tôm rang muối, rang me, nướng mắm nhỉ, nướng muối ớt… ngon nhất là tôm hấp nước dừa; đổ nước dừa xâm xấp mặt con tôm, hấp vừa chín tới, thịt ngọt tươi chấm dung dịch muối tiêu chanh. |