Về Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng, Bảo Vệ Môi Trường Sinh Thái Làng Nghề.


nhân mở các lớp truyền nghề, dạy nghề cho lao động và được thu tiền của học viên trên nguyên tắc thỏa thuận. Tạo điều kiện cho các nghệ nhân tiếp cận những kiến thức tiên tiến để phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch một cách phù hợp trong xu thế hội nhập.

* Về khoa học công nghệ: Thực tế tình hình các làng nghề truyền thống hiện nay cho thấy khoa học công nghệ là nhân tố vô cùng quan trọng có tính đột phá nhằm phát triển các làng nghề theo hướng CNH, HĐH, nhằm nâng cao năng lực canh tranh trong hội nhập kinh tế thế giới. Việc hoàn thiện các chính sách khoa học công nghệ phải kết hợp được hài hòa giữa nghiên cứu và phát triển với ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, kết hợp giữa công nghệ hiện đại, tiên tiến với những công nghệ cổ truyền để đảm bảo tính độc đáo của sản phẩm làng nghề; đổi mới tư duy quản lý Nhà nước đối với hoạt động khoa học công nghệ nhằm chuyển từ vai trò người tham gia trực tiếp sang vai trò chỉ huy, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các hoạt động khoa học công nghệ, gắn kết hoạt động khoa học công nghệ với quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ.

Chính sách khoa học công nghệ cần tập trung, khuyến khích các doanh nghiệp dành nhiều nguồn lực hơn cho nghiên cứu và phát triển. Các chi phí này được hạch toán và chi phí gián tiếp, kể cả các thiết bị quan trọng có giá trị không quá lớn. Tiến hành rà soát, đánh giá lại công nghệ và sản phẩm truyền thống ở các làng nghề để có biện pháp bảo tồn và phát triển, tạo mẫu mã và sản phẩm mới. Đồng thời với việc hỗ trợ và nghiên cứu thị trường để dự toán phát triển công nghệ, phân tích thực trạng công nghệ doanh nghiệp hiện tại, tăng cường năng lực thẩm định dự án nhằm nâng cao chất lượng các dự án đầu tư đổi mới công nghệ của các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp ở các làng nghề. Các địa phương cũng cần tăng cường các chính sách đào tạo,


thu hút, sử dụng nhân tài nhằm thu hút nhiều các cán bộ khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học về làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp thông qua các ưu đãi về thu nhập, nhà ở...

3.2.1.4. Về cơ chế quản lý.

Hiện nay, hầu hết các làng nghề phát triển là tự phát, theo khả năng của từng làng nghề, chưa có quy hoạch, nếu có mới chỉ là do nhu cầu cục bộ của từng làng nghề. Cơ chế quản lý làng nghề cần quan tâm tới các vấn đề sau:

- Nhà nước sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo môi trường kinh doanh cho làng nghề. Ngoài luật và chính sách chung có liên quan đến phát triển làng nghề cần phải có chính sách riêng cho làng nghề. Chính phủ cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước cho một cơ quan chuyên trách theo dõi và quản lý nhằm giúp đỡ, hỗ trợ làng nghề phát triển. Cần có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các ngành từ trung ương đến địa phương, đảm bảo trên từng địa bàn đều có sự thống nhất chặt chẽ, có một đầu mối chỉ đạo, hướng dãn hoạt động của các làng nghề. Cần phải nâng cao vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cấp huyện và đặc biệt là cấp xã đối với hoạt động kinh tế và bảo vệ môi trường của các làng nghề.

- Nhà nước cần xây dựng một chiến lược toàn diện, tổng thể cho sự phát triển của các làng nghề truyền thống; cần ban hành các tiêu chí đánh giá làng nghề và cụm công nghiệp làng nghề; xây dựng cơ chế cho việc thành lập, phát triển làng nghề và quản lý cụm công nghiệp làng nghề.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

- Chính quyền các cấp với các cơ quan giúp việ là các sở, ban ngành của tỉnh, các phòng ban của huyện là cơ quan quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp làng nghề. Nhà nước chịu trách nhiệm về quy hoạch, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, ban hành, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định, hướng dẫn có tính pháp quy về xây dựng và phát triển cụm công nghiệp làng nghề.


Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội - 14

- Xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn dài hạn của cả nước và từng vùng kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trong đó nâng cao chất lượng công tác quy hoạch về phát triển nghề và làng nghề ở mỗi địa phương một cách bài bản, làm căn cứ tin cậy cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. Quy hoạch ngành nghề phải xuất phát từ lợi thế của ngành, từng vùng gắn với nhu cầu của thị trường, do đó nên điều chỉnh những chính sách mang tính khuyến khích mở rộng, phát triển ngành nghề, làng nghề ở nông thôn, chính sách tín dụng, chính sách thị trường, hợp tác quốc tế, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn.

- Cùng với quy hoạch, chính sách đất đai cũng là vấn đề rất quan trọng vì nó giải quyết nhu cầu bức xúc về mặt bằng sản xuất và vấn đề môi trường, giải pháp quan trọng cho vấn đề này là đẩy mạnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển cụm, điểm công nghiệp làng nghề.

- Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ thành lập và phát huy vai trò của các Hiệp hội làng nghề. Các Hiệp hội làng nghề là cầu nối giữa các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề với nhà nước, mặt khác đây còn là đơn vị xúc tiến thương mại chung cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh ở các làng nghề trên thị trường quốc tế, đây là kênh quan trọng trong việc truyền tải, thực thi các chính sách phát triển làng nghề. Nhà nước cần xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động của các hiệp hội ngành nghề từ việc cụ thể hóa quyền xác lập, thành lập, sát nhập, giải thể, quyền và nghĩa vụ pháp lý của hiệp hội cũng như thể chế hóa các mối quan hệ phối hợp giữa các hiệp hội làng nghề với các cơ quan chính quyền, thúc đẩy các hình thức liên kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thâm nhập, phát triển thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thông qua các hiệp hội tham gia xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách.


3.2.1.5. Về xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái làng nghề.

* Về cơ sở hạ tầng: Các chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng cần theo hướng: thống nhất cơ chế hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương, kết hợp với nguồn vốn, ngân sách các cấp, vốn huy động đóng góp của nhân dân, vốn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân khác, tạo điều kiện cho các làng nghề. Chính quyền cơ sở phát huy quyền chủ động trong việc huy động vốn, bố trí sắp xếp danh mục và phân bổ vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi phù hợp với quy định về phân cấp đầu tư và phân cấp quản lý ngân sách, khắc phục các hạn chế về các chính sách vừa cồng kềnh, nhiều thủ tục, khó thực hiện và thiếu chặt chẽ, quy định thống nhất hỗ trợ theo tỷ lệ % tính trên giá trị quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tăng cường vai trò giám sát của các đoàn thể và quần chúng nhân dân trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả vốn đầu tư, phát triển kinh tế xã hội ở các làng nghề.

Nhà nước cần ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế phục vụ tăng trưởng hiệu quả như hệ thống giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, hạ tầng thương mại v.v...ở các làng nghề, nhất là các làng nghề mũi nhọn có sản lượng lớn, tốc độ phát triển nhanh và các làng nghề gắn liền với các sản phẩm du lịch - văn hóa, gắn liền với các lễ hội truyền thống, di tích lịch sử văn hóa... đồng thời cũng khuyến khích, ưu đãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dưới nhiều hình thức.

* Về bảo vệ môi trường sinh thái: Bảo vệ môi trường làng nghề đang là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm đúng mức trong phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Chính sách bảo vệ môi trường làng nghề là một bộ phận cấu thành không thể tách rời phát triển bền vững, đa dạng các làng


nghề. Vì vậy Nhà nước cần có những giải pháp hoàn thiện chính sách về bảo vệ môi trường:

- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng cho vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cấn quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành, lĩnh vực hoạt động tại làng nghề. Đặc biệt xây dựng bộ mày quản lý môi trường cấp xã, phường, coi đây là nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường trong các làng nghề.

- Xây dựng và hoàn thiện chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đồng bộ, từng bước áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong sản xuất làng nghề, bước đầu áp dụng những quy định liên quan đến những vấn đề nghiêm trọng như cấm thải các chất độc hại xuống sông ngòi, cấm sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật không được phép... và nới lỏng các quy định khác để các làng nghề có thời gian thay đổi công nghệ thích hợp mà không đình trệ sản xuất.

- Nhà nước cần tăng cường nhân lực cho bảo vệ môi trường làng nghề, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cơ bản về môi trường cho cán bộ trong làng nghề, thông qua các trung tâm dạy nghề, các trường đào tạo chuyên ngành của nhà nước. Đi đôi với đào tạo là cấp kinh phí và trang thiết bị kèm theo để các bộ phận chuyên trách về môi trường ở nông thôn hoạt động đạt hiệu quả. Đồng thời phải có sự quan tâm thỏa đáng và chính sách đãi ngộ đối với người làm công tác môi trường chuyên trách trong làng nghề. Các cơ quan nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ cần từng bước nghiên cứu và đề xuất các công nghệ xử lý rác thải và các chất độc hại cụ thể thích hợp cho các loại sản xuất làng nghề, nhằm áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và vận dụng sáng tạo những điều kiện và khả năng cụ thể của làng nghề ở Việt Nam.

- Tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ môi trường; khuyến khích các làng nghề, cơ sở sản xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Quy hoạch các khu, cụm làng nghề; đưa các cơ sở sản xuất gây ô


nhiễm ra khỏi khu vực dân cư. Các cấp, các ngành ở địa phương và trung ương cần có những bộ phận chuyên trách để theo dõi, giám sát thực thi về môi trường cho làng nghề.

3.2.2. Nhóm các giải pháp về kết hợp phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch.

3.2.2.1. Giải pháp về quy hoạch, hình thành khu vực tập trung các làng nghề, xã nghề, vùng nghề gắn với du lịch.

Công tác quy hoạch. Từ thực tế, có thể thấy quy hoạch phát triển du lịch làng nghề cần được gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch giao thông, phát triển tiểu thủ công nghiệp, v.v... đồng thời có sự liên kết giữa các quy hoạch ấy trên từng tour du lịch. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch hệ thống các làng nghề phục vụ du lịch và đẩy mạnh đầu tư nhằm hoàn thiện đồng bộ để hình thành ở mỗi làng nghề là một điểm đến. Trong đó, ưu tiên cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho làng nghề gắn với chương trình văn hóa nông thôn mới, tập trung vào hệ thống công trình giao thông đi lại trong từng làng nghề... Quá trình đầu tư có tính đến sự phù hợp của hệ thống đối với cảnh quan tự nhiên của các làng nghề nhằm thu hút khách du lịch.

Trong các làng nghề, cần quy hoạch tổ chức lại các làng nghề truyền thống, chú trọng xây dựng các bảo tàng (hoặc phòng truyền thống) để du khách hiểu sâu giá trị văn hóa của làng nghề, gắn với quy hoạch khu dân cư, khu thương mại, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng làng nghề (đường sá, điện, nước, thông tin liên lạc, truy cập internet,...), nhất là thực hiện các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, v.v...

Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch phải trên cơ sở kế thừa và bảo tồn không gian làng nghề truyền thống. Trong làng nghề truyền thống cần lựa chọn, quy hoạch một số hộ gia đình thành khu vực tổ chức sản


xuất những mặt hàng thủ công nghiệp của làng theo phương thức hoàn toàn truyền thống ở quy mô nhỏ, mang tính chất trình diễn để du khách tham quan và có thể tự tay mình làm ra sản phẩm dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân.. Các hộ gia đình trong làng nghề được mở các phòng trưng bày nhỏ, trưng bày những sản phẩm độc đáo, có giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật và kinh tế cao. Bảo tồn khu làng nghề cổ là nơi lưu giữ các phong tục, tập quán, nếp sống truyền thống. Phát triển không gian làng nghề truyền thống nhằm đưa các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh ra khu công nghiệp để giải quyết vấn đề ô nhiễm, đồng thời xây dựng các khu vực hành chính, văn hóa, kinh tế, xã hội... hình thành các khu phố nghề bên cạnh làng nghề.

3.2.2.2. Giải pháp về xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với các làng nghề;

Hỗ trợ khuyến khích đầu tư để các làng nghề truyền thống hoặc các làng có nghề sản xuất sản phẩm độc đáo liên kết với sở du lịch hình thành điểm tham quan, Tour du lịch làng nghề truyền thống vừa thu hút du khách tìm hiểu văn hóa truyền thống Việt Nam, nghệ thuật tinh xảo trong chế tác hàng thủ công mỹ nghệ vừa là cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường vừa tăng thu nhập vừa bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Như thế vừa phát triển ngành du lịch vừa làm cho các sản phẩm thủ công truyền thống trở thành vật lưu niệm hàng hóa tạo được thị trường tiêu thụ nội địa mới cho các làng nghề.

Mô hình phát triển làng nghề thủ công truyền thống đang trở thành hướng đi mới trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam. Các làng nghề thường nằm trên trục đường giao thông, cả đường sông lẫn đường bộ, không


chỉ tạo điều kiện lưu thông hàng hóa mà tiện xây dựng tour, tuyến du lịch. Khi tham gia tour du lịch làng nghề, khách không chỉ được ngắm phong cảnh du lịch làng quê mà còn được thăm nơi sản xuất, thậm chí có thể tham gia vào một phần quá trình tạo ra sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề truyền thống. Bằng sự nhạy bén, thông qua hoạt động phục vụ du lịch, một số nghề thủ công truyền thống đã được phục hồi như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), Phù Lãng (Bắc Ninh). Thu nhập từ du lịch đã trở thành nguồn thu không nhỏ tại các làng nghề.

Có thể lấy ví dụ: Hà Nội trước mắt cần tập trung xây dựng các tour du lịch làng nghề, gồm: tour thăm làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ - thêu Thắng Lợi - sơn mài Hạ Thái; tour thăm làng nghề mây tre đan Phú Vinh - làng lụa Vạn Phúc; tour thăm làng lụa Vạn Phúc - điêu khắc tạc tượng Sơn Đồng; tour thăm làng nghề gốm sứ Bát Tràng - may da, dát vàng Kiêu Kỵ; đồng thời có thể kết nối các tour du lịch làng nghề với thăm viếng các đình, chùa, miếu mạo nổi tiếng trong vùng.

Khi xây dựng các Tour du lịch làng nghề cần lưu ý nên xuất phát từ Trung tâm Hà Nội và trọn gói trong ngày vì các làng nghề chưa đủ điều kiện sinh hoạt cho du khách quốc tế, do đó, ngoài ra có thể hình thành các tuyến sau:

- Hà Nội - làng lụa Vạn Phúc - làng mây tre đan Phú Vinh - chùa Trầm, chùa Trăm gian.

- Hà Nội - Chùa bối khê - nón làng Chuông - làng Canh hoạch làm lồng chim - đình Hoàng Xá - làng dệt màn Hòa Xá.

- Hà Nội - làng mộc Chàng Sơn - chùa Thầy, chùa Tây Phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/08/2022