Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang - 22


+ Mức độ chính xác khi nhắc lại bằng lời của mình những gì đối tượng giao tiếp đã nói.

+ Mức độ chính xác khi diễn đạt ý đồ của đối tượng giao tiếp khi họ trao đổi với mình.

+ Mức độ linh hoạt trong khi thu nhận thông tin từ phía đối tượng giao

tiếp.

+ Mức độ nhanh chóng nhận ra được ý định của đối tượng giao tiếp

trong câu chuyện của họ.

+ Mức độ thừa nhận từ phía đối tượng giao tiếp sự quan tâm của mình đối với bạn bè.

+ Mức độ tập trung theo dõi lời diễn đạt của đối tượng giao tiếp khi họ nói chuyện.

+ Mức độ nhanh chóng nhận ra sự lạc đề của đối tượng giao tiếp khi nghe họ trình bày.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

- Các chỉ số của KN4 :

+ Mức độ dễ dàng kiềm chế mình khi bị đối tượng giao tiếp trêu chọc, khích bác, nói xấu.

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang - 22

+ Mức độ bình tĩnh khi đối tượng giao tiếp có định kiến, chụp mũ cho

mình.


+ Mức độ thường xuyên giữ được bình tĩnh khi tranh cãi.

+ Mức độ thừa nhận của đối tượng giao tiếp về khả năng tự chủ cảm xúc

học sinh khi tranh luận.

+ Mức độ giữ được cân bằng cảm giác khi giao tiếp với số đông người xa

lạ.


+ Mức độ tự kiềm chế mình trong các tình huống giao tiếp phức tạp.

+ Mức độ thường xuyên giữ được bình tĩnh trong các tình huống giao

tiếp khác nhau.

+ Mức độ linh hoạt, sáng tạo trong khi chấn tĩnh bản thân.

- Các chỉ số của KN5 :

+ Mức độ nhanh chóng nhận ra sự thiếu tế nhị khi xen vào câu chuyện của đối tượng giao tiếp khi họ không yêu cầu.

+ Mức độ sẵn sàng chỉ bảo, chỉ dẫn cho đối tượng giao tiếp khi nhận thấy họ chưa biết nên làm gì và làm như thế nào?

+ Mức độ thành thạo trong việc an ủi những đối tượng giao tiếp khi họ có điều băn khoăn, lo lắng, buồn phiền.

+ Mức độ thành thạo khi ngăn cản đối tượng giao tiếp hay nói.

+ Mức độ thông minh, linh hoạt khi ngăn cản đối tượng giao tiếp hung hăng trong tranh luận.

+ Mức độ linh hoạt, nhẹ nhàng khi tác động vào đối tượng giao tiếp khi họ lúng túng, bối rối.


+ Mức độ nhẹ nhàng, thông minh động viên đối tượng giao tiếp để họ tiếp tục trình bày ý nghĩ của họ mà không bị xúc động chi phối.

+ Mức độ linh hoạt, thông minh dừng tranh luận với đối tượng giao tiếp.

- Các chỉ số của KN6 :

+ Mức độ hấp dẫn, sinh động, có sức thu hút đối tượng giao tiếp lắng nghe những gì mình trình bày.

+ Mức độ ngắn gọn, rõ ràng khi trình bày ý kiến, quan điểm của mình trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

+ Mức độ về tỏ thái độ không đồng tình với những lời lẽ dài dòng, không

rõ ý.


+ Mức độ sẵn sàng học cách trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, lôgic.

+ Mức độ sẵn sàng giúp đỡ đối tượng giao tiếp khi họ diễn đạt rời rạc,

thiếu lôgic vấn đề nào đó.

+ Mức độ phản bác sự dài dòng, không toát ý khi chính mình diễn đạt nội dung giao tiếp.

+ Mức độ chủ động rèn luyện nhằm nâng cao hơn khả năng diễn đạt của bản thân.

+ Mức độ thường xuyên diễn đạt ý nghĩ của mình ngắn gọn, dễ hiểu.

- Các chỉ số của KN7 :

+ Mức độ sẵn sàng tiếp nhận quan điểm, ý kiến đúng của đối tượng giao

tiếp.

+ Mức độ quan tâm đến những vấn đề mới mẻ mà đối tượng giao tiếp

đưa ra.

+ Mức độ linh hoạt khi cần nhường nhịn đối tượng giao tiếp trong tranh luận để giải quyết các vấn đề quan trọng khác.

+ Mức độ linh hoạt, nhanh nhẹn trong trường hợp thay đổi quan điểm, ý kiến của mình khi tranh luận.

+ Mức độ nhanh chóng nhận ra và khéo léo phản bác tính bảo thủ của đối tượng giao tiếp trong khi tiếp xúc với họ.

+ Mức độ kịp thời thay đổi quan điểmộch phù hợp trong các tình huống giao tiếp.

+ Mức độ khéo léo phản đối những đối tượng giao tiếp khi không để ý tới thái độ của người tiếp xúc.

+ Mức độ nhanh chóng, linh hoạt thay đổi quan điểm khi tình thế giao tiếp không thuận lợi.

- Các chỉ số của KN8 :

+ Mức độ linh hoạt khi dùng tình cảm để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của đối tượng giao tiếp.

+ Mức độ rõ ràng, cụ thể, có sức thuyết phục trong tranh luận.


+ Mức độ tự nhận thức cách thuyết phục đối tượng giao tiếp ở bản thân và tính chủ động trong việc rèn luyện để nâng cao hơn khả năng đó cho mình.

+ Mức độ quyết tâm thuyết phục đối tượng giao tiếp khi họ có ý kiến trái ngược với mình.

+ Mức độ dễ dàng thành công khi thuyết phục đối tượng giao tiếp.

+ Mức độ thừa nhận cao từ phía các đối tượng giao tiếp về khả năng thuyết phục của học sinh.

+ Mức độ thành công khi cần thuyết phục đối tượng giao tiếp bất kì.

+ Mức độ thành công khi thuyết phục những đối tượng giao tiếp thiếu tự tin để họ ủng hộ mình.

- Các chỉ số của KN9 :

+ Mức độ thành công khi duy trì nề nếp trong tập thể.

+ Mức độ mạnh dạn, chắc chắn khi khẳng định những điều mình tin tưởng.

+ Chỉ số về hiệu quả cao của công việc xây dựng bầu không khí tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể.

+ Mức độ chủ động khi đề xướng, tổ chức các hoạt động tập thể.

+ Mức độ tích cực, sôi nổi trong các tình huống giao tiếp.

+ Mức độ thông minh, linh hoạt khi hướng đối tượng giao tiếp giải quyết dứt điểm từng phần việc trong bàn bạc thảo luận.

+ Mức độ tự tin khi tiếp xúc.

+ Chỉ số về tham vọng giữ vai trò chủ chốt trong tập thể, đơn vị.

- Các chỉ số của KN10 :

+ Mức độ băn khoăn, áy náy khi làm phiền những người xung quanh.

+ Mức độ thường xuyên nắm bắt được thái độ đối xử của đối tượng giao

tiếp. lóc.


tiếp. phiền.


+ Mức độ sẵn sàng thông cảm, quan tâm đến những đứa trẻ đang khóc


+ Mức độ sẵn sàng chia sẻ nỗi đau với bạn bè và người thân.

+ Mức độ áy náy, băn khoăn khi làm cho người thân khó chịu.

+ Mức độ nhạy cảm với thái độ của đối tượng giao tiếp.

+ Mức độ nhanh chóng nhận ra trạng thái tâm lý của đối tượng giao


+ Mức độ sãn sàng chia sẻ với mọi người những nỗi đau và sự buồn


* Yêu cầu khi thực hiện trắc nghiệm.

- Đề nghị học sinh đọc kỹ các tình huống theo thứ tự lần lượt từ 1 đến 80

và khoanh tròn vào các câu trả lời phù hợp với thói quen giao tiếp của bản thân một cách chân thành, trung thực.


- Thời gian trắc nghiệm không quá 30 phút.

* Cách tính điểm và thang đánh giá.

- Cách tính điểm: Mỗi câu hỏi tình huống giao tiếp có 3 mức điểm: 2, 1,

0.

Điểm 2: Có năng lực tương ứng và thường xuyên biểu hiện trong quá

trình giao tiếp.

Điểm 1: Năng lực giao tiếp xuất hiện không thường xuyên hoặc đôi khi mới xuất hiện trong quá trình giao tiếp.

Điểm 0: Không có dấu hiệu của KN tương ứng (các dấu hiệu của KNGT không biểu hiện trong quá tình giao tiếp).

Như vậy, mỗi KNGT được biểu hiện qua 8 tình huống giao tiếp đặc thù, điểm số cao nhất của mỗi KN là 16 điểm, thấp nhất là 0 điểm.

- Thang đánh giá mỗi KNGT theo 5 mức sau:

+ Từ 1,88 - 2,0 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức rất cao

+ Từ 1,5 - 1,87 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức cao

+ Từ 1,0 - 1,49 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức trung bình

+ Từ 0,63 - 0,99 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức thấp

+ Từ 0 - 0,62 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức rất thấp

3. Phương pháp điều tra bằng ankét.

Chúng tôi xây dựng phiếu điều tra gồm một hệ thống câu hỏi và các tình huống khác nhau để tìm hiểu quan điểm và nhận thức của các thầy cô giáo, của học sinh về giao tiếp, KNGT về vai trò và ý nghĩa của nó. Đồng thời cũng tìm hiểu thực trạng phát triển KNGT của học sinh, những yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng, biện pháp phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.

Chúng tôi sử dụng một số công thức toán học sau để xử lý số liệu theo mục đích khảo sát, điều tra.

- Công thức tính phần trăm: 0 0

A.100

B

Trong đó: + A là số lượng khách thể trả lời

+ B là số lượng khách thể được nghiên cứu


- Công thức tính giá trị trung bình cộng:


1n

X xi

n

i i 1

Trong đó: + X là số trung bình cộng


+ n là số khách thể được nghiên cứu

+ ni là số điểm trung bình của mẫu

n

+ xi

i1

là tổng điểm đạt được của khách thể nghiên cứu

4. Phương pháp quan sát và trao đổi trò chuyện.

Quan sát, trao đổi trò chuyện là công việc được tiến hành thường xuyên trong quá trình nghiên cứu. Tiến trình quan sát, trao đổi, trò chuyện được tiến hành trong hoạt động giảng dạy, hoạt động giáo dục, các buổi vui chơi, sinh hoạt tập thể của học sinh, trong khu lưu trú của các em. Kết quả quan sát, trò chuyện được ghi lại thành biên bản, sau đó tổng hợp lại để phân tích về thực trạng phát triển KNGT của học sinh, về nhu cầu, mong muốn của các em...v.v.

5. Phương pháp xử lý tình huống có tính mô phỏng.

Giao tiếp luôn gắn với những tình huống cụ thể, với sự tương tác của các cá nhân, hay nhóm cá nhân với nhau. Việc đánh giá trình độ phát triển KNGT của học sinh không thể tách rời khỏi các hoạt động và hành động. Việc phát triển, rèn luyện KNGT cũng phải bằng hành động và thông qua hành động. Do đó, chúng tôi xây dựng một số tình huống có tính chất mô phỏng có chủ định để học sinh giải quyết. Dựa trên kết quả thu được để đánh giá biểu hiện trình độ phát triển KNGT của học sinh.

6. Phương pháp nghiên cứu một số chân dung giao tiếp

Chúng tôi lựa chọn 03 học sinh lớp 10, 11 thuộc các dân tộc khác nhau (H’Mông, Tày, Dao) và học lực khác nhau (Giỏi, Khá, TB) của trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang để phỏng vấn và nghiên cứu. Chúng tôi xây dựng và mô tả chân dung 03 học sinh trên qua việc tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm sinh lý, qua phỏng vấn và kết hợp với việc trao đổi, trò chuyện với học sinh, với giáo viên của các em.

7. Phương pháp khảo nghiệm sư phạm.

Xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất nhằm phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang thông qua phỏng vấn trực tiếp và bằng bảng hỏi.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2022